ttxtdlbentre
Phượt thủ
Điểm đến du lịch "Văn hóa - Lịch sử": tuyến Mỏ Cày Nam - Mỏ Cày Bắc và Thạnh Phú (B2)
* Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh:
Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại xã Minh Đức, từ thị trấn Mỏ Cày Nam đến Chùa Tuyên Linh khoảng 14 km, Chùa được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 và do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê xã Phú Lễ - Ba Tri về trụ trì tại chùa này. So với Chùa Hội Tôn cổ tự ở xã Quới Sơn - Châu Thành, chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới “Tuyên Linh”.
Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930).
Chùa Tuyên Linh (trước và sau khi xây dựng lại)
Khi Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6-1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở. Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng.
Đến Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc du khách còn được hướng dẫn tham quan cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa, se chỉ sơ dừa, dệt thảm sơ dừa… và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ chất liệu dừa, sản xuất kẹo dừa…
* Điểm đến huyện Thạnh Phú:
Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển. Huyện Thạnh Phú chưa phát triển mạnh về du lịch như: Châu Thành, Chợ Lách, nhưng Thạnh Phú cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế khởi sắc phát triển du lịch. Hiện nay, Thạnh Phú đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Sau khi qua địa phận huyện Mỏ Cày Nam, đến địa bàn Thạnh Phú du khách ghé Đại Điền thăm bia lưu liệm nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Cũng tại xứ này, ai đến thăm cũng không khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước ngôi nhà cổ đẹp, bề thế của gia tộc họ Huỳnh. Dẫu trải qua hàng trăm năm với bao cuộc bể dâu, ngôi nhà vẫn còn mang trong nó nét đặc sắc của nhà cổ đồng bằng và cái lộng lẫy của gia chủ một thời sung túc, đó là ngôi nhà cổ Hương Liêm. Nhà được cất theo hình chữ nhật, với 48 cây cột bằng gỗ lim và căm xe quý hiếm, chu vi khoảng 100 m. Tất cả cột, kèo, xiên được đục, kết gắn nhau liền lạc. Hoành phi sơn son thếp vàng với bốn chữ “Hiếu Để Trung Tín”. Thành vọng chạm, lọng, với những họa tiết phong cảnh, vật “tứ linh” thật sống động; mái nhà lợp ngói âm dương, trên mỗi miếng ngói có in hình sinh hoạt dân gian như mục đồng cỡi trâu, con gà, con cua, bó lúa rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của nông dân.
Cấu trúc xây dựng nền nhà cũng thật đặc biệt. Nền cao 1 mét, viềng bọc nền là những thớt đá xanh dài khoảng 2-3 mét, được đục và gắn kết với nhau liền mặt bao quanh hết nền nhà. Về công thợ như: thợ chạm, lọng thành vọng, cột nhà, cửa nhà, vách nhà được tính tiền công qua số dăm mộc do thợ thao tác trong ngày. Đong ra cứ bao nhiêu chén dăm thì được trả bấy nhiêu tiền. Số thợ chuyên chạm, lọng ăn tiền rất cao. Về thời gian hoàn thành ngôi nhà, ông Huỳnh Ngọc Chất (cháu năm đời của cụ Hương Liêm, nay đã mất) từng cho biết ngôi nhà xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Ngày ấy, khi những người thợ đầu tiên đến động thổ, gác đòn dong dựng nhà, chủ gia mời họ ăn cam. Họ ăn những trái cam rồi nhã hột gần đó, hột lên cây và đến khi cây cho trái cam đầu tiên thì ngôi nhà mới hoàn thành. Như vậy, thời gian cất nhà khoảng 7 năm và để xong xuôi hết phần vách, thành vọng ở gian nhà giữa phải trên 10 năm. Với nhà xưa, người ta thường ví von: “Cất nhà ba tháng. Làm cửa ba năm”. Thợ làm nhà này là những người thợ tài hoa từ Bắc di cư vào Nam.
Đến đây, du khách không thể bỏ qua đặc sản truyền thống bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng ở Thạnh Phú, một khi du khách đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên bởi sự khéo tay của phụ nữ Đại Điền hay bì bún Giồng Luông cũng rất độc đáo.
Rời Đại Điền, đến Hòa Lợi du khách tham quan làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng, nghề ở đây “Cha truyền con nối” và sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia.
Còn tiếp ...
TTXTDL Bến Tre
* Di tích lịch sử Chùa Tuyên Linh:
Chùa Tuyên Linh tọa lạc tại xã Minh Đức, từ thị trấn Mỏ Cày Nam đến Chùa Tuyên Linh khoảng 14 km, Chùa được xây dựng từ năm Tân Dậu (1861), dưới triều Tự Đức năm thứ 14 và do Hòa thượng Khánh Phong trụ trì. Đến năm 1907, nhà sư Lê Khánh Hòa, pháp danh là Thích Như Trí, quê xã Phú Lễ - Ba Tri về trụ trì tại chùa này. So với Chùa Hội Tôn cổ tự ở xã Quới Sơn - Châu Thành, chùa Tuyên Linh không cổ bằng, nhưng nơi đây đã từng diễn ra nhiều sự kiện lịch sử đáng chú ý. Năm 1930, nhân dịp chùa được trùng tu, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đổi tên Tiên Linh tự thành Tuyên Linh tự. Từ đấy chùa được gọi bằng tên mới “Tuyên Linh”.
Theo tài liệu của Ban Nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Đồng Tháp, vào khoảng cuối năm 1926, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc - thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cùng một vị cao tăng của chùa Từ Đàm ở Huế ghé lại và tá túc tại chùa Tuyên Linh một thời gian. Cụ Phó bảng được sự bảo bọc, giúp đỡ của Hòa thượng Lê Khánh Hòa, trong thời gian lưu trú tại chùa, đã mở lớp dạy học, xem mạch, bốc thuốc cho nhân dân trong vùng. Tuy thời gian ở đây không lâu, nhưng cụ Nguyễn Sinh Sắc có quan hệ với Trần Văn An, Huỳnh Khắc Mẫn, Lê Văn Phát. Nhiều người trong số này về sau trở thành lớp Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ Bến Tre (1930).
Chùa Tuyên Linh (trước và sau khi xây dựng lại)
Khi Cách mạng Tháng 8-1945 thành công, Hòa thượng Lê Khánh Hòa đã động viên các nhà sư và tín đồ Phật giáo trong tỉnh tham gia vào các hoạt động cách mạng và kháng chiến. Năm 1947, do tuổi già sức yếu, trên giường bệnh, ông bình tĩnh đọc lời di ngôn cho môn đồ chép lại, sắp xếp công việc đạo, căn dặn học trò thân tín vận động tín đồ tích cực tham gia kháng chiến, tin tưởng vào chính phủ Cụ Hồ, cùng đồng bào cả nước đấu tranh giành độc lập. Ngày 19-6-1947, biết mình không qua khỏi, ông bảo học trò tắm rửa sạch sẽ, thay đạo phục cho ông, rồi day mặt về hướng Bắc, nói những lời chúc tụng cuối cùng về nhà nước độc lập, về sức khỏe của Hồ Chủ Tịch, sau đó niệm Phật rồi tắt thở. Năm 1956, để tỏ lòng tôn kính một vị chân tu yêu nước, giáo hội Phật giáo đã cùng các tín đồ tổ chức lễ Trà tỳ (tức lễ thiêu hài cốt đưa tro vào bảo pháp) tại chùa Tuyên Linh. Thời kháng chiến chống Pháp, chùa Tuyên Linh là cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Trong những năm trước Đồng khởi, trong thế kìm kẹp khắc nghiệt của Mỹ, Diệm, vùng Tân Hương - Minh Đức, nơi có ngôi chùa Tuyên Linh, vẫn là nơi có phong trào mạnh. Các cơ quan Huyện ủy Mỏ Cày và Tỉnh ủy Bến Tre đã từng trú đóng tại đây trong sự đùm bọc của nhân dân và tín đồ đạo Phật giáo giữa những ngày khó khăn nhất của cách mạng.
Đến Mỏ Cày Nam, Mỏ Cày Bắc du khách còn được hướng dẫn tham quan cơ sở sản xuất chỉ sơ dừa, se chỉ sơ dừa, dệt thảm sơ dừa… và cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ làm từ chất liệu dừa, sản xuất kẹo dừa…
* Điểm đến huyện Thạnh Phú:
Trên bản đồ tỉnh Bến Tre, huyện Thạnh Phú nằm ở cuối cù lao Minh, chân đạp sóng biển Đông (với bờ biển dài 25 km, tính từ Vàm Rỏng đến Khâu Băng), phía tây giáp huyện Mỏ Cày Nam, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, ngăn cách bởi con sông Cổ Chiên, phía bắc giáp huyện Ba Tri, có ranh giới chung con sông Hàm Luông. Là một trong 3 huyện duyên hải của tỉnh Bến Tre, Thạnh Phú được biết đến với những cánh đồng bằng phẳng xen kẽ những giồng cát và những dải rừng ngập mặn ven biển. Huyện Thạnh Phú chưa phát triển mạnh về du lịch như: Châu Thành, Chợ Lách, nhưng Thạnh Phú cũng có nhiều tiềm năng, lợi thế khởi sắc phát triển du lịch. Hiện nay, Thạnh Phú đang dần dần thu hút du khách trong và ngoài tỉnh.
Sau khi qua địa phận huyện Mỏ Cày Nam, đến địa bàn Thạnh Phú du khách ghé Đại Điền thăm bia lưu liệm nơi làm lễ xuất quân của Tiểu đoàn 307 “đánh đâu được đấy - oai hùng biết mấy” của bộ đội ta trong thời kỳ chống thực dân Pháp.
Cũng tại xứ này, ai đến thăm cũng không khỏi bỡ ngỡ khi đứng trước ngôi nhà cổ đẹp, bề thế của gia tộc họ Huỳnh. Dẫu trải qua hàng trăm năm với bao cuộc bể dâu, ngôi nhà vẫn còn mang trong nó nét đặc sắc của nhà cổ đồng bằng và cái lộng lẫy của gia chủ một thời sung túc, đó là ngôi nhà cổ Hương Liêm. Nhà được cất theo hình chữ nhật, với 48 cây cột bằng gỗ lim và căm xe quý hiếm, chu vi khoảng 100 m. Tất cả cột, kèo, xiên được đục, kết gắn nhau liền lạc. Hoành phi sơn son thếp vàng với bốn chữ “Hiếu Để Trung Tín”. Thành vọng chạm, lọng, với những họa tiết phong cảnh, vật “tứ linh” thật sống động; mái nhà lợp ngói âm dương, trên mỗi miếng ngói có in hình sinh hoạt dân gian như mục đồng cỡi trâu, con gà, con cua, bó lúa rất gần gũi với đời sống sinh hoạt của nông dân.
Cấu trúc xây dựng nền nhà cũng thật đặc biệt. Nền cao 1 mét, viềng bọc nền là những thớt đá xanh dài khoảng 2-3 mét, được đục và gắn kết với nhau liền mặt bao quanh hết nền nhà. Về công thợ như: thợ chạm, lọng thành vọng, cột nhà, cửa nhà, vách nhà được tính tiền công qua số dăm mộc do thợ thao tác trong ngày. Đong ra cứ bao nhiêu chén dăm thì được trả bấy nhiêu tiền. Số thợ chuyên chạm, lọng ăn tiền rất cao. Về thời gian hoàn thành ngôi nhà, ông Huỳnh Ngọc Chất (cháu năm đời của cụ Hương Liêm, nay đã mất) từng cho biết ngôi nhà xây dựng vào những năm cuối của thế kỷ XIX. Ngày ấy, khi những người thợ đầu tiên đến động thổ, gác đòn dong dựng nhà, chủ gia mời họ ăn cam. Họ ăn những trái cam rồi nhã hột gần đó, hột lên cây và đến khi cây cho trái cam đầu tiên thì ngôi nhà mới hoàn thành. Như vậy, thời gian cất nhà khoảng 7 năm và để xong xuôi hết phần vách, thành vọng ở gian nhà giữa phải trên 10 năm. Với nhà xưa, người ta thường ví von: “Cất nhà ba tháng. Làm cửa ba năm”. Thợ làm nhà này là những người thợ tài hoa từ Bắc di cư vào Nam.
Đến đây, du khách không thể bỏ qua đặc sản truyền thống bánh dừa Giồng Luông nổi tiếng ở Thạnh Phú, một khi du khách đã thưởng thức rồi thì không thể nào quên bởi sự khéo tay của phụ nữ Đại Điền hay bì bún Giồng Luông cũng rất độc đáo.
Rời Đại Điền, đến Hòa Lợi du khách tham quan làng nghề truyền thống sản xuất lu chứa nước bằng chất liệu xi-măng, nghề ở đây “Cha truyền con nối” và sản phẩm này cũng được tiêu thụ tại địa phương, một số tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia.
Còn tiếp ...
TTXTDL Bến Tre