What's new

Đồng Tháp Mười - mùa nước nổi

:))Sau tháng 8 tháng 9 gần như là lặng gió không đi đâu, sang tháng 10 em lại khăn gói quả mướp lên đường, lần này là đi phượt, chuyến đi có tựa đề “Về Đồng Tháp Mười - ngắm mùa nước nổi và đón Trung Thu”, chuyến đi có phụ đề là “Do đích thân bác barandom dẫn đường…”.

Em vào đăng ký, không phải là đặt gạch mà đổ bê tông hẳn hoi, thấy bảo biên chế đoàn chỉ có 12 người mà em là người thứ 14 nên có lúc em đã định làm cái phong bì đến gặp anh 2lua Trưởng ban Tổ chức trình bày hoàn cảnh và xin anh chứng giám cho tấm lòng thành. Ơn Đảng ơn Chính phủ, sau một hồi nhắn tin qua lại, anh 2lua bảo em cứ đến off đi.

Chuyến đi coi như là bắt đầu từ lúc off, lịch off chiều Chủ Nhật mà sáng em đã thấp thỏm, sáng ra ăn bát phở Dũng xong về café Hàn Thuyên chờ giờ tốt để đi sang bên kia đường gặp mọi người. Em gặp được anh 2lua xong rồi mọi người giải tán em lại về nhà chờ đến chiều off tiếp, chiều hôm ấy off xong thì mưa, trời đúng là tuy mưa nhưng mà mát.

Cả tuần sau phải lo việc dân việc nước mà em cứ đếm từng ngày chờ đến lúc đi cái gì mà ăn lẩu cá linh, càng cua, chuột nướng, cháo rắn…ngắm ánh trăng mênh mông trên Đồng Tháp Mười. Chiều thứ Năm em chợt nhận được thông báo họp chiều thứ Sáu, có cả người từ Hà Nội bay vào họp một nhát rồi bay ra ngay, em ở ngay Sài Gòn đã được phân vai thư ký cuộc họp không trốn được, ngậm ngùi gọi điện khóc lóc lung tung, may còn phương án chiều thứ Sáu họp xong chạy thẳng ra bến xe đi Hồng Ngự kịp nhậu bữa tối với Đoàn.

Chiều thứ Sáu họp xong em thay vội quần áo đang từ cổ cồn caravat mũ cát đèn pin chuyển sang quần bò áo bê ba lô túi dết ngồi vệ đường. Đợi một lát có anh đến nhe răng ra đọc mật khẩu: “Tài Lợi” (em lại nhớ ngày xưa chơi oánh nhau, có đoạn đọc mật khẩu để nhận diện bên ta bên nó, bên này hô Kháng Chiến bên kia phải hô đúng là Thắng Lợi, nếu đáp sai nghĩa là địch). Em không biết hô trả lời thế nào, chỉ biết nhảy lên xe đi về phía Nguyễn Thị Nhỏ Quận 5 đúng giờ tan tầm người đông không bàn phím nào tả xiết, may đến nơi kịp giờ, đưa một tờ giấy xanh nhận lại một tờ giấy đỏ, ngồi mấy phút lại có liên lạc viên chở tiếp lên căn cứ miền Tây, đường vẫn đông, thỉnh thoảng liên lạc viên lại phải giơ tay ra hô “Khoan!” để ngăn dòng xe đâm tới, liên lạc viên đi miên man, em tưởng chở em thẳng đến Hồng Ngự luôn hoá ra mới đến Bến xe miền Tây, chắc em là VIP, em lên xe một nhát xe chuyển bánh ngay.

Chạy một đoạn trên xe có cô kêu đói, chạy một đoạn nữa lái xe dừng ở hàng bánh mỳ thịt quay em làm cái bánh uống chai xì ting rồi nhịn đói ngủ thiếp đi đến chặng nghỉ gì đó xe dừng lại để mọi người vào ăn em không ăn xe lại chạy tiếp. Xe chạy qua Cao Lãnh đến 10h đến Hồng Ngự, gọi cho anh 2lua anh bảo kiu nhà xe đưa về, em kiu nhà xe có anh đưa về đến Đường số 7, đang kết nối với vệ tinh để xác định toạ độ thì có người kiu “Nhà Tâm đây cưng ơi”, em biết là đã đến cơ sở của Đoàn.
 
Last edited:
Ai vậy ta?

picture.php


picture.php
 
Nghe 2lua nói đến chợ cá mình mới nhớ: số là mình rất hậm hực vụ chuột miền Tây rất lâu nên cứ đi Cao lãnh kiếm chuột liền. Vì thế lỗi của lang 1 phần trong vụ cho tất cả mọi người đói meo râu khi loanh quanh tìm cho ra quán Hải đông - chuyên chuột tại Cao lãnh. Dù sao qua chuột sơ bộ tại tối thứ 2 và trưa hôm thứ 3 thì mọi người rất mãn nguyện vụ chuột lắm rồi. Nghe nói đến Hải đông còn nhiều món chuột khác nữa. Hẹn dịp khác vậy

Về chuột: chắc cả nhà chẳng ai chụp ảnh chuột như mình. Vì thế mới có hình cho chủ thớt pót. Số là mình 1 đi vòng khu chợ chính là mình out thôi. Quần áo ăn uống thì lang k khoái lắm. Thế là đi lòng vòng trước chợ chụp vài cảnh cuộc sống là về nhà nghỉ thôi. Về định xin chụp toàn bộ giấy tờ của đoàn tại nhà nghỉ thì cái mặt chùm bụp của ông bà chủ làm mình bực. Chắc người ta sợ mình quỵt hay sao mà gớm thế. Đang hầm hầm sát khí thì thấy anh rắn hớt ha hớt hải nói:
- Nhà anh đâu? nhà anh đâu.
- Mình bảo nhà anh ở Sì gòn mà anh.
- Anh bảo không phải không phải. Bà nhà bé bỏng của anh kia
- Anh alo chứ còn gì nữa, nãy giờ căng thẳng quên mất vụ này. Thiệt tình, sơ sẩy tí mà ... Haha
Quan trọng là anh được anh rắn info: trong chợ có nhiều cái có chuột đó lang ơi. Thế là mình phi lên xe chạy vòng vèo, hỏi tới hỏi lui để quyết tìm ra vụ chuột ntn. Kết quả thì 2lua báo cáo rồi. Hehe
Về chuột: tại chợ Cao lãnh k bán chuột đã mần và ướp sẵn. Họ chỉ bán sống theo kg thôi. Loại 1 thì 50k/kg, loại 2 thì 45k/kg. Vì k biết mần ntn và đem về SG ntn nên mình mua thử khoảng 600gr với khoảng 5 con chuột thôi.
Phải nói vụ mần chuột là lần đầu tiên lang thấy trong đời. Đao phủ của chuột là cục đá xanh này
sDSC_7080.jpg

Người làm chỉ nhìn chọn chuột là chụp cái đuôi, đập 1 phát vào cục đá xanh là nó giãy tê tê liền
sDSC_7095.jpg


sDSC_7098.jpg


Sau đó họ cắt đầu cắt đuôi
sDSC_7089.jpg


sDSC_7090.jpg


Rạch 1 đường trên da nó và lột cái rột. Y chang mần ếch thôi.
Sau đó thì rạch 1 đường ở bụng rồi móc phèo phổi là xong. Nhưng hình như họ để lại gan thì phải, unsure vụ này
sDSC_7093.jpg


sDSC_7099.jpg

(hình bên phải nhá, bên trái là ếch làm sẵn)

Do kế hoạch tối trễ mới về tới nhà nên họ ướp tí muối để khỏi ương
Ngoài ra, lần đầu tiên thấy khô rắn nên mình cũng chơi luôn 1 kg - giá nó 100k/kg. Hình em nó thì 2lua đã pót. Lang xin phép k pót lại

Kết quả:
- Về nhà ăn chuột lòi mắt. Cả nhà ai cũng sợ, chỉ có mình và 2 anh tia. Còn lại thì ... meo meo gom hết. Số là ăn 2 lần rồi nên ăn nữa ngán quá xá. Kế hoạch show món mới cho gia đình món lạ xem như thất bại (lần 1)
- Đâu chỉ có thế, món khô rắn thì úp-tiu-nau, đảm bảo k mất lạng nào. Daddy nói: ba nghe rắn cũng hơi ... ớn. Còn Mom bảo: sao mày k mua rùa hay cu đinh mà mua mấy con gì ghê quá (lang có bảo là người ta cũng bán mấy con này nhưng k quan tâm). Vậy là thất bại luôn món rắn.
Trong thành công (tận mắt thấy chuột và món chuột) nhưng vẫn có thất bại (giới thiệu món lạ cho gia đình), trong thất bại vẫn có thành công (lần sau mà đi - tức vẫn còn quota phượt nữa - thì mua ... rùa, cu đinh về)
 
Last edited:
Đường vào Gò Tháp :

picture.php


Đền thờ Thiên Hộ Dương và Đốc Binh Kiều :

picture.php


picture.php


Võ Duy Dương (Thiên Hộ Dương) (1827-1866)

Võ Duy Dương là con trai thứ ba trong một gia đình nông dân ở thôn Cù Lâm Nam, thuộc phủ Tuy Viễn, trấn Bình Định (nay là thôn Nam Tượng, xã Nhơn Tân, huyện An Nhơn, tỉnh Bình Định), sinh năm 1827, em ruột của anh hùng chống Pháp Võ Duy Tân. Tương truyền ông rất khoẻ mạnh và giỏi võ nghệ, được bà con tôn là Ngũ linh Dương.

Năm 1857, hưởng ứng chính sách khai hoang của Nguyễn Tri Phương, ông vượt biển vào Nam tìm đến đất Ba Giồng, ven Đồng Tháp Mười (nay thuộc địa bàn huyện Châu Thành, Cai Lậy, Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), quan hệ với nông dân, điền chủ, danh Nho địa phương để tìm chổ cho cuộc chiêu dân, khai hoang lập ấp

Tháng 2/1859, Pháp đánh thành Gia Định, Ông cùng thủ khoa Nguyễn Hữu Huân, lập Đội Nghĩa Quân ứng kéo về Gia Định đánh Pháp, ông được phong chức Chánh quản đạo. Thành Gia Định vỡ, ông vượt biển về kinh, bái yết vua Tự Đức hiến kế đuổi giặc. Ông được điều về Quảng Nam dẹp cuộc nổi dậy của người Thạch Bích (mọi Vách Đá) và được phong hàm Chánh bát phẩm Thiên hộ vào năm 1860

Tháng 5/1861, ông được sung vào phái bộ của Khâm phái quân vụ Đỗ Thúc Tịnh vào Nam với nhiệm vụ chiêu mộ nghĩa dõng chống giặc. Trong một thời gian ngắn, ông mộ được gần 1.000 nghĩa dõng và được phong chức Quản cơ. Ông đóng quân ở Bình Cách, liên kết với Trương Định ở Gò Công , Trần Xuân Hoà (phủ Cậu) ở Thuộc Nhiêu và Đỗ Thúc Tịnh ở Mỹ Quý.

Đầu năm 1862, giặc Pháp đột kích căn cứ Thuộc Nhiêu, Trần Xuân Hòa bị bắt và tự tử chết, ông tiếp tục cuộc kháng chiến đến khi Đỗ Thúc Tịnh hy sinh, Nguyễn Hữu Huân bị bắt, Thiên hộ Dương rút về Bình Cách.

Trương Định được phong làm Bình Tây Tướng quân và Võ Duy Dương làm Chánh Đề đốc, Nguyễn Hữu Huân (sau khi bị bắt đã tìm cách trốn thoát) làm Phó Đề đốc.

Lực lượng nghĩa quân đánh Pháp nhiều trận, gây cho chúng nhiều tổn thất. Đến năm 1864 Trương Định hy sinh, Thiên Hộ Dương rút quân về Tháp Mười xây dựng căn cứ.

Năm 1865, nghĩa quân đánh vào Cái Bè, Cái Thia, Cai Lậy, Mỹ Quý, nhất là trận Mỹ Trà khiến Phó Đô đốc Roze phải đưa viện binh từ Sài Gòn xuống cứu viện

Tháng 4/1866, De Lagrandìere tập tung quân chia làm ba mũi tấn công vào Đồng Tháp Mười. Sau gần mười ngày quần thảo với giặc, Thiên hộ Dương ra lệnh rút lui về biên giới và Cái Thia (Cái Bè)

Thiên hộ Dương nằm xuống, nhưng tên tuổi và sự nghiệp chống giặc giữ nước của ông mãi mãi gắn chặt với mảnh đất Đồng Tháp Mười anh hùng. Để tưởng nhớ người anh hùng có công giữ nước, ngày nay nhân dân xây dựng đền thờ tưởng niệm tại Gò Tháp, hàng năm có hàng chục ngàn người đến kính bái. Tên ông được đặt cho con đường ở thành phố Cao Lãnh, chợ Thiên Hộ ở Hậu Mỹ huyện Cái Bè (Tiền Giang)... (Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp)


Một thông tin khác về việc qua đời của Thiên hộ Võ Duy Dương.
Giữa tháng 4 năm 1866, Pháp mở đại tấn công vùng Ðồng Tháp theo ba ngả: Gò Bắc Chiên, Cần Lố và Cái Nứa. Huỳnh Công Tấn và Trần Bá Lộc nhờ góp công lớn trong trận này (phá được phòng tuyến, và bắt được Linguet) nên được thưởng Quận Công Bội Tinh. Thiên Hộ Dương rút sâu vào vùng đầm lầy và lâm bệnh rồi chết.
(Ly Châu Lý Minh Hào)



Bài vịnh thờ ông trong đền

picture.php



Đốc Binh Kiều (?-1866)

Rất tiếc đến nay, chúng ta chưa biết họ và quê quán của Đốc Binh Kiều. Dân gian thường gọi ông là Lê Công Kiều, Trần Phú Kiều hoặc Nguyễn Tấn kiều, nhưng phổ biến nhất là quan Lớn Thượng.

Tương truyền, ông gốc người miền Trung vào Nam sinh sống ở huyện Kiến Đăng, tỉnh Định Tường. Khi thực dân Pháp đánh chiếm thành Gia Định, ông về Gia Định đầu quân chống giặc. Nhờ có võ nghệ và biết tổ chức nên ông được giao quyền chỉ huy một đội dân dũng. Khi đại đồn Kỳ Hòa thất thủ, ông không theo quân triều đình rút về Biên Hòa mà đưa đội nghĩa dũng của mình về đóng ở Sầm Giang, Long Hưng thuộc huyện Kiến Đăng với ý định lập căn cứ chiến đấu lâu dài. Đến khi Trương Định lập căn cứ Tân Hoà (Gò Công), Thiên hộ Dương lập căn cứ ở Bình Cách, Mỹ Quý (Ba Giồng, huyện Kiến Đăng), ông đem quân về Ba Giồng hợp tác với Thiên hộ Dương.

Ông được phong chức đốc binh và trở thành một tham mưu đắc lực của Thiên hộ. Trong suốt thời kỳ chiến đấu ở Ba Giồng, chẳng những ông lập được nhiều chiến công mà còn hết lòng trong việc tổ chức và tuyển mộ, huy động binh lương, nên ông được thăng cấp. Khi bị giặc đánh bật ra khỏi Bình Cách, nghĩa quân rút về Xoài Tư, cửa ngõ vô Đồng Tháp Mười, Thiên hộ Dương phân công: Thủ khoa Huân đi các tỉnh miền Tây vận động tiền bạc để mua võ khí, Thiên hộ Dương với 100 quân, hành quân lưu động hô hào kích thích lòng yêu nước, căm thù giặc, chiêu mộ nghĩa quân, còn ông giữ trọng trách vô Đồng Tháp Mười tìm nơi lập căn cứ chuẩn bị cho cuộc chiến đấu lâu dài.

Tháng 6 năm Giáp Tý (1864), Thủ khoa Huân bị giặc bắt ở An Giang, đến tháng sau Trương Định hy sinh ở Gò Công, nghĩa quân rơi vào tình trạng cực kỳ khó khăn. Thiên hộ Dương quyết định rút vô Đồng Tháp Mười và đặt tổng hành dinh tại Gò Tháp. Đốc Binh Kiều được giao nhiệm vụ xây dựng căn cứ. Ông huy động dân binh, nghĩa quân đào hào đắp luỹ… xây dựng đại đồn Tháp Mười suốt mấy tháng liền. Chung quanh căn cứ là hào sâu dưới cắm chông tre, kề bên là lũy cao trên trồng tre gai, đặt lỗ châu mai, có chòi canh trên ngọn cây để canh gác…Trong đồn có nhà ở, nhà ăn, giếng nước, nhà kho, kho võ khí, nhà tham mưu, nơi bàn việc cơ mật… tất cả đều được bố trí canh phòng nghiêm ngặt. Để bảo vệ đại đồn ở vòng ngoài có đồn Tả, đồn Hữu, đồn Tiền nằm án ngữ trên các đường mòn dẫn vô

Sau đó, theo sự phân công của Thiên hộ, Đốc Binh Kiều chỉ huy đồn Tả, chịu trách nhiệm ngăn mặt Xáng Xéo, Rạch Ruộng để phòng giặc từ Cai Lậy, Cái Bè tiến công vô. Ông chủ động kéo quân ra đánh Cai Lậy và nhiều nơi khác, không chờ giặc tới đánh mới chống đỡ. Ông vận dụng chiến thuật du kích kết hợp với kinh nghiệm dân gian sáng tạo các cách đánh giặc độc đáo như đốt đồng, dùng ong, dùng trâu, hầm chông… làm cho giặc Pháp và tay sai vô cùng khiếp sợ. Cả một tuyến dài từ Cái Bè đến Cai Lậy, ông luôn giữ thế chủ động. Chúng rất căm tức, nhưng không sao tiêu diệt được ông

Trong cuộc tấn công Tháp Mười vào tháng 4/1866, giặc Pháp đã dùng một lực lượng lớn để áp đảo mặt này, quyết hạ cho được đồn Tả để tiến vào Tháp Mưới. Quân giặc do tên tay sai khét tiếng Trần Bá Lộc thạo đường chỉ huy tấn công hung hãn. Đốc binh Kiều điều động nghĩa quân chống trả quyết liệt đẩy lui nhiều đợt tiến công của giặc, đến chiều bọn chúng đã rút lui. Ông lên đài quan sát theo dõi cuộc thoái binh của giặc, chẳng may ông bị thương. Ông được đưa về gò Giồng Dung điều trị. Mấy ngày sau, được tin đại đồn thất thủ ông uất lên mà chết.

Để ghi nhớ công lao chiến đấu chống giặc giữ nước gian khổ của ông, nhân dân xây cất đền thờ tưởng niệm ông chung với Thiên hộ Võ Duy Dương tại Gò Tháp. Hiện nay trong dân gian còn lưu truyền bài thơ ca ngợi ông:

Vì nước quên mình bởi chữ trung,
Thương dân chi sá chốn sình bùn,
Mấy năm Đồng Tháp danh vang dội,
Cọp rống ngoài truông, cáo hãi hùng,
Hai thước im lìm nơi thạch động,
Đồng bào tưởng nhớ đứng thờ chung,
Nỗi lòng nghỉ đến nhiều năm trước,
Hương lửa đều không cảnh lạnh lùng

(Cổng thông tin điện tử Đồng Tháp)


Bài vịnh thờ ông trong đền

picture.php
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,318
Bài viết
1,175,158
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top