What's new

[Chia sẻ] Fansipan, giấc mơ không hoang đường (tháng 8/2010)

Với 1 thằng dân văn phòng suốt ngày ngồi điều hòa, ôm bàn phím như tôi thì Fansipan có vẻ như một giấc mơ hoang đường. Nói không ngoa nhưng từ 2002 tôi đã nghĩ tới việc chinh phạt Fansipan nhưng lúc đó vì rất nhiều lý do khác nhau, tôi đã không thể thực hiện được ý định này. Đầu năm 2007 tôi có được đọc 1 phóng sự leo Phan của 1 thành viên trên vnphoto và lúc đó thay vì hiện thực hóa ý định của mình, tôi lại nản vì thấy hành trình quá gian nan và vất vả. Fansipan bỗng dưng trở nên hoang đường hơn bao giờ hết. Tuy vậy khi ngồi với các đồng nghiệp, mỗi khi có ai nhắc tới Fansipan thì tôi vẫn to mồm chém gió. Cho đến hơn 1 năm trở lại đây, leo Fansipan bỗng trở lên thịnh hành. Các chủ đề về Fansipan trên các điễn đàn ngày càng nhiều lại khiến cho tôi rạo rực trở lại, tôi hạ quyết tâm biến điều hoang đường thành sự thật. Dẫu vậy mọi việc vẫn dừng lại ở đó cho đến khi công ty tôi chọn Sapa là điểm đến cho hoạt động gặp mặt thường niên năm nay. Kế hoạch ban đầu là vào ngày 10/9. Tôi gửi email cho toàn bộ công ty thông báo là tôi sẽ leo Phan trong dịp này và nếu bạn nào có hứng thú thì hãy tham gia. Cuối cùng có 7 đồng nghiệp trả lời sẽ đi với tôi. Danh sách chốt lại vào ngày 20/7, chúng tôi có gần 2 tháng chuẩn bị. Tôi gửi các bạn kế hoạch luyện tập và yêu cầu tất cả thực hiện theo. Vì tôi là người nhiều tuổi nhất và cũng là trưởng đoàn nên tôi tập tành khá nghiêm túc. Các bạn khác cũng có tập nhưng không đầy đủ lắm và có 1 bạn đã phải trả giá, tuy không đắt lắm nhưng cũng nhớ đời.

Trước ngày khởi hành khoảng gần 1 tháng, trưa nào anh em cũng ngồi bàn tán về chuyến đi. Đủ các loại tình huống được đưa ra phân tích. Nào là đang ngủ mà lũ quét hoặc lở đất thì thế nào. Nào là giấy tờ tùy thân phải luôn đi bên mình, đề phòng trường hợp chết không nhận dạng được, blah blah. Nói chuyện chết chóc mà cười như ngô rang, càng gần ngày đi tinh thần càng lên cao.

Vì nghĩ là sẽ chỉ đi 1 lần cho biết, tôi quyết định chọn tuyến Cát cát – Trạm tôn, một tuyến đi khá xương xẩu ngay cả với người đã từng leo Phan. Thời gian thông thường cho tuyến này là 4 ngày 3 đêm nhưng tôi rút ngắn còn 3 ngày, 2 đêm, khó khăn lại tăng thêm 1 phần. Tuy nhiên đấy chưa phải là hết. Gần đến ngày đi thì kế hoạch họp mặt công ty có thay đổi sớm lên nửa tháng nên chuyến leo Phan cũng phải sớm lên theo. Kế hoạch mới là ngày 24/8, vừa hay đúng dịp cơn bão số 3 (Mindulle) tấn công. Thật không còn gì tuyệt vời hơn, nó khiến chuyến đi của chúng tôi trở nên vô cùng gian nan, nhưng cũng không kém phần thú vị. Cũng vì kế hoạch thay đổi, hai bạn đã đăng ký không thể tham gia được, đoàn còn lại 6 thành viên, 5 nam, 1 nữ.

Cuối cùng thì ngày khởi hành cũng đến. Ngày 23/8, dự đoán về đường đi của bão số 3 là sẽ đến vùng Tây bắc rồi suy yếu gây mưa lớn. Tối 23 nghe thời sự nói Yên bái vừa lở đất làm chết mấy người, toàn tin dữ. Vậy nhưng anh em vẫn khoác ba lô lên tàu, tên đã lắp vào cung không thể không bắn.

Sáng sớm ngày 24/8 đến Sapa, trời không mưa không nắng. Mọi người tinh thần phấn chấn lắm mặc dù ngủ đêm trên tàu cũng không được sâu, phần vì tàu lắc lư, phần vì hồi hộp. Chúng tôi về ks cất đồ, tắm rửa rồi đi ăn phở. Sau đó xe của Phonglan tour đưa chúng tôi đến bản Cát cát để khởi hành. 9h20 đoàn bắt đầu công cuộc chinh phạt.

Chụp 1 kiểu ảnh cả đoàn trước khi leo nào. Bác porter ló đầu trong ảnh là đội trưởng đội porter, 47 tuổi.

 
Nửa tiếng đầu tiên khá dễ dàng, tôi vẫn đeo cái máy ảnh nặng 1,6kg trước ngực để chụp được.

Bắt đầu leo dốc, con dốc này có bậc thang, quá ư là đơn giản.
.


Hai người dân tộc gùi ngô và đoàn Porters, bác nào cũng 30-40kg trên lưng.
.


Lên đỉnh dốc, trời hửng nắng phía xa xa.
.


Lại tiếp tục đi xuống
.

.

.
 
Lúc này mới bắt đầu, sức khỏe còn dồi dào, dốc này còn đơn giản. Vậy nhưng anh bạn đồng nghiệp tên D của chúng tôi xuống dốc có vẻ khá chật vật, báo trước một tương lai ảm đạm cho chính anh
.

.


Cát cát được cho là tuyến dài nhất, khó nhất, cũng là tuyến đẹp nhất. Nhưng trong cả quá trình đi tôi gần như không thấy có hoa ngoại trừ đỗ quyên. Phải vào mùa xuân lúc có nhiều hoa nở thì đi tuyến này mới thấy hết vẻ đẹp của nó.
.

.


Dòng suối đầu tiên gặp trên đường đi.
.

.

.
 
Chiếc cầu tre chênh vênh nhỏ bé..
.


Con suối này đi vào mùa khác thì nước cũng cạn thôi, không cần bắc cầu cũng qua được.
.


Sau nửa tiếng khởi động, đoàn ngồi nghỉ bên bờ suối chuẩn bị cho màn tăng tốc.
.


Nghỉ ngơi 1 lát là bắt đầu leo thực sự. Đoạn này có nhiều vắt, các porters thì chân trần đi dép, quần xắn cao trong khi anh em thì giầy, tất, tất chống vắt, tất nylong tùm lum. Leo được 10 phút thì cả đoàn dừng lại thở hồng hộc, mặt ông nào ông ấy tái dại, mồ hôi đầm đìa. Mọi người nhìn nhau méo mó, đành động viên nhau là mình thế này ăn thua gì, nhìn các anh porters gùi nặng mà còn đi băng băng thế kia mà. Nghỉ một lát rồi lại đi tiếp. Có những đoạn khá nguy hiểm, chỉ rộng độ 20cm, bên trái là núi, bên phải là vực. Sểnh chân một cái là lên nóc tủ ngay. Tôi không dám mạo hiểm nên cất máy vào balo, đeo găng tay vào vừa đi vừa bám. Về sau xem lại thì đoạn này không ai có ảnh minh họa vì lúc đấy ai cũng phải tập trung tinh thần cao độ, đánh hơi còn phải nhịn nói gì đến chụp ảnh.

Sau khoảng 1 tiếng thì đến 1 chỗ bằng phẳng có nhiều hoa đỗ quyên, lại nghỉ ngơi tiếp. Kiểm tra lại thì hầu như ai cũng bị vắt tấn công, không ít thì nhiều.
.

.
 
Anh D béo, đến đây thì anh bị chuột rút. Bác porter đội trưởng phải ra xoa bóp bấm huyệt 1 lúc.
.


Sau này bạn nữ duy nhất đoàn kể lại là em mệt quá cứ có ý chờ anh D đuổi kịp thì rủ quay về nhưng anh ấy đi chậm ơi là chậm em chờ mãi chả được nên đành leo tiếp :D. Về sau bạn nữ này lại là người khỏe nhất. Đúng là tuổi trẻ sức khỏe tiềm tàng, chỉ cần biết khai thác đúng cách là được.

Chả có gì chụp ngoài đỗ quyên
.


Chỗ nghỉ này có nhiều phân trâu, không rõ trâu lên theo lối nào, chắc chắn không phải theo lối chúng tôi vừa đi qua rồi. Tôi động viên anh em trong đoàn là đến trâu còn leo lên đây được, chả lẽ mình thế này lại không bằng con trâu :D.

Nghỉ ngơi khoảng 15’ đoàn lại đi, xung quanh vẫn chưa có gì đáng ngắm, toàn trúc là chính. Bác porter bảo đi tiếp độ tiếng rưỡi nữa thì nghỉ trưa. Khoảng 11h20 thì đoàn tới 1 cái lán. Tôi và 1 bạn nữa đi đầu tiên thấy 1 anh porter ngồi rửa tay bên 1 con lạch nhỏ, hỏi anh đi tiếp đường nào thì anh chỉ lên trên. Đường Cát cát rất dễ bị lạc cho nên porters luôn đi cùng đoàn chứ không đi trước. Hai chúng tôi leo tiếp lên trên 1 đoạn thì nghe tiếng gọi, ngoảnh lại nhìn thấy mấy bạn đi sau đang vẫy tay xuống. Các bạn cũng mệt rồi nên thấy lán là muốn nghỉ luôn chứ thực ra đây chưa phải điểm nghỉ trưa dự kiến. Đang chần chừ định gọi các bạn đi tiếp thì trời đổ mưa, đành phải tụt xuống nghỉ vậy. Hy vọng ăn xong trời tạnh.

Bữa trưa có cơm nắm muối vừng + thịt rang, tráng miệng dưa hấu. Lúc này chỉ có món dưa hấu là ngon nhất, làm luôn vài miếng.
.


Ngồi trong lán chụp ra ngoài
.

.
 
Ăn xong trời vẫn mưa không ngớt. Các bác porters giục đi tiếp không thì không kịp đến điểm hạ trại. Mặc dù được dậy là ăn xong phải nghỉ nửa tiếng cho tiêu cơm nhưng cả đoàn vẫn phải trùm áo mưa lê bước tiếp. Anh D béo đi một đoạn thì kêu đau bụng vì không quen kiểu ăn xong là vận động ngay. Đợt này đi bao nhiêu vấn đề cứ nhè anh D mà tấn công, khổ thế.

Đường này thì chỉ có xuyên rừng thôi chứ chả có đường mòn như Trạm tôn đâu
.

.


Lầy lội
.

.


Đôi khi là 1 khúc cây bắc qua
.


Hoặc phải vạch lá mà đi
.
 
Trời lúc mưa lúc tạnh rất khó chịu. Cởi áo mưa ra thì sợ lại mất công mặc vào mà cứ để áo thì lại nóng.

Một con suối nhỏ trên đường
.


Con dốc đầu tiên phải trèo bằng cả chân lẫn tay
.


Đi tuyến này kiểu gì cũng ướt giày, kể cả là giày chống thấm. Tôi rút ra kinh nghiệm là nên mua loại giầy thoát nước hơn là giày chống nước. Khi lội suối nước vào trong giầy lõng bõng, nếu có lỗ thoát nước thì sẽ cải thiện rất nhiều chứ đi giầy mà nước lõng bõng ở trong rất khó chịu. Bắt đầu từ đây đường liên tục có các đoạn dốc đứng phải dùng tứ chi để leo trèo, mà dốc rất lầy lội và bẩn. Máy ảnh chỉ có nước cất vào balo chứ không thể đeo cổ được nữa. Ngay cả các bạn dùng máy du lịch bỏ túi cũng không bạn nào lấy ra chụp vì tay chân bẩn thỉu lấm lem hết cả. Với lại cảnh vật cũng không có gì đặc sắc ngoài cây với cây. Trời thì âm u mù mịt, người thì mệt mỏi không còn tý cảm hứng sáng tác chút nào.

Anh D béo liên tục bị chuột rút, mặt mũi nhăn nhó lê từng bước chậm chạp. Bác porter đội trưởng phải đi chặn hậu kèm anh. Các anh em khác thì leo trước đến chỗ nào bằng phẳng lại ngồi nghỉ. Khi anh D leo đến nơi ngồi chưa kịp duỗi chân ra thì cả hội lại phủi đít đứng dậy leo tiếp. Anh D cáu bảo từ từ đã, nghỉ ít thế thì nghỉ làm *** gì làm cả đoàn cười phá lên.

Đường Cát cát quả thật là khoai, leo hết dốc này lại đến dốc khác. Nhiều lúc ngước lên trên thấy một khoảng trời cứ tưởng lên đó là bãi trống để nghỉ ai dè tới nơi thì phải rẽ sang một cái dốc khác để leo tiếp. Leo dốc dùng tay rất nhiều. Mặt cắm xuống đất, mông thằng trước chổng vào mũi thằng sau, tay bám vào rễ cây, cành trúc hoặc đá mà vịn. Rễ cây thì còn chắc chắn chứ đá với cành trúc thì phải rất thận trọng. Đá thì trơn và có thể bật tung ra vì đất ướt, cành trúc thì rễ yếu hoặc bản thân cành cũng yếu có thể gẫy như chơi nên phải lay thử trước rồi mới dùng sức mà vịn. Kinh nghiệm là cứ tóm lấy vài cành màu xanh một lúc.

Ngồi nghỉ 1 lát. Tôi leo trèo 1 lúc thì không chịu được phải cởi ống quần ra thành quần cụt như các anh porters. Lúc đó thì cũng chả cần quan tâm đến vắt nữa.
.
 
Hehe, trông các bác đúng là những công tử, chả trách phải vất vả thế. Em đi rừng ở quê nhiều lúc cũng vãi ra dù quen rồi.
Ảnh của bác đẹp, kể theo trình tự thế thì bọn em dễ theo dõi và mường tượng những cung đường, thời điểm các bác đi. Nhân tiện bác tường thuật thì nhờ bác nói luôn có những trang bị nào vô dụng, những bất cập của nó để anh em rút kinh nghiệm.
Chờ bác tiếp tục !
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,319
Bài viết
1,175,192
Members
192,043
Latest member
sugarrushonline
Back
Top