What's new

[Tổng hợp] Hà Nội và vùng phụ cận (đi 1 - 2 ngày)

Nếu ở Hà nội 5 ngày, cố chọn 1 ngày âm lịch có đuôi là 4 hoặc 0 như mồng 4, 10, 14,20, 24, 30 để đi chơi chợ Chuông, cách Hà nội chừng 30km, tớ đã từng viết tư vấn ở đâu í, để tìm lại đã.

Còn tàu LC về Hn, tùy chuyến, sớm thì 5h sáng, muộn thì 7h30 ở ga Gia Lâm, tốt nhất là kiếm vé tàu SP, nhanh, gọn, an toàn. Tàu LC thì linh tinh hơn nhưng cũng tàm tạm.

Năm ngoái đi làng Chuông, hơi thất vọng (NO) May cũng vào được nhà làm nón đẹp nhất.

Còn tàu Lào cai và Sapa, 2 tàu đều về Ga Hàng Cỏ chứ, tàu 4 hay 6 giường mà mình hay đi thì về đến HN tầm 04.30 sáng, ra cửa chính, khác với lúc vào đi cửa Trần Quý Cáp. Các loại tàu có điều hòa cũng dao động 04.30 đến 06.00. Riêng Victoria 06.30 nhưng nhà Phượt ai lại đi cái loại đấy, mất uy tín (NT)
 
Yes, Md KK nói đúng,tàu LC hay SP đều về ga Hàng Cỏ trước 6am, nếu là tàu tăng cường thì sẽ chỉ về Long Biên thôi ạ.

Làng Chuông hay thế sao lại bị thất vọng nhỉ, em chuẩn bị đi tiếp hí hí 6/7 nhé, sẽ làm cái topic Tìm bạn đồng hành :D
 
Tàu SP4 chạy từ ga Lào Cai lúc 21h về ga Trần Quý Cáp Hà Nội tầm 5h30 sáng. Bạn nên tính luôn quãng thời gian tàu chậm trễ đôi chút, và kéo hành lý lên, hành lý xuống, bước ra khỏi ga, đón taxi, xe dù các thứ... Tức là độ khoảng 6h sáng bạn có thể bắt đầu rời Hà Nội. Từ Trần Quý Cáp nếu bạn đi taxi thẳng đến Nội Bài chắc mất tầm 40-45 phút, xe chạy nhanh.

Nếu bạn ít đi tàu, thì nên chọn đi tàu SP, mặc dù nó cũng chẳng hay ho gì, nhưng cũng đỡ mệt hơn tàu LC. Vừa rồi, bọn tôi cũng đi tàu SP cho cả 2 lượt đi về.

Vé Tàu thì bạn chỉ mua được 1 lượt đi ở Hà Nội, lên Lào Cai phải mua lượt về. Và, nếu ấm ớ và chưa có kinh nghiệm đi tàu như tụi tôi vừa rồi thì bạn nên nhờ dịch vụ mua giúp (mất thêm vài mươi nghìn cho 1 vé) để đỡ mất công dò hỏi này nọ.

Ngày lên tàu về Hà Nội, bạn có thể đón xe dịch vụ chạy từ Sapa về Lào Cai (30K/người) hoặc sang hơn và chủ động giờ giấc thì bạn có thể thuê hẳn một xe đưa đón Sapa - Lào Cai (250K/xe 7 chỗ :D). Cần thì tôi sẽ đưa bạn số điện thoại liên hệ. Nếu đi xe dịch vụ, thì bạn nên đi sớm, khoảng 5-6h lên xe về là vừa. Đoạn Sapa - Lào Cai mất tầm 30p.

Chuyến đi vừa rồi của chúng tôi cũng thu thập được khá khá thông tin cần cho một chuyến đi giá rẻ cho dân du lịch ngơ ngơ ngáo ngáo từ Nam lần đầu ra Bắc, nếu bạn cần thì cứ hỏi :)
 
các bác ơi! Bác nào tốt bụng xin chỉ giúp em đường đi đến làng lụa Vạn Phúc với. Em tìm trên mạng hoài mà không thấy trang nào có hướng dẫn đường hết.
 
Bạn vào http://vietbando.com/, phần Tìm đường đi, điểm A gõ Hà Nội, điểm B gõ Vạn Phúc.

Không chính xác lắm nhưng cũng giúp bạn hình dung được cung đường, vừa đi vừa hỏi.

Đã qua Hà Tây rồi thì dành hẳn 1 ngày để đi Đường Lâm luôn đi. Đi và về chừng 100 cây số. Bắt bus mà đi hoặc sang thì kiếm 1 chiếc xe 4-7 chỗ 600K/ngày (trước khi tăng giá xăng) :D

mapVanPhuc.jpg
 
em đã tìm được đường đến Vạn Phúc rồi. Em thấy từ Hà Nội đến Vạn Phúc cũng không xa lắm nên định thuê xe máy tự đi. Còn Đường Lâm là ở đâu thế ạ? Có gần làng Vạn Phúc không? Từ Vạn Phúc đến Đường Lâm phải chạy thêm bao nhiêu km nữa? Và ở Đường Lâm thì có gì ạ?
Nếu được anh chỉ đường đi luôn nhá. Đa tạ ạ! ^^
 
Đường Lâm thuộc địa phận thành phố Sơn Tây, còn Vạn Phúc thuộc Thành phố Hà Đông.

Đường đi đường Lâm vô cùng dễ. Từ Hà nội bạn đi theo đường được gọi là cao tốc Láng-Hòa Lạc. 30km thì hết đường, bạn rẽ phải. Đi thẳng tuốt khoảng 20km thì để ý nhìn biển chỉ dẫn bên tay trái (cuối đoạn đường đôi to rộng ấy), có cổng làng mời bác rẽ vào.
 
Khu vực Hà Nội và phụ cận

Qua tuần mình định làm một chuyến đi để giảm những căng thẳng trong nhửng ngày qua , Mọi người tư vấn cho em de em hoàn thành chuyến công du này nhé

Ai muốn đi chung luôn cho vui , thì repley để mình chuẩn bị tinh thần :D

Ngày 16 - 11 - 08 Lúc 06 giờ sáng sẽ phóng ... theo hướng Bắc

I. THÀNH CỔ LOA

386coloa.jpg


THÀNH CỔ LOA - ĐỀN THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG - GIẾNG NGỌC ....

Thuộc địa phận xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, nằm bên quốc lộ số 3, cách Hà Nội 17km về phía Bắc. Đây là vùng đất đô thành của nước Âu Lạc, thế kỷ 3 trước Công nguyên, của triều đại An Dương Vương và là kinh đô đầu tiên của Nhà nước phong kiến độc lập với vua Ngô Quyền vào năm 939

Truyền thuyết kể rằng: Khi xây Thành ốc cứ đắp thành cao lại đổ phải nhờ có Trấn Tiên Huyền Vũ trừ yêu gà trắng, thành mới xây xong. Sau lại có thần Kim Quy hiện lên ở sông Hoàng, chỗ này có chiếc cầu đá vào chợ Sa, Thần cho móng làm lẫy nỏ thần để giữ nước.

Sau 50 năm trị vì, vua Thục mắc mưu Triệu Đà cho con là Trọng Thuỷ sang cầu hôn công chúa Mỵ Châu và ở rể. Trọng Thuỷ đánh cắp nỏ thần để vu cha đem quân sang cướp nước Âu Lạc. Ngày quân Triệu chiến thắng cũng là ngày bi thảm của mối tình Mỵ Châu - Trọng Thuỷ.

ĐỀN THỤC AN DƯƠNG VƯƠNG

Xây dựng năm 1687 đời Lê Hi Tông, sửa lại năm 189 thường gọi là Đền Thượng, đứng trên một quả đồi xưa có cung thất của vua. Cửa đền có hai con rồng đá uốn khúc, tay vuốt râu, nghệ thuật điêu khắc thời Lê. Nhà bia có 3 tấm bia đá khắc năm 1606. Trong đền có đôi ngựa hồng làm năm 1716, tượng đồng vua Thục năm 1897, nặng 255kg.

GIẾNG NGỌC

Ngay trước đền, là một hồ hình bán nguyệt, giữa đắp bờ tròn tạo thành giếng ngọc. Tương truyền đây là nơi sau khi phản bội Trọng Thuỷ tự tử, nước giếng này đem rửa ngọc trai thì ngọc sáng đẹp bội phần, cho nên thành tên.
 
II. BẮC NINH ? ........

Những chỗ chúng tôi sẽ phải đi qua


Làng Tranh Đông Hồ - Lúc nhỏ tôi thường thấy trong văn học hay có những bức tranh Đông Hồ và nó còn in đậm trong tôi .

Ðình Bảng, Tiên Sơn, Bắc Ninh - vùng kinh bắc ( Quê hương của 8 triều nhà lý )
........

Giới thiệu sơ nét các văn hóa chính

Bắc Ninh - Thuộc Kinh Bắc và là vùng đất đạo Phật sớm thâm nhập ngay từ những thế kỷ đầu công nguyên. Đến đời nhà Lý Phật giáo đã đạt đến độ cực thịnh. Nhiều chùa, tháp đã được xây dựng ở đất Kinh Bắc và đã trở thành danh thắng, di tích lịch sử văn hóa là nơi tham quan vãn cảnh của khách thập phương. Bắc Ninh là môït vùng đất cổ đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền văn minh Việt Nam. Chính vùng đất này đã sinh ra những điệu hát dân ca Quan Họ đặc sắc, tiêu biểu cho loại hình dân ca trữ tình Bắc Bộ, đậm đà bản sắc dân tộc. Bắc Ninh còn là nột trong những địa phương có nhiều lễ hội. Mỗi lễ hội đều gắn với nét đẹp văn hóa truyền thống và những trang sử hào hùng của dân tộc

Hội Lim: Hội diễn ra vào11 đến 13 tháng giêng âm lịch hàng năm. Lễ hội này gắn liền với một truyền thống văn hóa nổi tiếng của đất Kinh Bắc là hát Quan Họ. Các "liền anh, liền chị" hát đối đáp từng cặp, hát trên đồi, hát trên thuyền, hát sau chùa... với đủ các làn điệu Quan Họ khác nhau. Cũng như các hội khác, hội Lim cũng có đủ các phần lễ rước đến lễ tế cùng nhiều trò vui khác.

Hội Đình Bảng: Đình làng Đình Bảng thuộc huyện Từ Sơn thờ 3 thiên thần là Cao Sơn Đại Vương (thần Núi), Thủy Bá Đại Vương (thần Nước), Bà Chu Lê Đại Vương (thần Trồng trọt) và 6 nhân thần là 6 vị tổ của 6 dòng họ có công dựng làng vào thế kỷ 15. Lễ hội hàng năm diễn ra từ ngày 12 đến ngày 16 tháng 3 âm lịch, dân làng Đình Bảng mở hội để tưởng nhớ công lao của các phúc thần. Trong ngày hội, trên bãi rộng trước cửa đình có các phúc thần. Có các cuộc vui như đánh cờ, đánh vật, đánh đu, chọi gà, hát chèo, hát Quan Họ trên hồ...

Hội Đông Hồ: Lễ hội diễn ra từ mồng 4 đến mồng 7 tháng giêng tại đình làng Đông Hồ huyện Thuận Thành. Đây là một lễ hội mang tính chất hội làng nghề, nơi sản xuất tranh dân gian nổi tiếng. Tại đình làng có bán tranh dân gian và các loại hàng mã thờ cúng.

Hội Chùa Phật Tích: Hội thường diễn ra trong 2 ngày từ ngày 4 đến 5 tháng giêng âm lịch tại chùa Phật Tích nhằm tưởng nhớ công ơn của vua Lý Thánh Tông. Hàng năm lễ hội được mở ra cho khách hành hương đến để lễ Phật, nghe kinh, cầu yên, cầu phúc, đồng thời để thăm di tích và thắng cảnh của đất Kinh Bắc.

Đền Đô: Lễ hội hàng năm được tổ chức tại đền Đô (nơi thờ 8 vị vua nhà Lý), làng Đình Bảng, huyện Từ Sơn vào ngày 15 tháng 3 âm lịch. Lễ hội diễn ta trong 4 ngày. Hội mở vào ngày vua Lý Thái Tổ lên ngôi (còn gọi là lễ đăng quang). Hội có lễ trình thánh, có thi đấu cờ người, đấu vật và các trò vui khác. Đặc biệt có cuộc rước kiệu long trọng vào ngày chính hội (16-3) rất đông vui. Khách thâïp phương đến dự lễ hội vừa để cúng lễ, vừa để vãn cảnh đẹp của đền Đô.

Lễ hội chùa Dâu: Hội mở vào ngày 17 tháng 1 âm lịch tại làng Dâu, Thanh Khương, huyện Thuận Thành. Chùa Dâu thờ Phật Mẫu Man Nương. Lễ hội mở vào ngày sinh của Man Nương. Đây là lễ hội tiêu biểu cho sự hội nhập của tín ngưỡng nông nghiệp vào đạo Phật. Trong hội có lễ rước tượng bà Dâu đi qua các chùa trong hệ thống chùa Tứ Pháp, chùa Đậu, chùa Dâu, chùa Tưởng. Phân hội có thi làm bánh dày là đặc sản của làng Dâu.

Hội Chùa Tổ: Làng Vạn Ty, Thái Bảo, huyện Gia Lương, là quê hương của Huyền Quang (tức ký Đạo Tái), một trong ba vị sáng lập thiền phái Trúc Lâm đời Trần. Lễ hội hàng năm diễn ra từ 18 đến 23 tháng 1 âm lịch. Sau lễ dâng hương cúng Phật là đến phần hội có thi vật, bơi trải và diễn xướng dân gian.
.....


Lịch trình chuyến đi như sau :

6 giờ sáng có mặt tại ..... và 6 gio 30 xuất phát đến thành cổ loa

12 giờ ăn trưa xong , ngủ 20 phút rùi phóng qua Bắc Giang để chứng minh lại các địa danh trên
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,675
Bài viết
1,135,083
Members
192,368
Latest member
8kbetmotorcycles
Back
Top