What's new

[Tổng hợp] Hà Nội, Hà Nội (Tết 2012 trang 72)

Viết về Hà Nội thì dần dần từ từ. Tớ up mấy cái ảnh chụp ngày mồng 1 Tết lên cho những người xa Hà Nội nhớ Hà Nội chơi.

Các bác xem đây là những đâu?


Ảnh 1 - 2
picture.php


picture.php


Ảnh 3 - 4

picture.php


picture.php

Ảnh 5 - 6

picture.php


picture.php

Tạm vài cái thế đã
 
Last edited:
C101. Long vân


Không chỉ hai con rồng đá rất đẹp, hai bên ngoài của 9 bậc thềm đá còn hai phiến thành bậc bằng đá nguyên khối chạm trổ long vân rất đẹp.

Phần trên của bệ chạm những hoa văn hình mây cuộn tròn xuôi và ngược chiều kim đồng hồ. Những cuộn mây này uốn lượn như hình con rồng, và xen giữa mây là những lưỡi lửa tỏa ra, gợi đến hình một con rồng cuộn giữa đám mây, hay là mây hình rồng.

Bên dưới long vân, bệ chạm hình hoa sen và cúc dây rất đẹp. Lá sen và hoa sen được chạm so le, xen kẽ là những vòng hoa xoắn xuýt lấy nhau, dây này chồng lên dây kia tuyệt đẹp.

Tớ chưa thấy ở đâu trên đất Việt có bức chạm đá công phu đẹp đến thế. Toàn bộ Hoàng cung Huế cũng không thể có bức chạm đá nào hoàn thiện và lớn đến vậy. Khi xây dựng Huế, các vua Nguyễn đã lấy đi nhiều gỗ đá của Thăng Long, nhưng chắc những phiến đá lớn như thế này không mang đi được, nên may mắn còn lại.

Những bức chạm đá đời Nguyễn, rồng đời Nguyễn không đẹp được như thế này.
 
Chuối đây;29673 said:
Hôm qua e đi bát tháp thì thấy bên trái cổng chùa dân xây nhà chen lấn hết rồi còn gì? Chùa này sao toàn thấy sư nữ nhỉ, bác chito giái thích cho em cái đi.

Bác ơi, chùa mà có cả Tăng (nam) và Ni (nữ) thì tu làm sao được. :D

Thường thì chùa đã có tăng ở đó thì không có ni ở và ngược lại. Cũng có trường hợp một Hòa thượng trụ trì nhiều chùa, thì có thể có chùa có Ni ở, nhưng đó không phải là chùa mà Hòa thượng trụ trì ở.

Trong Phật giáo thì nữ cũng có giáo phẩm, tuy nhiên không được coi trọng như nam. Ni không được giảng kinh, thuyết pháp, làm Sám chủ, không độ cho người khác làm Tăng hoặc ni được. Về chính thức chỉ có Tăng mới làm lễ xuống tóc cho Ni. (không chắc chắn)

Theo thứ tự Giáo phẩm trong Phật giáo thì có 3 cấp:
Về phía Nam (tăng): - (1) Đại đức - (2) Thượng Tọa - (3) Hoà thượng
Về phía Nữ (ni): - (1) Sư cô (hoặc Ni cô) - (2) Ni sư - (1) Ni trưởng.

Quy định chặt chẽ gần đây như sau:
Cấp (1) là khi bắt đầu chính thức thụ giới, ít nhất 20 tuổi. Do đó Đại đức nghe thì trang nghiêm, nhưng thực ra chỉ là bậc thấp nhất.
Cấp (2) là khi phải tu đủ 20 năm, ít nhất 40 tuổi.
Cấp (3) là khi phải tu đủ 40 năm, ít nhất 60 tuổi.

Trước kia chưa qui định chặt chẽ, nên có trường hợp tăng mới hơn 30 tuổi đã được gọi là Hòa thượng.
 
Phía sau thềm điện Kính Thiên còn một đôi rồng đá nữa, được tạc muộn hơn đôi rồng phía trước. Tuy dáng vẻ không oai dũng bằng đôi rồng lớn, nhưng cũng là một tác phẩm đẹp. Đôi rồng này vân lửa rất đẹp, chạy dọc thân.

Do thời gian và sức nặng, phần phía trước chìm vào trong đất, đôi chân rồng nắm lấy râu đã gần mất. Thành đá hình tam giác không chạm hoa sen và cúc dây, mà là hình sóng nước (thủy ba) và cảnh cá chép hóa rồng. Hình chạm không tinh tế lắm, nhưng lại có sự phóng khoáng với những mảng đá để trống rất thoáng bên trên sóng nước.

C102.

 
Last edited:
Rõ hơn con rồng phía sau điện Kính Thiên. Tớ thích mấy đôi rồng này quá. Giá mà mình có một đôi phiên bản để chơi. Hic. Hoặc là làm đồ lưu niệm thì hay quá. Rồng đời Lê trông khỏe khoắn thế này, chứ mặt mũi không múp míp tròn ủng ngu ngu như rồng đời Nguyễn ở lăng Khải Định.

C103.

 
Bác ơi, chùa mà có cả Tăng (nam) và Ni (nữ) thì tu làm sao được. :D

Thường thì chùa đã có tăng ở đó thì không có ni ở và ngược lại. Cũng có trường hợp một Hòa thượng trụ trì nhiều chùa, thì có thể có chùa có Ni ở, nhưng đó không phải là chùa mà Hòa thượng trụ trì ở.

Trong Phật giáo thì nữ cũng có giáo phẩm, tuy nhiên không được coi trọng như nam. Ni không được giảng kinh, thuyết pháp, làm Sám chủ, không độ cho người khác làm Tăng hoặc ni được. Về chính thức chỉ có Tăng mới làm lễ xuống tóc cho Ni. (không chắc chắn)

Theo thứ tự Giáo phẩm trong Phật giáo thì có 3 cấp:
Về phía Nam (tăng): - (1) Đại đức - (2) Thượng Tọa - (3) Hoà thượng
Về phía Nữ (ni): - (1) Sư cô (hoặc Ni cô) - (2) Ni sư - (1) Ni trưởng.

Quy định chặt chẽ gần đây như sau:
Cấp (1) là khi bắt đầu chính thức thụ giới, ít nhất 20 tuổi. Do đó Đại đức nghe thì trang nghiêm, nhưng thực ra chỉ là bậc thấp nhất.
Cấp (2) là khi phải tu đủ 20 năm, ít nhất 40 tuổi.
Cấp (3) là khi phải tu đủ 40 năm, ít nhất 60 tuổi.

Trước kia chưa qui định chặt chẽ, nên có trường hợp tăng mới hơn 30 tuổi đã được gọi là Hòa thượng.

Em thấy bên chùa Bồ Đề (Gia Lâm) có sư thầy Đàm Lan (là Nữ) trụ trì vậy thì là thế nào, sư thầy Đàm Lan có được xuống tóc cho các sư ở chùa này không, mong bác chít toi giải thích thêm giùm em?

Cái đợt có tăng đoàn Làng Mai ở nước ngoài về thăm quê sau đó thì có nghỉ lại và giảng đạo ở chùa Bồ Đề thì có phạm vào cái sư nam và sư nữ ở chung một chùa không?
 
Mình thấy tăng đoàn Làng Mai toàn sư ông (già)...nên chắc ko có phạm vào cái sư nam sư nữ ở chung một chùa bạn Babel ạ:D

Mô Phật!
 
Em thấy bên chùa Bồ Đề (Gia Lâm) có sư thầy Đàm Lan (là Nữ) trụ trì vậy thì là thế nào, sư thầy Đàm Lan có được xuống tóc cho các sư ở chùa này không, mong bác chít toi giải thích thêm giùm em?

Cái đợt có tăng đoàn Làng Mai ở nước ngoài về thăm quê sau đó thì có nghỉ lại và giảng đạo ở chùa Bồ Đề thì có phạm vào cái sư nam và sư nữ ở chung một chùa không?

Thì trụ trì vẫn là Ni sư hoặc Ni trưởng chứ có sao đâu ạ ?

Chùa thuộc Tăng bộ thì trụ trì là Tăng, thuộc Ni bộ thì trụ trì là Ni. Cũng có trường hợp Hòa thượng trụ trì vài chùa, thì trong đó có chùa ni ở, có thể do chưa có Ni sư, Ni trưởng đủ để trụ trì.

Tớ nói là "thường" chứ không phải nhất thiết. Như cái Tây thiên Trúc lâm Thiền viện do các bác từ miền nam ra dựng ở Tam đảo, thì có cả khu cho Tăng và Ni ở, có cách nhau nhưng cũng vẫn là cùng một chùa. Hoặc như chùa Dâu, thì nhà Tổ có cả bàn thờ Tổ tăng và Tổ ni, tức là trước kia do Tăng ở, nay do Ni ở. Trụ trì hiện nay cũng là Ni.

Không có qui định cấm nào việc tăng và ni ở trong cùng một chùa. Chỉ là truyền thống thế nào thôi.

Tăng nhân Làng Mai đến chùa Bồ Đề cũng không sao cả, vì đó được coi là khách đến chùa. Trừ khi có vị nào lại muốn ở lại hẳn, làm tăng trong chùa Bồ Đề mãi luôn thì mới thành vấn đề. :D :D
 
Vầng, trong chùa này đang làm lễ giải hạn, rầm rộ lắm. Trụ trì đội mũ sám chủ ngồi ngất ngưởng, áo đỏ rực rỡ, để thử loa cũng alô alố alồ một hai ba bốn như ai...

C105.

 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,728
Bài viết
1,136,504
Members
192,530
Latest member
FendiLong
Back
Top