What's new

[Chia sẻ] Đồng Tháp Mười - cánh đồng phèn của đất phương Nam

Đồng Tháp Mười vùng đất trũng của đồng bằng Nam Bộ nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó phần lớn thuộc Long An . Đó là cánh đồng nước đầy phèn với năng, tràm, mắt mèo, ... là quê hương của muỗi, đĩa, cá và rắn...

Vùng đất này đã hấp dẫn tôi từ lúc còn nhỏ qua các câu chuyện lịch sử về Tháp Mười Tầng của Thiên Hộ Dương, truyện ký "07 ngày trên Đồng Tháp Mười" của Nguyễn Hiến Lê... nhưng mãi đến năm 1990 tôi mới đến được vùng này lần đầu (để mua xe đi phượt) và suốt 10 năm sau đó cứ có dịp là tôi lại khám phá vùng đất này mỗi lần một ít đến năm 2000 thì cơ bản đã hiểu rõ về vùng này.

Nhưng cứ nghe có đường mới là lại đi , năm 2008 nghe tuyến N2 cửa ngỏ phía Đông của Đồng Tháp Mười (Đức Hòa - Thạnh Hóa) hoàn thành và tuyến đường ĐCK79 từ cầu 79 đi Thị trấn Tân Hưng đã thông xe, tôi lại quyết định đi lại vùng này một lần nữa nhưng lần lữa mãi đến nay mới có dịp đi lại (đi mùa này không thích hợp lắm nhưng không đi thì chẵng biết bao giờ đi hơn nữa cũng còn những lý do khác) .

- Mục đích của chuyến đi 02 ngày :
1/- Đi suốt tuyến ĐCK79 (tuyến N2 tôi đã đi trước đây 02 tháng nay đi lại) .
2/- Lên cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Vĩnh Xương .
3/- Đi xuyên Cù lao Hòa Hảo từ Phú Vĩnh về Phú Mỹ theo đường đất cặp kênh Hòa Bình.
4/- Đi dạo một vòng cù lao Ông Chưởng ở Chợ Mới

- Phương tiện : xe máy
- Số người : 01
- Cung đường : TP.HCM – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Cầu 79 – Tân Hưng – Tân Phước (Đồng Tháp) – Giồng Găng – Sa Rài – Cửa khẩu Dinh Bà – Hồng Ngự - Tân Châu – Cửa Khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu – Phú Vĩnh – Phú Mỹ - Thuận Giang – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ - Long Giang – Cái Xoài – Chợ Thủ - Thanh Bình – Tràm Chim – Trường Xuân – Gò Tháp – Mỹ An – Hậu Mỹ Bắc – Mỹ Phước Tây – Tân Phước (Tiền Giang) – Long An – TP.HCM.
- Cự ly : khoảng 620Km

Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh về chuyến đi qua vùng đất này .
 
Tớ đang tính tết tây này đi Tràm Chim, Đồng Tháp Mười, khoảng 2-3 ngày gì đó. Đang tìm hiều thông tin thì lọ mọ vào đến đây, thấy rôm rả quá. Xin các bác/bạn/anh/chị/em chỉ giáo xem nên đi bằng gì, đi thế nào, nên thăm những đâu, ăn gì chơi gì.... nói chung là tất tần tật ạ. Tớ đi 1 mình, là girl, có nên đi xe máy ko nhỉ?
 
Tớ đang tính tết tây này đi Tràm Chim, Đồng Tháp Mười, khoảng 2-3 ngày gì đó. Đang tìm hiều thông tin thì lọ mọ vào đến đây, thấy rôm rả quá. Xin các bác/bạn/anh/chị/em chỉ giáo xem nên đi bằng gì, đi thế nào, nên thăm những đâu, ăn gì chơi gì.... nói chung là tất tần tật ạ. Tớ đi 1 mình, là girl, có nên đi xe máy ko nhỉ?


Đồng Tháp Mười mà đi ô tô thì không có gì thú vị cả . Tớ đề nghị đi xe máy, trừ đường N2 ban đêm không an ninh (ban ngày vẫn tốt) còn các đường khác đều tốt cả. Đi thế nào thì đã cụ thể trên Topic rồi , đủ mọi đường cả . Tham khảo thêm Topic "Đồng Tháp Mười - mùa nước nổi " .

https://www.phuot.vn/showthread.php?t=4673&page=84

Cự ly khoảng 150-200Km/ngày - đường tốt. Girl dư sức chạy, nữ ĐTM chạy thường xuyên.
 
Anh Rắn, chuyến "đào thoát khỏi ĐTM ban đêm" vẫn để lại trong em nhiều ấn tượng. :D

Dọc kênh Hòa Bình có đò (đi ?) Tân Hưng. Cô lái đò giọng ngọt lịm : Anh ơi có đi hok ?:))
photo0133u.jpg


Qua đò chạy 1 đoạn giữa đồng trống thì bể bánh. 17h50 thay xong bánh xe, sợ bị lạc giữa đồng ban đêm nên tức tốc phóng về "con đò xưa". Thời may "người xưa" còn ngồi chờ mình :))
photo0138.jpg


Ra tới chân cầu Tân Phước thì trời tối thui

@ Ha Zin: Bạn có đi ĐTM = xe máy ko ? Tết tây tui chỉ đi đc có 1 ngày. Nếu bạn đi ĐTM bằng xe máy thì tui có thể đi cùng bạn. Bạn nên liên hệ thêm với các bạn khác để tìm hiểu về nhà trọ, khách sạn ...Sau khi tới Tràm Chim tui sẽ quay về. Tui vẫn còn "say" ĐTM. Nếu quyết thì PM cho tui. Mình sẽ off để bàn thêm.

@ boibun : Không biết bạn còn ý định đi ĐTM nữa ko ? Mình có thể ráp vào đi chung.
 
Last edited:
Anh BARANDOM thân , hôm nào anh có đi khám phá các cung đường miền Tây cho em bám càng 1 chuyến nhe , do đặc thù công việc nên em đang nghiên cứu các chợ Huyện , Xã ở các tỉnh Miền tây .
Anh có về Cần Thơ chơi thì call em : 0913.973477 ( Hòa )
 
Anh BARANDOM thân , hôm nào anh có đi khám phá các cung đường miền Tây cho em bám càng 1 chuyến nhe , do đặc thù công việc nên em đang nghiên cứu các chợ Huyện , Xã ở các tỉnh Miền tây .
Anh có về Cần Thơ chơi thì call em : 0913.973477 ( Hòa )

Cái vụ này hay nha. Tớ đi miền Tây (hay bất cứ đâu) đến địa phương nào ít nhất là cũng phải đến chợ rồi mới quay về (để ăn hàng:LL)
 
Mạn phép bác chủ topic, em xin góp thêm 1 chút phong phú cho Đồng Tháp Mười của bác từ chuyến đi của em về Gáo Giồng (Cao Lãnh, Đồng Tháp) vào năm trước .:D


Một bữa nhằm ngày cuối tuần đầu tháng 11/2008, tình cờ đọc thông tin liên quan đến Sếu đầu đỏ. Sếu đầu đỏ hả? Việt Nam cũng có, ở VQG Tràm Chim và KDL Sinh thái Gáo Giồng. Tràm Chim thì đi rồi, vậy đi Gáo Giồng? Ok, thích thì đi ( Em hay có thói quen lảm nhảm 1 mình):D

Thế là lên lộ trình đi: Từ Thủ Đức (nơi em ở trọ từ thời SV) làm 1 mạch tới thẳng Gáo Giồng. Lộ trình đi - về khác nhau (đi màu hồng), về màu đỏ:
2-1.jpg


Quãng đường từ SG - TT. Mỹ Phước em ko chụp hình (đi ngoài lộ lớn, xe cộ ầm ầm nên ngại) mà bắt đầu từ Mỹ Phước trở đi.
Dọc tỉnh lộ 865 là kênh Nguyễn Văn Tiếp:
IMG_0035.jpg


Dòng kênh mênh mông:
IMG_0020.jpg


Với vô số nhánh nhỏ:
IMG_0023.jpg
 
Last edited:
Dọc tỉnh lộ, sát bờ kênh là những ngôi nhà của người dân:
IMG_0026-1.jpg


Mang phong thái của những ngôi nhà miền Bắc (ở đây có nhiều người miền Bắc đi Kinh tế mới):
IMG_0027.jpg


Với những hoạt động kinh tế khá đặc thù
IMG_0067.jpg


IMG_0028.jpg


IMG_0029.jpg

(thấy cây này họ phơi đầy đường, ko biết để làm gì?)

Cũng có những con tàu thật lớn chạy trên kênh N.V. Tiếp:
IMG_0042.jpg


Và chiếc xuồng ba lá len lách trong rừng tràm:
IMG_0044.jpg
 
IMG_0028.jpg


IMG_0029.jpg

(thấy cây này họ phơi đầy đường, ko biết để làm gì?)

Đó là những cây Lác, người ta trồng trên những thửa rượng đất phèn, đất mặn mà cây lúa không sống nỗi.

Thời gia trồng và thu hoạch cũng gần bằng như cây lúc là 2-4 tháng. Người dân phải cắt toàn bộ cả cây và để lại phần gốc cho cây con nó mọc lên.

Sau khi thu hoạch lên, người ta sẽ sơ chế nó bằng các máy tuốt nhỏ để phân chia cọng Lác ra làm 4 hay 6 tùy theo công năng mà họ định làm gì.
Khi chia cọng Lác ra xong, người ra đem phơi nắng cập các con đường làng cho cọng Lác khô đi, phơi Lác y chang như phơi thóc vậy đó bạn.

Khi cọng Lác khô, người ta sẽ tiếng hành sản xuất các sản phẩm như: đan chiếu, giỏ đệm hay để cột bánh Tét.... và để trang trí cho thêm phần bắt mắt thì họ dùng đến các phẩm màu để có những sợi đầy màu sắc.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,081
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top