What's new

Đồng Tháp Mười nhỏ to tâm sự - Phần 2

Status
Not open for further replies.
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Ủa mà lele hổng phải là vịt trời thì là gì, là gì?
Sao cái ông này cứ dai nhách vậy cà. Lele mãi mãi là Lele, không thể trở thành Vịt trời, thật ra người ta bảo là Thiên nga đó ông nội. Nói toẹt luôn cho ông nhá! Lele của bác là hàng đểu, bác có Cánh không? có dùng Cô téc wai mỗi tháng mí ngày không? =)) =))
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Sao cái ông này cứ dai nhách vậy cà. Lele mãi mãi là Lele, không thể trở thành Vịt trời, thật ra người ta bảo là Thiên nga đó ông nội. Nói toẹt luôn cho ông nhá! Lele của bác là hàng đểu, bác có Cánh không? có dùng Cô téc wai mỗi tháng mí ngày không? =)) =))

Anh Ba ơi, cu này nó dí em nè... lele dạo này sắp tuyệt chủng rồi, cả ĐTM chỉ còn có con này thôi!

anh Ba said:
Có 2 ngày CN để mọi người lựa chọn rồi biểu quyết: ngày 13/3 và 27/3. Hạn cuối cho ý kiến là 11/3 nha.
Em chọn 13/3 (cho ông Kong khỏi đu theo...hihihi... conlele em là em sợ cái ông công-công này lắm!)
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Sao cái ông này cứ dai nhách vậy cà. Lele mãi mãi là Lele, không thể trở thành Vịt trời, thật ra người ta bảo là Thiên nga đó ông nội. Nói toẹt luôn cho ông nhá! Lele của bác là hàng đểu, bác có Cánh không? có dùng Cô téc wai mỗi tháng mí ngày không? =)) =))

Lele có cánh đó, mà cánh bị xụi hôm leo Bà Đen roài. Cô tec wai thì không biết Lele có xài không (??) chứ cô ta thì Lele có xài đóa.=))
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Khởi chiếu loạt phim tài liệu

Vùng đất chín cửa sông rồng gặp biển


SGTT.VN - Có lẽ, trong tiềm thức của mỗi người dân Nam bộ luôn gắn liền với dòng sông Cửu Long. Đó là nơi kết thúc của sông Mekong huyền thoại – một trong mười dòng sông vĩ đại nhất thế giới; là nơi dòng nước chia thành chín nhánh đổ vào Biển Đông như chín vòi rồng...

Bãi sò của gia đình anh Dương Văn Dứt rộng khoảng 5ha. Ảnh: Lê Nguyễn

Và chúng tôi quyết định băng qua chín cửa sông rồng đó để thoả nguyện khám phá nơi kết thúc ngoạn mục của sông Mekong, trước khi dòng nước này hoà mình vào biển lớn.

Nơi những cung đường chắp nối

Nếu khám phá sông Cửu Long, mọi chuyện sẽ đơn giản hơn nhiều. Nhưng phía trước chúng tôi là một hành trình đầy thử thách khi phải vượt qua chín cửa sông. Những chặng đường heo hút dọc theo bờ biển để vượt qua chín cửa: cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Ba Thắc (Bassac), cửa Trần Đề. Lộ trình được đặt ra: từ TP.HCM đi về Gò Công, vượt qua cửa Tiểu, cửa Đại tới huyện Bình Đại, Bến Tre vượt qua cửa Ba Lai, tiếp tục hành trình xuyên qua huyện Ba Tri, Bến Tre vượt qua cửa Hàm Luông, rồi đến Thạnh Phú, Bến Tre vượt cửa Cổ Chiên, qua địa phận Trà Vinh vượt cửa Cung Hầu, rồi tìm về huyện Trà Cú, Trà Vinh để vượt cửa Định An. Như vậy, chỉ còn cửa Ba Thắc và cửa Trần Đề nằm ở huyện Cù Lao Dung của Sóc Trăng.

Phương án tối ưu là dùng xe gắn máy để vượt qua chặng đường gần 200km theo chiều dài địa lý của chín cửa sông. Anh bạn đồng nghiệp từ đài Truyền thanh truyền hình Ba Tri, tỉnh Bến Tre còn dặn dò thêm: “Các ông nhớ đừng mang theo nhiều đồ nhé, mang đi rồi bỏ xuống sông thì uổng lắm. Kiếm chiếc xe chạy tốt tốt một chút, chứ nó mà hư là nằm bờ nằm bụi dài dài”. Mặc dù biết rằng hành trình sẽ có không ít khó khăn, nhưng không gì ngăn cản được dù cung đường phía trước cam go, heo hút, độc hành đến mấy.

ImageHandler.ashx

Sự sống luôn trỗi dậy

Những con đường đê lúc ven sông, khi men biển dài hàng trăm cây số dẫn dắt chúng tôi dần về tới vùng đất của sông chín rồng. Rồi cửa Tiểu, cửa Đại cũng dần hiện ra trước mắt. Anh bạn dẫn đường, “thổ địa” ở Ba Tri báo bận việc đột xuất, không thể đón sớm hơn. Vậy là hành trình vượt cửa biển của chúng tôi đành phải độc hành trên chiếc đò trễ chuyến lúc xế chiều. Rồi cũng vượt qua các cửa biển, bỏ lại sau lưng những pháo đài Trương Định, lăng ông Nam Hải, đền thờ Võ Tánh… – nơi cửa Tiểu gắn liền với những cứ địa hào hùng một thời của cha ông, rồi những xưởng đóng ghe tàu nổi tiếng với chiếc “ghe cửa” tại cửa Đại.

Cuối cùng, chúng tôi cũng đặt chân tới cửa Ba Lai. Đây là nơi mà theo nhiều người nói dòng sông Ba Lai đang oằn mình tống những hạt phù sa yếu ớt ra cửa biển trong dòng chảy ngày dần vơi cạn. Anh Phan Văn Hoàng, người dân sống gần ngay cửa Ba Lai nhận lời đưa chúng tôi vượt qua cửa biển. Anh Hoàng kể: “Từ khi có cống đập, nước sông Ba Lai cạn dần. Thêm nữa lại bị cát biển bồi lấp ngày một nhiều nên giờ cửa biển chắc chỉ còn bằng một phần ba”. Anh Hoàng chỉ tay về phía những cồn bãi đang ngày một vươn mình ra biển, nói: “Kia là những bãi sò, nhiều lắm… người ta nuôi đó, nếu các anh thích thì ghé đó mua ít sò về ăn chơi”. Nghề nuôi sò tại cửa Ba Lai đã mang lại kinh tế khá giả cho nhiều hộ gia đình. Ước tính có khoảng hơn 70 % hộ sống gần cửa Ba Lai có bãi sò, có hộ với bãi sò rộng đến 5ha, thu nhập hàng năm đến vài trăm triệu đồng. “Nhà tui cũng có bãi sò khoảng 2ha ở phía trong gần con rạch Hầu Tào đó”, anh Hoàng mau mắn kể thêm.

Chiều trên cửa Ba Lai, bầu trời trở nên đen nghịt và bắt đầu đổ mưa to khi chúng tôi đang lênh đênh nơi cửa biển. Cồn Dương nằm phía bên bờ Ba Tri dần mờ ảo trong làn mưa. Cửa sông Ba Lai bỗng nổi sóng dữ như muốn nói rằng: dòng Ba Lai vẫn luôn muốn tìm đường về với biển, bất chấp mọi cản trở như chính huyền thoại về một nhánh sông bi tráng trong hệ thống sông chín rồng nơi đây.

bài: Huy Thế, ảnh: Lê Nguyễn

Ký sự chín cửa sông rồng là hành trình khám phá tìm về đoạn kết của dòng sông Mekong – nơi có những huyền thoại bất tận về văn hoá, con người, những sự tích xa xưa gắn liền với vùng đất Nam bộ. Phim dài 10 tập, bắt đầu phát sóng trong chương trình Việt Nam ngày nay trên kênh VTV4 lúc 18 giờ (phát lại vào 12 giờ trưa hôm sau) từ 21.2 – 3.3.2011.

________
Bà con nhà mình có ai có được mấy cái clip này gửi lên cho nhà ĐTM mình xem thử nhỉ?
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Bài này nữa nè: (ai rành IT và clip kiếm link dùm cho anh em ĐTM mình xem chơi)
_________
Hành trình băng qua chín cửa sông rồng

SGTT.VN - Băng qua chín cửa sông Cửu Long tưởng chừng sẽ gặp vô vàn khó khăn, đơn độc và đôi khi đoàn làm phim đã nghĩ sẽ khó mà làm thành phim được. Nhưng rồi mỗi lần đi qua một địa danh, vượt qua một “cửa rồng” chúng tôi lại có cảm nhận nhiều hơn về những câu chuyện biến thiên nơi cuối dòng Mekong huyền thoại.

ImageHandler.ashx

Cửa Trần Đề rộng hơn 7km, một trong những cửa biển rộng nhất sông Cửu Long.

Ký sự Chín cửa sông rồng khi phát sóng, nhiều bạn xem truyền hình đã hỏi: “Sông Cửu Long giờ đây có còn đủ chín rồng không?” Có lẽ câu trả lời đang còn ở những tập phim tiếp theo trong hành trình khám phá tìm về vùng đất của chín cửa sông.

Câu chuyện biến thiên

Như đã hứa, anh bạn “thổ địa” ở Ba Tri đã chờ sẵn tại cảng cá Ba Tri, nơi được xem là điểm gần nhất tiếp cận cửa Hàm Luông. Thế là hành trình vượt qua các cửa biển của chúng tôi giờ đây có thêm bạn đồng hành.

Cửa Hàm Luông trong buổi chiều tà thật đẹp, một màu xanh của sự sống đang bao phủ cả hai đầu bên này là cồn Hố của xã An Thuỷ, huyện Ba Tri và bên kia là cồn Voi thuộc xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre. Anh bạn đồng nghiệp kể vanh vách những câu chuyện biến thiên nơi tận cùng của các nhánh sông Cửu Long khi hoà mình vào biển cả. Như câu chuyện về cồn Hố, một bãi bồi mới được hình thành từ phù sa bồi đắp đã mang lại cuộc sống tươi mới ở cuối dòng Hàm Luông, hay chuyện về những “chàng An Tiêm và sự tích trái dưa hấu thời hiện đại” của các “triệu phú” dưa hấu tái sinh Hàm Luông ngay trên cồn Hố này.

Tiếp tục hành trình tìm về cửa Cổ Chiên và cửa Cung Hầu ở bên kia sông Hàm Luông, anh bạn nói: “Bây giờ các ông nhìn thấy cửa sông vậy thôi chứ lần tới về đây thấy khác lắm. Bãi bồi từ phù sa lẫn cát biển làm thay đổi các cửa sông liên tục. Như bến đò Ngang vượt qua cửa Cổ Chiên trước đây nằm ngay sát cửa biển, nhưng giờ nó nằm cách biển hàng chục cây số lận”. Sự biến đổi về mặt địa lý không ngừng làm thay đổi nhiều thứ nơi đây. Có nơi tạo nên vùng đất tươi mới, màu mỡ từ những hạt phù sa sông Cửu Long mang lại, nhưng cũng có nơi làm thay đổi trật tự thiên nhiên như một quy luật biến thiên của tạo hoá.

Đoạn kết của một cửa sông

Chiều trên sông Cổ Chiên thật yên bình, dòng nước hiền hoà phẳng lặng. Chúng tôi dong mình vượt cửa Cổ Chiên qua bến đò Ngang, nơi bến đò duy nhất nằm gần cửa biển. Anh bạn “thổ địa” nói nhỏ: “Các ông nghe thấy tiếng vọng của trống và chiêng dội lên từ đáy sông không?” Đó là lời gợi mở đầy tính huyền bí về câu chuyện truyền thuyết sông Cổ Chiên mà anh bạn này đã kể với chúng tôi trong suốt hành trình vượt cửa sông.

Chia tay cửa Cổ Chiên, băng qua vùng đất Trà Vinh với cửa Cung Hầu phẳng lặng thấp thoáng những cồn nghêu mọc lên giữa sông, hay cửa Định An đang ngày càng mở rộng để phân luồng đưa đón tàu thuyền giúp cảng Cần Thơ phát triển, chúng tôi tìm về cửa sông Ba Thắc (Bassac), một “cửa rồng” được xem là đã chết trong hệ thống chín cửa sông rồng.

Ghé hỏi thăm những người địa phương về cửa Ba Thắc thì không ai biết. Anh bạn dẫn đường gãi đầu: “Tui cũng không rành vùng đất này lắm ông ơi!” Việc tìm kiếm dấu tích của một cửa sông “đã chết” trên mảnh đất Cù Lao Dung tưởng chừng vô vọng thì chúng tôi gặp được chú Ba Nghi, một trong những người sinh sống lâu nhất tại đây hiểu rõ về cửa Ba Thắc. Chú Ba Nghi khẳng định với chúng tôi: “Cửa Ba Thắc giờ vẫn còn đó, hàng ngày tàu thuyền vẫn qua lại ầm ầm trên cửa đó”. Câu chuyện về cửa Ba Thắc trên vùng đất Cù Lao Dung của chú Ba Nghi đã đưa chúng tôi tìm về đoạn kết của một cửa sông. Vẫn còn đó dòng Bassac năm xưa, giờ đây mang trên mình một cái tên mới: sông Cồn Tròn trước khi hoà mình vào cửa sông Trần Đề. Nằm giữa bãi bồi của một bên là Cồn Nổi xã An Thạnh Nam và một bên là Cồn Tròn xã Đại Ân 1, sông Cồn Tròn hiền hoà phẳng lặng, đón chúng tôi trong hành trình tìm về dòng Bassac đã chết. Anh bạn dẫn đường nói với chúng tôi: “Cửa Ba Thắc đổ ra cửa Trần Đề, vậy là tiện đường cho các ông khám phá cửa Trần Đề luôn rồi nhé. Nhiệm vụ của tôi xem như đã xong”.

Cuối cùng, chúng tôi cũng tới được cửa Trần Đề, cửa biển cuối cùng và rộng nhất trong hệ thống sông Cửu Long. Hành trình khám phá chín cửa sông rồng đã đưa chúng tôi đến với những vùng đất xa xôi cùng những câu chuyện chân thực về đời sống người dân chân chất hào sảng của miền Tây Nam bộ. Chín cửa sông rồng đã để lại cho chúng tôi thật nhiều cảm xúc về câu chuyện biến thiên của muôn vàn hạt phù sa màu mỡ chu du từ thượng nguồn sông mẹ Mekong rồi hoà mình vào biển lớn, như một huyền thoại về vùng đất sông chín rồng.

Huy Thế
 
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Hic hic, thương lele quá :) .

ĐTM đã đi hết 9 cửa sông và các vùng phụ cận. Băng qua đúng vị trí 9 cửa sông đổ ra biển nhiều lần vào các thời tiết khác nhau. Đã từng chạy đua cho kịp giờ đò chạy cũng như giăng võng ngủ chờ đò. Hôm nào rảnh sẽ dắt lele đi lại, thời gian cần thiết từ 2 - 4 ngày. Nếu lele muốn đi hết 9 cửa sông và trở về nhà trong 24h, liên hệ em Mới, lão Lang và lão Kong nhé.

P/S : Cái ghi chú của hình trên là sai đó. Cửa lớn nhất không phải là Trần Đề đâu mà là Định An (3Km), rồi cửa Đại (>2Km), Trần Đề chỉ đứng thứ ba thôi (khoảng 2Km). Còn nơi rộng nhất là cửa kép Cung Hầu - Cổ Chiên (7,5Km)

Tặng lele ánh hoàng hôn trên cửa Trần Đề (qua lần thứ n, ảnh chụp mùng 4 Tết Tân Mèo)

attachment.php


Ánh hoàng hôn đã tắt

attachment.php
 
Last edited:
Re: ĐTM nhỏ to tâm sự

Được anh Ba ma két, tự dưng phỗng lỗ mũi. Hành trình vượt 9 cửa sông lắm điều thú vị thật. Ấn tượng lắm lắm. Tuy nhiên việc đi và về luôn trong 24h như tính toán của chú Kong thì chưa thử. Chờ báo cáo của chú Kong vụ này

Anh Lele ới, công nhận anh siêng tìm tòi thông tin du lịch trên các mặt báo. Rất mong anh nhận được đóng góp những thứ như thế lày cho góc DTM. Tons of thanks
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,729
Bài viết
1,136,528
Members
192,531
Latest member
Duchaicuasat
Back
Top