What's new

Gốc đa của các bạn & Phớt.Điểm dừng chân sau những chuyến đi.

Re: Gốc đa của các bạn & Phớt.Điểm dừng chân sau những chuyến đi.

dsc94450.jpg




dsc9443.jpg
 
Re: Gốc đa của các bạn & Phớt.Điểm dừng chân sau những chuyến đi.

Quảng Trị có La Vang, La Vang ai cũng biết

Quảng Nam có Trà Kiệu, Trà Kiệu mấy ai hay?

....


Nói về những cuộc cấm đạo tại Việt Nam dưới thời Trịnh Nguyễn và vua Lê, người viết xin trích đăng một đoạn trong cuốn “Giáo Hội Việt Nam, Vụ Án Phong Thánh” của cố Đức Ông Linh mục Trần Ngọc Thụ, Bí Thư riêng của cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị. Dưới thời Văn Thân, có tới 60,000 người Công giáo bị sát hại, chỉ vì là thành phần trong dân Thiên Chúa. Linh mục Trần Văn Phát, hồi xưa là Tổng Quản Giáo phận Huế, còn ghi xuống những chi tiết “độ 100,000 đấng Tử Đạo: ước chừng 57 vị Giám mục và Linh mục ngoại quốc, 150 vị Linh mục Việt Nam và 99,182 giáo dân”.

Và sau đây là đoạn nói về La Vang và Trà Kiệu, trọng tâm của bài này. Đức Ông Thụ viết tiếp: “Hồi đó vua Cảnh Thịnh (1798) ra lệnh tàn sát các họ đạo: dân chúng, trên đường thoát nạn, bồng bề con cái chạy về ẩn nấp trong rừng La Vang, và nơi đây - theo truyền thống - được Đức Mẹ hiện ra trấn an và bảo vệ. Hồi đó phong trào Cần Vương đang tung hoành với khẩu hiệu “bình Tây sát Tả” (đuổi quân Tây, diệt tà đạo) đem từng ngàn binh đội đến vây hãm làng Trà Kiệu, nhất là từ phía đồi Bửu Châu và Kim Sơn liên tục bắn phá... Họ đạo Trà Kiệu khác nào một hòn đảo bé nhỏ nằm dưới thung lũng, làm mồi cho những cuộc tấn công liên tiếp 21 ngày đêm, từ 1 tới 21 tháng 9 năm 1885. Nhưng Trà Kiệu đã được một “Bà mặc áo trắng” từ trên ngọn tháp đền thờ bồng con đỡ đạn cho đám dân quân Công giáo đang cầm cự bên trong nhà thờ”.

Ngoài tài liệu trên, tài liệu của Linh mục Geffroy thuộc Hội Thừa Sai Paris, truyền giáo tại Việt Nam, đã trực tiếp tới Trà Kiệu và ghi lại rất tỉ mỉ đăng trên tuần báo “Missions Catholiques” ở Paris vào các ngày 3, 10, và 17 tháng 9 năm 1886. Bản tài liệu này rất phù hợp với bài viết của cố Bí Thư riêng của cố Giáo Hoàng Gioan Phao Lô Đệ Nhị. Trong tập “Tản Mản về Trà Kiệu” tác giả vô danh đã có công nghiên cứu và tìm hiểu rất tỉ mỉ và tường tận về sự tấn công Trà Kiệu của đội quân Văn Thân. Sách nhỏ này đưa ra chi tiết: “Suốt ngày 10-9 và ngày 11-9, quân Văn Thân không ngừng kêu lớn: “Thật lạ lùng, có một người rất đẹp luôn đứng trên nóc nhà thờ mà chúng ta không sao bắn trúng”.

Năm 1898, sau hơn mười năm nhà thờ cũ bị bao vây và bắn phá, giáo dân Trà Kiệu xây dựng một ngôi Thánh đường trên đồi Bửu Châu để dâng kính Đức Mẹ và cảm ơn Ngài, với tước hiệu: “Đức Bà Phù Hộ Các Giáo Hữu”.

Nhà thờ được sửa chữa và xây đi xây lại nhiều lần và sau cùng vào năm 1963, được xây lại kiên cố nguy nga, dựa theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ. Chính ông này đã thiết kế đồ án xây Dinh Độc Lập thời Đệ Nhất CộngHoà, dưới thời cố Tổng thống Ngô Đình Diệm.

Cố Giám mục Phạm Ngọc Chi mà nấm mồ được xây gần nhà thờ này, đã long trọng tuyên bố: Trà Kiệu là Trung Tâm Thánh Mẫu của giáo phận Đà Nẵng. Ngày đó là ngày 31 tháng 5 năm 1971 và ngày nay cũng được coi như ngày hành hương Trà Kiệu hàng năm của hàng vạn người Công giáo và người lương giáo tại miền Trung và toàn quốc, như tại La Vang vậy.

Nếu “Thánh địa Mỹ Sơn” cách Trà Kiệu 10 cây số được Unesco công nhận là di sản thế giới, thu hút nhiều du khách ngoại quốc từ khắp nơi về thăm nền văn minh Chiêm Thành thì Trà Kiệu lại là Trung Tâm Thánh Mẫu thu hút hàng năm hàng trăm ngàn người có niềm tin vào Đức Mẹ tới đây cầu nguyện cho hồn xác an lành, sống qua khỏi mọi tai nạn, và khi chết được trở về cõi Thiên Cung, nơi Đức Mẹ chờ đợi con cái của Mẹ...

(Tác giả: Nguyễn Trọng)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,116
Members
192,041
Latest member
yyuten
Back
Top