What's new

[Cung TM] Du Xuân Đền Đô - Chùa Phật Tích thứ 7 ngày 23/2/2013

Cung do leader chuyên nghiệp tạo, có tính phí
Xin chào cả nhà , mình đang muốn đi Đền Đô - Chùa Phật Tích thứ 7 này ( ngày 23/2/2013),vừa là đi chơi và kết hợp đi lễ luôn,ai rảnh rỗi thì tham gia cùng với mình cho vui,đi 1 ngày chi phí chúng ta lệ quyên nhé,xăng các bạn tự đổ.Khi đi nhớ mang theo giấy tờ xe,áo mưa,áo khoác,và nên đi xe 2 gương ch an toàn nhé,công an giờ đang làm chặt..bạn nào muốn tham gia hoặc muốn biết chi tiết thì liên lạc nick yahoo:traitimbebong20032003,hoặc nhắn tin qua số ĐT:0915815730,mình sẽ trả lời các bạn.
Không chỉ là cái nôi của Phật giáo Việt Nam, chùa Phật Tích (Bắc Ninh) còn lưu giữ nhiều báu vật quốc gia...
Chùa Phật Tích, tên hiệu là Vạn Phúc tự nằm ngang chân núi Tiên Du (xã Phật Tích, huyện Tiên Du, Bắc Ninh). Phật Tích giữ vai trò quan trọng trong lịch sử Phật giáo Việt Nam, là nơi đầu tiên Phật giáo Ấn Độ truyền vào nước ta. Chùa được khởi xây vào thời Lý, và được xây lại nhiều lần nhưng đến năm 1947 thì bị quân đội Pháp đốt cháy hoàn toàn. Năm 1954 đến nay, chùa dần được khôi phục.
Hai bên đường lên là hàng thú đá gồm ngựa, trâu, tê giác, voi, sư tử quỳ trước cửa chùa. Những linh vật này được tạo trong thế chầu phục với ẩn ý sâu xa quy phục Phật pháp.
Trong khuôn viên di tích, vẫn còn lưu giữ những bức tường đá được xếp chồng lên nhau.
Năm 1057, nhà Lý cho dựng ở đây một tháp rất cao. Tuy nhiên, do bị tàn phá nên hiện khu vực này chỉ còn lại chân tháp nằm trên một diện tích rộng hàng chục mét vuông. Dựa vào móng này, người ta ước tính ngọn tháp cao khoảng 42 mét.
Việc trùng tu ngôi tháp cổ này nằm trong tổng thể dự án trùng tu chùa Phật Tích - di tích văn hóa lịch sử đặc biệt quan trọng của Quốc gia, với tổng dự toán khoảng 35 tỷ đồng, hoàn thành vào năm 2010.
Tương truyền, khi ngọn tháp này đổ, lộ ra một pho tượng Phật A Di Đà (cao 1,85 mét) bằng đá xanh làm từ thời Lý lớn nhất Việt Nam. Hiện, đây được coi là báu vật quốc gia và các bảo tàng lớn đều phiên bản bức tượng này để trưng bày.
Hiện, chùa Phật Tích còn có cả chục ngôi bảo tháp của chư Tổ, chư Tăng đã viên tịch.
Những tòa tháp bằng đá, rêu phong cổ kính.
Cuối năm 2005, Quan Âm Viện nằm trong khuôn viên chùa được xây dựng.
Còn trên đỉnh núi, việc thi công pho tượng Phật bằng đá cao 27 mét được cho là lớn nhất Việt Nam đang được gấp rút hoàn thành.
Riêng bệ và đài sen của bức tượng đã có độ cao cả chục mét.
Dự kiến, năm 2010, pho tượng khổng lồ này sẽ được hoàn thành và có hình dáng như trong bản phối cảnh treo tại chùa.
Còn hiện giờ, nhìn từ xa, trên đỉnh núi, hình hài của bức tượng này đang dần hiện rõ.
Đền Đô nằm ở làng Đình Bảng, xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Di tích lịch sử văn hoá đền Đô đã được Nhà nước công nhận xếp hạng di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia theo Quyết định số 154 ngày 25/01/1991 của Bộ Văn hoá Thông tin - Thể thao và Du lịch.


Là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý. Đó là: Lý Công Uẩn tức Lý Thái Tổ (1009 - 1028); Lý Thái Tông (1028 - 1054); Lý Thánh Tông (1054 - 1072); Lý Nhân Tông (1072 - 1128); Lý Thần Tông (1128 - 1138); Lý Anh Tông (1138 - 1175); Lý Cao Tông (1175 - 1210) và Lý Huệ Tông (1210 - 1224).



Đền Đô - còn gọi là Cổ Pháp Điện hay đền Lý Bát Đế, đền được xây dựng vào thế kỷ 11 (1030), trên khu đất phía đông nam Hương Cổ Pháp, Châu Cổ Pháp (làng Đình Bảng). Khu đất này theo Thiền sư Lý Vạn Hạnh cho rằng nơi hội tụ của thiên khí, nơi có thế 8 đầu rồng chầu về. Tương truyền, xưa kia phía trước cửa đền là một khu rừng Báng, có dòng Tiêu Tương uốn khúc chảy qua.



Đền được dựng trên nền đất. Khi vua Lý Công Uẩn đăng quang và trở lại thăm quê hương vào tháng 2 năm Canh Tuất (1010), tại đây, nhà vua đã dừng thuyền rồng để đi thăm các bậc kỳ lão, yết lăng Thái Hậu và đo vài mươi dặm đất làm “Sơn Lăng cấm địa”. Dân làng Đình Bảng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua.



Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên ngôi kế vị vua cha, Ông đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa và chọn làm nơi thờ tự vua cha và cũng từ đó đền trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà.


Trải qua các triều đại Lý, Trần, Lê, đền Đô đều được quan tâm tu sửa và mở rộng, đặc biệt, đền được mở rộng nhất vào thế kỷ 17 (1602) với quy mô của 21 hạng mục công trình được sắp xếp theo kiểu “Nội công ngoại quốc”, xung quanh có tường thành vây bọc. Kiến trúc của đền có sự kế thừa phong cách cung đình và phong cách dân gian, tổng thể kiến trúc được kết hợp hài hoà, chạm khắc tinh xảo, thể hiện một công trình kiến trúc bề thế vững chắc nhưng không cứng nhắc trong khung cảnh thiên nhiên.

Năm 1952, đền Đô bị giặc Pháp chiếm và phá huỷ hoàn toàn. Từ năm 1989 trở lại đây, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, sự cố gắng của nhân dân Đình Bảng và tấm lòng công đức của nhân dân thập phương, Đền Đô đã từng bước được khôi phục, tìm lại dáng vẻ xưa của đợt trùng tu, mở rộng đền năm 1602 với các hạng mục công trình như: Nhà Hậu cung (80m²), nhà chuyền Bồng (80m²), nhà Kiệu (130m²), nhà để Ngựa (130m²), Thuỷ đình, Phương đình...



Căn cứ vào các dấu tích, các nguồn tài liệu và các hạng mục công trình đã được dựng lại cho phép chúng ta hình dung tổng thể kiến trúc di tích đền Đô như sau:




Đền Đô có diện tích 31.250m², gồm 21 hạng mục công trình lớn nhỏ. Trung tâm là điện thờ, nơi đặt bài vị và tượng của Tám vị vua nhà Lý, xung quanh có nhà chuyền Bồng, nhà Tiền tế, nhà Phương Đình, nhà để kiệu, nhà để ngựa, nhà Thuỷ Đình... Kiến trúc Đền đô được chia làm hai khu vực nội thành và ngoại thành.


Khu vực nội thành có diện tích 4.320m² , bố trí theo kiểu “Nội công ngoại quốc” bao quanh là tường gạch cao 3m, rộng 1m (hai bên xây gạch, ở giữa đổ đất) có hai cửa ra vào. Nội thành được chia thành Nội thất và Ngoại thất.



Nội thất bao gồm các công trình: Nhà Hậu cung- Nơi đặt ngai và bài vị thờ Tám vị vua Nhà Lý (Lý Thái Tổ, Lý Thái Tông, Lý Thánh Tông, Lý Thần Tông, Lý Anh Tông, Lý Cao Tông và Lý Huệ Tông). Nhà Chuyền Bồng có kiến trúc chồng diêm tám mái, các đầu đao uốn cong mềm mại. Ngoài ra còn có nhà để bia, nhà để ngựa, nhà để kiệu,... tất cả đều được xây dựng công phu, đắp, chạm khắc tinh xảo.



Ngoại thất gồm nhà vuông, kiến trúc kiểu chồng diêm tám mái, 8 đầu đao cong vút mềm mại. Khu vực này có nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách, đền vua Bà (đền thờ Lý Chiêu Hoàng)



Đền Đô với kiến trúc độc đáo mang tính giá trị nghệ thuật, cảnh trí hữu tình và mang trong mình một giá trị lịch sử văn hoá đậm nét của Vương Triều Lý nói riêng và lịch sử dân tộc nói chung. Đền Đô xứng đáng với lời ngợi ca



“ Đền Đô kiến trúc tuyệt vời

Thăng Long đẹp nhất, đẹp người ngàn năm”
 
Re: Tìm người đi phượt du xuân Đền Đô - chùa Phật Tích thứ 7 ngày 23/2/2013

lùi xuống cn được không bạn, mình cũng đang muốn đi phật tích :p
 
Re: Tìm người đi phượt du xuân Đền Đô - chùa Phật Tích thứ 7 ngày 23/2/2013

bạn ơi đi chùa ko lùi đc với cả chủ nhật là rằm nhìu người bận khó đi lắm,các bạn cố gắng thu xếp đi cùng cho vui nha.Ai đi thì mai 8h sáng tập trung ở Nhà Hát Lớn nhé,có gì liên lạc với mềnh nha..
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,161
Members
192,387
Latest member
osteklenie_ceOa
Back
Top