What's new

[Chia sẻ] Đồng Tháp Mười - cánh đồng phèn của đất phương Nam

Đồng Tháp Mười vùng đất trũng của đồng bằng Nam Bộ nằm trên địa bàn của 03 tỉnh Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp trong đó phần lớn thuộc Long An . Đó là cánh đồng nước đầy phèn với năng, tràm, mắt mèo, ... là quê hương của muỗi, đĩa, cá và rắn...

Vùng đất này đã hấp dẫn tôi từ lúc còn nhỏ qua các câu chuyện lịch sử về Tháp Mười Tầng của Thiên Hộ Dương, truyện ký "07 ngày trên Đồng Tháp Mười" của Nguyễn Hiến Lê... nhưng mãi đến năm 1990 tôi mới đến được vùng này lần đầu (để mua xe đi phượt) và suốt 10 năm sau đó cứ có dịp là tôi lại khám phá vùng đất này mỗi lần một ít đến năm 2000 thì cơ bản đã hiểu rõ về vùng này.

Nhưng cứ nghe có đường mới là lại đi , năm 2008 nghe tuyến N2 cửa ngỏ phía Đông của Đồng Tháp Mười (Đức Hòa - Thạnh Hóa) hoàn thành và tuyến đường ĐCK79 từ cầu 79 đi Thị trấn Tân Hưng đã thông xe, tôi lại quyết định đi lại vùng này một lần nữa nhưng lần lữa mãi đến nay mới có dịp đi lại (đi mùa này không thích hợp lắm nhưng không đi thì chẵng biết bao giờ đi hơn nữa cũng còn những lý do khác) .

- Mục đích của chuyến đi 02 ngày :
1/- Đi suốt tuyến ĐCK79 (tuyến N2 tôi đã đi trước đây 02 tháng nay đi lại) .
2/- Lên cửa khẩu Dinh Bà và cửa khẩu Vĩnh Xương .
3/- Đi xuyên Cù lao Hòa Hảo từ Phú Vĩnh về Phú Mỹ theo đường đất cặp kênh Hòa Bình.
4/- Đi dạo một vòng cù lao Ông Chưởng ở Chợ Mới

- Phương tiện : xe máy
- Số người : 01
- Cung đường : TP.HCM – Đức Hòa – Thạnh Hóa – Tân Thạnh – Cầu 79 – Tân Hưng – Tân Phước (Đồng Tháp) – Giồng Găng – Sa Rài – Cửa khẩu Dinh Bà – Hồng Ngự - Tân Châu – Cửa Khẩu Vĩnh Xương – Tân Châu – Phú Vĩnh – Phú Mỹ - Thuận Giang – Mỹ Hội Đông – Nhơn Mỹ - Long Giang – Cái Xoài – Chợ Thủ - Thanh Bình – Tràm Chim – Trường Xuân – Gò Tháp – Mỹ An – Hậu Mỹ Bắc – Mỹ Phước Tây – Tân Phước (Tiền Giang) – Long An – TP.HCM.
- Cự ly : khoảng 620Km

Xin chia sẽ cùng các bạn những hình ảnh về chuyến đi qua vùng đất này .
 
Bây giờ thì tạm biệt Đồng Tháp Mười một buổi nhé ! Đi sang An Giang chơi

Từ Hồng Ngự đi 11Km là đến phà Tân Châu

picture.php


Thị xã Tân Châu bên bờ sông Tiền

picture.php


picture.php
 
Theo kế hoạch là sáng hôm sau sẽ đi lên cửa khẩu Vĩnh Xương nhưng thấy sớm lại tranh thủ đi. Đây là sai lầm lớn vì khi đi đến cửa khẩu lúc 18h00 thì trời mưa tối mặt tối mũi (nắng tốt cả ngày rồi mưa là phải lắm) cách nhau 3m là không thấy người. Nhìn ra cửa khẩu sông Tiền chỉ thấy một màu trắng xóa, khi trời bớt mưa thì cũng bắt đầu tối nhìn ra sông cũng chẵng thấy gì , chỉ có nước về .

Tối ở Tân Châu tìm được một khách sạn trên bờ sông Tiền, khá lịch sự và tiện nghi . Giá cả khá bèo phòng đôi 140K/đêm (không có phòng đơn).

Trời mưa cả đêm nên chẵng đi đâu được, 20h00 tranh thủ lúc trời bớt mưa chạy đi tìm đồ bỏ bụng rồi ngủ đến sáng

Sáng dậy chụp được tấm ảnh sông Tiền

picture.php


7h00 bò ra chợ Tân Châu thì thấy vắng hoe . Cái chợ cực kỳ đông đúc chiều qua 7h00 sáng nay như thế này

picture.php


Khu ăn uống đở hơn chút xíu

picture.php


còn tệ hơn chợ Thành phố (NO)

Phải công nhận là dân Tân Châu ngủ trưa thật:LL . Bây giờ mới hiểu vì sao mà khách sạn đến 7h00 vẫn chưa mở cửa, khi trả phòng phải dựng ông chủ khách sạn dậy ổng còn hỏi sao đi sớm thế(NT)
 
Từ Tân Châu theo đường 952 hướng về Châu Đốc , đi khoảng 8Km thì đến Phú Vĩnh.

Rẽ vào con đường cặp kênh, gặp con đường nhựa mê thật . Nhưng chỉ được một đổi thôi là quá chán vì đường nhựa mà trên mặt đường toàn là đất, trơn như mỡ . Lý do là xe máy cày từ ruộng lên đường cứ vô tư đi chẵng rửa bánh gì cả , đêm qua trời mưa nên đất quá sình suốt cả con đường gần 10Km.

Đến Phú Long thì hết con đường nhựa qua sông bằng cây cầu bé xíu rồi vào một con đường chỉ vừa đủ một chiếc xe đi một bên là đất đắp cao như cái đồi, một bên là bờ kênh . Nín thở đi được 200m thì đến trung tâm xã Phú Long .

Theo dự định là từ đây sẽ đi theo con đường đất cặp kênh , đây là con đường cũ trước nhà dân nên tuy nhỏ nhưng dễ đi, không lầy .

Nhưng sau khi qua cầu Phú Long thì gặp con đường đất to như thế này . Đây là con đường thuộc dự án kiểm soát lũ Bắc Vàm Nao .

picture.php


Không gian đường này thoáng đãng , nhìn ra đồng ruộng bát ngát . Thế là theo con đường đất sình lầy này để đi.

Được một đổi thì trời chuyển mưa , mây đen mù mịt . Cảm thấy không ổn thôi thì đành phải đi theo đường nhỏ cho nó lành . Đường mới song song với đường cũ cách nhau chỉ khoảng 100m thôi nhưng kiếm đường trở vào đường nhỏ cũng không phải dễ, phải cách nhau cả cây số mới có đường nối vào.

Đi theo đường nhỏ qua Phú Thành, rồi đến Phú Xuân. Trời hửng nắng , lại bò ra đường lớn thì may quá đường khúc này bắt đầu tráng nhựa

picture.php


Từ đây đi về Phú Mỹ đường tốt đi một lèo là tới. Trên đường đi gặp những cái như thế này :

1/ - Cầu liên hợp béton + thép + gỗ :

picture.php


Thật không thể hiểu nổi sự tắc trách của những người lập dự án. Thêm một cái đường dẫn vào cầu thì tốn bao nhiêu tiền mà để bôi bác thế

2/- Cống kiểm soát lũ ở Phú Hưng

picture.php


Hệ thống kiểm soát lũ này rất hay , phía trước và phía sau nhà dân là 02 con đường đê cao (con đường nhỏ ở mặt tiền và con đường lớn ở mặt sau cách khoảng 100m) ngăn lũ không ngập nhà và vườn của dân . Còn đồng ruộng phía sau thì đê thấp hơn nhiều chấp nhận cho lũ tràn vào để mang phù sa cho đồng ruộng. Nhà cửa không ngập, lúa tốt tiện cả đôi bề :).

3/- Chùa Phật Giáo Hòa Hảo

picture.php
 
Cuối cùng sau khi vượt qua 30Km đường đồng thì cũng đến được TT Phú Mỹ

picture.php


Đây là nơi tôi có rất nhiều kỷ niệm đẹp, là nơi 25 năm trước tôi đi phượt chuyến đầu tiên : Đi vòng quanh cù lao Hòa Hảo bằng những chiếc xe đạp "xi cà que", tối ngủ chợ Tân Châu nửa đêm thì được bà con "mời" về nhà cho ăn cơm, chửi cho một trận vì tội đi hoang và cho mượn mùng để ngủ, sáng lại ăn ké ở chùa mới có sức mà đạp xe 40Km con đường đau khổ : đá xanh lởm chởm + hố khủng long về chợ Đình Phú Mỹ.

Cách ăn ké ở chùa cũng lạ đời do một thằng trong nhóm nghỉ ra :

Vào chùa cúng Phật , đốt nhang rồi vái : Phật ơi cho con nải chuối nghe Phật, xong rinh nải chuối trên bàn thờ chia nhau trước sự ngạc nhiên tột cùng của chú Tiểu, còn Sư già thì chỉ mỉm cười , cái nụ cười hiền hòa làm sao ấy, tới bây giờ vẫn nhớ mãi.
 
Rời Phú Mỹ , vượt sông Vàm Nao bằng phà Thuận Giang

picture.php


Sông Vàm Nao mùa này nước lặng, chảy lững lờ.

picture.php


Qua đến bờ Chợ Mới thì thấy thiên hạ đông nghịt , ham vui đi theo thì mới biết hôm nay là đám giổ của ông Ba .

picture.php


Đám giổ lớn cực kỳ, nhân dân mọi vùng đều quy tụ về để cúng đi chật cả đường sá

picture.php


chật cả đền thờ

picture.php


Lúc vào đốt nhang cúng tôi cũng không biết được ông Ba là ai , hỏi người dân thì họ cũng không biết chỉ biết ông Ba là người có công trong vùng , cũng không thể hỏi các ông Hương chức được vì các ông ấy bận tiếp khách túi bụi (không chỉ nhân dân mà cả chính quyền sở tại cũng đi dự đám giổ) .

Thôi đành về hỏi ông Google vậy : ông ấy nói ông Ba là một kỳ nhân của Thất Sơn
 
Đi đám giổ mất hết hơn 1h00 : đi bộ vào và ra mất 25' x 2 bận cho khoảng đường 300m, chen lên được chổ đốt nhang mất 15'

Rời đám giổ thì đi Mỹ Hội Đông, con đường làng ở Chợ Mới vẫn không khác xưa mấy, vẫn rợp bóng cây xanh

picture.php


Chợ vẫn không thay đổi

picture.php


Đi sâu vào mới biết ở đây cũng có đền thờ Nguyễn Trung Trực

picture.php


hàng năm có tổ chức lễ hội từ ngày 18-19 tháng 10 âm lịch. Trong lễ hội có diễn lại trận đánh tàu chiến Pháp . (Đền thờ chính ở Rạch Giá tổ chức lễ hội vào ngày 27-29 tháng 08 âm lịch)

Có chùa Tây An Cổ Tự là chùa lớn thứ hai của Phật Giáo Hòa Hảo (chùa chính là An Hòa Tự ở Phú Mỹ) .

picture.php


picture.php



Bây giờ thì đã phân biệt được "Tây An Tự " và "Tây An Cổ Tự" rồi :).

Tây An Tự ở núi Sam Châu Đốc còn Tây An Cổ Tự là ở đây
 
vừa định hỏi bác ảnh ẽo Đồng Tháp Mười đâu thì đã được bác post tặng cho một chùm ảnh, ý nghĩa thật đấy ạ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,033
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top