chao ca nha em xin gioi thieu ve xa sơn đồng em nhe, bac nao qua vui long ve que em, tham lang nghe, va vao nha em choi nhe
ha noi di theo duong cầu giấy - xuân thủy hổ tùng mậu di theo đường 32 toi ngă tư trôi rẽ tay trái 2km la ve toi xa sơn đổng huyện hoài đức
day la duong link dan toi video thanh nien xă sơn đồng rằng bông
http://clips.go.vn/xem-clips/14583004/44392/le-hoi-truyen-thong-lang-son-dong-rang-bong.html
Lễ hội Sơn Đồng được mở vào ngày mùng 6 tháng 2 âm lịch hàng năm. Thi bánh dày và cướp cây bông là tục truyền độc đáo của lễ hội. Điều đáng lưu tâm là cả hai “trò” này đều thấm đậm tinh thần phồn thực vốn có từ rất lâu đời của cư dân trồng lúa nước ở châu thổ Bắc Bộ.
Bánh dày được giã trên những tấm mẹt bằng những chiếc chày “đặc biệt”: Đầu chày được bọc bởi một tấm phên đan bằng mo cau tước nhỏ, trông rất ấn tượng. Và khi nặn bánh người ta cũng làm theo các cặp âm dương, gọi là “bánh dày bánh cuốn” rất có ý nghĩa. Âm là hai chếc bánh tròn không nhân ép bẹp vào nhau, dương là một chiếc bánh hình trụ, to cỡ chuôi liềm, có nhân là đậu xanh đồ kỹ, giã mịn, trộn mật. Hình tượng này làm cho người ta liên tưởng đến cặp sinh thực khí linga và Iôni.
Trò cướp cây bông cũng vậy. Cây bông được làm bằng một đoạn của cây tre đực tươi bánh tẻ (không già, không non), dài cỡ non một mét, được chuốt thành bông xù lên, nhuộm ngũ sắc, các đốt tre được trang trí giấy xanh đỏ rất đẹp. Linh vật này được đưa vào dâng lên thánh ở trong đình, trở thành vật thiêng, (phải chăng tượng trưng cho sinh thực khí dương - Linga?).
Rã hội, cây bông dược mang ra ngoài, tung lên đám đông ở sân đình. Thế là mọi người tranh nhau giằng co, cướp bông. Trò này, không hiểu sao được rất đông người hưởng ứng, nhất là nam nữ thanh niên. Họ tin rằng, ai cướp được thì sẽ có lắm con trai. Cuộc vui này thường kéo dài từ chập choạng chiều tối hôm mùng 6 đến tang tảng sáng hôm sau. Có trời mà biết, đêm hôm ấy những chuyện gì đã diễn ra trong đám thanh niên nam nữ đông đúc của làng nghề trong ngày hội!
su tich dinh xa son dong
--
Thần phả truyền lại rằng: Vào đời Tiền Lê, có một cặp vợ chồng trẻ rất thương yêu nhau. Cụ ông huý là Nguyễn Đào Vượng cụ bà huý là Nguyễn Thị Tín, quê gốc ở Nghệ An. Họ rất đảm đang, tháo vát. Trên đường đi làm ăn nơi tha hương, các cụ đã lập ấp tại miền Bạch Hạc - Phong Châu (Phú Thọ). Cụ ông chăm chỉ làm ruộng, chăn nuôi. Cụ bà tần tảo buôn bán tơ lụa. Gia sản ngày một sung túc nhưng niềm vui chưa trọn vẹn vì họ chưa có lấy một mụn con.
Nghe nói Đền Sài Sơn là nơi cầu tự rất linh thiêng, hai cụ không quản đường xa, đã dong thuyền xuôi sông Thao, ngược sông Hát về đền cầu tự. Cầu được ước thấy, trời sai sứ giả báo tin cho cụ ông rằng sẽ có một vị sao sáng - Một thiên thần giáng sinh làm con họ, để rồi giúp dân cứu nước. Cụ bà thì mơ thấy đã có một ngôi sao sa xuống và mình đã nuốt vào bụng. Sau 12 tháng, một hài nhi khôi ngô, tuấn tú hơn người chào đời, được cha mẹ đặt huý danh là Nguyễn Đào Trực. Ngài lớn lên trong tình yêu thương và dạy dỗ của cha nghiêm, mẹ hiền; lại được các bậc thầy đạo cao đức trọng, trong đó có cả Tiên ông, truyền dạy cho tinh thông cả văn lẫn võ. Khi trưởng thành, ngài là một trang nam tử văn vũ toàn tài, ân đức truyền tụng ngày càng lan xa. Khi cha mẹ lần lượt qua đời, ngài đem chia hết tài sản, tiền bạc, ruộng đồng cho dân chúng.
Lòng lạnh như tro tàn, không màng danh lợi, ngài đi ngao du sơn thuỷ khắp nơi, cuối cùng tìm được đất lành Sơn Đồng, chính nơi dựng đền thờ ngày nay. Nơi đây cao ráo mà sum sê, địa khí rất vượng, thế đất dồi dào, thanh long bạch hổ đều chầu về, cây cối tốt tươi, dân sinh thuần hậu. Hiếm có nơi nào được như thế.
Đẹp lòng, ngài thu nhận đệ tử, mở trường dạy học. Ngôi trường được dựng theo hình chữ nhị. Tiền đường là nhà giảng, hậu đường là thư phòng và sinh hoạt. Phong cách rất phong lưu, nho nhã.
Có kẻ xấu bụng, muốn tâng công kiếm lợi, đã ton hót về triều đình, vu cho ngài tội xây trường hình chữ nhị, âm mưu thoán nghịch. Do thần lực tiên truyền rất thâm hậu nên ngài đã biết trước. Khi quan quân triều đình sắp kéo tới, ngài bèn sai đệ tử xin rước tượng Phật từ chùa Ma (tên rất lạ?) gần đó về trường, lập đàn tràng lễ Phật, tạm thời biến trường học thành nhà chùa. Quan quân tới nơi, thấy vậy, liền trị tội tên tiểu nhân vu cáo, “sinh sự sự sinh”.
Mấy năm sau. nhà Tống kéo đại quân sang xâm lược nước ta, vận nước lâm nguy. Vua kêu gọi anh tài cùng toàn dân đứng lên cứu nước.
Nhà giáo Nguyễn Đào Trực cùng đệ tử trường Sơn Đồng và toàn dân đã đứng lên, dùng sức người và sức trời giúp vua phá giặc, chém tướng nhà Tống là Hầu Nhân Bảo (?) bắt sống hai phó tướng, đuổi giặc chạy dài về bên kia ải Chi Lăng.
Thiên hạ thái bình, vua phong công hầu cho ngài, nhưng ngài xin không nhận mà tâu rằng: “Bản dân Sơn Đồng, Quốc Oai lành hiền, chất phác, thuần hậu, nhưng còn dốt nát, vụng về lắm. Thần xin trở về tiếp tục khai trường dạy dân làm ăn. Khi nào nước cần thì thần và dân chúng lại xin hết sức phò vua giúp nước.”
Vua chuẩn tấu, ban thưởng rất hậu, cho ngài lui về dạy học như trước, khai hoá dân sinh cả một vùng rộng lớn.
Có lẽ nghề làm tượng Phật cũng do ngài truyền cho dân chúng, từ sự tích mượn tượng Phật chùa Ma?
Sau khi Ngài hoá, vua phong ngài là “Tiền triều Thái phó Lê tướng công Nguyên soái đẳng thần”. Còn đệ tử và dân chúng thì cải ngôi trường đó thành đền thờ ngài. Muôn đời thờ phụng, hương khói. Ngôi đền hư hỏng thì dân làng lại tu tạo, cứ như vậy mà vượt thời gian cho tới ngày nay.
...........................................................................................................
Làng Nghề Truyền thống Sơn Đồng
Cssx; phật tâm
Chuyên: ĐỒ THỜ - TƯỢNG PHẬT
HOÀNH PHI - CÂU ĐỐI - ÁN GIANG - NGỰA - HẠC,...
SƠN SON - THẾP VÀNG, BẠC,PHỦ HOÀN KIM
TRÊN CHẤT LIỆU gỗ
Địa chi;xóm đồng- sơn đồng - hoài đức - hà nội
Website:
http://phattam.com.vn đt;0433 994 167
Email:
[email protected] dđ;0976 909 890