What's new

Hà Tây Phượt Hội

Status
Not open for further replies.
Cả 2 bác mỗi bác một ý biết sao bây giờ. Em thấy bác nào cũng đúng, bác dantocgoc thì đúng trên diễn đàn, Bác MUHSK đúng về quy trình và chất lượng. Thôi thì thế này là đẹp cả 2 bác này:

Cả nhà vỗ tay hoan hô 2 bác và ghi nhận 2 quan bác đóng góp rất sát thực. BÁc MUHSK cứ tiếp tục ghi nhận danh sách đầy đủ ( để nắm rõ thông tin anh em khi cần còn có cái nháy nháy tít tít). Bác dantocgoc thì suggest chuẩn luôn roài. Trên đây anh em cứ nick sao gọi vậy không cần biết tên thật mà làm gì (mặc dù biết đấy nhé chứ không phải là mù tịt tăm tít đâu), thoải mái hơn, xôm hơn.

Ai đồng ý thì cứ thế mà biểu quyết thoai nhể =)) (beer)
 
Để tiện cho bà con cô bác từ vùng sâu vùng xa tới xa hoa thành thị có ghé qua thì bớt chút thời gian ngồi xơi trầu đọc chút thông tin về mảnh đất nhỏ bé: HÀ TÂY
VÀI NÉT VỀ HÀ TÂY QUÊ LỤA
...Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy....
[video=youtube;Vxd0lbkziHo]http://www.youtube.com/watch?v=Vxd0lbkziHo[/video]
Lời bài hát nhẹ đưa ta vào với mảnh đất thân yêu, lướt qua các địa danh và những nét đăch sắc nhất của mỗi làng quê

Bài hát "Hà Tây quê lụa" của Nhật Lai ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng.
Lời bài hát:
Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy
Hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần
Sông Tích sông Đà giăng lụa mênh mông
Đan Phượng ơi! Quê hương người gái đảm
Đồng hợp tác xanh tươi cấy cầy thẳng tắp
Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc
Hà Tây! Cửa ngõ Thủ Đô!
Áo giáp chở che ngàn năm bền vững
Ngăn bầy giặc Mỹ vẩn đục bầu trời
Hà Tây! Vọng gác Thủ Đô!
Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ
Giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên
Hà Tây...

Vâng, Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Về LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
1.Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

2.Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.

3.Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha, 228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.

4.Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.

BÀI SAU EM SẼ THÔNG TIN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HÀ TÂY NHÁ....
to be continue...
(theo wikipedia)
 
Last edited:
Vườn quốc gia Ba Vì
Rừng cấm quốc gia Ba Vì được thành lập ngày 16-01-1991, theo quyết định số 17/CT của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ( Nay là Chính phủ). Đến ngày 18 tháng 12 năm 1991 được đổi tên thành Vườn Quốc gia Ba Vì theo quyết định số 407/CT. Tháng 5 năm 2003 Vườn được Chính phủ quyết định mở rộng sang tỉnh Hoà Bình. Hiện nay, tổng diện tích của vườn 10.814,6 ha thuộc địa giới hành chính của 16 xã thuộc 5 huyện của TP Hà Nội và tỉnh Hòa Bình cách trung tâm Thủ đô 60 km về phía Tây.
attachment.php

Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Vườn Quốc gia Ba Vì là:

- Quản lý, bảo vệ tài nguyên rừng, bảo vệ các di tích lịch sử văn hóa. lịch sử cách mạng.
- Bảo tồn, phục hồi và phát triển rừng.
- Nghiên cứu thực nghiệm khoa học về bảo tồn và phát triển vùng đệm.
- Tổ chức các hoạt dộng du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Tài nguyên thiên nhiên ở Vườn Quốc gia Ba Vì rất phong phú, đa dạng, khí hậu trong lành, mát mẻ. Hệ thực vật, hệ động vật, hệ sinh thái rừng đặc trưng của khí hậu vùng mưa nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp. Theo tài liệu "Thực vật chí Đông dương" thời pháp thuộc và các tài liệu điều tra mới nhất năm 2010: Hệ thực vật bậc cao gồm có 1201 loài thuộc 649 chi và 160 họ, trong đó có nhiều loài cây quý hiếm như: Bách xanh, Thông tre, Sến mật, Giổi lá bạc, Quyết thân gỗ, Bát giác liên, Hoa tiên, Râu hùm, Phỉ ba mũi, Sam bông, Ba gạc, Sa nhân v.v…Có những loài thực vật chỉ có ở núi Ba Vì như Cà Lồ Ba Vì, Bời lời Ba Vì, Mỡ Ba Vì, Thu hải đường Ba Vì, Xương cá Ba Vì v.v... Núi Ba Vì còn có hàng trăm loài cây dược liệu quý mà người Mường, người Dao hàng năm vẫn thu hái để làm thuốc chữa bệnh. Đặc biệt ở sườn Tây núi Tản Viên còn lại hàng chục cây Bách xanh cổ thụ, đường kính từ 0.8 - l,2m với hàng nghìn năm tuổi. Hệ động vật rừng có 63 loài thú, 191 loài chim, 61 loài bò sát, 27 loài lưỡng cư và 552 loài côn trùng. Trong đó có 24 loài quý hiếm được ghi vào Sách đỏ Việt Nam như: Gà lôi trắng, Báo gấm, Báo hoa, Cu li, Chồn bạc má, Sơn dương, Tê tê vàng, Sóc bay trâu, Sóc đen v.v…

Núi Ba Vì có khí hậu trong lành mát mẻ, Nhiệt độ trung bình hàng năm tại độ cao 400m là 220C, ở độ cao 1.100m là 180C về mùa hè. Sự biến đổi nhiệt kéo theo sự biến đổi tương ứng về môi trường đã tạo ra ở núi Ba Vì một hệ thực vật phong phú, đa dạng. Càng lên cao, nhiệt dộ càng giảm. Mùa đông (từ tháng 1 1 đến tháng 3) ở độ cao trên 1.100m có năm nhiệt độ xuống tới 00C.
attachment.php

Dân cư ở núi Ba Vì tập trung đông, gồm 5 dân tộc Kinh, Mường, Dao, Thái và Cao Lan cùng chung sống. Nghề sống chính vẫn phụ thuộc vào rừng với kinh tế trang trại, vườn rừng và làm thuốc chữa bệnh.

Hơn 15 năm xây dựng, phát triển và trưởng thành, Vườn Quốc gia Ba Vì đã trồng được trên 8.000 ha rừng. Trong đó đã giao khoán cho người dân trực tiếp bảo vệ trên 4.000 ha rừng. Về nghiên cứu khoa học, đã và đang nghiên cứu nhiều đề tài cấp Bộ như "Nghiên cứu tổ thành thực vật rừng núi cao Ba Vì"; "Phát triển và bảo tồn các loại cây đặc hữu quý hiếm, các loài cây thuốc, các loài côn trùng v.v...". Xây dựng 3 vườn sưu tập giống cho ba loài Tre trúc, Cau dừa, Xương rồng (bao gồm trên 70 loài họ Cau Dừa, 117 loài họ Tre trúc, 1.200 loài Xương rồng với trên 7.000 cá thể).

Tham gia viết hàng chục bài và sách về môi trường. Tổ chức nhiều cuộc hội thảo trong nước và quốc tế. Viết nhiều dự án, đề án khoa học có giá trị, đặc biệt Vườn Quốc gia Ba Vì là đơn vị đi đầu xây dựng thí điểm "Đề án cho thuê môi trường rừng đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường" đã được Chính phủ phê duyệt và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra quyết định tổ chức thực hiện. Vườn đã trực tiếp giới thiệu và hướng dẫn hàng ngàn học sinh, sinh viên đến thực tập, làm luận án khoa học, nghiên cứu sinh trong nước và nước ngoài. Tham gia nhiều chương trình dự án nông lâm để hỗ trợ người dân vùng đệm và thực hiện chính sách dân tộc, miền núi.

Bằng nguồn vốn của nhà nước và tự có, Vườn đã thi công được trên 25 km đường ô tô nội bộ từ ngã ba đường 87 đến các khu du lịch, điểm du lịch, di tích văn hoa, di tích lịch sử cách mạng và nhiều đường đi bộ để tham quan học tập và du lịch. Xây dựng ba hồ chứa nước lớn, bể bơi, sân thể thao, nhà nghỉ, nhà hội thảo, khu nuôi chim thú bán hoang dã, khu sưu tập các loài cây lưu giữ, khu vườn Lan, khu vườn cây mẫu, vườn thực vật, vườn cây lưu niệm v.v... và nhiều công trình phù trợ khác cho hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Đến với Vườn Quốc gia Ba Vì chúng ta không những được hưởng thụ bầu không khí trong lành của khu rừng nguyên sinh nhiệt đới và á nhiệt đới núi thấp mà còn thưởng thức nhiều phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục, kỳ thú. Du khách được đốt lửa trại, leo núi, vui chơi thể thao, tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo, cùng người Dao, người Mường múa hát, sinh hoạt văn hoá tâm linh.

VQG Ba Vì không chỉ nổi tiếng bởi sự đa dạng phong phú về tài nguyên thiên nhiên, mà còn là nơi du lịch tâm linh nổi tiếng của cả nước cùng với nền văn hóa cổ xứ Đoài tạo nên mạch văn hóa " Sơn Tỉnh - Núi Tản - Sông Đà". Núi Ba Vì là nơi ngự trị muôn đời của Đức Thánh Viên Sơn Tinh - Vị thánh đứng đầu trong 4 vị "Tứ bất tử" trong tâm linh của người Việt.
attachment.php

Vườn Quốc gia Ba Vì hàng năm đã và đang đón tiếp hàng ngàn du khách trong nước và quốc tế, các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Trung ương và địa phương về tham quan, nghỉ dưỡng, trồng cây lưu niệm, thăm viếng Đền thờ Bác Hồ, Đền Thượng, khu di tích lịch sử cách mạng và nhiều các khu di tích khác.
Vị trí địa lýToạ độ địa lý:
Từ 20 độ 55' đến 21 độ 07' vĩ bắc và 105 độ 18' đến 105 độ 30' kinh đông[1].
Vườn quốc gia Ba Vì nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội)[2] và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn tỉnh Hòa Bình với diện tích 11.372 ha[3][1], cách Sơn Tây, Hà Nội 15 km và cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía tây.
Từ đầu thế kỉ 20, Ba Vì đã là địa danh nổi tiếng nhờ sự đa dạng của các hệ sinh thái và có phong cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ. Vườn quốc gia này nằm trong dãy núi cao chạy dọc theo hướng đông bắc-tây nam với đỉnh Tản Viên cao 1.296 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.120 m.
CÁC ĐIỂM DU LỊCH
- Ba Vì resort
- Di tích lịch sử 600
- Đền thờ Bác Hồ
- Đền Thượng
(theo vuonquocgiabavi.com.vn)
 
Last edited:
Để tiện cho bà con cô bác từ vùng sâu vùng xa tới xa hoa thành thị có ghé qua thì bớt chút thời gian ngồi xơi trầu đọc chút thông tin về mảnh đất nhỏ bé: HÀ TÂY
VÀI NÉT VỀ HÀ TÂY QUÊ LỤA
...Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy....
[video=youtube;Vxd0lbkziHo]http://www.youtube.com/watch?v=Vxd0lbkziHo[/video]
Lời bài hát nhẹ đưa ta vào với mảnh đất thân yêu, lướt qua các địa danh và những nét đăch sắc nhất của mỗi làng quê

Bài hát "Hà Tây quê lụa" của Nhật Lai ra đời khi Không quân Hoa Kỳ tăng cường đánh phá miền Bắc Việt Nam với ca từ đẹp, giai điệu mượt mà đã trở nên nổi tiếng.
Lời bài hát:
Bóng chiếc thoi đưa ánh mắt long lanh
Trời đất Hà Tây tay em dệt lụa
Sữa trắng Ba Vì, thóc vàng khu Cháy
Hồn thơ Nguyễn Trãi dệt thành vần
Sông Tích sông Đà giăng lụa mênh mông
Đan Phượng ơi! Quê hương người gái đảm
Đồng hợp tác xanh tươi cấy cầy thẳng tắp
Anh phi công bàng hoàng ngỡ mình bay trên gấm vóc
Hà Tây! Cửa ngõ Thủ Đô!
Áo giáp chở che ngàn năm bền vững
Ngăn bầy giặc Mỹ vẩn đục bầu trời
Hà Tây! Vọng gác Thủ Đô!
Cô gái Suối Hai chàng trai Cầu Giẽ
Giữ lấy màu xanh biếc cho tấm lụa thanh thiên
Hà Tây...

Vâng, Hà Tây là một tỉnh cũ Việt Nam, thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, từng tồn tại trong hai giai đoạn: 1965-1975 và 1991-2008. Tỉnh nằm bên bờ phải (bờ Nam) sông Hồng và bờ trái (bờ Đông) sông Đà. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hà Đông nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội cũ 10 km về phía tây nam, cách sân bay quốc tế Nội Bài 35 km. Trước tháng 8 năm 2008, Hà Tây có địa giới phía đông giáp thủ đô Hà Nội cũ, phía đông-nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, phía tây giáp tỉnh Hòa Bình, phía bắc giáp hai tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.

Về LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN:
1.Tỉnh Hà Tây được thành lập ngày 1 tháng 7 năm 1965 theo Quyết định số 103-NQ-TVQH của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 21 tháng 4 năm 1965 trên cơ sở sáp nhập hai tỉnh Sơn Tây và Hà Đông.

2.Ngày 27 tháng 12 năm 1975 hợp nhất với tỉnh Hòa Bình thành tỉnh Hà Sơn Bình. Năm 1978 hai thị xã Sơn Tây và Hà Đông, 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức của tỉnh Hà Sơn Bình cùng một số xã của các huyện Quốc Oai, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín được chuyển về Hà Nội. Tuy nhiên thị xã Hà Đông vẫn tạm thời là tỉnh lỵ tỉnh Hà Sơn Bình. Theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII kỳ họp thứ 9 ngày 12 tháng 8 năm 1991, tỉnh Hà Tây được tái lập và 5 huyện Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Đan Phượng, Hoài Đức cùng 2 thị xã Sơn Tây và Hà Đông được trả về cho Hà Tây, tổng cộng có 2 thị xã và 12 huyện. Khi đó tỉnh có diện tích là 2.169 km², với dân số 2.086.926 người.

3.Tháng 12 năm 2006 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Hà Đông thuộc tỉnh Hà Tây với diện tích tự nhiên là 4.791,7ha, 228.715 nhân khẩu, có 15 đơn vị hành chính gồm bảy phường và tám xã.

4.Tháng 8 năm 2007 Thủ tướng chính phủ ký nghị định thành lập thành phố Sơn Tây thuộc tỉnh Hà Tây có 15 đơn vị hành chính gồm 6 phường và 9 xã.

BÀI SAU EM SẼ THÔNG TIN VỀ CÁC LÀNG NGHỀ VÀ CÁC ĐỊA ĐIỂM DU LỊCH HÀ TÂY NHÁ....
to be continue...
(theo wikipedia)

Anh em tích cực đưa các thông tin về Hà Tây cũng như Du Lịch Hà Tây lên, hội ta ọp ẹp rồi bàn bạc kế hoạch đi dần ^^^
 
Làng lụa Hà Đông​

attachment.php


Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (nay thuộc phường Vạn Phúc, thuộc quận Hà Đông, cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km) là một làng nghề dệt lụa tơ tằm đẹp nổi tiếng có từ ngàn năm trước. Lụa Vạn Phúc có nhiều mẫu hoa văn và lâu đời bậc nhất Việt Nam. Lụa Hà Đông từng được chọn may trang phục cho triều đình.
Nằm bên bờ sông Nhuệ, làng lụa Vạn Phúc vẫn còn giữ được ít nhiều nét cổ kính quê ngày xưa như hình ảnh cây đa cổ thụ, giếng nước, sân đình, buổi chiều vẫn họp chợ dưới gốc đa trước đình. "Lụa Hà Đông" cũng như các sản phẩm thủ công truyền thống của các làng nghề Hà Nội, thường được nhắc đến trong thơ ca xưa. Trong nhiều gia đình, khung dệt cổ vẫn được giữ lại, xen lẫn với các khung dệt cơ khí hiện đại.

attachment.php


Lịch sử
Làng Vạn Phúc vốn có tên Vạn Bảo, do kị húy nhà Nguyễn nên đã đổi thành Vạn Phúc. Theo truyền thuyết, cách đây khoảng 1200 năm, bà A Lã Thị Nương là vợ của Cao Biền, thái thú Giao Chỉ, từng sống ở trang Vạn Bảo. Trong thời gian ở đây, bà đã dạy dân cách làm ăn và truyền nghề dệt lụa. Sau khi mất, bà được phong làm thành hoàng làng.
Lụa Vạn Phúc được giới thiệu lần đầu ra quốc tế tại các hội chợ Marseille (1931) và Paris (1932), được người Pháp đánh giá là loại sản phẩm tinh xảo của vùng Đông Dương thuộc Pháp.Từ 1958 đến 1988, sản phẩm lụa Vạn Phúc hầu hết được xuất sang các nước Đông Âu; từ 1990 xuất khẩu ra nhiều quốc gia trên thế giới, thu ngoại tệ về cho Việt Nam.
Năm 2009, làng Vạn Phúc có khoảng 1000 khung dệt, sản xuất nhiều loại lụa cung cấp cho thị trường trong và ngoài nước, trong đó có các loại lụa cao cấp như lụa vân quế hồng diệp, lụa vân lưỡng long song phượng.
Năm 2010, để kỉ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội, nghệ nhân Nguyễn Hữu Chỉnh, Chủ tịch Hiệp hội làng nghề dệt lụa Vạn Phúc, đã thiết kế mẫu lụa Long Vân với hoa văn mang hình tượng lưỡng long chầu Khuê Văn Các được cách điệu trong hình ảnh hoa sen
Trong nhiều cửa hàng lụa ở Hà Nội và cả ở làng Vạn Phúc, lụa Trung Quốc chất lượng kém hơn được trà trộn vào bán với danh nghĩa lụa Vạn Phúc, làm giảm uy tín của lụa Vạn Phúc

Đặc điểm

attachment.php


Mặt hàng dệt tơ lụa Vạn Phúc có nhiều loại: Lụa, là, gấm, vóc, vân, the, lĩnh, bằng, quế, đoạn, sa, kỳ, cầu, đũi. Khổ vải thường là 90-97cm. Theo ca dao truyền miệng, nổi tiếng nhất trong các loại lụa Vạn Phúc có lẽ là lụa vân - loại lụa mà hoa văn nổi vân trên mặt lụa mượt.
The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng
Lụa vân Vạn Phúc, nhiễu vùng Mỗ Bôn.
Lụa vân nói riêng và lụa Vạn Phúc nói chung có đặc điểm ấm áp vào mùa đông và mát mẻ vào mùa hè. Hoa văn trang trí trên vải lụa rất đa dạng như mẫu Song hạc, mẫu Thọ Đỉnh, mẫu Tứ Quý ...
Lụa Hà Đông trong văn hóa đại chúng
Bài hát Áo lụa Hà Đông thuộc thể loại Tình khúc 54-75 là một tác phẩm nổi tiếng của nhạc sĩ Ngô Thụy Miên phổ thơ Nguyên Sa.
[video=youtube;ZEGEmDTPI98]http://www.youtube.com/watch?v=ZEGEmDTPI98[/video]
Bài thơ của Nguyên Sa có đoạn:
Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng
Năm 2007, bộ phim cùng tên của đạo diễn Lưu Huỳnh ra mắt, bộ phim này đạt được giải thưởng tại một số liên hoan phim của châu Á.
(theo Wikipedia)
 
DI TÍCH LỊCH SỬ BIA BÀ LA KHÊ

attachment.php

Làng La Khê trước đây thuộc thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây. Là vùng đất ven đô - cửa ngõ phía Tây Nam thị xã Hà Đông, lại nằm sát kinh kỳ trong chiếc nôi văn hóa kinh đô, làng có lịch sử lâu đời với những nét văn hóa riêng biệt.
Di tích lịch sử Bia Bà La khê bao gồm: Đình làng La Khê, nhà thờ Mẫu - Bia Bà, chùa Diên Khánh.
Tục truyền rằng Làng La Khê xưa kia là vùng đất sình lầy hoang vu, lau sậy mọc um tùm, gò cao, ruộng thấp xen lẫn suối khe..., người dân một nắng hai sương vẫn nhọc nhằn, nghèo khó. Sau đó nhờ có hai vị thần "âm phù" báo mộng cho dân làng: Hắc diện Đại vương - vị thiên thần mặt đen râu rậm, mắt sáng mình mặc áo giáp vàng, tay mang thiên kích vân mệnh trời xuống trần gian giúp dân làng và bà Tiên Thiên Bảo Hoa công chúa - đằm thắm dịu dàng, tỏa ánh hào quang rực rỡ; bà cưỡi mây trắng theo luồng gió mát hạ xuống cõi trần, nhẹ nhàng đưa tay phất nhành hoa khuyến thiện, trừ họa đem lại thanh bình cho dân. Hai vị thần mang lại nguồn nước, điều hòa sông suối cho dân làng cấy lúa, trồng hoa... của cải từ đó sinh sôi nuôi sống con người qua bao thế hệ. Để tở lòng thành kính, biết ơn hai vị thần đã có công đức âm phù, dân làng đã chọn vị trí nơi đắc địa lập một ngôi miếu để nhang khói thờ phụng, và giờ là Đình Làng La Khê. Ngoài ra Đình Làng còn là nơi thờ phụng mười vị Tổ sư nghề dệt the có công dạy dân dệt nên những tấm the vân nổi tiếng.
Đình được xây dựng từ thế kỷ XVII, tu sửa lớn vào thế kỷ XVIIII, đến nay vẫn còn lưu giữ được nhiều di vật quý có niên đại vài thế kỷ như: án gian, nhang án, kiệu, hoành phi, câu đối, long ngai, bài vị... và 28 đạo sắc của các triều đại phong kiến Việt Nam phong tặng (từ thời Lê đến thời Nguyễn).
Nhờ những giá trị tinh thần và vật chất lưu truyền tại đây, ngày 19/1/1990 khu di tích La Khê đã được Bộ văn hóa thông tin cấp bằng Di tích lịch sử quốc gia.

Bên cạnh Đình Làng La Khê là Nhà Mẫu -Bia Bà linh thiêng, nơi thờ phụng Mạc triều Đông cung Hoàng Hậu.
Mạc triều Đông Cung Hoàng Hậu tên thật là Trần Thị Hiền. Bà sinh giờ Mão ngày Tân Mùi năm Hồng Thuận thứ ba (1511) trong 1 gia đình có nhiều công lao với triều Lê Mạc. Cha Bà là Cụ Trần Chân - con nuôi Trịnh Duy Sản đứng đầu triều Lê - tương truyền ông có sức khỏe vật được trâu, đánh được hổ, giỏi võ công.
Năm 1514 Mạc Đăng Dung đã đến ướm hỏi Bà cho con trai là Mạc Đăng Dung (lúc đo mới Bà mới 3 tuổi). Lớn lên bà nổi tiếng là người con gái hiền thục, đoan trang, công dung ngôn hạnh, xinh đẹp như vì sao lấp lánh, không chỉ giỏi văn chương mà còn thạo đường kim mũi chỉ.... Năm 1527 Mạc Đăng DUng lên ngôi đã cho đón Bà về cung. Năm Canh Dần (1530) Mạc Đăng Dung nhường ngôi cho con là Mạc Đăng Doanh. Mạc Đăng Doanh phong bà làm Đệ nhị Cung (Hoàng Hậu). Năm 1536, Mậu Thân, Bà sinh được Hoàng tử thứ năm rồi lâm trọng bệnh, bà xin triều đình về quê tĩnh dưỡng. Vua cho ngự y về theo chăm sóc nhưng mệnh trời đã định, ngày 16/11 năm Canh Tuất (1538) Bà đã yên nghỉ vĩnh hằng tại cánh đồng Đa Bang - nơi mảnh đất quê hương. Trước khi mất Bà đã hiến toàn bộ của cải, điền trang cho làng, khuyến khích nông trang, mở mang nghề dệt.....
Nhớ ơn công đức của Đức Bà nhân dân đã lập đền thờ Bà tại cổng làng. Năm 1982 dân làng La Khê đã rước tấm Bia về khu di tích La Khê để thờ phụng.

attachment.php

(công trình mới được tôn tạo trùng tu)
(theo Thuy Duong& Mai Anh - vn.360plus.yahoo.com)


Nghề dệt the lụa ở La Khê

attachment.php

Làng La Khê từ xa xưa đã nổi tiếng là vùng đất tằm tơ, dệt lụa. Làng được hình thành từ thế kỷ thứ 5, lúc đầu có tên là La Ninh, "La" là lụa, "Ninh" là sự thịnh vượng, lâu bền.

Ðất làng do phù sa sông Hồng, sông Ðáy, sông Nhuệ bồi đắp nên, vì vậy rất màu mỡ, thích hợp cho nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ. Sang thế kỷ 15, làng La Ninh đổi thành La Khê. Nhưng các sản phẩm dệt của làng vẫn còn thô sơ, chủ yếu là sồi, đũi, phục vụ cư dân chốn Kinh kỳ Thăng Long xưa. Ðến đầu thế kỷ 17, người Hán ở vùng Lưỡng Quảng (Trung Quốc) sang Việt Nam mang theo nghề dệt thủ công. Trong số đó, có mười gia đình người Hoa đã đến lập nghiệp ở đất La Khê, đem nghề dệt the, sa nhuộm đen và công nghệ dệt tiên tiến dạy lại cho dân làng.

Nghề dệt the lụa ở làng La Khê nay là phường La Khê, (quận Hà Ðông) phát triển rực rỡ vào thế kỷ 17. Theo những bậc cao niên trong làng, vào thời hoàng kim, hầu hết dân trong làng đều sống bằng nghề canh cửi.
Các sản phẩm the, sa, vân, địa, quế, gấm vóc của La Khê với những họa tiết, hoa văn tinh xảo. So với sồi, đũi, loại hàng the, sa mỏng, nhẹ hơn, nhưng lại rất bền và đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho các tầng lớp quý tộc trong xã hội phong kiến xưa... Do vậy, năm 1823, Triều đình nhà Nguyễn đã lập La Khê thành một xưởng dệt cho Kinh thành Huế, cả làng được miễn đi lính để phục vụ phát triển nghề.
Chợ Cầu Đơ, một tháng 6 phiên là nơi mua bán the La Khê để từ đó thứ sản phẩm cao cấp này đi theo khắp dọc dài đất nước. Nghề dệt the ở La Khê phát triển mạnh, không những cung cấp cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang Châu Âu. Vào đầu thế kỷ 20, các nghệ nhân làng nghề còn được phong cửu phẩm, bá hộ và the làng La được mang triển lãm ở Pa-ri...
Sau năm 1954, để dồn sức cho công cuộc cải tạo, xây dựng XHCN và chi viện cho chiến trường miền Nam, nghề dệt the tạm lắng, cả làng La Khê quay sang dệt vải bông, khăn mặt, thảm đay... phục vụ sinh hoạt trong thời chiến.
Ðất nước thống nhất, nhưng trước nhịp sống hiện đại, đòi hỏi sự tiện lợi thì các loại trang phục cũng thay đổi cho thích ứng, nghề dệt the của làng mai một dần, tưởng chừng như rơi vào quên lãng...
Cho đến năm 2002, nhờ có chính sách khuyến khích khôi phục làng nghề truyền thống của Nhà nước, cùng với quyết tâm phục hồi nghề Tổ, chính quyền địa phương và Ban Chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp La Khê và những nghệ nhân trong làng đã bỏ ra nhiều công sức tìm lại sức sống cho nghề the lụa.
Tuy nhiên, việc khôi phục gặp muôn vàn khó khăn bởi không còn mấy người biết cách dệt the, khung dệt cũng không còn. Việc phục dựng nghề trông cậy phần lớn các nghệ nhân trong làng lúc này tuổi đều đã cao, tâm huyết với nghề, quyết truyền nghề truyền thống cho lớp con cháu.
Các nghệ nhân đã nhớ lại từng chi tiết cấu tạo, rồi phục chế khung dệt trên tinh thần vừa thừa kế, vừa cải tiến để trở thành cỗ máy vừa dễ vận hành, vừa cho năng suất cao.
Sau khi lắp đặt thành công và sản xuất được những tấm the đạt chất lượng, Hợp tác xã tiếp tục đầu tư hơn 200 triệu đồng, lắp đặt 11 máy dệt và mở lớp dạy nghề cho lao động trong làng. Hiện ở La Khê còn cụ Nguyễn Công Toàn là nghệ nhân duy nhất của làng dệt the. Cụ là người tâm huyết với nghề được mời truyền lại bí quyết cho lớp trẻ.
Những người thợ trẻ từ chỗ chưa bao giờ sờ tay vào khung dệt, sau vài tháng được các nghệ nhân chỉ bảo, truyền nghề, đã biết dệt thành thạo các mẫu hoa văn.

attachment.php
Trong số những học viên của cụ có anh Lê Đăng Toản, một người dường như có “duyên” với the La Khê đã tiếp thu rất nhanh nhạy. Từ chỗ chỉ vì tò mò mà học, giờ đây anh Toản đã sẵn sàng “sống chết” với nghề. Gặp khách đến, anh say sưa thuyết trình về từng công đoạn của nghề từ go sợi, lên máy, dựng máy đến thăm go, sô nan và đục bìa (vẽ hoa để dệt) ở từng mẫu hàng như: the, sa, vân, xuyến , băng, là...
Theo cụ Toàn, sản phẩm của La Khê có các họa tiết, hoa văn rất tinh xảo. So với sồi, đũi, hàng the, sa mỏng và nhẹ hơn nhưng rất bền đẹp, được lựa chọn để may trang phục cho Vua Chúa xưa...
Nghề dệt the đòi hỏi rất nhiều công phu, có mẫu hàng phức tạp tới mức mất nửa năm mới dệt xong, nhanh nhất cũng phải hai tháng. Vẽ hoa để dệt được coi là một trong những công đoạn khó nhất của nghề bởi không chỉ như vẽ một bức tranh, người vẽ mẫu để dệt phải tính toán từng đường nét sao cho cân đối, lúc dệt lên tấm the không bị xô, bị dạt. Những người thợ dệt the La Khê phải vào tận Cố đô Huế xem các mẫu dệt để về khôi phục lại.
Công sức không phụ lòng người, đến nay, những người thợ dệt the La Khê đã sáng tạo ra hơn 20 mẫu hoa văn để dệt thành những tấm vải the hoa, trong đó có không ít những mẫu hoa văn cầu kỳ, với họa tiết cách điệu những hình tượng văn hóa dân gian như "tứ linh" (long, ly, quy, phượng), "tứ quý" (tùng, cúc, trúc, mai) hay hình song hạc, mây trời, hoa sen, chữ thọ...
Năm 2007, sản phẩm the La Khê được trao Cúp vàng thương hiệu Việt tại Triển lãm Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam. Ðây là sự ghi nhận sự hồi sinh của làng nghề truyền thống.
Dù khẳng định nghề dệt the cổ truyền của địa phương đã “sống lại” nhờ những người thợ trẻ, song người dân nơi đây không khỏi lo lắng về tương lai làng nghề trước “đầu ra”của sản phẩm the La. Mặc dù sản phẩm the lụa có nhiều ưu điểm như mềm mại, thoáng mát, điều hòa thân nhiệt tốt, không bị nhăn, bị xô, rạn, nhưng rõ ràng chưa cạnh tranh được với các sản phẩm sợi tổng hợp, may công nghiệp.
The lụa La Khê được sản xuất từ sợi tơ tằm chất lượng cao, dệt thủ công, cho nên giá thành tương đối cao. Hợp tác xã dệt the La Khê đã được thành lập song hầu như chỉ sản xuất theo hợp đồng còn lượng hàng bán đại trà ra thị trường được rất ít.
(theo HTSN nguồn Hanoinho.com - langvietonline.vn)
 
Các bài về các địa danh em sẽ chuyển sang Hà Tây quê hương tôi ( vì lý do dài và chủ yếu ca ngợi về con người, vẻ đẹp và lịch sử phát triển). Các bác nào mà mún tìm hiểu thì cứ theo Topic đó nhá. Còn ở đây em đề xuất các địa điểm du lịch Hà Tây:

Hà Tây là tỉnh giàu tiềm năng du lịch. Với địa hình giao thoa giữa miền núi và đồng bằng, Hà Tây có nhiều hồ, suối và hang động. Hà Tây là tỉnh có 2 trong số 21 khu du lịch quốc gia đó là Chùa Hương và Khu du lịch Ba Vì. Về số di tích lịch sử được công nhận Hà Tây chỉ đứng sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Các địa chỉ du lịch có:
Vườn quốc gia Ba Vì
Ao Vua
Khoang xanh
Suối Hai
Đồng Mô
Thiên Sơn - Suối Ngà (suối Ổi)
Suối Ngọc - Vua Bà
Bằng Tạ,
Đầm Long
hồ Quan Sơn
Đồng Xương
Văn Sơn
lăng Ngô Quyền
lăng Phùng Hưng
thành cổ Sơn Tây
lễ hội Chử Đồng Tử ngày 30/3 ÷ 1/4 (âm lịch) hàng năm, tại xã Tự Nhiên, Thường Tín, Hà Tây.
 
Các bác ơi! Vào chém đi thôi. Có mình em vào chém sao thành bão được. Tiện thể đống góp ý kiến cho anh em hội, quy củ thế nào. Lên tiếng đi các bác. Anh em bình đẳng, thoải mái tranh luận, đừng ai sợ ai, chỉ sợ là không đủ tự tin để nói ra ý kiến của mình thoai nhá =)):Dam
 
Tìm mãi mới thấy Hội mình. Em xin đăng ký:

Nick: amateur8x
Tuổi: 24
Quê quán: Mỹ Đức - Hà Nội
Thường trú và làm việc : Hà Đông
Nick y.h: caysao8x
Nick skype: mr.locktt

Chúc Hội ngày càng phát triển.
Thân!
 
Tìm mãi mới thấy Hội mình. Em xin đăng ký:

Nick: amateur8x
Tuổi: 24
Quê quán: Mỹ Đức - Hà Nội
Thường trú và làm việc : Hà Đông
Nick y.h: caysao8x
Nick skype: mr.locktt

Chúc Hội ngày càng phát triển.
Thân!

Cám ơn bạn, mình đã nhận đủ thông tin qua email.
 
Last edited:
Status
Not open for further replies.

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,452
Bài viết
1,176,005
Members
192,114
Latest member
Kientrucbni
Back
Top