What's new

Hà Giang - Cao Bằng: những cung đường tình yêu

Mặc dù ở Forum này đã có quá nhiều topic về Hà Giang rồi, nhưng em cũng xin mạn phép được mở thêm một cái thớt nữa về miền đất đáng yêu này - Nơi mà em đã đi, đã đến và đã chết đứ đừ ngay từ cái nhìn đầu tiên ấy :L.

Chuyến đi được bắt đầu một cách hết sức vu vơ vào một ngày đầu tháng 9, hai con vịt ham chơi chán làm gặp nhau trên net:
- Chán quá rồi mày ạ. Thèm đi đâu đó quá.
- Tao cũng thế. Sắp phắn về nhà làm rồi. Hay trước lúc tao về thì làm 1 chuyến nhá. Hà Giang đê!
- Ok! 1 tuần trăng mật cho 2 đứa mình!

Và thế là 2 tuần lọ mọ tìm cung đường và lịch trình hợp lý nhất cho chuyến đi 7 ngày bắt đầu. Nghe đến HG cũng nhiều và mơ ước được đến đó cũng đã có từ lâu lắm rồi nhưng mãi đến h mới có cơ hội để đi. Trước lúc lên đường em cũng lê la đến mòn chuột và keyboard ở phuot.com, cũng nhân được không ít những lời khuyên có, can ngăn cũng có vì cung đường Hà Giang rất khủng. Đối với những kẻ mới lần đầu chân ướt chân ráo đi phượt, nhất là với phận nữ nhi như em, chưa từng chạy đường núi bao h và cũng chưa từng tự chạy đường đồng bằng quá 40km/ngày thì đúng là liều lĩnh thật!

Nhưng với tinh thần "Điếc không sợ súng"; “Bây giờ hoặc không bao giờ”, “Đi hoặc tự cắt tiết”, không từ một thủ đoạn nào, cuối cùng 3 đứa em (2 vịt, 1 cò) cũng đã thực hiện được hành trình mơ ước của mình.

Nhân đây em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bác, các anh chị em ở phuot.com đã quan tâm và động viên em rất nhiều trên từng cột mốc, từng khúc cua :L. Nhờ đó mà em càng có quyết tâm để tăng thêm sự liều lĩnh của mình :T đấy ạ. (He he, nghe đúng kiểu diễn văn tổng kết :LL)
 
Tranh thủ trước khi trời tối, tôi đi tiếp ra cửa khẩu Phó Bảng.
Một khu nghĩa trang của người Hoa

IMG_0883.jpg


Một bản người Mông nằm giữa thung lũng đá

IMG_0886.jpg
 
Theo tôi được biết, người dân nơi đây gần như không có khái niệm về đường biên giới. Họ đều có người thân, họ hàng ở bên kia biên giới. Việc họ sang Trung Quốc làm ăn hoặc thăm hỏi họ hàng là rất bình thường. Đối với họ ở đâu sống dễ chịu hơn là họ ở, bất kể là Việt Nam hay Trung Quốc. Thậm chí, vì thời gian này bên ta đang thiếu nước trầm trọng, người dân mang thùng sang bên Trung Quốc xin nước về dùng như anh em hàng xóm láng giềng.
Đến khoảng 18h30 thì tôi tới sát đường biên giới. Cửa khẩu Phó Bảng rất đơn sơ với một đoạn tường biên xây bằng đá và 2 cột mốc 2 bên.

IMG_0888.jpg


IMG_0902.jpg


Cột mốc phía Việt Nam

IMG_0901.jpg


Cột mốc phía Trung Quốc

IMG_0900.jpg


Anh bộ đội biên phòng đẹp trai quê ở Thanh Thủy, Phú Thọ, thần tượng của tên kilimangiaro, hắn mà được nhìn thấy ảnh của anh này thì chắc thích lắm.

IMG_0890.jpg
 
Có một bản nhỏ của người Mông ở sát biên giới phía Trung Quốc.

IMG_0892.jpg


Tình cờ gặp 2 bạn Trung quốc đang ngồi chơi ở cửa khẩu, họ mời tôi uống bia Tàu và chụp ảnh kỷ niệm.

IMG_0896.jpg


Loanh quanh nói chuyện và ngắm nghía một hồi, tôi lại lên xe định đi đến thị trấn Đồng Văn để ăn cơm và ngủ lại. Tuy nhiên, một trục trặc nho nhỏ thú vị đã thay đổi toàn bộ kế hoạch của tôi.
 
Rời Phó Bảng tôi quay trở lại đường 4C để lên thị trấn Đồng Văn, lúc này trời đã tối om. Loạng quạng thế nào, đến một ngã ba, tôi lại rẽ lên phía trên thay vì rẽ xuống dưới để đến thị xã Đồng Văn. Con đường cứ dẫn tôi đi lên mãi đỉnh núi, ngày càng cao. Đoán là đã đi nhầm đường, thoáng thấy bóng người đi xe máy phía sau, tôi vẫy anh ta đứng lại và hỏi thăm đây là đâu. Rất may là bạn Mông này lại nói được tiếng Kinh, anh ta bảo đi sai đường rồi, đây là đường vào bản Lao Sang, xã Sủng Là. Tôi mới giật mình bật GPS lên thì đúng là đi nhầm đường, chỗ tôi dừng lại sát biên giới, chỉ cách đường biên chừng vài trăm mét. Tôi đánh liều hỏi anh ta là trong bản có chỗ ngủ không, cho tôi vào ngủ nhờ. Anh chàng cười nói "chỉ sợ nhà em nông dân, anh không ở được thôi". Tôi khoái chí bảo anh ta dẫn về nhà, ở đâu mà chả ngủ được, mấy khi có dịp thế này. Anh chàng vui vẻ đi trước dẫn đường đưa tôi về nhà.
 
Đến đoạn này thì tôi cá là tên kilimangiaro sẽ rất ghen tị với tôi. Hắn sẽ luôn ao ước có dịp được ngủ một đêm ở nhà của người Mông cách biên giới có mấy bước chân ở độ cao 1.605m (rất có khả năng Lao Sang là bản người Mông nằm ở độ cao lớn nhất Hà Giang).

Tới đây cũng xin nói thêm vài điều về người Mông.
Người H’Mông hay còn được gọi là người Miêu là một dân tộc xưa kia sống tại khu vực phía Nam của Trung Quốc. Sang thế kỷ 18 thì người Mông có sự di cư sang Việt Nam.
Người Mông là nhóm người có nguồn gốc từ châu Âu, di dân dần đến vùng đồng khô Siberia rồi mới đến định cư ở lưu vực sông Hoàng Hà vài ngàn năm trước. (Trong thế kỉ XVII những nhà truyền giáo Tây phương lần đầu tiếp xúc với nhóm Mông sống hoang dã ở vùng Vân Nam TQ lấy làm ngạc nhiên thấy họ không có nét thuần Á châu mà lại có người có màu tóc hung, bạch kim và vài người lại có mắt xanh- chính vì vậy mà người Hoa gọi họ là Miêu, hay Mèo).
Vào khoảng thế kỷ 26 TCN, Miêu tộc đã bị bại trận dưới tay Hoa tộc và từ đó họ bị chia rẽ và phiêu bạt ngày càng lùi về phía nam. Trình độ văn hóa và kỹ thuật của người Miêu cũng ngày càng chênh lệch so với người Hán và trở thành một dân tộc bị coi là man di.
Ở Việt Nam, người Mông có số dân khoảng 800.000 người, cư trú ở độ cao từ 800m đến 1.500m so với mực nước biển gồm hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc trong một địa bàn khá rộng lớn, dọc theo biên giới Việt - Trung và Việt - Lào từ Lạng Sơn đến Nghệ An, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh thuộc Đông và Tây bắc Việt Nam như: Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La... Do tập quán du mục nên một số người H'Mông trong những năm 1980, 1990 đã di dân vào tận Tây Nguyên, sống rải rác ở một số nơi thuộc Gia Lai và Kon Tum.
Tiếng Mông là một ngôn ngữ không có chữ viết. Năm 1961 phương án chữ Mông theo tự dạng Latin đã được chính phủ Việt Nam phê chuẩn (cụ thể bộ chữ được xây dựng theo ngữ âm ngành Mông Lềnh Sa Pa — Lào Cai) có bổ sung thêm một số âm vị của các ngành Mông khác, gồm 59 phụ âm (có 3 âm vị phụ âm của ngành Mông Đơư và Mông Sua), 28 vần và 8 thanh. Vào thập niên 1970, phong trào học chữ Mông phát triển khá mạnh ở hầu hết các tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, nơi có nhiều người Mông sinh sống. Nhưng đến nay với nhiều nguyên nhân khác nhau mà tình hình học chữ Mông đã không còn phát triển như trước kia nữa.
 
Last edited:
Quay trở lại câu chuyện của tôi. Leo một hồi thì tới nhà của anh bạn Mông. Cậu ta mở cổng cho tôi vào, vẫn là tường rào đá và nhà trình tường bằng đất lẫn với đá. Ấn tượng đầu tiên của tôi là ngôi nhà tối om, tuy nhiên khá rộng rãi với 4 phòng thông nhau. Ngồi ngay ngoài cửa là một chị Mông đang căm cụi may đồ trong bóng tối với duy nhất 1 cái đèn pin buộc cạnh trán.

IMG_0904.jpg


Mọi người trong nhà nhìn tôi với ánh mắt rất lạnh lùng, không có vẻ thân thiện lắm. Anh bạn Mông mời tôi ngồi rồi chúng tôi bắt đầu làm quen. Anh ta tên là Vàng Mí Cơ, anh ta ở đây với bố mẹ, anh ruột và chị dâu. Hóa ra, Cơ đã từng đi bộ đội và đóng quân ở Phú Thọ rồi Yên Bái, thảo nào anh ta nói được tiếng Kinh rất tốt và rất thân thiện với người Kinh. Cơ năm nay mới 20 tuổi nhưng cậu ta rất hồn nhiên chia sẻ: "ở đây em là có tuổi rồi, bạn bè bằng tuổi em, chúng nó có vợ con lâu rồi". Cả nhà chỉ có mỗi Cơ nói được tiếng Kinh.

IMG_0925.jpg


Rót nước cho tôi xong, cậu ta đi chuẩn bị đồ ăn cho tôi ăn tối.
 
Cơ nhờ mẹ thổi lửa nấu thức ăn.

IMG_0905.jpg


Nhìn xung quanh, tôi đoán nhà Cơ cũng là một nhà khá giả, nhà có 4 phòng thông nhau, phòng nào cũng có một bép lửa, vừa để nấu nướng, vừa để sưởi ấm. Giường ngủ của các đôi vợ chồng được quây kín bằng vách gỗ, vừa ấm, vừa đảm bảo sự riêng tư trong sinh hoạt.

Cơ chỉ cho tôi chỗ ngủ đêm nay, vì đã chuẩn bị sẵn túi ngủ nên có một chỗ như thế này là quá tốt rồi.

IMG_0909.jpg


Nhà có một gian bếp rộng dùng làm kho lương thực, đồng thời để nấu nướng khi có đông người và đặc biệt là nơi để làm rượu ngô, món đặc sản tuyệt hảo của người Mông trên cao nguyên đá. Để làm rượu ngô, người Mông đã có cả một bí quyết từ bao đời nay.

Đầu tiên, ngô được bung trên bếp lửa rồi trộn với một lượng men nhất định. Ba ngày sau, ngô đã ngấm men thì cho vào chum, vò, ủ kỹ khoảng 9, 10 ngày. Cuối cùng mới chưng cất. Men ủ ngô phải là chế từ lá và rễ cây rừng nên vừa thơm vừa ngọt.

IMG_0910.jpg


Ngô đang ủ men.

IMG_0912.jpg
 
Lương thực chính của người Mông trên cao nguyên đá là NGÔ, ngô được xay ra và đồ lên ăn hàng ngày gọi là mèn mén. Mèn mén được làm từ hạt ngô tẻ. Để có được món mèn mén, các gia đình người Mông thường phải đồ mèn mén vào sáng sớm để dành cho ăn cả ngày.

IMG_0916.jpg


Ngô được xay bằng cối đá, xay thật nhỏ giống như thời bao cấp, chúng ta cũng hay ăn ngô độn vậy, sau đó người ta cho vào chõ và đặt chõ trong một cái chảo có nước vừa đủ để đồ.

Để thành món mèn mén người ta phải đồ hai lần. Đồ lần đầu để tẩm nước vào bột ngô, đồng thời cũng là để làm cho bột ngô tơi, không dính vào nhau. Bởi vậy, thời gian đồ lần đầu cần tính toán cho thích hợp với từng loại ngô (ngô non hay ngô già). Nếu là bột ngô già thì thời gian đồ cần lâu hơn. Nếu là bột ngô non thì chỉ sau khi nước ở trong chảo sôi, thấy hơi bốc nghi ngút lên miệng chõ là có thể bắc ra được.

Những người có kinh nghiệm đồ mèn mén thường không vội vàng mà phải dựa vào độ lửa cháy to hay nhỏ (vì lửa nhỏ thì lâu sôi, lửa to thì sôi nhanh). Khi bắc chõ ra khỏi chảo thì đổ bột ngô ra mẹt, dùng thìa gỗ đảo đi, đảo lại cho bột ngô tơi ra. Nếu không làm cho bột ngô tơi thì đồ lần sau bột ngô sẽ không chín kỹ, không thể có món mèn mén với vị thơm, dẻo và ngọt đậm đà, hơn nữa ăn sẽ bị đau bụng. Sau khi làm tơi và để nguội, người ta lại cho ngô vào chõ đồ lần hai và lần này phải đồ cho chín thật kỹ.

Khi ăn mèn mén, bà con thường dùng muôi gỗ để xúc mèn mén ra bát. Đi chợ, họ thường dắt theo một gói để ăn với thắng cố thì ngon tuyệt.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,687
Bài viết
1,135,248
Members
192,409
Latest member
u888netim
Back
Top