What's new

GPS - Hệ thống định vị tòan cầu

e co mot con Magellan mua cua Dong Nạtbat len dược no con hien dung ca gio nhu Dai tieng noi Viet Nạm cho du ca nam e moi lap pin.nhung e ko biet dung the nạo hom nay dươc thang ban gioi thieu vao day nho cac Bac chi giao. E LOC ben Hoi do linh HaNoi.Xin cac Bac giup e vọi.Help me
bác viết có dấu đi, và nói chính xác con Magellan của bác ntn....
 
Ý bác này là dùng con Ma để xem giờ chính xác như cuả nhà đài mặc dù 1 năm chưa lăp pin.

Kinh thật
 
Ý bác này là dùng con Ma để xem giờ chính xác như cuả nhà đài mặc dù 1 năm chưa lăp pin.

Kinh thật

Đúng đấy bác ạ. Bởi vì khi bật lên nó lấy giờ hiện tại của hệ thống vệ tinh GPS mà
 
Đúng đấy bác ạ. Bởi vì khi bật lên nó lấy giờ hiện tại của hệ thống vệ tinh GPS mà
Thế chưa lắp pin thì lấy năng lượng ở đâu để nhận tín hiệu vệ tinh?!
Tài thật ! =))
 
DGPS ở Việt Nam

Cao Bằng khánh thành trạm thu phát sóng vệ tinh GPS cố định

Tổng cục Địa chính và tỉnh Cao Bằng vừa đưa vào sử dụng trạm thu phát sóng vệ tinh GPS cố định tại phường Sông Hiến, thị xã Cao Bằng. Trạm GPS tại Cao Bằng hoạt động sẽ tăng hiệu quả hoạt động kỹ thuật đo đạc và thăm dò đối với các tỉnh biên giới phía Bắc và vùng lân cận (đo đạc thành lập bản đồ địa hình, địa chính, thăm dò các tài nguyên thiên nhiên địa chất, thuỷ văn, điều tra quy hoạch... và các hoạt động chuyên môn khác). Trước mắt, trạm GPS sẽ phục vụ cho công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc. (Theo Đầu Tư)

Cho em góp vui với Bác GPS em tí nhé.
Thực tế thì DGPS chỉ là phương pháp hiệu chỉnh phân sai để cung cấp độ chính xác ở mức độ có thể chấp nhận được thôi (Dẫn đường trên biển, định vị vị trí điểm cho GIS hay bản đồ... với độ chính xác từ dm đến 3 mét - Thụ thuộc vào khoảng cách từ máy thu di động RVER đến vị trí trạm tham chiếu (BASE or REFERENCE). Cũng cần nói thêm rằng DGPS cũng được chia làm hai kiểu DGPS thời gian thực và DGPS xử lý sau. Với DGPS thực đơn giản là bạn nhận được độ chính xác như công bố ngay trên thực địa, còn DGPS xử lý sau chỉ cho bạn độ chính xác như công bố sau khi bạn trút số liệu đã thu được từ máy cố định và máy di động vào máy tính và dùng phần mềm hiệu chỉnh để tính toán. Ngày nay bạn có thể nhận được tín hiệu hiệu chỉnh DGPS thời gian thực từ hai nguồn: Nguồn thứ nhất - Hoàn toàn miễn phí ENGOS ở Âu Châu, WAAS và USCG ở Hoa Kỳ... và nguồn thứ hai - Phải trả phí: OmniSTAR và SeaSTAR.

Ở Việt Nam thì sao? Tính tới thời điểm hiện tại, trên cả nước hiện có 5 trạm DGPS đang hoạt động (Quốc tế hay gọi là trạm DGPS Beacon). Trạm thứ nhất đặt tại Đồ Sơn sử dụng máy phát SAC500 cho vùng phủ tín hiệu DGPS lý thuyết có bán kính là 500KM. Trạm thứ hai lúc đầu là trạm 100W xách tay đặt gần cầu Cỏ May trên đường từ SG ra Vũng Tàu, nay đã dỡ bỏ và chuyển về nằm kế đường mới vài Vũng Tàu cạnh đài duyên hải. Trạm này được trang bị máy phát SAC1000 cho vùng phủ tín hiệu lý thuyết có bán kính 1000KM. Ba trạm còn lại được đặt tại thị xã Cao Bằng, máy SAC200 (trên điểm cũ của đài phát thanh và truyền hình). Thị xã Hà Giang, máy SAC200 (ngay ngoài thị xã trên đường lên cửa khẩu gì ấy nhỉ....). Và trạm cuối cùng đặt tại Điện Biên máy SAC500 - Các trạm này được lập ra phục vụ cho việc phân giới cắm mốc đất liền VN-TH, nhưng trên thực tế nó đã sai về mặt lý thuyết theo kiểu bắt Thuỷ Tinh đi tìm toàn đồ rừng về để cưới được Mỵ Châu. Ngày trước bên Đoàn 6 Hải Quân có rước một bộ xách tay nhưng lâu lắm em không nghe thấy nó được đặt ở chỗ nào nữa. Về cơ bản chúng ta bị hở đoạn miền Trung, nhưng theo kết quả em mới thử gần đây thì trạm Đồ Sơn không còn giữ được công suất danh định nữa rồi.

Tiếc là mấy đồ Garmin, Magellan, Tomtom, của các Phượt chẳng được lợi lộc gì ở mấy cái quả này đâu. Nếu có Phượt nào cần thông tin chi tiết nữa cứ PM em chơi được tuốt.

Thôi em ra mắt thế đã, mai em làm tiếp. À mà có một lý thuyết cơ bản, đó là trong vòng bán kính 500KM chưa tính tới độ cong của bề mặt trái đất (trái đất hình ấy mà) nên những vệ tinh mà máy thu trạm cố định thu được tín hiệu, thì máy thu trạm di động cũng thu được tín hiệu từ những vệ tinh đó. Do vậy sai số mà máy thu trạm cố định tính ra được (nhờ toạ độ điểm đã biết, nhờ phần mềm, nhờ máy phát radio....) cũng được coi như sai số của máy di động - Đây là lý thuyết cơ bản và đơn giản cuả DGPS.
 
Last edited:
Lâu lắm mới gặp người có chuyên môn có nhã ý chia xẻ kiến thức cùng anh em. Xin cám ơn và chờ các bài viết mới của bạn.
 
DGPS là cấp cơ sở của các phương pháp hiệu chỉnh làm tăng độ chính xác của GPS để đáp ứng những đòi hỏi của các ứng dụng kinh tế xã hôi. Trên thực tế với độ chính xác DGPS cỡ 2 mét là chúng ta có thể biết được đang đi bên phải hay bên trái của một con phố, nhưng cái được hơn nữa của DGPS chính là độ ổn định của tín hiệu định vị, khi bạn không có GPS mà chui vào khu nhà hơi cao, nhiều tán cây và lá cây mùa thu rơi rụng, hay nhiều chym và bướm lượn bay cũng sẽ làm vị trí của bạn bị văng sang phố khác một lúc rồi mới nhảy về vị trí ban đậu Đối với ứng dụng định vị dẫn đường phương tiện động, người ta còn dùng thêm một cơ chế định vị nữa là DR - Em tạm gọi nó là đoán định vị trí điểm - Bình thường thiết bị sử dụng 90% GPS để tính toán vị trí, nhưng khi chui vào hầm, nó sẽ chỉ cần 10 - 20% GPS để tính còn lại nó dựa vào hướng, tốc độ di chuyển để đoán vị trí tiếp theo.

Có một ứng dụng ngày lâu lắm xa xưa rồi em đã thiết kế cho Tổng Lũng Lô để thắng thầu đê chắn sóng nhà máy lọc dầu Dung Quất - Đó chính là phương pháp GPS có hiệu chỉnh độ chính xác cỡ CM trong chế độ thời gian thực để cẩu thả các cấu kiện bê tông nặng hàng tấn xuống dưới nước sâu. Phương pháp hiệu chỉnh này người ta không gọi là DGPS nữa, mà được gọi bằng tên RTK (Real Time Kinematic). Phương pháp này được ứng dụng cực kỳ phổ biến ở các nước phát triển, cũng giống như lý thuyết về DGPS nhưng chuẩn và gói số liệu RTK khác với DGPS, nếu có bác nào đang tìm kiếm giải pháp nối cái nọ vào với cái kia, hay giám sát dịch chuyển công trình xây dựng cỡ lớn và đông tiền thì RTK là câu trả lời thoả đáng. Các bác hẳn biết CAT chứ ạ, các máy thi công của CAT các bác có thể đặt onboard hệ thống Machine Guide RTK đấy, em ví dụ trên bộ trải thảm bê tông được gắn 2 ăng ten GPS và 2 ăng ten thu RTK, vậy là bác lái máy có cái màn hình, a lê hấp bác ấy luôn biết lưỡi ủi hay lưỡi trải chênh nhau bao nhiêu, thảm bê tông bác ấy đang trải dày bao nhiêu. Chết em xin lỗi đi hơi lan man vượt khỏi vòng Phượt Application mất.

Em sẽ sớm quay lai.
 
Last edited:
Em biết với cỡ ứng dụng be bé như anh em mình, khỏi cần quan tâm đến những thay đổi kiểu GLONASS sẽ có 20 vệ tinh, GPS sẽ có tần số L5 và L2C, Galileo sẽ đi vào hoạt động vào năm 2008, Trung Quốc sẽ có hệ thống định vị hàng hải blah, blah. Nhưng dù sao những thông tin này vẫn làm những người quan tâm ong thủ, sau phần hưởng ứng bác GPS em, em sẽ hoàn tất loạt đánh giá và nhận định, ngõ hầu phục vụ các bác nào quan tâm đến công nghệ GPS (mà họ không mấy gọi là GPS nữa đâu, họ gọi chung là GNSS cơ). Hiện tại các bác cứ yên tâm dùng máy thu tín hiệu GPS, đừng quan tâm nhiều đến GLONASS hay Galieo, bởi Galieo tuyên bố 2008 hoàn tất và vận hành, mà bi giờ mới có GIOVE A và B chạy thử, 12 tháng nữa để phóng nốt 24 em vệ tinh có mà chuyện hão huyền, em đặt cược với bác nào bẩu 2008 Galieo hoạt động FULL nào.
 
Khác với GPS và GLONASS. Galileo được thiết kế đặc biệt hơn, đó là sự phân quyền khai thác dựa theo độ chính xác mà khách hàng sử dụng. Bạn có thể sử dụng mức chính xác tiêu chuẩn mà Galileo đem lại hoàn toàn miễn phí, bạn có thể nộp tiền để có được độ chính xác tốt hơn, và nộp nhiều tiền để có được độ chính xác tốt hơn nữa. Có thể nói định vị vệ tinh là cuộc cách mạng về công nghệ xác định vị trí, các bác cứ tưởng tượng rằng xác định vị trí của một thứ đứng yên đã không phải là chuyện đơn giản, thế mà em này không những xác định vị trí cho đối tượng đang đứng yên một chỗ mà nó còn xác định liên tục vị trí khi đối tượng này bắt đầu chuyển động kể cả bay nhanh như tên lửa hành trình cũng không là gì cả. Đến đây các bác em lại hỏi, vậy sao chẳng lấy con chip GPS trong máy cầm tay ra mà lắp vào tên lửa nhà mình???? Các bạn Mẽo tính hết rồi, GPS Commercial bị một cái gọi là COCOM Limit - Bác bay cao hơn 10KM và nhanh hơn tốc độ máy bay phản lực dân dụng, các máy thu GPS của bác chết đứ đừ luôn.

Ngành mà được lợi đầu tiên và thực sự đổi đời chính là đo đạc và bản đồ, trước đây nếu đo lưới khống chế (các bác làm nhà, làm đường phải có cái này đấy nha) nếu cạnh dài các bác phải thông hướng, các bác phải chặt cây, dựng lều trên cao để nhìn thấy nhau, và trên những lều cao ấy luôn có người túc trực để khi trời quang mây tạnh là quất luôn mới có được toạ độ (máy đo là máy quang học) khoảng cách chỉ vài trục km. Thế mà khi có GPS các bác ấy đo một cạnh từ Hà Nội ra tận Trường Sa luôn, các bác ấy còn đo nôí lục địa luôn - Kinh hoàng và không tưởng tượng. Hay như Google Map là ví dụ điển hình, các bác xem cái xe làm bản đồ của TeleAtlas ấy - GPS và máy quét liên kết với nhau trực tiếp, bác có một điểm thì ngay lập tức điểm ấy có toạ độ địa lý luôn. Em cũng có cái máy bác tìm vị trí cái nhà, rồi bác cầm cái máy ảnh digital chụp cái nhà ấy thì thay vì cái ảnh lưu trên máy ảnh như thông thường thì cái ảnh cái nhà ấy bị giờ lại nhảy luôn vào trong máy GPS mới đau chứ, mấy bác bất động sản mà thấy em này chắc phê lắm đây.

Hôm trước em bay đi Nha Trang, thời tiết hôm đó rất tệ nên VNA không hạ cánh tầu bay ở CR được, em nó bay loanh quanh khoảng 30 phút, em có cảm giác rất tốt về môn này (vì trước đây em đã làm trên ấy thêm nữa em rất yêu máy bay, lâu lâu không bay em lại một mình lên NB chỉ đứng để xem nó lên xuống và sáng đèn rồi lại về HN, bọn nó bảo em thần kinh, nhưng có sao tất cả chúng ta đều là bọn thần kinh chỉ có cái cách thể hiện sự thần kinh của mỗi người khác nhau thôi), em đoán nó đang bay tròn thế là mang em GPS ra, đặt kề bên cửa kính sau 30 phút em vẽ được 2 vòng tròn quanh NT, có thời điểm phi công xuống đến độ cao 550mét bỗng nhiên lại dựng ngược lên lấy lại độ cao bay là 3500 mét trong giây lát, mấy em ngồi bên cạnh được cập nhật đường bay, độ cao bay, thay đổi độ cao..... này nọ mà khoái ơi là khoái. Chiếc GPS của em là chiếc khá chiến, dòng chuyên dụng chứ không phải dòng câu cá, cắm trại đâu ạ.

À mà các bác lưu ý cho em xin lỗi, như em đã trình bày là em được gọi là thần kinh cho nên em viết có thể nó hơi lan man, nhưng các bác yên tâm là em viết trên cơ sở những kiến thức thực tế và lý thuyết mà em đã kinh qua, đồng thời nếu có lấy ở đâu, đọc ở đâu em sẽ quote một cách nghiêm túc. Chỉ mong các bác thấy nó liên thiên linh tinh thì bỏ qua và chịu khó ghép nối vào nhau nhé.
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,751
Bài viết
1,136,920
Members
192,581
Latest member
oldgmailacc7
Back
Top