Chào các bạn, mình ở Hà Nội; sẽ đi CAMPUCHIA vào tết Âm 2016 này. Mình muốn lập topic này để rủ rê những con tim muốn chiêm ngưỡng nét đẹp cổ kính - huyền bí - sử thi của đất nước CAMPUCHIA. Mình đã book vé vào Sài gòn, và lịch trình đi CAM như thế này:
- Sáng ngày mùng 4 (11/02/2016) đi ô tô từ SG tới Siêm Riệp - Campuchia; chuyến lúc 06:00 (Thời gian đi ô tô sang Siêm Riệp mất 12 tiếng
nên chỉ ngủ và ăn trên xe; nghỉ giữa chặng
và ngắm 2 ven đường.)
- Nhà xe dự kiến sẽ đến Siêm Riệp lúc 19:00 tối mùng 4; check in nhà nghỉ và khám phá về đêm (search thấy nhiều bar và quán ăn lắm).
- Sáng mùng 5 đi thành AngKor huyền bí; chiều mùng 5 đi Trung tâm thương mại; khu Chợ Mới để chén đặc sản và hoa quả. Tối mùng 5 đi khu Phố Cổ - phía Nam Siêm Riệp (khu phố Tây): nghe bảo là đi bar, đi ăn mà toàn thấy Tây là Tây...
- Sáng mùng 6 (13/02/2016) đi ô tô từ Siêm Riệp sang Phnom Pênh; chuyến lúc 06:00 (Thời gian đi ô tô sang Phnom Pênh mất 06 tiếng
nên chỉ ngủ thôi, coi như bù lại sức hôm qua đi chơi phố đêm).
- Nhà xe dự kiến sẽ về tới Phnompenh lúc 13:00 trưa ngày mùng 6. check in nhà nghỉ và tham quan thủ đô Phnom Pênh: đi cung điện hoàng gia và chùa bạc; tối đi khu chợ đêm Phom Pênh và mua sắm (nghe nói giá rẻ lắm; mua làm quà thoải mái); tự do khám phá thủ đô về đêm.
- Sáng mùng 7 (ngày 14/02/2016) đi từ Phnom Pênh trở về SG (thời gian xe chạy 06 tiếng - tranh thủ ngủ bù ah). Dự kiến 13:00 trưa mùng 7 là đặt chân về Sài Gòn.
~:~:~:~
Tối mùng 7 (ngày 14/02/2016), mình chia tay Sài gòn để về Hà Nội
Rất mong được kết bạn trong chuyến đi này. You are welcome
add FB nhé: Quan Mitom
Bạn biết đặc sản của CAM là gì chưa?
Mắm Bồ Hóc:
mam bo hoc campuchia Đặc sản Campuchia
Đặc sản Mắn Bồ Hóc
Du lịch Campuchia – Một loại mắm chế biến theo nguyên tắc giữ được thực phẩm lâu bằng cách ướp muối và đường. Mắm bồ hóc, hay pohok, được làm từ những con cá con tốt nhất, mổ ruột ướp muối rồi để trong tủ đậy kín, vài tháng sau mới đem ra ăn. Có thể nói đây là món ăn truyền thống được chế biến trong đời sống ẩm thực Campuchia và cả những dân tộc Nam phần Việt Nam có ảnh hưởng từ văn hóa ẩm thực Khmer.
Ngoài ra, còn có nhiều món ăn khác không kém phần hấp dẫn như cá lóc quấn trong bẹ chuối và nướng trực tiếp trên bếp than. Khô cá trèn, khô cá lóc, đặc biệt cá amok hấp nước cốt dừa với cà ri có vị rất riêng Khmer. Trong các món xào như bò xào kruong, cá amok hấp, mắm bồ hóc đều có nước cốt dừa, nghệ, riềng, chanh rừng, lá ngót và cà ri, v.v. Khác với mắm của Việt Nam, mắm bồ hóc rất mặn do chỉ ướp muối và không màu. Đây được xem là món ăn đặc sản của Campuchia.
Mắm bồ hóc được người dân giữ lại lâu bằng cách ướp muối khi đánh bắt cá ở Biển Hồ không sử dụng hết và được dự trữ để dùng dần. Từ đó mắm đã trở thành món ăn không thể thiếu trong người dân. Mắm bồ hóc chính là tổ tiên của mắm cá Châu Đốc Việt Nam. Dựa theo nguyên tắc làm mắm bồ hóc, bà Giáo Khỏe, tên gọi thân mật của người dân An Giang dành cho bà đã cất công lặn lội sang Campuchia, mày mò và sáng tạo, cuối cùng bà đã sáng tạo một loại mắm mới mang phong cách rất riêng cho dân tộc Việt Nam.
Mắm Châu Đốc đa dạng hơn mắm bồ hóc gồm nhiều loại: mắm cá linh, mắm cá trèn, mắm cá chốt, mắm cá lóc, mắm cá sặc, v.v. Mắm Châu Đốc dễ ăn, thơm và màu sắc đẹp hơn mắm bồ hóc. Mắm bồ hóc có thể nấu bún nước lèo, nấu canh rất ngon ăn cùng rau ghém, hoa lục bình, bông súng, giá sống thái nhỏ cùng với thịt cá, ốc nấu nhừ chan vào.
Đường Thốt Nốt:
duong thot not dac san cam puchia Đặc sản Campuchia
Đường thốt nốt - Đặc sản Campuchia
Giống như miền Nam Việt Nam có nhiều dừa, Campuchia đặc trưng với sự hiện diện của cây thốt nốt. Hình ảnh cây thốt nốt gắn bó với đời sống của người dân với nhiều công dụng. Lá thốt nốt dùng để lợp nhà, thân cây dùng làm cột. Nước thốt nốt ngọt, chắt lọc từ hoa thốt nốt nên hương vị rất tinh khiết, được nấu thành đường.
Đường thốt nốt không chỉ dùng nấu chè, còn có thể nêm vào thức ăn, canh hay các món kho. Ngoài ra, nước thốt nốt còn chế biến thành một loại rượu nhẹ như rượu vang rất đặc biệt còn có tên gọi là “tức-thốt-chu” (thốt nốt chua).
Nhện rang- Đặc sản Campuchia:
Du lịch Campuchia – Không phải là loại nhện nhỏ giăng mạng trong nhà, nhện rang ở đây là loại nhện đen to, mình đầy lông lá, vẫn thường trú ngụ tại những khu rừng nhiệt đới quanh năm ẩm ướt.
Quê hương của a-ping nằm ở thị trấn Skuon, cách thủ đô Phnôm Pênh 75km về phía Nam. Đây là vùng nằm ngay sát bìa rừng, nơi có các hang nhện dưới lòng đất, rất thuận tiện cho những người bắt nhện và chế biến món ăn đặc sản của mình.
nhen rang dac san campuchia Đặc sản Campuchia
Đặc sản Nhện rang Campuchia
Không cầu kì hoa mĩ và trải qua nhiều công đoạn như các đặc sản khác ở nhiều nơi trên thế giới, nhện rang được chế biến khá đơn giản và có phần hoang dã, mang hơi hướng cuộc sống của những người dân quanh năm hoà hợp với rừng núi, thiên nhiên.
Nhện bắt trực tiếp từ hang, ướp nguyên cả con với muối, đường và một chút mì chính, rồi cho vào rang trong dầu cùng tỏi phi thơm. Rang nhện cho tới khi chân chúng cứng lại, mình chưa bị nứt là có thể đem ra thưởng thức. Nhện tẩm bột hay bọc đường sẽ làm người ăn khó lòng nhận ra những đám lông gần như vẫn còn nguyên vẹn của những chú nhện này.
Nhện rang giòn ở ngoài nhưng có vị bùi bùi, mềm xốp và hơi nhầy nhầy ở bên trong, nhất là phần thịt trắng ở bụng nhện. Những thứ mềm xốp ấy, ngoài thịt, có thể còn là nội tạng, trứng hay thậm chí là cả “phân” của chúng.
Vì không cần qua sơ chế hay bỏ đi bất cứ một bộ phận nào, nên ngay cả sau khi rang trông chúng vẫn không khác gì so với những con nhện sống. Khi từ từ đưa món ăn có hình dáng thú vị này vào miệng, chắc chắn người thưởng thức sẽ có cảm giác như mình đang ăn một con nhện sống chính hiệu.
Những người dân Campuchia, đặc biệt là trẻ con rất thích thứ đồ ăn vặt này. Nhện rang không chứa nhiều chất đạm hay các chất bảo quản như những loại đồ ăn nhanh béo ngậy khác. Không những thế, những người phụ nữ Khmer tin rằng nhện rang là một phương thuốc rất tốt cho sắc đẹp, đặc biệt là sẽ khiến tóc dày và khoẻ hơn.
Từ khi nhện rang trở thành đặc sản và được những người dân đem bán, thị trấn Skuon luôn là địa điểm dừng chân thường xuyên của những chuyến xe buýt hay những chiếc taxi chở khách qua lại. Bán nhện rang cũng trở thành một nghề kiếm sống của những người dân ở đây. Những khay nhện rang là “đồ nghề” của những người hàng bán rong luôn đon đả chào mời khách và phục vụ tới tận cửa xe ô tô. Và vẫn luôn có cả một hàng dài những ô tô xếp hàng để chờ được phục vụ món ăn lạ miệng này.
(sưu tầm)