What's new

Giang Nam - Sau chuyến đi quyết định sẽ dưỡng già tại Hàng Châu

Chào gia đình phượt, mình đi đến Giang Nam từ năm 2010 gồm 4 tỉnh Vô Tích - Hàng Châu - Tô Châu - Thượng Hải. Đến giờ cảm thấy nhớ nhớ TQ nên viết vài cảm nhận kèm theo vài hình ảnh những nơi mình đã đi qua tại miền Giang Nam này.

Ngày 1: TP VÔ TÍCH
Chuyến bay đến TP cũng đã 16g địa phương rùi
13459844815_1926d6e76a_c.jpg


13459861755_a41277900f_c.jpg


13459880535_7b82a9451a_c.jpg


13459931823_c4e774bdb6_c.jpg


13459934613_c19f68d69d_c.jpg


13459944635_8e19e71df7_c.jpg


Mình qua đúng dịp tổ chức hội chợ EXPO lun ... kaka ... tiếc là ko có dịp vào tham quan hội chợ

13460168424_5fe5097227_c.jpg


13459920763_8a80068d80_c.jpg


Trên đường đến nhà hàng ăn thì xe có ghé 1 cửa hàng nhỏ gần cây xăng, chỗ này có bán xiên que ăn cũng ngon lắm.

13460345184_9f36469690_c.jpg
 
Tranh thủ đi siêu thị mua sắm vào buổi tối

13460853665_d6cc80ef87_z.jpg

Quang cảnh trong khách sạn, nhìn cũng hoành tráng gớm

13460882955_8ba31f77ea_z.jpg

Đối diện là bà bán trái cây

13460901884_9a25a155d6_z.jpg
 
Last edited:
Ngày 3: TÔ CHÂU - HÀNG CHÂU

Hàng Châu (chữ Hán: 杭州, bính âm: Hángzhōu, Wade-Giles: Hang-cho) là một thành phố nằm trong đồng bằng châu thổ sông Trường Giang của Trung Quốc, và là thủ phủ tỉnh Chiết Giang. Hàng Châu cách Thượng Hải 180 km về phía tây Nam, dân số vào năm 2004 của toàn bộ vùng Hàng Châu ("杭州市" - Hàng Châu thị) là khoảng 6,5 triệu người. Trong đó, khu vực nội thị vào năm 2003 có 3.931.900 người thường trú, và 2.636.700 người trong số này không có hộ khẩu. Số dân thường trú ở 6 quận chính trong thành phố là 1.910.000 người.

Là một thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc từ khoảng 1000 năm trở lại đây, Hàng Châu được biết đến nhiều với phong cảnh thiên nhiên đẹp, trong đó có Tây Hồ (Xī Hú, 西湖). Nơi đây có lụa tơ tằm, trà xanh nổi tiếng ở Trung Quốc, nơi đây cũng có nghề dâu tằm tơ rất phát triển và cũng là nơi gắn liền với con đường tơ lụa nổi tiếng.

Hàng Châu nổi tiếng với những di tích lịch sử và thiên nhiên tươi đẹp. Thành phố này được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc. Mặc dù, trong thời gian gần đây nhiều khu đô thị mới được xây dựng, nó vẫn giữ được nhiều di sản lịch sử - văn hóa giá trị. Ngày nay, du lịch góp một phần quan trọng trong nên kinh tế của Hàng Châu. Một trong những danh thắng nổi tiếng nhất của Hàng Châu là Tây Hồ (chữ Hán:西湖). Tây Hồ có diện tích khoảng hơn 6 km vuông, bao gồm nhiều địa điểm du lịch nhỏ khác. Hàng Châu có một quần thể các địa điểm du lịch bao gồm các đền chùa cổ, khu phố cổ, cũng như cảnh quan thiên nhiên pha trộn vẻ đẹp của hồ và núi.

Trên đường đi cũng tranh thủ vài pô làm kỷ niệm

13461010323_da7d1dae0f_z.jpg


13460910875_a4a2e196e6_z.jpg


13461280403_db0f3a9c5d_z.jpg
 
Last edited:
Nơi dừng chân đầu tiên ở HÀNG CHÂU là miếu Nhạc Phi

Nhạc Phi (1103 – 1142) là nhà quân sự nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc, danh tướng chống quân Kim thời Nam Tống. Trước sau tổng cộng quân của ông đã đánh nhau với quân Kim 126 trận và toàn thắng. Ông là một trong những vị tướng nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc, chức tước của ông trước khi bị giết là Đại nguyên soái. Người Trung Hoa luôn lấy Nhạc Phi làm gương, xem ông là anh hùng dân tộc, một bậc sĩ phu dũng liệt trung thần.

Tống Hiếu Tông (1163-1189) lên ngôi đã giải nỗi oan khuất cho Nhạc Phi, lấy lễ nghi cải táng lập miếu cho ông tại đất Ngạc, ban hiệu là Trung Liệt. Năm Thuần Hy thứ 6 (1179) ban thuỵ là Vũ Mục, đến đời Ninh Tông năm Gia Định thứ 4 (1211) phong tước vị là Ngạc vương.
Ngày nay, ông được coi như là một trong các biểu tượng lớn của lòng yêu nước và là anh hùng dân tộc của Trung Quốc; bài từ Mãn giang hồng được người Trung Hoa trên toàn thế giới biết tới và mộ của ông ở Tây Hà, Hàng Châu được nhiều người viếng thăm. Ở bên bờ hồ Tây ở Hàng Châu. có một toà Ngạc vương miếu nguy nga. Những người được xem là Hán gian như Tần Cối, Vương thị, Vạn Sĩ Tiết được đúc thành tượng sắt quỳ trước Ngạc vương, bị người Trung Quốc nguyền rủa. Còn Nhạc Phi lại được sự ngưỡng mộ và viếng thăm không ngớt của nhân dân.

Trước mộ Nhạc Phi có vế đối:

Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch thiết vô cô chú nịnh thần

(Núi xanh may mắn được làm nơi chôn cất người trung lương/ Sắt trắng uổng thay đúc tượng tên nịnh thần)
Ngoài ra, trong chương trình giảng dạy của trường tiểu học tại Trung Quốc ngày nay học sinh được học ít nhất một bài về Nhạc Phi.


Đời sau có giả thuyết là vua Tống Cao Tông mượn tay Tần Cối để diệt trừ Nhạc Phi. Có rất nhiều lý do:
Nhạc Phi khi trực chỉ phủ Hoàng Long, kinh đô nhà Kim, thì sẽ cứu 2 vua Huy Tông và Khâm Tông. Cao Tông sợ phải dâng lại ngai vàng cho hai người đó nên cách duy nhất để tránh việc đó là Nhạc Phi phải biến mất.

Thắng nhiều trận nên uy danh át cả vua. Tình trạng tương tự cũng đã xảy ra khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dẫn, tổ tiên của Cao Tông, cũng đã thủ tiêu Trịnh Ân. Cao Tông chỉ muốn ăn chơi và hưởng lạc của kẻ làm vua. Kinh phí dùng để cho chiến tranh có thể dùng để xây cung điện và mở tiệc tùng.

Truyền thuyết cũng nói rằng những kẻ có ý định xử tội Nhạc Phi đã bị hồn ma của ông săn đuổi và phải tự sát.

Cũng có truyền thuyết nói Nhạc Phi là con chim đại bàng bên cạnh Phật tổ còn vợ của Tần Cối là con dơi. Vì tính tình nóng nảy nên đã giết chết con dơi khi đang nghe Phật tổ thuyết pháp (do con dơi đó đánh rấm),tạo nghiệt chướng nên bị đày xuống trần để trả món nợ cho vợ Tần Cối.

Món bánh giò cháo quẩy của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội.

Nhạc Phi và sự kiện Tĩnh Khang cũng được tiểu thuyết gia kiếm hiệp Kim Dung nhắc đến trong một số tác phẩm của ông: Anh hùng xạ điêu, Tiếu ngạo giang hồ. Trong tiểu thuyết dựa Kim Dung "Võ lâm ngũ bá", Chu Đồng cũng là thầy dạy võ của Đông tà Hoàng Dược Sư.

Tần Cối (Trung văn giản thể: 秦桧; phồn thể: 秦檜; bính âm: Qín Kuài, tên hiệu là Hội Chi (會之) (1090 - 1155), là một thừa tướng của nhà Tống ở Trung Quốc, người được dân Trung Quốc xem như một Hán gian do đã góp phần hành hình danh tướng trung nghĩa là Nhạc Phi, cũng như triệt hạ các tướng lĩnh Nam Tống muốn bắc phạt chiếm lại Trung Nguyên từ tay nhà Kim.

Người Hán sau đó xem Tần Cối là kẻ phản bội, phục vụ cho Kim. Cho đến tận ngày nay, món bánh giò cháo quẩy của người Hoa được làm bằng bột chiên trong dầu, luôn luôn làm từng cặp dính nhau, đó là tượng trưng cho vợ chồng Tần Cối bị trói với nhau và ném vào vạc dầu hành tội.

Sau khi Tống Cao Tông mất, Nhạc Phi mới được giải oan, người ta đem hài cốt Nhạc Phi chôn cất trên đồi bên bờ Tây Hồ phong cảnh tươi đẹp, về sau lại dựng Nhạc Miếu ở phía đông ngôi mộ, tượng Nhạc Phi trong bộ nhung giáp ngồi ở chính giữa điện, phía trên tượng có một bức hoành phi bốn chữ "Hoàn ngã sơn hà" bút tích của Nhạc Phi. Tượng Tần Cối được đúc bằng gang, cùng vợ là Vương Thị bị còng tay quỳ trước mộ để người đi qua nhổ nước bọt vào.

Một người họ Tần sau triều Tống đến trước tượng Nhạc Phi có câu thơ:

"Nhân tòng Tống hậu hãn danh Cối,
Ngã đáo phần tiền hối tính Tần."

(Từ sau đời Tống ít ai tên là Cối,
Ta đến trước mộ mà thẹn mình mang họ Tần)


Hình tượng vợ chồng TẦN CỐI bằng kim loại nhưng bị người dân TQ ném đá riết móp cả đầu, đáng đời kẻ gian ác

13461067315_994382ccac_z.jpg


13461102905_ab68cc94ef_z.jpg


13461109635_3faaac5369_z.jpg
 
Last edited:
Tớ và NHẠC PHI

13461352814_c8a6dbcc2b_z.jpg

Mẹ NHẠC PHI đã khắc 4 chữ sau lưng ông ấy, chính 4 chữ này đã có 1 chữ thiếu nét và đây chính là cái đã mang đến cho người anh hùng này cái hoạ

13461139223_0fb1cdaef3_z.jpg


13461120373_2c68c5f7c5_z.jpg


13461359864_42ec8e0c0e_z.jpg


13461367174_20944d1e4a_z.jpg


13461379364_dc1726c3f3_z.jpg

Mộ NHẠC PHI

13461116295_6ddce38407_z.jpg
 
Last edited:
Tham quan TÂY HỒ

Tây Hồ (chữ Hán: 西湖; bính âm: Xī Hú) là một hồ nước ngọt nổi tiếng nằm về phía tây thành phố Hàng Châu, thuộc tỉnh Chiết Giang, thuộc miền đông Trung Quốc. Chiều dài lớn nhất theo hướng bắc-nam là 3,3 km còn chiều rộng lớn nhất theo hướng đông-tây là 2,8 km. Diện tích của khu vực hồ khoảng 6,3 km², trong đó phần diện tích chứa nước khoảng 5,66 km².

Cảnh quan văn hóa Tây Hồ đã được UNESCO đưa vào danh sách di sản văn hóa thế giới năm 2011, và nó được miêu tả là có "ảnh hưởng tới việc thiết kế vườn ở phần còn lại của Trung Quốc cũng như ở Nhật Bản và Triều Tiên trong nhiều thế kỷ.".

Hồ được chia ra 3 phần bởi ba con đê ngăn là đê Tô (苏堤-Tô đê), đê Bạch (白堤-Bạch đê), và đê Dương Công (杨公堤-Dương Công đê). Hồ cũng có thể chia thành 5 hồ nhỏ gọi là Ngoại Tây Hồ, Lí Tây Hồ, Hậu Tây Hồ, Tiểu Nam Hồ và Nhạc Hồ. Trong hồ có 1 ngọn núi thấp (đồi) gọi là Cô Sơn chiếm diện tích khoảng 200.000 m² và 3 đảo là Hồ Tâm Đình, Tiểu Doanh Châu, Nguyễn Công Đôn.

Tên gọi "Tây Hồ" cũng được sử dụng cho một số hồ khác ở Trung Quốc và các nước láng giềng khác như Nhật Bản với hồ Saiko, Việt Nam với Hồ Tây. Theo thống kê của Lonely Planet, có 800 hồ ở Trung Quốc với tên gọi này. Tuy nhiên, Tây Hồ ở Hàng Châu nổi tiếng nhất do đó tên gọi này thường chỉ áp dụng cho hồ này.

Mười cảnh đẹp của Tây Hồ (西湖十景-Tây Hồ thập cảnh), mỗi phong cảnh này đều được đánh dấu bằng một cái bia với tên gọi được chính hoàng đế Càn Long nhà Thanh viết theo kiểu thư pháp, là:

苏堤春晓-Tô đê xuân hiểu: Buổi sáng mùa xuân trên đê Tô
柳浪闻莺-Liễu lãng văn oanh: Chim oanh hót trong bụi liễu
花港观鱼-Hoa cảng quan ngư: Xem cá tại ao hoa
曲院风荷-Khúc viện phong hà: Hương sen thổi nhẹ tại sân cong
南屏晚钟-Nam Bình vãn chung: Chuông chiều ở núi Nam Bình
平湖秋月-Bình hồ thu nguyệt: Trăng mùa thu trên hồ yên bình
雷峰夕照-Lôi Phong tịch chiếu: [Tháp] Lôi Phong trong ánh sáng buổi chiều
三潭印月-Tam đàm ấn nguyệt: Ba đầm nước phản chiếu ánh trăng
断桥残雪-Đoạn kiều tàn tuyết: Tuyết còn sót lại trên cầu gãy
双峰插云-Song phong sáp vân: Hai ngọn núi đâm vào mây


13461185185_06084f8359_z.jpg


13461210275_8c20d3f048_z.jpg


13461261265_c7e963af02_z.jpg


13461278025_2dd29c48b9_z.jpg
 
Ăn tối tại 1 nhà hàng có múa may quay cuồng, nhìn cũng vui vui, sau đó về ks nghỉ ngơi kết thúc 1 ngày khám phá

13461612355_b7a87d5f65_z.jpg


13461606535_b9168212ec_z.jpg

Nhìn từ ks

13461598893_8552d6bf98_z.jpg

Bên ngoài ks

13461527915_ee6e3bbdee_z.jpg
 
NGÀY 4: HÀNG CHÂU - THƯỢNG HẢI

Tham quan tiệm trà LONG TỈNH. Mình vẫn còn nhớ như in con đường và không khí đi vào những tiệm trà này. Nhìn giống giống ĐÀ LẠT của VN vậy vì nó mát mát, cây xanh thì um tùm, 2 bên đường cũng quanh co, có núi, có vực ... Sơ nét:

Trà Long Tỉnh (tiếng Hán giản thể: 龙井茶; phồn thể: 龍井茶, bính âm: lóngjǐngchá) là một loại trà xanh nổi tiếng của Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Hầu như được chế biến bằng tay theo phương thức truyền thống và nổi tiếng vì có chất lượng rất cao. Trà Long Tỉnh được chia thành 7 hạng khác nhau: loại cao cấp, loại đặc biệt, và các loại từ 1 đến 5.

Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà Long Tỉnh được xao khô để tránh quá trình lên men. "Quá trình lên men" ở đây được hiểu là quá trình những lá trà tươi sau khi hái dần mất đi mùi vị trà, kết quả của quá trình oxy hóa do các enzyme. Sự oxy hóa này bị ngăn chặn bằng việc sấy và làm bay hơi nước trong lá trà trước khi nó hoàn toàn bị héo. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin.

Lịch sử:

Trà Long Tỉnh nghĩa là trà giếng rồng, được chế biến tại Hàng Châu. Nơi đây thiên nhiên rất đặc trưng, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào, do đó trở thành một nơi rất thích hợp cho trà xanh sinh trưởng.
Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy thời Mãn Thanh phong là hoàng trà, loại trà biểu trưng cho hoàng đế.

Cũng có tương truyền, vua Càn Long từng ghé thăm một vườn trà Long Tỉnh. Thoạt đầu khi thử trà, vua Càn Long chưa ấn tượng... nhưng rồi một lúc sau ngài cảm thấy hậu vị thanh ngọt ngấm trong cổ và rất thích. Cũng từ đó trà Long Tỉnh trở thành phẩm vật tiến cung... Tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình 1 con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà.

Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp quốc gia.

Các loại trà Long Tỉnh:

Trung bình mỗi hộp trà Long Tỉnh có khoảng 25.000 đọt lá. Người ta thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ.

Trà Long Tỉnh hương thơm đậm, ngọt, nước trà màu vàng nhạt ánh xanh, vị ngọt bùi giống như hạt dẻ hoặc lá cải phơi khô. Dư vị ngọt và bền. Trà Long Tỉnh thường được đựng trong hộp giấy sang trọng để dùng làm quà tặng cao cấp cho giới thượng lưu ở Bắc Kinh.

Tây Hồ Long Tỉnh
Là loại tiêu chuẩn theo quy ước tên gọi, bởi Tây Hồ là nơi loại trà đặc thù này phát triển. Loại trà Long Tỉnh này được xếp vào một trong những loại trà nổi tiếng Trung Quốc, sinh sôi và phát triển trong một vùng xác định rộng khoảng 168 km² ở tỉnh Chiết Giang gần Tây Hồ. Trong lịch sử, Long Tỉnh Tây Hồ được chia làm 4 loại cho 4 vùng nhỏ hơn là : Sư (Sư Tử), Long (Rồng), Vân (Mây), và Hổ. Nhưng theo thời gian, sự phân biệt này dần bị quên lãng, cho đến hiện nay được sửa lại thành các loại trà Sư Phong Long Tỉnh, Mai Gia Long Tỉnh và tên gọi chung là Tây Hồ Long Tỉnh. Tuy nhiên giới sành điệu vẫn xem loại trà Sư Tử là "crème de la crème", thượng hảo hạng.

Long Tỉnh trước Thanh Minh
Loại trà được uống vào những tháng đầu tiên trong năm trước tiết thanh minh. Được làm từ những ngọn trà rất non hái trước tiết Thanh minh, ngày 5 tháng 4 hàng năm. Chu trình chế biến diễn ra rất ngắn, chỉ trước Thanh minh hàng năm 10 ngày. Trà được hái sau thời điểm này là loại trà thuộc cấp thấp tên là Vũ Tiền Long Tỉnh (雨前龍井) - Long Tỉnh trước mưa. Trong 10 ngày ngắn ngủi, những nhánh trà non trên đỉnh cây trà sẽ chỉ được hái bởi những người hái có kinh nghiệm, sau đó được chế biến rất đặc biệt; do đó, Long Tỉnh trước Thanh Minh luôn đắt hơn những loại trà Long Tỉnh thông thường.

Sư Phong Long Tỉnh
Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh, được trồng ở đỉnh Sư Tử. Loại trà này được đánh giá là loại trà có chất lượng cao nhất Trung Quốc; có vị tươi, hương thơm nồng và lưu lại rất lâu, có sắc xanh hơi vàng. Vị tươi mát, hương thơm đậm và bền. Lá trà dẹp, màu xanh nhạt. Một số người làm trà không đứng đắn đã làm giả màu trà này để bán trà với giá cao.

Mai Gia Ô Long Tỉnh
Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này nổi tiếng với màu xanh ngọc bích rất hấp dẫn. Những hàng trà đầu tiên năm 2005 có thể được bán với giá 6000 Nhân dân tệ 1 kg trực tiếp từ người trồng.

Bạch Long Tỉnh
Không phải là một loại trà Long Tỉnh thật sự nhưng có những nét giống đặc tính thông thường của Long Tỉnh. Loại trà này có xuất xứ từ An Cát, thuộc tỉnh Chiết Giang. Được chế biến từ những năm 80 thế kỷ trước từ một loại cây trà trắng và do đó rất khác thường, nhiều người nói răng nó chứa hàm lượng Axít amin cao hơn các loại trà xanh thông thường.

Tiền Đường Long Tỉnh
Loại trà này sinh trưởng ngày ngoài vùng loại trà Tây Hồ Long Tỉnh sinh sống, tại Tiền Đường. Loại trà này không cao cấp bằng loại trà Tây Hồ.

1 số hình ảnh:

13461702974_b7469aace9_z.jpg


13461392295_5d01e345e9_z.jpg


13461740554_3608f4dcc2_z.jpg


13461472743_e30e5e5952_z.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top