What's new

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.

Doigiaymoi, 31 ngày rong chơi miền đất Phật.


Phần mở đầu

Chào các bạn,
Hôm nay tôi lại tái ngộ mọi người trong topic mới : “Doigiaymoi, 30 ngày rong chơi miền đất Phật”.
Trước tiên, có một số điều tôi xin phép được bày tỏ trong phần mở đầu:

1/Topic này đáng lẽ phải nằm trong mục “Hồi ức những chuyến đi nước ngoài”, nhưng tôi xin phép được mở đầu từ “Hồi ức những chuyến đi trong nước” trước, để một số các bạn đọc quen thuộc, đã từng đọc qua “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm…” tiện theo dỏi, rồi sau đó sẽ chuyển sang “nước ngoài” cho đúng với “nguyên tắc” của phuot.vn. Hơn nửa, tôi sống tại Long Xuyên, thì mọi chuyến đi đều bắt đầu từ “trong nước”, dù là đi ra nước ngoài, đó cũng là điều hợp lý! Đây chỉ là suy nghĩ của Doigiaymoi, không biết BĐH trang nhà có đồng ý?

attachment.php


2/Như loạt bài “Daehan 100cc và cuộc rong chơi ngàn dặm của 2 kẻ thích lang thang” mà các bạn đã có dịp đọc trong mục “Hồi ức những chuyến đi trong nước”, tôi có nói “bóng gió” về việc ấp ủ một chuyến đi bụi bằng xe 2 bánh qua Myanmar… Đó là dự kiến, còn việc thực hiện thì …phải chờ thời cơ.

attachment.php

Một năm trước, khi rong chơi qua đất Phật Campuchia, Tp Kampong Cham.

3/Vào một ngày “đẹp trời” tháng 8, năm nay, 2013, tôi nhận được email của người bạn cũ hồi năm thứ nhất đại học :
“28/10 tôi sẽ đi qua Miến trong 3 tuần vi qua để lo lễ Dâng Y rồi sau đó sẽ dẫn mọi người đi thăm viếng những Phật tich . Đi một chuyến đi . Nếu tính được thì cho tôi hay đê tôi rủ thầy Dương nữa .
Cho ngay số phone vi hiện nay toi có thể gọi về VN chi có 2c cho ĐT bàn , 3c cho cell phone .”
Ô hô, thật là một “đề nghị khiếm nhả” đầy hấp dẫn! Nhưng đi Miến Điện chớ có phải đi Sài Gòn đâu, hể được rủ là OK ngay sao? Tôi bèn trả lời:
“ He he, bây giờ khó nói quá. Tính thì được nhưng sự đời thay đổi bất thường. Thôi thì nếu có "duyên", trò này sẽ hạnh ngộ 2 Thầy, Thầy chùa và Thầy dạy học!”

4/Bây giờ, hãy cho tôi dành một chút thì giờ để nói về người đã gửi “lời đề nghị khiếm nhả” kể trên. Là bạn cùng Khóa 1 CĐNN CT, nhưng anh chỉ học 1 năm thì nghĩ, vì trường lúc này không có ngành “Chăn nuôi thú y” mà anh thích khi còn học ở Nông lâm súc Bảo Lộc. Từ đó, anh ta “lặn” mất tiêu! Rồi, hơn 20 năm sau mới gặp lại, bấy giờ anh là Bác sĩ, đang dạy tại một Đại học Y bên xứ Hoa Kỳ.

attachment.php


Từ đó mỗi năm khi trở về Việt Nam, anh đều a lô thông báo. Tôi liền thu xếp ngay ngày hôm sau, lên nhà anh ở chợ Thị Nghè, bên hông sở thú. Gặp nhau, nói 3 điều, 4 chuyện, một đêm, để sáng sớm hôm kế tiếp, thức dậy nghe khỉ kêu, vượn hú( thảo cầm viên Sài gòn chỉ cách chưa đầy 200m đường chim bay) …ăn sáng chung rồi về! Thỉnh thoảng ở thêm 1 ngày, đi ra suối Cả, Long Thành thăm khu vườn của vợ chồng người em gái, cũng là bạn đồng môn(khóa 2). Cứ thế, hàng năm đều diễn ra y như vậy. Như một chương trình đã được set up và trở thành như 1 mặc định!
Ông bạn tôi, sau khi bôn ba xứ người, công thành danh toại, vậy mà vẫn nhất định ở vậy nuôi 2 con…chó cưng! Không thèm lập gia đình, lương bác sĩ “mênh mông” chỉ để đi chơi và làm từ thiện! Nhiều lần gửi quà cứu trợ lũ lụt miền biên giới, vì anh cũng từng là cựu học sinh Thủ Khoa Nghĩa, Châu Đốc.
Năm 2000, anh về Việt Nam mang gạo lên tặng cho đồng bào nghèo An Phú, An Giang.


attachment.php



attachment.php



Và từ lúc đó, hàng năm, anh dành 1 tháng nghĩ hè để qua Miến Điện tu Thiền.
Những tưởng, chỉ là một chọn lựa tạm thời hàng năm vào dịp nghĩ dưỡng, để thay đổi cái nhịp sống ồn ào của xã hội Hoa Kỳ nhiều máy móc, giống như các trí thức học giả phương Tây đang tìm đến xứ Thiền để khám phá thêm điều huyền nhiệm. Lúc đó, sau khi trút bỏ bộ đồ Jean, anh xuống tóc, khoát áo nâu, bưng bình bát, lang thang chân đất đi khất thực trên xứ sở Chùa Đá Vàng, với nhiều bạn bè khắp năm châu, hành thiền cùng các Sư Myanmar sở tại. Sau chừng 1 tháng lại quần Jean, áo pull, anh bay trở về Mỹ, tiếp tục công việc của một Gs đại học.
Ai dè, năm 2003, anh nghĩ hưu và xuống tóc đi tu! Dù đã biết trước, nhưng tôi cũng bất ngờ khi gặp lại anh bạn mình mĩm cười hiền hậu sau tấm áo nâu phong phanh mở cửa đón tôi vào nhà ở đường Nguyễn văn Phương, thị Nghè. Nhớ lại cái khó của tôi lúc đó là xưng hô, mới một năm trước còn mày mày, tao tao; bây giờ thì…thiệt khó quá, thôi thì gọi là Ông H. vậy. Anh thường tự xưng với tôi là “Sãi già” hoặc là “Sư không còn trẻ nửa”.
Năm 2005, Sãi già mua đất, lập Thiền viện tại vùng Kalaw, xứ Miến Điện xa xôi. Hàng năm đều về nhà ở Thị Nghè để thăm mẹ già và gia đình người em ruột đang sống tại đó. Dĩ nhiên, bạn bè hay tin Sãi già về, nếu thuận tiện thì ghé thăm hoặc gặp mặt thân mật. Lần gần nhất là tháng 4-2013.


attachment.php



attachment.php
 
Last edited:
Cảm ơn kinh nghiệm chú đã chia sẻ, nhờ vậy mà lúc ở poipet hay ở khu phố tàu bangkok cũng có nơi nương tựa. Giờ con cũng đang viết lại để các bạn có kinh nghiệm qua cửa khẩu bằng xe máy đây.
Chúc cô chú nhiều sức khỏe và đi nhiều nơi để lại cho bọn con kinh nghiệm nhé,:p
 
Chuyến đi thật thú vị , bao nhiêu là trải nghiệm phải không anh , một đời thật không phí với những chuyến như thế , và chuyến đi tiếp nối chuyến đi phải không ? Hâm mộ anh và chị nữa .
 
cháu rất mến đạo Phật.. các chuyến đi của cháu cũng thường ghé các ngôi chùa để lễ Phật.. nay đọc được topic này của Bác Doigiaymoi .. cháu thích lắm..
 
chú ơi, cái này con không biết nên hỏi để bổ sung kiến thức. Đúng là mình đọc thốt nốt hay thốt lốt vậy chú. Con cảm ơn

Mấy hôm rày,ngồi mơ màng tính chuyện thời gian cho Myanmar lần nữa thì đọc thấy bài của bác Doigiaymoi và câu hỏi của bạn này.Chút ít gì thì cũng dính líu người miền Tây,và lại có cái tật hễ có gì không rõ là hay " ghim " trong đầu từ hồi mới học đọc,học viết,một trong những thứ đó là cái cặp từ "thốt nốt" này đây.
Bài viết của bác Doigiaymoi em chưa đọc hết vì...rất dài...
Và cũng nhận thấy trong dân gian có nhiều từ sai bắt đầu bằng phát âm dẫn tới viết sai nhưng nhiều người cho đó là chuyện thường ngày,địa phuơng ngữ,giọng lâu ngày thành quen,mất đi từ gốc,do biến thiên thời cuộc dẫn đến viết sai luôn...
Với tôi, thì nó phải gọi là THỐT- NỐT?
Bởi vì,
1-Từ này không có nguồn gốc từ VN,mà do phát âm từ người Khmer nam bộ.
2-Đất miền nam từ Biên- hòa- Saigon trở xuôi vốn là đất của người Miên ta khai khẩn được.
3- Do phát âm vùng miền và người miền nam hay nói trại lâu ngày thành quen,vì vậy văn nói bao giờ cũng khác hơn văn viết ( người miền tây nam bộ hay cải biên như : đi về ( âm nam) thành đi dìa; cái biến thành cải như Cái Sơn,Cái Sắn,Cái Dầu thành Cải Sơn,Cải Sắn,Cải Dầu, Cải Răng...!
Vì vậy,thường lúc khai sinh mà người lập giấy khai sinh hay ghi nhầm rồi...chết tên vì lắm khi người khai ( thường là cha mẹ) lúc ấy không biết chữ ngay cả ký tên cũng không biết tên mình ký sao chỉ có thể gạch +
4-Căn cứ theo sách vở từ trước 1975( vì sách sau này có thể sai biệt) của những tác giả đáng tin cậy,xin mời tham khảo thêm:
http://www.cantholib.org.vn/Database/Content/1061.pdf

Với tôi,từ căn cứ từ lúc biết nó là từ Thnot của người Khmer thì tôi xác định xác định (rất lâu rồi chứ không phải mới đây) nó là Thốt-nốt!
Huyện Thốt nốt nó có nguyên do của nó như là Hàng Sanh,Gò Vấp,Bà Điểm hay Cây Mai cũng như danh ca Út Trà-ôn hoặc bà năm Sa-đéc vậy!

Một ít ý quèn,xin mọi người tham khảo và góp ý của cao nhân nếu còn chưa sáng tỏ.
Ps:( Sửa bổ sung ý)
 
Thốt nốt hay Thốt Lốt? (theo một thảo luận từ Wiki, xin trívh nguồn về đây để cùng tham khảo)

https://vi.wikipedia.org/wiki/Thảo_luận:Chi_Thốt_nốt

Đề nghị tác giả bài viết này xem xét lại danh từ Thốt Nốt. Là một người sinh ra và lớn lên ở Đồng Bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam, qua hơn 50 tuổi sống tôi biết có hai từ: -Thốt Nốt là địa danh chỉ huyện cực bắc của thành phố Cần Thơ. -Và Thốt Lốt là danh từ chỉ một loài cây như trong bài viết miêu tả, đặc điểm nổi bật của cây là chất nhựa trích từ buồng trái non có chứa đường với nồng độ cao và từ nhựa có thể cô đặc thành đường gọi là đường THỐT LỐT. ngoài ra không có loài cây nào mang tên Thốt Nốt.

Riêng các bà con người kh'mer tại Châu đốc mà tối biết cũng gọi đường Thốt Lốt chớ không gọi đường Thốt Nốt.

Đề nghị các học giả có quan tâm và xác định lại tên của loại cây rất hữu ích này tại ĐBSCL. 222.253.228.81

Kính thưa 222.253.228.81. Dù bác đã 50 tuổi và đã sinh ra và lớn lên ở Đồng Bằng sông Cửu Long, nhưng lý do bác nêu trên không thuyết phục lắm. Bác thử xem nhé:
Thứ nhất, tại Bách khoa toàn thư Việt Nam (made in Vietnam) định nghĩa: THỐT NỐT: (Borassus flabellifer), cây lấy đường lâu năm nhiệt đới, họ Cau (Arecaceae). Cây gỗ lớn, thân trụ thẳng đứng, cao đến 25 m, nhẵn. Lá mọc tập trung ở đầu thân, hình quạt, rộng 2 - 3 m, xẻ chân vịt, lá chét dài 0,6 - 1,20 m, hình dải, mép có gai nhỏ, cuống lá có gai. Cụm hoa lớn mang hoa đơn tính khác gốc. Mo có cuống, mở rộng. Hoa đực nhỏ, có 3 lá đài, 3 cánh rời xếp lợp, 6 nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa cái to, gốc có lá bắc, đài và tràng rời, bầu hình cầu, có 3 - 4 ô, 3 đầu nhị cong. Quả hạch, màu nâu thẫm, có 3 hạch, hạt thuôn chia 3 chuỳ ở đỉnh. Mọc nhiều ở Cămpuchia và Nam Việt Nam. Dịch ngọt của bông mo cung cấp đường, dùng lên men rượu. Quả thay ngà thực vật để làm khuy. Bẹ lá cho sợi. Ngày xưa các sư sãi dùng lá TN non làm giấy viết. Nguồn
Thứ hai: tên gọi nào thông dụng hơn: "thốt nốt" có 41.200 hit và "thốt lốt" có 489 hit
Vậy thì "thốt nốt" hay "thốt lốt" là đúng, tôi không bàn. Nhưng tên chính của bài phải là "thốt nốt". Nếu bác hay ai đó chứng minh "thốt lốt" là tên gọi chính xác thì tên chính của bài vẫn là "thốt nốt", còn "thốt lốt" sẽ được redirect đến "thốt nốt". Lưu Ly 07:46, ngày 16 tháng 3 năm 2007 (UTC)
Thêm tài liệu:

Thốt nốt từ tiếng Khmer: thnot hoặc tenốt mà ra. sau, người ta gọi trại ra là thốt lốt hay thốt nốt (trở thành tên quận trước 1975 và tồn tại cho đến ngày nay). Tôi tham khảo Tự vị tiếng Việt miền Nam của Vương Hồng Sển (1999, tr. 586) nên xin trình ra đây mấy dòng. Bùi Thụy Đào Nguyên (thảo luận) 23:27, ngày 10 tháng 7 năm 2010 (UTC)

Tuy biết rằng Wiki là một dạng từ điển mở, bất cứ ai cũng có thể hiệu đính bài viết trước nhưng bài viết có nhiều luận cứ khá chắc chắn có thể dùng để thao khảo!
 
Ngày mai cháu đi lại cung đường của chú từ Bankok - Mea Sot - Kawkareik - Mawlamying - Yangon. Cháu nghe nói là tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo lại, hy vọng đường xá ngon lành hơn lúc chú đi năm 2014.
 
Ngày mai cháu đi lại cung đường của chú từ Bankok - Mea Sot - Kawkareik - Mawlamying - Yangon. Cháu nghe nói là tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo lại, hy vọng đường xá ngon lành hơn lúc chú đi năm 2014.

Đúng là tuyến đường này đã được nâng cấp.
Myanmar giờ đã thay đổi và phát triển nhiều hơn về giao thông,đường sá,vì vậy các bạn sẽ trải nghiệm Myanmar dưới một góc cạnh,khái niệm cảm nhận cũng sẽ khác nhưng cũng sẽ không kém thú vị đâu.
 
Lâu lắm, rất rất lâu lắm mới trở lại thăm phuot.vn. Cũng là thăm lại những cung đường đã qua. Rất nhớ. Từ ấy đến giờ, đã đi quá nhiều, mấy lần trở lại Kalaw(Myanmar), rồi mấy lần xuyên Việt bằng xe Daehan 110cc, rồi xuyên ngang nước Mỹ bằng xe bus Greyhound, xe lữa Amtrak, qua Cuba, qua Australia...nhưng không trở lại phuot.vn, cũng buồn! Dẫu sao, đây cũng là nơi bắt đầu của những cung đường phiêu bạt mà 2 phượt lão giờ đã trên, dưới 70, ghi lại các kỹ niệm đáng nhớ và dễ thương! Dễ thương như các phượt thủ đã ngày đêm theo dõi bước chân "hoang đàng" của 2 kẻ thích lang thang này. Xin cảm ơn phuot.vn, cảm ơn tất cả các phượt thủ, lạ hay quen. Thân mến.

n20190419_091656 copy.jpg
 
Lâu lắm, rất rất lâu lắm mới trở lại thăm phuot.vn. Cũng là thăm lại những cung đường đã qua. Rất nhớ. Từ ấy đến giờ, đã đi quá nhiều, mấy lần trở lại Kalaw(Myanmar), rồi mấy lần xuyên Việt bằng xe Daehan 110cc, rồi xuyên ngang nước Mỹ bằng xe bus Greyhound, xe lữa Amtrak, qua Cuba, qua Australia...nhưng không trở lại phuot.vn, cũng buồn! Dẫu sao, đây cũng là nơi bắt đầu của những cung đường phiêu bạt mà 2 phượt lão giờ đã trên, dưới 70, ghi lại các kỹ niệm đáng nhớ và dễ thương! Dễ thương như các phượt thủ đã ngày đêm theo dõi bước chân "hoang đàng" của 2 kẻ thích lang thang này. Xin cảm ơn phuot.vn, cảm ơn tất cả các phượt thủ, lạ hay quen. Thân mến.

View attachment 180049

Có thể cho cháu hỏi vì sao 2 bác không trở lại phuot.vn không ạ?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,170,999
Members
192,331
Latest member
Nganquybaba
Back
Top