Với riêng bạn Ti Quau, bạn nên apply đi chơi ở các nước khác trong schengen zone sẽ hợp lý hơn, như Pháp, Ý, TBN...(bạn có thể tìm hiểu trong các topic liên quan đến visa các nước này). Bạn có được visa schengen rồi thì đi sang Đức như đi từ Hà Đông về Hà Nội, hay từ Củ Chi lên Quận 1 thôi, chẳng ai kiểm soát bạn cả, nên không có khái niệm từ Pháp nhập cảnh sang Đức đâu.
Mình nói khó không phải để dọa bạn, mà chỉ để bạn hình dung được bạn sẽ phải làm gì nếu apply visa Đức. Nếu bạn có đủ giấy tờ, đúng với mục đích như nó quy định, lấy visa Đức rất dễ. Ngược lại, để lấy được visa Đức một cách tự do (dạng visa du lịch như các nước khác) là cực khó. Với bọn Đức, nó tự xem là số một, luôn xem phần còn lại EU (chưa cần nói gì thế giới thứ ba như VN) dưới hẳn một bậc, nên nó có những khắt khe nhất định.
--------------
Vài ba dòng về Đức hiện tại:
Ngành du lịch không phải là thế mạnh của Đức và nó không xúc tiến quảng bá lĩnh vực này như các nước khác. Với nó, nó không có nhu cầu thu ngoại tệ từ người nước ngoài, nên nó hầu như không cấp visa du lịch (VN và một số nước đang phát triển nằm trong nhóm đối tượng này) để thu hút người nước ngoài sang nước nó du lịch. Thực tế, người đi du lịch thì ít, mà tìm cách ở lại (hợp pháp và bất hợp pháp) là nhiều để hưởng cái chế độ an sinh xã hội của nó. Lượng người nước ngoài hiện tại, trong đó có người Việt (chính thống và ngoài luồng) đã làm mệt cái chế độ của nó lắm rồi. (Có lần thằng bạn nó hỏi câu mà mình không biết trả lời thế nào: Sao mày không về xây dựng đất nước mày, ở đây làm gì!?)
Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa, Đức cũng không thể đứng ngoài thời cuộc. Từ ngày ông Philips Rösler (gốc Việt) trở thành người nước ngoài đầu tiên, và duy nhất đến nay giữ chức trong Chính phủ Liên bang (trước là Bộ trưởng Y tế, nay đã là Phó TT, kiêm Bộ trưởng KT và Khoa học), chính sách thu hút người nước ngoài đến với Đức đã cởi mở hơn so với chính phủ trước đó, nhưng chỉ thu hút nhân tài ở một sỗ lĩnh vực mà Đức đang thiếu nhân lực thôi (như toán, IT, sinh hóa...).
Phần lớn EU đang khủng hoảng, đồng Euro nguy cơ bị vỡ, nhưng nó vẫn ngon lành. Chỉ vì là vị thế của đầu tàu EU, và là nước sáng lập ra đồng EURO, nên nó mới phải ra tay cứu các nước còn lại, như Hy Lạp, Ý, TBN... Chứ bản thân nước Đức vẫn tự vận động, phát triển rất bền vững.