What's new

[Đã chốt đoàn] Hà Giang của đội Gà Leo Núi 2-9-2010

Status
Not open for further replies.
5 ngày 4 đêm
Ngày 1: HN - Hà Giang (t5- 2/9)
(đoàn gà tụ tập --- xe cộ)
Ngày 2: ha giang- hsp- xi man- quang ba (t6)
Ngày 3:Quản bạ - Yên Minh (ăn trưa) - Phố Cáo - Sủng là - Nhà Vương - Lũng cú - Sà phìn - Đồng Văn
(t7 chợ ở Quảng Bạ)
Ngày 4. Đồng Văn – Mèo vạc về Hà Giang
(Có đoàn từ Đồng Văn --- Mèo Vạc phi thẳng đc về Hà Nội, Nhưng đoàn Gà chắc phải có ngày 5)
Ngày 5: Hà Giang- HN
(Tụ tập HG, chia tay mấy gà HG)



Lịch trình Hà Giang – thời gian 04 ngày 03 đêm
(Mình lập topic cho đoàn Gà vì đi Tuyết Sơn còn xa quá, sợ loãng topic
Lịch trình được copy ở topic khác "Không nhớ chỗ nào, nên xin cảm ơn về bài viết trước", Gà nhà mình vào cho ý kiến nhé !!!)

---> đóng góp để có chuyến đi tốt đẹp và có ý nghĩa

Ngày 1

Chặng đường : Hà Nội – Phúc Yên – Hương Canh – Vĩnh Yên – Tam Dương – Sơn Dương – Tuyên Quang – Việt Quang – Hà Giang – Quản Bạ. Quãng đường ~ 350 km.
• 6h sáng khởi hành từ Hà Nội – Vĩnh Yên theo đường 23 qua Hàn Thôn - Thương Lệ - Phúc Yên đường 2 đi thẳng Vĩnh Yên (40 km) nghỉ ăn sáng tại Vĩnh Yên (đoạn Phúc Yên – Vĩnh Yên đường xấu)
• Vĩnh Yên – Tuyên Quang (nghỉ ăn trưa tại Tuyên Quang) Từ Vĩnh Yên đi quá 3 km , hỏi đường đi Tam Dương, rẽ phải theo quốc lộ 2C . - Đến Phai Cày, rẽ trái đi Tuyên Quang rồi tiếp tục rẽ trái đi Tuyên Quang. Từ Vĩnh Yên - thành phố Tuyên Quang ~ 86 km

• Chú ý, từ Sơn Dương muốn đi Tuyên Quang thì chỉ có cách duy nhất là qua cầu Nông Tiến, đại bản doanh của công an GT Tuyên Quang, và rất khó có người ngoại tỉnh nào có thể đi qua đây mà không bị hỏi giấy tờ, vậy nếu không muốn mất thời gian và tiền phạt hãy chuẩn bị đầy đủ : bằng lái, CMND, cà vẹt xe và nhất là bảo hiểm xe máy, thường thì mọi người hay quên cái này nhất.
• Tuyên Quang – Việt Quang – Vị Xuyên - Hà Giang : 140km : xuất phát theo đuờng 2 Lên Hà Giang -đuờng cực đẹp, chạy dọc sông Lô. Nghỉ uống nước ở Hà Giang rồi chạy thẳng lên Quản Bạ (40km) kiếm nhà nghỉ ở Quản Bạ - ăn tối dạo chơi thị trấn Tam Sơn - lên tháp truyền hình Quản Bạ

Ngày 2: Quản Bạ - Yên Minh – Đồng Văn 175km
- Sáng dạo chơi – chụp ảnh ruộng bậc thang Quản Bạ :
o Cổng trời Quản Bạ
o Núi đôi Quản Bạ
Các điểm dưới dây chúng ta có thể tùy chọn đi hoặc ko đi tùy thuộc vào thời gian cho phép
o Vào bản Thanh Vân mua rượu ngô – bản của người dân tộc Bố Y
o Nghĩa trang Vị Xuyên nơi các chiến sỹ ngã xuống trong chiến tranh biên giới với bọn Tàu Khựa
o Thăm Hang Chui cách TP Hà Giang 7km về phía nam, hang ăn sâu vào lòng núi khoảng 100m, cửa hang hẹp phải lách người mới qua được. Vào trong lòng hang mở rộng, vòm hang cao vút, nhiều nhũ đá rủ xuống đủ mọi hình thù. Đặc biệt hang có nhiều dơi, có dòng suối dâng cao đổ xuống thành thác trông rất đẹp.
- Quản Bạ - Yên Minh 48 km
o Băng đèo đổ dốc về Yên Minh,
o Qua Quản Bạ 11km vào thăm làng văn hóa Quốc Gia Lùng Tám (option mở rộng vì phải đi ngược đường
o Cách Yên Minh 10 km là rừng thông đẹp nhất Việt Nam suốt dọc đường toàn thông là thông
o Nghỉ trưa, ăn trưa tại quán ăn Hải Yến
- Yên Minh – Phố Cáo – Phó Bảng – Đồng Văn ( nghỉ tối Đồng Văn ) 120km
o Yên Minh - Phố Cáo – Phó Bảng - 1 trong những cửa khẩu chính của Hà Giang chụp ảnh tại cột mốc gianh giới Việt Trung.
o Rời khỏi Phó Bảng. Qua đèo Na Khê, đứng trên đỉnh đèo có thể nhìn toàn cảnh thung lũng + bản của người Mông Trung Quốc! Đến Sà Phìn đến thăm Dinh vua Mèo (Vương Chí Sình) ở Sà Phìn. Đứng ở ngã ba đường (có bảng chỉ dẫn: Đồng Văn : 15km, Lũng Cú: 26 km) nhìn xuống thung lũng sẽ thấy xã Sà Phìn, có Dinh nhà họ Vương ở đó.
o Sà Phìn – Đồng Văn ( nghỉ tối tại Đồng Văn) ăn tối tại Đồng Văn có thể ăn tại nhà hàng Tiến Nhị


Ngày 3: Đồng Văn – Lũng Cú (26km)– Đồng Văn – Mã Pí Lèng – Mèo Vạc (25km)– Bắc Mê (60km) Tổng chặng : 120km
- Sáng thức dậy ở Đồng Văn lên đường đi Cột cờ Lũng Cú (26km) Nhớ đến thẳng trạm biên phòng dưới chân cột cờ " làm thủ tục ".
- Quay lại Đồng Văn – chạy đèo Mã Pí Lèng – con đèo huyền thoại đẹp nhất Việt Nam đứng trên đỉnh đèo ngắm sông Nho Quế. Nghỉ trưa ăn trưa tại Mèo Vạc tham quan chợ phiên Mèo Vạc nổi tiếng với thịt bò, thịt gà, xôi ngon và rẻ. Chụp ảnh người dân tộc, ăn thắng cố nếu có thể, dạo qua thị trấn, ngắm tượng đài Bác Hồ, dạo chơi các bản của Mèo Vạc.
- Mèo Vạc – Bắc Mê nghỉ đêm tại Bắc Mê

Ngày 4: Bắc Mê - Na Hang – Tuyên Quang – Vĩnh Yên – Hà Nội (300km)
- Mèo Vạc – Bắc Mê – Na Hang Từ Bắc Mê về Na Hang theo đường 279 đọc đường có các Thác Pan, thác Tình và Thác Mơ, cách Na Hang 2km là đập thủy điện Tuyên Quang. Từ Na Hang theo đường 176 về Chiêm Hóa ( nghỉ trưa tại Chiêm Hóa)
- Chiêm Hóa – Tuyên Quang – Vĩnh Yên – Hà Nội


Note
- tầm 16-9 chắc lúa bắt đầu chín rồi đấy đợt mình đi mùng 2-9 là đang nửa xanh lửa chín đã đẹp lắm rồi
p/s cẩn thận thời tiết nhé
(trích nguyên văn của pác đã đi rồi)
- 2-9 Nghe nói xây cột cờ lũng cú xong...
 
Last edited:
F1 kéo về đây kinh nghiệm rất quý báu của chị Nhàn để cả nhà mình đọc nhé. Topic Hà Giang bên sub-box sẽ xóa cho gọn.

Để chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày, Nhàn xin phép được chia sẻ 1 số vấn đề liên quan đến xe cộ, đồ cá nhân để mọi người có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi nàynày:

1. Cần thiết phải thay dầu trước khi đi vì: Đi đường đèo máy nóng dùng dầu cũ thì mấy kêu và hiệu suất kém (máy ì)

2. Chỉnh xích căng. Vì đi đèo dốc ngược nhiều, nếu xích không căng thì khi vít ga to máy ì chưa lên mà lên phát thì giật cục chứ không được ngay và đều như đã căng xích --> dễ bị giật cục húc ổ trâu, trượt dốc hoặc lao vào chỗ mình hok muốn vào ^^

3. Kiểm tra lại phanh sau, để mức phanh vừa phải, không để sâu quá (khóchủ động) nhưng cũng tùy thuộc từng người, nếu mòn quá thì nên thay (vì má phanh không đắt) và thay thì bảo thợ làm cẩn thận, không dễ bị bó phanh khi chạy.

4. Kiểm tra phanh trước và ắc qui. Ắc qui khô thì không sao, nước thì nên đổ vào để đèn xe sáng.

5. Bảo thợ tin tưởng kiểm tra máy (lá côn) xem mòn chưa thì thay. Tin tưởng vào người thật thà vì thợ bố láo thì chỉ rình để gạ mình thay đồ.

6. Nên đeo găng tay khi chạy đường dài đỡ mỏi và êm hơn, thêm nữa là chống nắng tốt, tiện khi phải xách hoặc đẩy đồ. Có thể dùng găng giống găng tay leo fan.Nhàn đã dùng thử cái này cho chuyến chạy dài lần trước. Rất hữu hiệu
7.Mặc áo chống nắng (cả xế và ôm), tốt nhất là áo gió. Chống nắng, cản gió và đề phòng trời lạnh, sương ở vùng cao khi vào chiều tối. Cái này nhà gà cũng đã có kinh nghiệm khi chạy tối đêm vụ Cao Bằng rồi.
8. Nên tự chuẩn bị đồ ăn nhẹ tùy theo nhu cầu của xế và ôm.Vì mình chạy đường dài, thời gian ăn uống thất thường, có thể ăn uống ngay trên đường đi để đảm bảo sức khỏe và tỉnh táo suốt dọc đường bánh kẹo, xúc xích, nước ....

Ngoài ra thì trong mỗi chuyến đi Nhàn thường tự chuẩn bị cho mình một số thuốc cơ bản theo yêu cầu của bản thân và lần nào đi cũng mang theo sâm viên đề phòng ( sâm viên ở hàng thuốc đầy, sâm giúp tỉnh ngủ và tăng sức đề kháng rât tốt). với những chuyến đi xa thì vấn đề sức khỏe và an toàn luôn là vấn đề hàng đầu, vì mình khỏe là xế khỏe và cả đoàn yên tâm. hi hi...
Mong rằng các thông tin sẽ hữu ích cho mọi người, chúc mọi người có sự chuẩn bị tốt nhất cho chuyến đi này!
 
tiếc nhỉ.., chuyến này hok tham gia được vì bận công chuyện gia đình.., được đi chuyến này cùng với cả đàn gà thì chắc về mình thành gà chọi mất.., bà già thu xe bán mất tiêu rôi.. ặc ặc.., không biết ngày nào bà mới chịu vào trong nam, cứ ở đây như vậy khó lòng thỏa chí phiêu bồng cũng anh em được.., ôi cuộc đời đôi khi ngang trái quá... hix:(
 
Vấn đề là nhà mình dạo này đi đâu hết ấy, có ai đâu mà lôi nó lên dc cơ chứ!

Mà tình hình là rất tình hình chắc phải có buổi off cuối đến chốt lại các vấn đề về đi lại, xem lịch trình, các quy tắc (Cái này Gà Trưởng làm nhanh lên nhá)

Rồi còn phân công chuẩn bị đồ nữa! Nhà mình hay là cùng nhau đi mua đồ chuẩn bị lên đường cho có khí thế nhỉ? Mua áo gió nè, bọc đầu gối nè, kinh nè......
Đó đó, buổi off ngày mai sẽ bàn rồi cùng đi mua luôn mới vui :)).
 
tiếc nhỉ.., chuyến này hok tham gia được vì bận công chuyện gia đình.., được đi chuyến này cùng với cả đàn gà thì chắc về mình thành gà chọi mất.., bà già thu xe bán mất tiêu rôi.. ặc ặc.., không biết ngày nào bà mới chịu vào trong nam, cứ ở đây như vậy khó lòng thỏa chí phiêu bồng cũng anh em được.., ôi cuộc đời đôi khi ngang trái quá... hix:(

Ke ke nhà Gà có Gà chọi rồi Anh ạ! Mà xe máy bu bán thì Anh bán con ô tô của Anh mua xe máy khác ngon hơn đi, lúc nào ko đi thì gửi Em đi hộ cho! :p

Mà Anh nghĩ cách đuổi bu vào Nam hả? Con với cái thế đấy! Chẹp! :D
 
Đố nhà Gà cái ni ở mô ?
Download.jpg
 
Bãi đá cổ Nấm Dẩn

baidaco.jpg


Cách trung tâm huyện lỵ Xín Mần 16 Km và cách Uỷ ban nhân dân xã Nắm Dẩn về phía tây khoảng 1,5 km bãi đá cổ nằm giữa thung lũng thôn Nùng Má Lử xung quanh có ruộng bậc thang và nương dãy của dân tộc Nùng có dấu tích lịch sử từ thời cổ rất lâu khắc trên đá nhiều chữ nho, nôm, hán đã mòn mờ theo năm tháng thời gian và có nhiều hình ảnh biểu hiện như khe suối, quả đồi và xung quanh có nhiều hòn đá biểu hiện tự nhiên có khắc hình người....

di tích cự thạch này nằm giữa dãy núi Tây Ðản phía bắc và dãy núi đồi Nấm Dẩn ở phía nam, ngay gần sát với con suối Nậm Khoòng. Suối không lớn nhưng cũng đủ để tạo thành các thác nước nhỏ nhiều ghềnh đá và chảy xiết bởi độ dốc cao với cảnh quan khá đẹp. Nhiều tảng đá trầm tích lớn nằm dọc bờ suối với hình thù đa dạng và độc đáo, có tảng đá như một bàn cờ phẳng, có tảng lại giống tấm phản nằm hay một chiếc ghế ngồi. Mỗi tảng đá đều gắn với những câu chuyện ly kỳ mang dấu ấn tín ngưỡng, thể hiện sự linh nghiệm cầu ứng các đấng thần linh của nhân dân các
dân tộc thiểu số trong vùng.
 
Đèo Gió

deogio.jpg


Nằm cạnh con đường quốc lộ 4D đường Quang Bình đi Xín Mần, đây là điểm dừng chân cho du khách từ Bắc Hà (Lao cai), Quang Bình đến Xín Mần thích khám phá rừng nguyên sinh.

Nằm ở phía tây bắc của tỉnh Hà giang, Xín mần là một trong những điểm đến cực ấn tượng của cao nguyên đá tai mèo. Đường lên cửa khẩu Xín Mần treo leo trên vách núi tựa như con đường lên trời. Từ trên nhìn xuống sẽ thấy dòng sông Chảy nhỏ xíu như một sợi chỉ đỏ dưới thung sâu
 
Còn đây chính là Mã Pì Lèng huyền thoại

eo_Ma_P_Leng.jpg


Nằm ở quốc lộ 4C Hà Giang - Đồng Văn - Mèo Vạc, là đoạn đường quanh co khúc khuỷu. Đĩnh Mã Pì Lèng - Mèo Vạc có chiều dài 7 km, nằm giữa Đồng Văn và Mèo Vạc, nơi đây thấm bao mồ hôi nước mắt của công nhân lao động được huy động từ các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, Thái nguyên, Tuyên quang và Hà Giang trong vòng 11 năm phải treo mình trên dây để đục đá hình thành lên con đường hạnh phúc
 
Last edited:
Sông Nho Quế
NhoQue.jpg


Nghe đâu ngày xưa sông Nho Quế cũng có bến, có thuyền, có cây đa, có bến nước,... hai bên bờ sông là làng mạc trù phú... Rồi một hôm không hiểu tại sao đất co lại, cánh đồng màu mỡ chuyển thành đồi, thành núi, núi bỗng cao chót vót, dòng sông theo đó thành nhỏ lại và tít tắp thăm thẳm sâu...

"...ngày xưa, ngày mà quả núi vẫn còn vẹn nguyên, nước chạy từ trên núi xuống bị ứ lại bên kia quả núi, nước ứ lại nhiều lắm. Bên này cũng chưa có dòng sông. Đất đá nứt nẻ khô cằn, cây cối trơ trụi, mùa hè rang cháy cả ngọn gió đi qua. Một hôm thần Sông đề nghị thần Núi nằm dịch sang một bên để nước sông chảy qua tưới mát cho dãy núi khô hạn. Thần Núi giả vờ không nghe thấy cứ nằm ì một chỗ. Sau khi bị thần Núi từ chối, thần Sông bèn tâu lên Ngọc Hoàng về ý định của mình. Ngọc Hoàng ra lệnh cho thần Núi nằm dịch sang một bên. Thần Núi giả vờ ngủ không nghe thấy lệnh của Ngọc Hoàng. Thần Núi mà ngủ thì say lắm, nhất định không nghe thấy gì, dù là lời ỉ eo suốt ngày đêm của dòng sông hay là lệnh của Ngọc Hoàng cũng không khác nhau là mấy. Từ mùa đông đến mùa hè thần Núi vẫn ngủ, từ mùa hè đến mùa đông thần Núi vẫn ngủ... Vào một đêm mưa gió, mưa to lắm, trời tối lắm, sấm sét thi nhau rạch cắt màn đêm, bỗng có một tiếng nổ làm rung chuyển cả đất trời, ánh sáng phát ra chói loà, màn đêm như bị băm nát thành nước. Thần Sét rút lưỡi gươm lên. Thần Núi vỡ ra làm đôi. Dòng nước bị ứ lại lâu ngày xối qua ào ào. Nước chảy thành dòng lớn. Nước chảy thành sông. Nước đi đến đâu cây cỏ xanh tốt đến đấy, những sườn núi cháy khô héo úa qua một đêm đã mướt xanh màu ngọc, từng búp non mơn mởn vươn lên trời. Nước cứ đi, đi mãi, đi mãi,...".

Đứng trên Mã Pì Lèng nhìn xuống dòng sông Nho Quế giống như ta đang đứng chênh vênh trên nóc nhà cao cả trăm tầng mà nhìn xuống đất vậy, tất cả cứ hun hút, thăm thẳm. Con sông mang trong mình biết bao nỗi niềm lặng lẽ chảy trôi qua thời gian, âm thầm và thao thiết, lắng đọng và khát khao, trữ tình và thác dốc, nhỏ bé và vĩ đại...

Mùa khô, nước sông Nho Quế xanh một màu huyễn hoặc, màu xanh mà hiếm con sông nào có được.
Ở đoạn gần bản Tà Làng, xã Pải Lủng (Mèo Vạc) có một đoạn sông chảy giữa hai vách đá dựng đứng, nơi được cho là kỳ bí nhất trên cả đoạn sông.

Nhà Gà sẽ rất tự hào khi in màu áo Cam vào nơi này
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,673
Bài viết
1,135,002
Members
192,357
Latest member
pvausashop765654
Back
Top