What's new

[Chia sẻ] Hành khúc Thổ Nhĩ Kỳ - chuyến đi một lần trong đời

Hè năm nay tôi lại cùng bà xã hành quân sang Châu Âu. Topic tôi muốn chia sẻ cũng các bạn chỉ gắn với 4 ngày ghé thăm Thổ Nhĩ Kỳ trong 40 ngày của chuyến đi.
Tôi quan tâm đến Thổ Nhĩ Kỳ chỉ cách đây khoảng 2 năm, sau khi những điểm đến quan trọng nhất bên trời Âu đã được khám phá. Nói như vậy để tôi khẳng định với các bạn rằng tôi coi Thổ Nhĩ Kỳ cũng như các điểm đến khác cần khám phá chứ không hề coi nó là tình yêu số 1 hay số 2 như một số bạn ca tụng. Các thành phố và nền văn hóa khác mỗi nơi có vẻ riêng cần khám phá, chiêm nghiệm và học hỏi.
Mặc dù vậy, trong quá khứ, tôi biết đến Thổ trước hết là qua các tác phẩm của Axit Nexin "Những người thích đùa" mà cảm nhận đất nước ấy mặc dù là đất nước hồi giáo nhưng họ đang cố vươn mình để trở thành mọt nước có nền văn minh kiểu châu Âu. Trong quá trình vươn dậy đó họ gặp bao nhiêu trở ngại và hài hước có cái từ tiềm thức châu Á của họ, có cái từ nền văn minh hồi giáo, có cái từ bản chất nhà quê lạc hậu của một dân tộc không thể được coi là thượng đẳng mặc dù trong quá khứ Đế quốc Ottoman đã làm kinh thiên động địa toàn châu Âu.
Đọc Axit Nexin sao thấy họ giống Việt Nam mình đến vậy, từ thế giới quan, tư duy châu Á đang hội nhập châu Âu, phong cách sống, các thủ thuật, kỹ xảo cuộc sống....

Tôi biết đến người Thổ bằng xương thịt và hành động từ thập niên 1990, đúng ra là năm 1991 tại Ba Lan, khi thị trường Ba Lan mới được tự do hóa và trên thị trường có 3 cộng đồng thương nhân tung hoành: người Thổ đông hơn, kinh nghiệm thị trường cả về tổ chức, sản xuất và nghiệp vụ buôn bán dày dặn hơn; người Việt mới nhập thị trường với đoàn quân bát nháo đủ mọi tầng lớp từ trí thức hạng giỏi làm nghiên cứu ở Ba Lan, đi chuyên gia châu Phi về đến lưu manh chuyên nghiệp từ trong nước sang, và người Việt với sự năng động, thông minh, láu cá nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường buôn bán vỉa hè; và người Nga mới bắt đầu tập tọe tập làm thị trường mang các hàng hóa của Liên Xô sang Ba Lan bán...

Rồi những năm sau này, khi sang châu Âu, nhất là Đức gặp cơ man nào là Thổ mới di cư, Thổ đã định cư nhiều đời với các nghề không đụng hành lắm với người Việt mình nhưng cũng đủ cho thấy họ là một dân tộc kiểu ký sinh vào nền văn minh và sự phát triển của Châu Âu. Phải nói là họ ký sinh tốt hơn các cộng đồng khác như Tàu, Arap hoặc Da đen châu Phi... Các số liệu về số lượng người di cư thành công, các ngành nghề họ chiếm lĩnh từng bước ở châu Âu (trong đó có nghề xin ăn và lừa đảo), tập tính làm ăn và văn hóa thương mại, giao tiếp của họ chứng tỏ Thổ là một dân tộc mạnh về bản sắc nhưng không mạnh lắm về giá trị. Sức mạnh giá trị của họ chủ yếu là ở sự lỳ lợm kiên trì trong theo đuổi nghề nghiệp, họ không ngại khó ngại khổ khi làm những việc khó khăn, bẩn tưởi như đổ rác, dọn vệ sinh, sự cố kết về văn hóa trong cộng đồng di cư, sự khéo léo trong sản xuất một số mặt hàng có thế mạnh như dệt may, sản xuất gia vị, nấu ăn (kebab), đồ trang sức rẻ tiền và lòe loẹt kiểu Thổ, sự khéo léo và tinh thông nghề trong buôn bán (họ khác mình ở chỗ việc buôn bán, nấu ăn bán quán là của đàn ông.

Tôi muốn đến Thổ Nhĩ Kỳ trước hết để chiêm ngưỡng vùng đất tiếp giáp và giao lưu 2 nền văn hóa Á - Âu mà từ hồi học phổ thông mấy chục năm trước, mỗi khi nhìn thấy ranh giới Á _ Âu với eo biển Bosphorus - Istanbul trên bản đồ là lòng cũng nao núng muốn đến xem.
Thứ đến là muốn chiêm nghiệm văn hóa của một dân tộc Thổ với những sắc thái có nhiều điểm rất giống dân Việt nhưng sự khác nhau là chủ yếu...
Rồi khi đọc các tài liệu về Thổ Nhĩ Kỳ, cảnh đẹp của vùng đất chắc chắn không ai có thể cưỡng lại được ham muốn đến thành Istanbul lịch sử, đến những vùng đất Capadocia huyền bí...
Rồi đây cũng là vùng đất lịch sử của giao tranh cọ sát các nền văn minh, các tôn giáo lớn...

Ai mà cưỡng lại được ham muốn đến với Thổ Nhĩ Kỳ, với Capadocia như thế này chứ: Do chưa có ảnh cá nhân nên lấy ảnh mạng đăng tạm ở đây:

 
Chuyến đi Thổ Nhĩ Kỳ của tôi đã kết thúc mà tôi vẫn lang thang ở các miền đất khác, do vậy không có điều kiện post bài. Hôm nay có điều kiện tý post bức ảnh do mình chụp ở Red Valley

 
Topic tôi lập nên nhưng không có điều kiện chăm sóc nó, thật có lỗi với những ai quan tâm. Quả thật post ảnh lên trang phuot hơi khó khăn hơn là các diễn đàn khác như facebook chẳng hạn. Do vậy tôi hàng ngày sử dụng facebook chia sẻ hình ảnh của chuyến đi. Hôm nay ghé thăm lại phuot.vn post thêm vài hình ảnh tôi chụp ở Goreme, Capadocia, quả là một vùng đất huyền thoại đáng đến.

Balloom buổi bình minh



Thăm tu viện trên núi theo Red Tour

 
Ở Capadocia, nên ở Khu Goreme là trung tâm của vùng du lịch. Theo tôi cũng chỉ cần 2-3 ngày là đủ. 1 ngày đi theo tour Green xuống khu vực nam và tây nam. Tour này bắt buộc phải mua tour vì cũng đường đi về hơn 300km không thể tự đi. 1 ngày bạn có thể thuê xe máy là tối ưu đi theo cung và các điểm phía bắc và đông của Red Tour. Cung red tour chỉ có bán kính trên dưới 20km xung quanh Goreme nên tự đi bằng xe máy là tối ưu. Điều kiện thuê xe máy bạn chỉ cần có bằng VN cũng OK. Nên chọn cửa hàng thuê trông uy tín và chọn xe cẩn thận vì xe của Thổ có xe không được tốt lắm (kiểu giống xe tàu ở nhà mình). Có xe máy bạn có thể vi vu khắp vùng xung quanh Goreme, đường đi tuyệt vời trừ một số đoạn khá dốc và gập gềnh do lát đá phiến...

Đây, chiếc xe máy tôi thuê là cái này, tay ga kiểu Leed nhà mình nhưng chất lượng kém, chạy dốc OK.

 
Điều khá bất ngờ đối với tôi ở Capadocia là khí hậu ở đây vào cuối tháng 6, đầu tháng 7 không nóng như tôi sợ mà khá mát mẻ, nắng đẹp, ít nhất là những ngày tôi ở đó. Nói chung là tuyệt vời cho du lịch. (Tôi đã bị nóng thiêu đốt trong 1 tháng trời khi du hý tháng 7 ở Nhật, hoặc ở Italy). Khi đi xe máy ở đây vào tháng 6-7, bạn phải mặc áo ấm và áo gió mới chịu được, nhất là vào buổi sáng sớm hoặc tối.
 
Phải công nhận Thổ Nhĩ Kỳ là miền đất du lịch tuyệt vời mà tôi từng biết. Nó hấp dẫn ở bề dày lịch sử của các nền văn hóa chồng lấn nhau. Nó còn hấp dẫn bởi hiện trạng rất đáng yêu của các thành phố lớn nhỏ và đồng quê yên bình với các thảo nguyên mênh mông. Nó cũng hấp dẫn ở con người nơi đây rất thân thiện, cởi mở. Tôi suy nghĩ khác hẳn về con người Thổ Nhĩ Kỳ khi đến Thổ, họ khác với hình ảnh người Thổ di dân ở châu Âu.

Dưới đây là vài hình ảnh về thành phố nối 2 bờ Á Âu: Istanbul:

Cầu Bosphorus nối 2 bờ Á - Âu:



Ngã ba eo biển Á Âu nhìn từ tháp Galata



Đẹp như tranh nên tôi chụp theo chế độ painting



Bên kia là châu Á, bên này là châu ÂU



Chỗ này là cầu Gatala

 
Đi tàu theo tour Bosphorus, 2 bên bờ là các nhà thờ, các cung điện, nhà ở tuyệt đẹp



Đây là nhà thờ Eminonu mới (Yeni Cami) cạnh cầu Gatala:



Còn đây là cảnh hoàng hôn nhìn từ cầu Gatala lên phía nhà thờ Sulleymaniye:



Lối vào cung điện nhà vua.

 
Nhà thờ Sophia Hagia. Trước đây là nhà thờ do thái, nay là bảo tàng và nơi tham quan.



Bên trong nhà thờ thật độc đáo và hoành tráng:



Nhà thờ hồi giáo Sultanamet (Blue Mosque)



Chợ lớn (Grand market) quả là danh bất hư truyền. Đây là ngôi chợ đúng nghĩa và đẹp nhất thế giới mà tôi từng biết, kể từ kiến trúc nội thất, phong phú của hàng hóa và văn hóa bán hàng....





 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,705
Bài viết
1,135,734
Members
192,455
Latest member
Nayakane
Back
Top