What's new

Fansipan - Sapa đầu tháng 7 / 2010

Status
Not open for further replies.
Chào mọi người !

Tớ đang có ý định làm 1 chuyến leo Fan và du hí Sapa vào đầu tháng 7, tầm 7/7 trở ra. Bạn nào có hứng thú thì tham gia cùng nhé :D .

Email của tớ : [email protected]
Nick: giotbang_2004
ĐT: 094 686 1886

Sau đây là lịch trình dự tính của chuyến đi:

1. Tối hôm trước Đi tàu hoả từ Hà Nội lên Lào Cai,sau đó đi ôtô lên Sapa, như vậy sáng hôm sau đã ở Sapa rồi.
2. Lên Sapa đi tìm nhà nghỉ, gửi lại ít đồ đạc rồi leo luôn theo lối Trạm Tôn
3. Ngày đầu tiên leo tới 2800m, ngủ đêm tại đó.
4. Ngày thứ 2 leo lên đỉnh và đi về luôn. Chiều tối thì xuống tới Sapa. Nghủ tại nhà nghỉ
5. Ngày thứ 3 và thứ 4 đi chơi ở Sapa.
6. Tối ngày thứ 4 về Hà Nội, sáng hôm sau đã ở nhà :D

Sở dĩ tớ đặt lịch trình như trên là vì một số lý do :
- Chúng ta đi vào tháng 7, là mùa mưa, nước ở các con suối có thể dâng cao,nếu chọn con đường đi qua nhiều suối sẽ không an toàn. Do đó đi lên và đi về bằng đường Trạm Tôn là lý tưởng nhất, dù cảnh không đa dạng bằng lối Sín Chải.

- Thông thường leo Fansipan trong vòng 3 ngày 2 đêm, song như thế chi phí cho porter và guide đội lên cao lắm. Nếu chỉ mất 2 ngày 1 đêm thì sẽ rẻ đi nhiều. Tớ đã tham khảo một nhóm leo Fan vào đầu tháng 7 năm ngoái của anh họ, thấy hoàn toàn có thể lên xuống trong vòng 2 ngày 1 đêm.
Tuy nhiên ta vẫn dự trù trường hợp kéo thêm 1 ngày nữa, nếu các thành viên quá mệt.Như vậy lịch trình dự kiến chỉ có 4 ngày, song có thể kéo thành 5 ngày.

- Nếu đi nhanh như trên, và tiết kiệm đủ đường ở Sapa, chi phí dự tính có thể dừng lại ở mức 1tr5, bao gồm tiền tàu xe, tiền thuê nhà nghỉ, chi phí sinh hoạt chung, tiền thuê porter và guide, tiền mua vé lên fan.... Việc mua các đồ đạc cá nhân cần thiết cho chuyến đi thì không được tính vào đây. Mọi người tự mua thêm.

Lịch trình trên chỉ là dự kiến, có thể chỉnh sửa thêm trong quá trình mọi người tham gia và góp ý.

Từ giờ tới lúc đi còn tầm 1 tháng. Chúng ta sẽ có vài buổi offline để bàn về chuyến đi, chốt danh sách và kiểm tra thể lực .

P/s: Tớ sinh năm 90 cho dễ xưng hô nhé.
 
Last edited:
Bao giờ các bạn đi, báo dùm bimbip trước 1 hôm nhé.
Nhờ các bạn mang lên vườn Quốc Gia chút quà cho bé Khuyên giúp bimbip (Nếu các bạn đi theo vườn Quốc Gia)
Trước nhóm mình đi em Khuyên và vườn Quốc Gia rất nhiệt tình nên cả nhóm có chút quà muốn tặng em ý - nhỏ nhỏ xinh xinh thôi hihi
Cám ơn các bạn trước nhé.
Bimbip.
 
Mọi người tham khảo qua list đồ chuẩn bị này nhé:

1 Chuẩn bị trang phục

- Yêu cầu chung là: Gọn nhẹ giữ ấm khi lạnh, thoát khí nóng, chống trầy xước , dễ cử động, thấm mồ hôi, chống nước, chống vắt, côn trùng.

- Giày/dép: Loại giày có đế và mũi cứng, có gai để bám, cổ cao. Loại giày bộ đội là giày được nhiều người dùng, tuy nhiêm loại giày này quá mỏng, không đủ ấm. Giày Trek giá từ 150 – 200.000 vnđ. Trường hợp tiết kiệm có thể dùng giày bộ đội giá từ 30 – 45.000 vnđ. Giày nên được khâu trước khi đi và đi trước 1 tuần cho quen chân. Trường hợp giày ướt có thể phơi trước bếp lửa tại các trại.

Giày leo núi có nhiều loại tuỳ theo thời tiết mà ta chọn loại dày cho thích hợp. Nếu trời nắng nên chọn loại của bộ đội là tốt nhất vì loại này mềm dễ di chuyển lại thoáng không bị ra mồ hôi chân, dây trên cổ rất sát cổ chân và chắc chắn, Nên chọn cỡ dày vừa với chân mình không được kích chân sẽ đau chân, có đế mềm và ma sát tốt khi di chuyển loại này ở Sapa bán rất nhiều và rẻ.

Mang theo 1 đôi dép nhựa nhẹ, loại dép tổ ong để dùng khi nghỉ tại các trại.

- Quần: Nên mặc 1 loại quần nịt chặt vào người. Giống loại quần đi ngủ. Loại quần này khi mặc sẽ giữ ấm cho cơ thể, bên ngoài mặc loại quần rộng, có nhiều túi (không mặc quần Jean) hoặc quần soóc vào mùa hè cho thoải mái. Quần nịt khi mặc sẽ được trùm bởi tất dài khi đeo giày. Không cần thiết phải dùng tất chống vắt (một phần vì các đường lên Fanxipan hiện nay ít hoặc không còn vắt).

- Tất: loại tất dài, cotton, màu. Nên mang theo từ 2 – 3 đôi. Thay tất tại điểm nghỉ ngay lập tức khi bị ướt. Tất dài khi đi trùm quần nịt.

- Găng tay: Loại găng tay có các hạt nhựa bên trong lòng. Tốt nhất là loại găng tay bằng da, không thấm nước.

- khăn (khăn quàng cổ bằng len ấm, dùng cho mùa đông hoặc cơ thể chịu lạnh kém, không nên đeo khi đi ngủ gây khó thở)

- Quần lót giấy

- Áo lạnh. Luôn mang theo 1 áo ấm mùa đông. Áo ấm được dùng cho buổi tối và có thể dùng khi đi ngủ. Nên chọn quần áo chất liệu cotton mềm thoáng gọn gàng rễ di chuyển. Nên mang theo 2 bộ một bộ mặc trên người một bộ để thay, nếu có thể thì mang theo một bộ ngủ là tốt nhất. Nếu trời mưa nên mang theo bộ quần áo chống thấm nước thì tốt vì mặc áo mưa rất khó khăn trong việc di chuyển.

- Bọc cổ chân, gối: Là một đoạn ống băng đàn hồi, có tác dụng để cố định gân, dây chằng, cơ… khỏi bị bong gân hoặc dãn cơ trong quá trình bạn dịch chuyển. Đa số các loại bọc gối đang bán trên thị trường chỉ có một cỡ, không điều chỉnh được độ căng, và chưa thật phù hợp cho các hoạt động gập chân quá mức như leo núi. Ngoài ra phần lớn loại này được làm bặng sợi polyester và sao su, ép chặt chân lâu dễ gây kích ứng da. Vì bọc quá chặt nên cử động gối khó khăn, thậm chí ngăn cản việc lưu thông máu. Bọc cổ chân hở gót có tác dụng tránh bong gân khá tốt. Có một loại bọc quấn có thể điều chỉnh mức độ chặt có lẽ là phù hợp hơn. Vậy nên bạn phải cân nhắc xem mình có cần cái bọc chân (loại hiện có) hay không.

- Rất cần thiết nên chọn loại mềm có vành rộng, quai vì lên đến độ cao 2.500m gió ở đó tương đối mạnh. Nên mang theo 1 mũ len để trùm đầu, tai khi đi ngủ ấm và rất tốt cho sức khoẻ của bạn.

- Để đảm bảo sức khoẻ nên mang theo khăn quàng cổ khi bạn ngủ ở độ cao thời tiết sẽ lạnh quàng khăn sẽ ấm cổ tránh bị cảm ở trong rừng. có thể dùng để băng bó vết thương. Bạn đừng quên mang theo khăn rửa mặt, bàn chải kem đánh răng, dao cạo dâu đối với Nam.


2.Trang thiết bị:

- Đèn pin: Nên mang theo mỗi người 1 cái đèn pin nhỏ loại tích điện tốt. Nếu mua được loai đèn soi ếch đeo trên đầu là tốt nhất vì loại này tích điện khoảng 8-10h lại cực sáng. Để khi chúng ta đi vệ sinh hoặc đi lại trong đêm tối đặc biệt phòng khi có sự cố không may như phải đi chuyển trong đêm tối, cấp cứu trong rừng... Đoàn đông nên mang theo đèn tích diện loại công suất lớn hoặc máy phát điên loại nhỏ. Nên mang theo nến để thắp sáng trong khi dùng bữa tối có thể cắm nó vào cây trúc sau đó cắm xuống đất
- Máy ảnh: Nếu Bạn không phải là nhà nhiếp Ảnh chuyên nghiệp thì nên mang máy ảnh chụp tự động dạng mini du lịch nhỏ gọn vì đường rừng rất rễ bị va chạm vào đá, cây rừng nên cho vào bao đeo trước ngực, nhớ mang túi nilon nhỏ phòng khi trời mưa sẽ hỏng máy ảnh.
- Dao.
- Gậy leo núi : Có nhiều loại như Gậy bằng kim loại nhẹ, có lò so đàn hồi, điều chỉnh được độ dài ngắn khác nhau tuỳ theo chiều cao của bạn, thu ngắn lại rắt sau balô được khi không cần thiết rất tốt loại này đắt để giảm chi phí Bạn có thể thuê ở Sapa, Loại khác là loại gậy thông thường bằng cây trúc già trên rừng đặc điểm chắc chắn không đàn hồi bạn có thể nhờ poster chặt trên đường đi.
- Balo.
Nên chọn loại nhỏ gọn có dây đeo chắc chắn nếu đứt dây balo thì rất phức tạp. Nên mang theo khoảng 5-8 kg trong balo để tiện cho việc di chuyển. Bạn nên sạc pin điện thoại thật đầy trước khi đi và nên mang theo 1 túi ninông nhỏ để đựng điện thoại và máy ảnh phòng khi trời mưa.

3. Về đồ ăn:

- Nên ăn chín uống sôi mang những đồ ăn đơn giản nhẹ nhưng giàu chất dinh dưỡng như các loại rau được nuôi trồng tại Sapa. Bữa sáng thường mang theo phở gói, mì gói đựng trong bát nhựa bán sẵn ngoài siêu thị, Coffee, trà gừng là tốt nhất, Bữa trưa mang theo bánh mì loại Baget ăn cùng trứng luộc, dưa chuột cà chua hoặc bơ, mứt, phomát. Bữa tối nấu ăn bình thường. Bạn nhớ mang theo giấy ăn, tăm, giấy vệ sinh, dao gọt hoa quả... Nên mang theo một số loại quả có hàm lượng dinh dưỡng cao như quýt, cam, soài… để ăn dọc đường lấy lại sức.
- Nước uống: Mỗi người khoảng 3 - 4 chai nước lọc nhỏ. Nước nên uống nhấm nháp làm nhiều lần không nên uống đầy bụng sẽ rất khó di chuyển và dễ bị tức bụng. Khi mệt nên hít thở bằng mũi cho đỡ hại phổi và thở ra bằng miệng sẽ giữ được sức bền tốt hơn.
- Nên mang theo một số loại thuốc tiêu chảy, thuốc cảm cúm, dầu gió, cồn y tế, bông, băng gạc, miêng dán Salonpas và một số kẹo mang hàm lượng dinh dưỡng cao như Socola, kẹo béo tăng lực, chè sâm cao nóng, kem chống muỗi,vắt …

Khoản thuốc men có thể góp tiền mua chung. Những thứ còn lại tinh thần là mỗi người tự trang bị, nếu thích thì rủ nhau đi mua cùng cho vui thôi :D.
@ Chị Thảo phụ trách khâu y tế : so với list trên thì có cần mua thêm gì kô hả chị ?
 
Cái này cũng là em cóp nhặt được, giá cả và địa điểm đều chỉ mang tính chất tham khảo thôi nhé.

CÁC ĐỊA ĐIỂM MUA ĐỒ

Ngoài hai địa chỉ 36 Nguyễn Thái Học, 110 Yết Kiêu hoặc ngã tư Nguyễn Du, Yết Kiêu , thì các bạn có thể tham khảo ở đây:
1. Giầy bộ đội mua ở Lê Duẩn 25-30k/đôi.
2. Tất dài(nếu của bộ đội) mua ở Lê Duẩn 7k/đôi ( 3đôi )
3. Găng tay mua ở Yết Kiêu 6k/đôi (1or 2 đôi), mua găng mềm nhẹ ở Trần Quốc Toản, 4k/đôi
4. Giầy nilong mua trong siêu thị Fivimart Trần Quang Khải 2,5k/2đôi. (6 đôi vì rẻ)
5. Bọc đầu gối mua ở Hàng Đẫy 15k/đôi (1đôi)
6. Bọc mắt cá chân mua ở Hàng Đẫy 15k/đôi (1đôi)
7. Còi mua ở hàng đẫy nốt
8. Nếu pác nào muốn mặc cả bộ rằn ri cho nó hoành tá tràng thì có thể mua ở 110 Yết Kiêu 65K/1bộ
Kiot HUY-PHUONG-31/122 Le Duan-HN

giầy chống vắt 70k/1đôi- số lượng trên 10 đôi là 60k
găng tay có gai 12k
áo mưa loại tốt 60k
tất chống vắt 10k
mũ biên phòng 15k

-Chỗ mua miếng dán giữ nhiệt : miếng này hình như tốt lắm, thấy mấy đoàn đi rồi bảo thế: mua ở 1 hiệu thuốc tương đối nhỏ, đối diện với CT9 Định Công, ở gần chỗ Chợ Xanh Định Công. Nếu đi từ phía chợ Xanh ra khu đô thị mới thì nó nằm phía bên phải, đi qua một cái phòng khám lớn lớn và một dãy cửa hàng.
15K/miếng dán
 
I/thuốc khi đi du lịch bụi

1.Urgo loại nhỏ và to
2. Smecta- thuốc của PHÁP có tác dụng chống rối loạn tiêu hoá, đặc biệt thuốc rất dễ uống( ko đắng như becrerin). Giá 3500k/1gói
3. Deep heat hay salonpas gel: nhỡ có đau chân đau tay vì leo trèo, đi lại nhiều
4. Efferagal (chả biết viết đúng chưa) - đau đầu, cảm sốt.
5. Multivitamin - C sủi
6. Nautamine - thuốc say xe (nếu đi nhiều = ô tô)
7. Natriclorid 0.9% - nhỏ mắt.
8. Orezol - bù nước khi hoạt động nhiều
9. Đường viên glucose tan trong nước lạnh - k phải thuốc nhưng khá hiệu quá - 1 phát tỉnh ngay
10.Băng gạc cứu thương ( thường vẫn mang theo 2 - 3 cuộn nhỏ) và 1 cuộn băng bong gân
+ xịt côn trùng cắn
+ Bông ngoáy tai ( dùng đc nhiều mục đích ví dụ khi cần bôi thuốc vvv cũng có thể dùng)
+ Nhỏ mắt, và thuốc đau mắt dạng kem ( mình thường dùng là chloxit –H, của Hunggary cực tốt, ko của Vn cũng tạm) dùng để bôi côn trùng cắn hoặc vết xước nhẹ luôn.
+Dầu xanh. Cái này cực kỳ hữu dụng. Cảm, sốt, lạnh, đau bụng, sổ mũi, đau nhức nó đều chơi tất mà.
11. oxy gia

II/ NHUNG DIEU CAN BIET

1/ Tìm hiểu
Trước lúc đi leo nên đọc nhiều tài liệu liên quan , về địa hình , thời tiết kinh nghiệm , sức khoẻ ,.....
Có thể liên lạc với các chuyện gia để sinh ý kiến
2/Kiểm tra
Bạn nên kiểm tra sức khoẻ của minh và cả kĩ năng nữa . Bạn không thể leo lên phanxibang nếu bạn chưa từng biết một ngọn núi là gì ? Tốt nhất nên tích trữ kinh nghiệm leo núi . Còn nữa , hãy học và đọc những kĩ năng sơ cứu và phải có hiểu biết về các loại cây cối cũng như địa hình ở ( cái này nên chuẩn bị nhiều ở phần một )
3 /
Các dụng cụ :
Mình không phải dân leo núi nên không rõ lắm về nhiều dụng cụ , nhưng đi leo núi thì phải có dungj cụ leo núi ( đương nhiên ) còn xịn hay dởm thì tuỳ vào túi tiền của bạn , tốt nhất nên mua xịn để bảo đảm tính mạng .
Lếu , thực phẩm , máy ảnh kiêm máy quay phim , bàn chải ......
Bạn phải đảm bảo là những vật phẩm của bạn mang theo có thể sử dụng vào thời gia gian ban leo núi . Không mang thừa hay mang thiếu .
Thường thì người ta mang rất nhiều những khi leo lên ngọn núi như thế người ta thường đi theo đoàn nên không sợ nặng .
4 /
Và điều cuối cùng là sự đam mê , lòng nhiệt quyết và ý chí của bạn .

5/Có hơn 20 vật dụng bạn cần phải chuẩn bị: Gậy, Kẹo, Bật lửa, Mắt kiếng có dây đeo, Tránh mặc áo len, Nón, găng tay giữ ấm, không thấm nước, Son tránh nẻ, kem chống nắng, kem chống khô da, Balô, Giày leo núi, ... Bên cạnh một chế độ tập luyện thể dục nghiêm túc. Bạn đừng lo khi phải mang quá nhiều vật dụng khi leo núi vì luôn luôn có sẵn các porter (người khuân vác) sẵn sàng mang vác hành lý cho bạn, chỉ cần trả một khoảng tiền theo mức có sẵn ở các khu du lịch.

Dưới đây là các vật dụng quan trọng không thể thiếu trong một chuyến du lịch qua đêm:

- Gậy: có thể là gậy chuyên nghiệp cho leo núi hoặc chỉ cần một cành cây chắc chắn. Gậy sẽ “đỡ” cho trọng lượng cơ thể của bạn rất nhiều nhất là những lúc “ xuống núi”.

- Kẹo: khi leo núi bạn luôn có cảm giác khô cổ nên kẹo ngậm, kẹo chewing gum, xí muội , muối … đều giúp cho tuyến nước bọt hoạt động, giảm khô cổ.

- Bật lửa: bật lửa có thể giúp bạn đề phòng rất nhiều rủi ro trong khi leo núi như lạnh, lạc đường…

- Mắt kiếng có dây đeo: mắt kiếng cận hay kiếng mát đều cần có dây đeo để gắn vào cổ để phòng rơi mất.

- Tránh mặc áo len: áo len thường không kín vì có nhiều lỗ nhỏ nên gió lùa vào bạn sẽ không giữ được ấm. Áo nỉ là lựa chọn tới ưu.

- Nón, găng tay giữ ấm, không thấm nước: có nhiều đỉnh núi cao, khi leo núi bạn phải đối diện với cái lạnh, mưa… do đó nón, găng tay nên chọn loại không thấm nước. Nên chọn nón bịt che kín mũi, miệng, tai.

- Son tránh nẻ, kem chống nắng, kem chống khô da: các loại mỹ phẩm này cần thiết cho cả nam lẫn nữ. Vì khô môi, khô da sẽ khiến cho bạn có cảm giác đau rát.

- Đồng hồ điện thoại: đây là hai vật dụng chắc chắn là cần thiết. Khi đi leo núi ở nước ngoài, nên sử dụng dịch vụ roaming cho điện thoại.

- Balô: loại tốt, có chỗ để nước, áo mưa.

- Giày leo núi: loại tốt, có thể đi nước, có độ bám 4 hướng.

- Túi ngủ: nên chọn loại bằng nilông, không thấm nước.

- Còi: để đề phòng rủi ro, bạn nên mang còi, nhằm báo tin.

- Dao: đa năng, có thể cắt, gọt, rọc…

- Đèn pin đeo trán: để đề phòng khi trới tối mà vẫn chưa đến nơi.

- Mứt gừng, bạc hà: có tác dụng làm nóng cơ thể.

- Chocolate, viên năng lượng: là nguồn cung cấp năng lượng gọn gàng nhất.

- Vitamin C: nên cho C sủi vào nước uống khi leo núi.

Bên cạnh đó, các dụng cụ khác như túi thuốc cấp cứu, giấy vệ sinh… là những thứ mà một người du lịch không thể nào quên.

Tập luyện trước khi leo núi

- Các bác sĩ đã tư vấn rằng, những người bị bệnh tim mạch, huyết áp, suy hô hấp và có thai không nên leo núi. Những ngày trước khi leo núi nên ăn đủ chất bổ dưỡng,đầy đủ vitamin C, uống đủ nước, hạn chế rượu bia, thuốc lá và quan trọng là cần ngủ đủ 7giờ trên ngày.

- Đối với những người đang dùng thuốc điều trị dài ngày thì đừng quên mang theo thuốc trong chuyến đi.

- Bạn cò thể tập đi bộ, chạy bộ, leo cầu thang, bơi, nín thở trong vòng 90 giây, đứng lên ngồi xuống từ 400 - 1000 cái liên tục, tập đứng thăng bằng một chân, nhắm mắt 90 giây… trước khi leo núi một tuần - một tháng để tăng độ bền, dẻo dai cho cơ thể.
Bên cạnh yếu tố sức khỏe thì việc nắm được nghệ thuật leo núi cũng rất quan trọng. Khi leo núi không nên dồn sức ngay từ đầu mà phải dàn đều, tránh bị đuối sức về cuối.
Trong quá trình leo cũng cần nghỉ ngơi, nhưng tuyệt đối không được nghỉ quá lâu, bởi nghỉ lâu máu sẽ dồn xuống tay, chân khiến khó thao tác.
Luyện thể lực
Theo kinh nghiệm của dân phượt, để có đủ sức khoẻ chinh phục thử thách mà không bị bỏ cuộc giữa chừng, yêu cầu đầu tiên là thể lực. Bạn nên tập thể lực 1 đến 2 tháng trước khi thực hiện chuyến leo núi Fan. Đầu tiên là khởi động kỹ các khớp, để tránh gây ra chấn thương lãng xẹt như: khớp háng, đầu gối, mắt cá chân... Bước tiếp theo kết hợp đi bộ, leo cầu thang hoặc chạy trong thời gian ít nhất 1 giờ; tập khoác ba lô (nặng 5kg) trên đường dốc... Các bài tập này nhằm đánh giá khả năng đi bộ của bạn.
Trang phục
Trên đường đi Phan-xi-păng, chúng ta sẽ gặp những thời tiết đa dạng, thay đổi nhanh tới mức chóng mặt. Những trang phục không thể thiếu trong chuyến đi đó là giày. Thường thì giới du lịch mạo hiểm chỉ cần một đôi giày bộ đội tương đối gọn gàng, độ bám tốt, giá rẻ, chỉ khoảng 70.000 đồng/đôi, loại cao cổ có kèm tất chống vắt. Tuy vậy giày không được êm và phần trong không được nhẵn nên trong quá trình cọ sát có thể gây phồng rộp. Ngoài ra, giày cũng không chống thấm nước nên khi ướt sẽ làm lạnh bàn chân. Vì vậy, nếu có điều kiện, bạn nên sắm cho mình một đôi giày chuyên dành cho trekking để bảo vệ đôi chân của mình.

Trước khi leo núi, bạn cần học những kỹ năng cơ bản để tránh sự cố và chấn thương - Ảnh: Lam Linh
Nếu bạn e ngại loài vắt “tấn công”, nên có thêm một đôi tất dài, ít nhất là tới đầu gối. Có cả loại tất nylon chống ướt, loại này rất nhanh rách, mỗi ngày sẽ cần thay ít nhất 1 lần.
Một lưu ý nhỏ là bạn không nên mặc quần jeans, tốt nhất là quần kaki rộng rãi, phần gấu có dây để thắt lại cho gọn gàng. Nên mặc loại áo thun dài tay, thấm mồ hôi. Để an toàn và giảm chấn thương trong chuyến đi, bạn nên bọc khớp mắt cá và đầu gối, đeo găng tay, đội mũ, và nhớ đem áo mưa... Ngoài ra, một số đồ sơ cứu y tế và bánh kẹo, đồ uống... sẽ không bao giờ thừa.
Kinh nghiệm leo núi
Bạn nhớ giữ cho hơi thở điều hoà, nếu thở nhanh hay hổn hển có nghĩa là các bạn đã đi quá sức, hãy tạm nghỉ chừng 5–10 phút, không nên nghỉ lâu. Trong trường hợp gặp dốc đứng, các bạn men theo triền để tiến lên theo hình chữ Z, sử dụng thêm cả hai tay để hỗ trợ bằng cách bám vào đá, thân, rễ cây... Nhưng nhớ ướm thử độ chắc chắn của những vật mà bạn dùng làm điểm tựa.
Khi xuống núi, các bạn cần cẩn thận, không nên đi quá nhanh (cho dù trọng lượng của cơ thể và hành lý như đẩy các bạn chạy về phía trước), vì rất dễ bị vấp ngã, lăn xuống dưới. Khi xuống dốc, hãy khom người và chùn đầu gối lại, giữ cho ba lô ổn định và cân đối trên lưng. Nếu đi thẳng người, trọng tâm ba lô sẽ nằm phía sau, khiến bạn dễ bị trượt ngã. Nếu dốc khá đứng, bạn xoay người lại đối diện với vách núi, sử dụng luôn cả hai tay để bám mà leo xuống.
Bạn nên biết những kỹ năng cơ bản trên để chinh phục đỉnh cao Fan thành công và có thật nhiều kỷ niệm đẹp sau chuyến đi.
 
vừa vào đã thấy tin vui rồi.chuyến này đi thế là tôt rồi À còn nữa bác mua hộ em mấy cái miêng dán nhiệt chứ em tìm mấy hiệu thuôc quanh quanh ko có .em sẽ gửi tiền sau
 
mình thấy áo đồng phục cũng chưa cần lắm.... Nếu sau đợt này đi mà mọi người hào hứng tiếp thì mình sẽ lập thành 1 cái bang đi phượt luôn. Lần này đi cần mang áo đỏ sao vàng và 1 cái băng rôn to..to là được
 
Hôm nay iem đã đi mua vé tàu về, với sự đồng cam cộng khổ của nàng Giang. Tổng cộng đã mua 26 vé cho 13 người. 3 người trong số đó có cmt ND và thẻ sv được giảm 10% giá vé : Em, bạn Giang, bác Thành Trung. Bác Phong trưởng đoàn và người thân tự lo vé riêng.
Cả 2 chiều đều ngồi mêm điều hòa.
Vé đi là tàu sp7, xuất phát từ ga HN lúc 8h35 tối ngày 8/7/2010. Toa 13
Vé về là tàu sp8, xuất phát từ ga Lào Cai lúc 7h30 tối ngày 11/7/2010. Cũng toa 13 >"<

P/S: Em xin nhận lỗi vì tuần trước đi thăm dò ở ga HN đã quên kô hỏi thể lệ giảm giá vé cho sv ntn,thành ra kô thông báo cho mọi người kịp, kết quả là chỉ có 3 người được giảm giá. Xin lỗi mọi người ạ!
 
Last edited:
Hôm nay iem đã đi mua vé tàu về, với sự đồng cam cộng khổ của nàng Giang. Tổng cộng đã mua 26 vé cho 13 người. 3 người trong số đó có cmt ND và thẻ sv được giảm 10% giá vé : Em, bạn Giang, bác Thành Trung. Bác Phong trưởng đoàn và người thân tự lo vé riêng.
Cả 2 chiều đều ngồi mêm điều hòa.
Vé đi là tàu sp7, xuất phát từ ga HN lúc 8h35 tối ngày 8/7/2010. Toa 13
Vé về là tàu sp8, xuất phát từ ga Lào Cai lúc 7h30 tối ngày 11/7/2010. Cũng toa 13 >"<

ko bít con 13 nó như thế nào nhỉ:.............??????????
 
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top