What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Chào bạn dibuisolo,
Rất cảm ơn bạn đã nhắc, chơi con này thì làm sao "...tha được con mèo", cho nên đành phải ...dibusolo thôi! Nghĩa là mỗi người solo 1 chiếc, em trước, anh sau, anh muốn "lên" thì phải ráng mà đạp, mới qua mặt được! Hi hi.
 
Re: Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật.

5/.Mùa lũ, rủ vợ đi chợ Gò.
5/1.Mùa lũ.

Sông Tiền và sông Hậu là 2 phụ lưu của giòng Mekong hùng vĩ. Sau khi rời khỏi vương quốc Campuchia, 2 con sông này xâm nhập vào Việt Nam, tỏa ra khắp vùng đồng bằng miền Tây, tạo nên một hệ thống kinh rạch chằng chịt mà các quốc gia khác trong khu vực không có được, bởi đó là một vùng bằng phẳng, hiền hòa, khiến hệ thống sông ngòi này trở thành các thủy lộ quan trọng góp phần vào việc phát triển nền kinh tế đất nước.
Vì là sông mẹ, nên mọi thay đổi trên giòng chảy của Mekong đều ảnh hưởng rất lớn đến khắp các tỉnh đồng bằng miền Tây Nam bộ này. Mà quan trọng nhất chính là tình hình lũ lụt hàng năm.
Mùa lũ, mỗi năm nhấn chìm ruộng đồng, đường sá, dĩ nhiên tác hại cũng không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, cùng với việc đổ nước vào ào ạt liền mấy tháng ấy, giòng Mekong cũng đã đưa vào hàng triệu tấn phù sa, làm màu mỡ thêm cho một lưu vực quan trọng nơi hạ nguồn này. Ngoài ra, lũ cũng còn là cơ hội để biết bao nhiêu tôm cá trưởng thành nơi thượng nguồn, xuôi giòng về với quê hương ta, là nguồn lợi quí giúp bà con nông dân khai thác, có một bộ phận không nhỏ dân nghèo nhờ lũ mà sống được cả năm.


attachment.php



attachment.php

Chài cá tại cống đập Trà Sư như là một chương trình định sẳn, hàng năm, khi mùa lũ đến, nơi đây như có “hội” mỗi ngày, nhiều nhiếp ảnh gia không ngại xa xôi, đổ đường về đây săn ảnh, tạo nên một nét đẹp văn hóa…ăn theo lũ rất đặc thù.


attachment.php

Cá mùa lũ ven bờ kinh Vĩnh Tế.

Cho nên, lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long, nói cho chính xác thì không thể gọi là thiên tai được. Chẳng như miền Trung nghiệt ngã, bão lũ mỗi năm là một tai ương, còn lụt miền Tây lại mang đến nhiều lợi ích, nhất là giờ đây, nhờ các biện pháp khắc phục bằng đê bao, bằng nâng cao đường sá, …mùa lũ đã không còn là mối họa hàng năm. Thậm chí những năm lũ kém, nhiều người dân sống ở thượng nguồn lại than thở là mất mùa.
Có thể nói, sự thiệt hại của lũ và những lợi ích của nó vẫn chưa xác định được hơn, thua. Đôi khi, lũ thấp lại làm cho những gia đình nghèo sống bám vào nguồn lợi thủy sản phải khó khăn hơn dự kiến!


attachment.php


Một chiếc chài con, đi rảo trong xóm, cậu thanh niên này đang kiếm cá cho bửa cơm chiều.

attachment.php

Dưới chân cầu Cồn Tiên, Châu Đốc, mùa lũ năm 2011.

Nhớ khi còn nhỏ, chúng tôi lại rất thích mùa nước này, không gọi đó là lụt mà gọi là mùa nước ngập. Xuồng ghe được bơi lên chợ, trường học “được” đóng cửa, bọn trẻ thích thú mò cua, bắt cá, bẻ trái bố(cây đay) làm đạn bắn “ống thụt” …rong chơi suôt mấy ngày nghĩ học, thật tuyệt vời! Tắm sông, lội ruộng bắt cá lia thia,... thời thơ dại ấy, với tôi, biết bao giờ trở lại! Nhưng hôm đó, tôi đã may mắn bắt gặp trên dòng kinh Vĩnh Tế, một lủ trẻ con đang hồn nhiên đùa giỡn cùng con lũ thượng nguồn.


attachment.php

Hình nảy này làm tôi nhớ thời thơ ấu, vào mùa nước ngập.

An Giang và Đồng Tháp là 2 tỉnh đầu nguồn, nên ảnh hưởng của lũ là rất lớn. Những năm lũ dâng cao bất thường, thành phố Long Xuyên ngập nước đến nổi xuồng bơi được cả vào khu phố chính, khu vực Đình Mỹ Long. Nhưng nhờ nâng cao các trục lộ chính tình trang đó đã bớt rất nhiều.Tuy vậy, vào những năm lũ lớn, chuyện ngập đường vẫn cứ xảy ra, vào những hôm triều cường lên phố.
Năm 2011, là năm gần nhất đã xãy ra điều này.

Mùa lũ đến với An Giang vào khoảng tháng 7 và chấm dứt khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm. Những năm lũ cao, nước tràn cả vào phố thị Long Xuyên. Ngày trước có khi còn phải đi xuồng vào chợ. Bây giờ, sau khi nâng cấp, những con đường nội ô đã vượt lũ nhiều nơi. Tuy nhiên, vẫn còn những năm lũ lớn bất thường, cả các con đường đã đôn cao, vẫn ngập chìm trong nước ít ngày vào những hôm triều cường về phố.


attachment.php
 
Last edited:
Re: Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật.

Ngập cả trên Q.lộ 91 (đường Trần Hưng Đạo, Tp Long Xuyên)...

attachment.php

Đường Trần Hưng Đạo, Q.lộ 91, trước nhà tôi tại Long xuyên.

attachment.php

Xe này đi Nam Vang mỗi ngày, tôi có thể đón ngay trạm xe bus gần nhà.

attachment.php

Phía trước bến xe Long xuyên, năm 2011 như một giòng sông cạn suốt nhiều ngày khi triều cường vượt đỉnh lũ!

attachment.php

Đầu đường xuống phà An hòa cũng cùng chung số phận, nhiều xe qua đường …chết máy tại đây.

attachment.php

Chợ trái cây cũng lé đé nước, khiến lủ trẻ con trong phố thích thú đùa chơi.

attachment.php

Nước lũ vào nhà mặt tiền đường Trần Hưng Đạo, Tp Long xuyên.

attachment.php

Đường đi Châu Đốc, đoạn sắp lên cầu Hoàng Diệu, năm 2011.
 
Re: Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật.

Hãy chờ rồi sẽ biết ngay thôi, cảm ơn cháu.
Doigiaymoi.

Hình Chú chụp rất đẹp.Cháu thường đi ngang qua đập Trà Sư và Tha La để về kênh T4.Rất thích nhìn những khi Đập xã Lủ vào mùa nước nổi.Chúc Chú Thím đi đường gặp nhiều điều tốt đẹp nhất.
 
Re: Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật.

Chào duonghai,
Cảm ơn cháu về lời chúc, nhất là được gặp điều tốt đẹp nhất là thích rồi.
Doigiaymoi.
 
Chào Độc hành,
Đáng lý khi về sẽ gọi cho Độc hành, nhưng thôi để post bài lên rồi sẽ...biết. Bí mật mà. Nói chơi vậy chớ cũng xin lỗi Độc hành nha, hãy chờ đọc, có lẽ nhiều thú vị lắm. Cảm ơn Độc hành tư vấn về visa.
Thân,
Doigiaymoi.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,024
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top