What's new

[Chia sẻ] Hành trình Australia và Newzealand mùa xuân năm 2015

Sau các chuyến chu du tới các nước châu á (Đài Loan, Trung Quốc, Sing, Malai, Philippines) rồi đến châu Âu (Pháp, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha) và Anh, tôi ấp ủ một một hành trình dài đến Châu Đại Dương (Australia và Newzealand). Bài viết dưới đây tôi không đi sâu nhiều vào lịch sử hay cảm nhận về địa điểm (các bạn có thể tham khảo trên các trang web) mà tập trung chi sẻ về chỗ ở, phương tiện di chuyển và gợi ý vui chơi ăn uống giúp các bạn tham khảo để lên kế hoạch đi một cách hoàn hảo nhất có thế.
Phần I: Australia (Sydney, Tasmania, Melbourne) mùa xuân năm 2015


Úc nằm ở bán cầu Nam, được bao bọc Nam Bình Dương ở phía Đông, Ấn Độ Dương ở phía Tây, Biển Araphura ở phía Bắc và đảo Tasmania ở Phía Nam. Úc là quốc gia ko có biên giới đất liền với quốc gia nào.
Thủ đô của Úc là Canberra. Việc thành lập Canberra là giải pháp thỏa hiệp giữa 2 thành phố lớn nhất của Úc là Melbourne và Sydney. Khi lựa chọn thành phố nào làm thủ đô, Sydney và Melbourne đã có cuộc chạy đua ngang sức về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân số…sự cạnh tranh gay gắt đến mức đến hiện tại giữa 2 Thành Phố không có tuyến metro nào đi thẳng từ Melbourne - Sydney mà phải đổi chuyến tại thành phố khác. Nếu nhắc đến Sydney là thành phố sôi động hiện đại thì Melbourne nổi bật về kiến trúc hạ tầng.

Úc có 6 tiểu bang và và hai vùng lãnh thổ chính nằm trên đại lục. Ngoài ra còn có một vài lãnh thổ phụ khác nằm dưới sự quản lý của chính phủ liên bang. Các tiểu bang là Lãnh thổ thủ đô
1.Canberra (ACT)- Thủ đô của Úc
2.Lãnh Thổ Bắc Úc & Thành phố Darwin;
3.Bang New South Wales (NSW) & Thành phố Sydney;
4.Bang Victoria (VIC) & Thành phố Melbourne ;
5.Bang Tasmania (TAS) & Thành phố Hobart;
6.Bang Queensland (QLD) & Thành phố Brisbane;
7.Nam Úc (SA) & Thành phố Adelaide ;
8.Tây Úc (WA) & Thành phố Perth

Thể chế:
Úc theo chế độ quân chủ lập hiến, là quốc gia độc lập, thành viên khối Liên hiệp Anh. Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Úc, là người đứng đầu Nhà nước; đại diện của Nữ hoàng trên toàn lãnh thổ Úc là Toàn quyền và tại mỗi bang là Thống đốc. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, có nhiệm kỳ 03 năm. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các. Hệ thống chính trị được xây dựng theo cơ cấu liên bang - tiểu bang.

I. Visa
A. Các giấy tờ chuẩn bị
Các giấy tờ chuẩn bị cho việc Apply xin visa Úc ngày càng được giản lược, đợt chúng tôi apply là vào tháng 5 cũng là thời điểm thay đổi mới này. List các giấy tờ cần chuẩn bị được liệt kê rất cụ thể trên trang chủ của đại sứ quán Úc, tuy nhiên tôi vẫn có vài dòng tóm tắt để dành cho các phần tử lười đây ạ (tuy nhiên các bạn nên check lại vì thời điểm khác nhau sẽ có sự thay đổi)

1. Bản check các giầy tờ
- Tiếng việt: http://vietnam.embassy.gov.au/hnoivietnamese/vncheck01.html
- Tiếng Anh: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Visitor visa (subclass 600) Document Checklist 250515.pdf

2. From điền Apply 1419: http://www.border.gov.au/forms/Documents/1419.pdf
3. Ảnh hộ chiếu 2 ảnh (Ghi họ tên và số Passport phía sau ảnh)
4. Bản sao y hộ chiếu hiện hành
5. Bản sao CMT (Tiếng việt)
6. Tờ khai thân nhân: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/relativesform.pdf
7. Bản sao công chứng các trang hộ khẩu hiện tại (tiếng Việt)
8. Bản sao công chứng giấy khai sinh (tiếng anh)
9. CM đủ tài chính chi trả cho chuyến đi (Tiếng anh)
- Sao kê tài khoản 3 tháng gần đây (line vàng các phần liên quan đến lương thưởng)
- Sổ tiết kiệm
- Sổ đỏ (nếu có)
- Sao kê hạn mức tín dụng của Thẻ
10. Cung cấp nơi làm việc:
- Hợp đồng lao động (tiếng việt)
- Giấy xin nghỉ phép (tiếng Anh)
- Giấy thu nhập (Tiếng anh)
11. Giấy bảo đảm của bố hoặc mẹ (nếu ko có tài sản hoặc sổ tiết kiệm) kèm sổ tiết kiệm và sổ đỏ của bố or mẹ đính kèm (file tham khảo đính kèm). Giấy tờ này chỉ đối với các bạn độc thân đi du lịch 1 mình nên làm thêm các giấy tờ sau (mình nhấn mạnh là độc thân đi một mình) vì hiện nay tình trạng nam, nữ Việt Nam di cư sang Úc khá nhiều với các hình thức như kết hôn giả, lao động ngắn hạn, du lịch rồi ở lại vì vậy đợt này đại sứ quán Úc làm khá chặt với các bạn độc thân đi một mình (không chỉ với nữ mà cả với nam nhé hơi khác với châu Âu đúng ko ạ, làm phận gái độc thân đi du lịch nó khổ thể đấy. Tôi đầu 3 sọi rồi mà vẫn phải có bảo lãnh của dady như thường). Tuy nhiên nếu bạn đi một đoàn gồm 5 người trở lên cả nam và nữ và chứng minh đủ tài chính thì khả năng được chấp thuận khá cao không cần các giấy đảm bảo của người thân, khi đi nộp thì cả đoàn đi nộp cùng nhau.

12. Lịch trình đi kèm vé máy bay và khách sạn
13. Phí: 2.900.000 VNĐ mang tiền VND đi đóng

Chuẩn bị giấy tờ xong thì gọi điện 1900.565.639 hoặc gửi mail [email protected] để đặt lịch hẹn đến nộp apply tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin thị Thực Úc Tòa nhà Vinafor (lầu 11) 127 phố Lò Đức, Phường Đông Mác, Q. Hai Bà Trưng
B. Thời gian: Thường là sau 2 tuần bạn sẽ nhận được visa. Bên tiếp nhận thị thực có dịch vụ báo cáo các quy trình hồ sơ của bạn đến đâu thông qua tin nhắn (hàng ngày bạn sẽ nhận được tin nhắn từ phía thị thực thông báo hồ sơ của bạn đang ở giai đoạn nào), phí là khoảng 60.000VNĐ
C. Visa : visa của Úc là visa rời, khi nộp hết hồ sơ apply bên thị thực sẽ trả lại hộ chiếu gốc. Visa khi được cấp sẽ được gửi qua mail hoặc Thư qua bưu điện (do người apply lựa chọn).
Visa rời này sướng là bạn có thể gửi apply ngay một nước khác, ghét là trong cuốn hộ chiếu của bạn sẽ không có visa nào được dán hay in lên cả 

II. Tiền Tệ: AUD
Các giấy tờ cần có khi đổi AUD tại ngân hàng:
- Hộ chiếu
- Visa
- Giấy mua ngoại tệ (tại các ngân hàng)
Bạn được mua tối đa tương đương với 2.000 USD. Mẹo với bạn muốn mang đi hơn thì mua tại các ngân hàng khác nhau. Nếu không bạn có thể sử dụng thẻ, đợt này tỷ giá Úc thấp nhất trong lịch sử nên việc mua bán đi chơi quá thuận lợi phải không ạ 
III. Thời điểm đi:
Úc có 4 mùa xuân hạ thu đông như Việt nam và bạn có thể làm mọi thứ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bốn mùa ở Úc được chia làm 2 mùa chính là mùa mưa (từ tháng 12 – Tháng 3) và mùa khô (tháng 5- tháng 10). Mình thu thập thông tin kỹ chút để các bạn chọn đúng thời điểm để đi không bị như mình mà lỡ mất các mùa đẹp ở nước Úc
- Mùa hè (Tháng 12 – Tháng 2). Úc nổi tiếng với các bãi biển trải dài và vô cùng đẹp vì vậy đây được coi là mùa lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời (như đi bộ, lướt sóng, bơi, lặn biển ngắm san hô kỳ vĩ ở rặng Great Barrier thuộc Queensland…) và dã ngoại đến các ruộng nho (đặc biệt là đến bến cảng Hobart ở Tasmania để thưởng thức rượu vang ngon được là từ chính những vườn nho bản địa nằm trong thung lũng Swan), công viên quốc gia. Bạn nào đi Úc mùa này nhớ vào vườn cherry (vụ cherry úc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2) và oải hương nhé.
Mùa hè cũng là mùa giải của các môn khúc côn cầu, giải quần vợt hàng đầu thế giới Grand Slam và các lễ hội âm nhạc nhiều màu sắc đặt biệt là đón giáng sinh (Riêng Úc và NZ là nơi vào dịp giáng sinh có ông già noen mặc quần đùi đấy )
- Mùa thu (Tháng 3 – Tháng 5) mùa lá vàng đẹp là đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Đây là mùa lá rụng ở Camberra và cũng là thời điểm khởi tranh giải đua công thức 1 ở Melbourne (đường đua công thức 1 mình có ảnh minh họa ở phần Melbourne nhé).
Mùa thu được mọi người ví mà mùa có nhiều điều kỳ diệu từ thiên nhiên, con người đến ẩm thực mà khó có quốc gia nào có được. Nước Úc như khoác lên mình một chiếc áo khác khi những lá cây chuyển dần sang màu đỏ đặc trưng. Bạn có thể chọn chuyến du ngoại dọc sông Brisbane đẹp kiều diễm hay khám phá cuộc sống của người nông dân tại Oodnadatta ở miền Nam hay đến công viên quốc gia Litchfiels để ngắm những cây Valley Muster khổng lồ. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những lễ hội ẩm thực và rượu vang được tổ chức vào thời điểm này trong năm cùng tuần lễ thời trang Grand Prix danh tiếng.

- Mùa đông (Tháng 6 – Tháng 8): bạn sẽ thấy tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, nhiệt độ có thể xuống dưới tới – 20độ C trong nhiều tuần. Các hoạt động mùa này cũng khá đa dạng như trượt tuyết, lướt ván trên dãy núi Alps hay tại các sườn đồi dốc và khá nguy hiểm tại khu du lịch Falls Greek nổi tiếng. Tất nhiên bạn có lựa chọn khác vào mùa đông như là đi leo núi mạo hiểm qua sa mạc Simpson ở phía Nam hay hòa mình vào lễ hội tại Blue Mountains.
- Mùa xuân (Tháng 9 – Tháng 11) đẹp nhất là đầu tháng 10 đến giữa tháng 11: Đây là mùa hoa nở, thành phố trải dài hoa Mộc Lan, hồng, đào …. Đây là thời điểm lý tưởng đển bạn ngắm hoa, ngắm cá voi và thưởng thức rượu vang tại Margaret nằm phía tây. Nếu bạn yêu thích nghệ thuận hãy chọn những tour du lịch thưởng thức opera, nhạc jazz và các triển lãm được tổ chức khá nhiều vào thời gian này trong năm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia các hoạt động lướt sóng, đi ca nô chèo thuyền Kayak…vào thời điểm này.
 
Mùa Xuân Zealand 2015
New Zealand là một đảo quốc xinh đẹp tại khu vực tây nam của Thái Bình Dương, giữa cực Nam và xích đạo, cách Australia 1600 km về phía đông nam. Đảo quốc này gồm 2 đảo lớn có tên là đảo Bắc và đảo Nam và nhiều hòn đảo nhỏ khác. New Zealand nằm cách khoảng 1.500 kilômét (900 mi) về phía đông của Úc qua biển Tasman và cách khoảng 1.000 kilômét (600 mi) về phía nam của Nouvelle-Calédonie, Fiji, và Tonga. Do có vị trí cách biệt, New Zealand nằm trong số những đại lục cuối cùng có người đến định cư. Trong thời gian cô lập kéo dài đó, New Zealand phát triển một sự đa dạng sinh học đặc trưng gồm các loài động vật, nấm, thực vật. Thế giói động thực vật của NZ rất kì lạ: rất nhiều loài đặc hữu chỉ có ở đây, đặc biệt là nhiều loài chim không biết bay như Kea, Kiwi, Kakapo, Weka. Thực vật cũng có nhiều loài cây lạ nom giống như cây dương xỉ, trong các hang động đá vôi còn có ấu trùng có thể phát quang của một số loài ruồi bản địa. Tất cả sự kì lạ đó là do lịch sử địa chất đặc biệt của quần đảo này. Trước đây chỉ tồn tại một lục địa cổ duy nhất có tên là Gondwana. Lục địa cổ này bị vỡ thành nhiều mảnh 200 triệu năm trước, 2 mảnh trong số đó chính là NZ và Australia ngày nay. Từ đó, sinh vật trên hai khu vực này trở nên khác nhau và khác với phần còn lại của thế giới. NZ có Khí hậu ôn đới với mùa đông ẩm ướt còn mùa hè nóng và khô. Dân số New Zealand hơn 4 triệu người, trong đó người châu Âu chiếm 79,5% và người Maori chiếm 13%. Ngôn ngữ chính là tiếng Anh. Tiếng Maori vẫn được dùng tại một số địa phương. Phần lớn dân cư sống ở các thành phố Wellington, Hamilton, Christchurch, Napier, Dunedin, Rotorua vv…. Thành phố đông dân nhất là thành phố biển cực kỳ xinh đẹp Auckland với khoảng 1,2 triệu người.
Thủ đô của New Zealand là Wellington, còn thành phố đông cư dân nhất là Auckland.
New Zealand làm một quốc gia phát triển được xếp hạng cao trong các bảng đánh giá quốc tế về nhiều mặt, bao gồm giáo dục, tự do kinh tế, và chỉ số nhận thức tham nhũng. Các thành phố của New Zealand cũng thường xuyên có mặt trong danh sách những thành phố dễ sống nhất thế giới.
Cho đến nay thời điểm người Māori đặt chân đến New Zealand vẫn chưa được xác định. Trước khi người châu Âu có mặt thì thổ dân Māori gọi đảo Bắc là "Te Ika a Māui" (con cá của Māui) và gọi đảo Nam là Te Wai Pounamu (nguồn nước của Pounamu) hay Te Waka o Aoraki (canoe của Aoraki). Cho đến đầu thế kỷ 20, Đảo Bắc vẫn còn được gọi là Aotearoa (dịch nghĩa là "miền đất của mây trắng dài"); trong ngôn ngữ Māori hiện đại. Địa danh này được dùng để chỉ cả quốc gia New Zealand. Aotearoa vẫn còn được dùng phổ biến trong tiếng Anh New Zealand với cùng một nghĩa như "New Zealand", và từ này được dùng riêng hoặc cũng có thể được dùng trong cách viết trang trọng đi đôi với từ tiếng Anh để tỏ ý tôn trọng văn hóa thổ dân, ví dụ nhưng trong tên các tổ chức như "Aotearoa New Zealand".
Trên phương diện quốc gia, quyền lập pháp được trao cho một Nghị viện đơn viện được bầu cử, trong khi quyền chính trị hành pháp do Nội các thi hành, đứng đầu là Thủ tướng. Nữ vương Elizabeth II là nguyên thủ quốc gia, đại diện cho bà là một Toàn quyền. Ngoài ra, New Zealand được tổ chức thành 11 hội đồng khu vực và 67 cơ quản lãnh thổ nhằm phục vụ mục đích cai quản địa phương. Vương quốc New Zealandcũng bao gồm Tokelau (một lãnh thổ phụ thuộc); quần đảo Cook và Niue (các quốc gia tự trị có liên kết tự do với New Zealand); và Lãnh thổ phụ thuộc Ross mà New Zealand tuyên bố chủ quyền tại khu vực Nam Cực. New Zealand là một thành viên của Liên Hiệp Quốc, Thịnh vượng chung các Quốc gia, ANZUS, OECD, Diễn đàn Quần đảo Thái Bình Dương và APEC.
New Zealand là một trong số ít quốc gia trên thế giới có nhiều danh lam thắng cảnh và kỳ quan tự nhiên. Đất nước này có dãy núi có băng bao phủ, dòng sông nước chảy xiết, hồ nước trong xanh, những con suối nhỏ và rất nhiều ao bùn. Toàn quốc có rất nhiều khu bảo rừng rậm, bãi biển quanh co và nhiều loài động vật lạ. New Zealand còn là điểm đến lý tưởng cho những ai yêu thích các môn thể thao mạo hiểm như trượt tuyết, leo núi, lướt ván và đây chính là Nơi nổi tiếng với bộ môn bóng bầu dục, nền văn hóa đặc sắc Maori. Ngoài ra khi đến các bãi biển và các công viên động thực vật hoang dã ở New Zealand, du khách còn được đắm mình trên những bãi biển đẹp, vui chơi với những chú cá heo, những chú cừu.
I. Visa
A. Các giấy tờ cần chuẩn bị:
1. List danh sách in ra: http://www.immigration.govt.nz/branch/washingtonbranchhome/checklists/
(Chọn Visitor visa – general checklist)
2. Form điền Apply 1017: http://www.immigration.govt.nz/NR/rdonlyres/6A5C188E-11CE-4DB0-BF5D-D55010BDF5BE/0/INZ1017.pdf

3. Phí: nộp theo http://www.immigration.govt.nz/migr...lboxLinks/officeandfeescalculator.htm?level=1

Nếu bạn đi group thì nên cùng group chi phí sẽ rẻ hơn là 70$. Bạn phải nộp ở ANZ theo hướng dẫn trong link trên, nếu ko hiểu gọi đến thị thực NZ 08.38241700 để hỏi lại
4. Ảnh hộ chiếu 2 ảnh (ghi tên và số passport phía sau ảnh)
5. Bản sao y hộ chiếu hiện hành
6. Bản sao y CMT (tiếng anh)
7. Tờ khai thân nhân: http://www.immigration.govt.nz/NR/r.../0/FamilySupplementaryQuestionaireFeb2013.pdf
8. Bản sao công chứng các trang hộ khẩu hiện tại (tiếng anh)
9. Bản sao công chứng giấy khai sinh (tiếng anh)
10. Bản sơ yếu lý lịch (tiếng anh)
11. CM đủ tài chính chi trả cho chuyến đi
- Sao kê tài khoản 3 tháng gần đây (line vàng các phần liên quan đến lương thưởng)
- Sổ tiết kiệm
- Sổ đỏ (nếu có)
12. Cung cấp nơi làm việc:
- Hợp đồng lao động (tiếng Anh)
- Giấy xin nghỉ phép (tiếng Anh)
- Giấy thu nhập (Tiếng anh)
13. Giấy bảo đảm của bố hoặc mẹ (nếu ko có tài sản hoặc sổ tiết kiệm) kèm bản sao tiếng anh sổ tiết kiệm và sổ đỏ của bố or mẹ đính kèm: Giấy tờ này chỉ đối với các bạn độc thân đi du lịch 1 mình nên làm thêm các giấy tờ sau (mình nhấn mạnh là độc thân đi một mình) Tuy nhiên nếu bạn đi một đoàn gồm 5 người trở lên cả nam và nữ và chứng minh đủ tài chính thì khả năng được chấp thuận khá cao không cần các giấy đảm bảo của người thân, khi đi nộp thì cả đoàn đi nộp cùng nhau.

14. Lịch trình đi kèm vé máy bay và khách sạn

Chuẩn bị xong hồ sơ Apply, gửi chuyển phát nhanh đảm bảo kèm hộ chiếu tới địa chỉ:
Văn Phòng tiếp nhận hồ sơ xin thị thực NewZealand
(tầng 5, tòa nhà Yoco, 41 Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Bến Nghé, Quận 1, TP.HCM. Điện thoại: 08.3824.1700)
B. Thời gian: Thường là sau 2 tuần bạn sẽ nhận được visa.
 
II. Tiền Tệ: NZD
Vì đồng NZD là ngoại tệ yếu nên không phải bất cứ PGD nào của NH cũng có, bạn nên chọn các NH lớn và tại có CN lớn hoặc hội sở chính của các NH lớn. Vì cũng là ngoại tệ yếu nên đổi tiền ở NH rẻ hơn so với đổi các điểm ngoài nhé. Các giấy tờ cần có khi đổi NZD tại ngân hàng:
 Hộ chiếu
 Visa
 Giấy mua ngoại tệ (tại các ngân hàng)
Bạn được mua tối đa tương đương với 2.000 USD. Mẹo với bạn muốn mang đi hơn thì mua tại các ngân hàng khác nhau.
Bạn cũng có thể mang USD hay AUD đổi tại sân bay NZ.
III. Các mùa du lịch
Cách Australia gần 2 giờ bay, New Zealand tựa như một tấm thảm ghép bởi những phong cảnh tuyệt vời do có nhiều vùng khí hậu vừa nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.

1. Mùa xuân: Tháng 9 đến tháng 11
Điểm hấp dẫn của bờ biển có nhiều vịnh hùng vĩ này là Punakaiki, có thể nói với khí hậu Địa Trung Hải, nó chẳng khác gì một Hawaii trên đất New Zealand. Xa xa là những ngọn núi phủ băng tuyết trắng. Những cú nhảy ngoạn mục của cá heo có lẽ chính là nét chấm phá rất độc đáo của mảnh đất 3 vùng khí hậu này.
Khí hậu NZ mang đặc tính của cả vị trí địa lý và địa hình của đất nước . Do ảnh hưởng của vĩ độ và gần đại dương nên khí hậu không bao giờ quá nóng hay quá lạnh. Thời tiết NZ thay đổi như trở bàn tay : Trời đang mưa có thể đột nhiên hửng nắng hoặc đổi gió.
2. Mùa hè: Tháng 12 đến tháng 2
Khí hậu miền biển thường xuyên có gió . Gió thổi nhiều nhất là từ phíaTây . Dãy núi xương sống của đất nước tạo ra những yếu tố khí hậu khác nhau rõ rệt giữa hai bên sườn núi , nhất là trên đảo Nam. Bờ biển miền tây của đảo Nam có lượng mưa hàng năm cao nhất thế giới. Bờ biển phía Đông thì khô ráo hơn nhiều.
Các mùa ở đây ngược với các mùa ở Bắc bán cầu. Tháng nóng nhất ở NZ là tháng giêng, nhiệt độ trung bình cao nhất là 26oC ở cực Bắc và19oC ở cực Nam.
3. Mùa thu: Tháng 3 đến tháng 5
New Zealand có khí hậu ôn đới với mùa đông ẩm ướt và mùa hè ấm và khô. Mùa hè từ tháng 12 đến tháng 2, mùa thu từ tháng 3 đến tháng 5, mùa đông từ tháng 6 đến tháng 8 và mùa xuân từ tháng 9 đến tháng 11. Nhiệt độ trung bình từ 7 độ C đến 16 độ C nhưng nhiệt độ mùa hè khoảng 25 độ ở nhiều nơi.
4. Mùa đông: Tháng 6 đến tháng 8 – Vào mùa đông, môn thể thao được ưa chuộng nhất là trượt tuyết và leo núi
Giờ New Zealand đi trước giờ Việt Nam 05 tiếng. Nhưng vào mùa Hè (khi ngày dài hơn) sẽ có thay đổi, kể từ 02:00 sáng ngày Chủ Nhật đầu tiên của tháng Mười cho đến 03:00 sáng ngày Chủ Nhật thứ 3 của tháng Ba năm sau thì giờ New Zealand chỉ còn đi trước giờ Việt Nam 01 tiếng. NZST (GMt+12) or NZDT (GMt+13) Tháng Mười – Tháng Ba. Tháng 7 là tháng lạnh nhất , nhiệt độ trung bình ban ngày thay đổi từ 10oC đến 15oC.
Nếu Bạn thích đi các hoạt động trượt tuyết, đắm chìm vào cảnh hùng vĩ lãng mạn thì nên đến Queenstown- NZ vào mùa đông, Muốn kết hợp ngăm hoa anh đào và tuyết bạn nên chọn đi vào tháng khoảng 15/9 -15/10. Mùa này tuy lạnh nhưng sẽ không uổng phí đâu tuy nhiên trời sẽ lúc nắng, lúc mưa, lúc âm u vì vậy nếu bạn thích hoạt động trước nắng ấm và thưởng thức đón giáng sinh mùa hè thì nên chọn tháng 12. Mùa cao điểm du lịch ở NZ là T12, T1, T2 (mùa hè). Những tháng mùa thu của tháng ba đến tháng là thời gian tốt để đặt các chuyến đi đến New Zealand. Nhiệt độ hơi lạnh hơn mùa hè, nhưng thời tiết vẫn có thể là tuyệt vời và đây là thời điểm ngắm lá vàng rơi tuyệt đẹp trong năm..
Mùa đông khách du lịch nhất là vào mùa hè và giá cả từ vé máy bay, phòng và các điểm thăm quan cũng tăng trong mùa này. Vì vậy, nếu muốn tiết kiệm chi phí du lịch bạn nên xem xét đi vào mùa xuân hoặc mùa đông (ngoại trừ khu vực trượt tuyết ở Queenstown mùa du lịch lại là mùa đông xuân)
IV. Máy Bay
Vì tôi đi từ Úc nên phần chia sẻ này hơi hạn chế. Bay từ Úc sang Newzealand có rất nhiều hãng cho bạn lựa chọn:
- Jetstar: bạn nhớ chú ý thường vào các ngày thứ 6 cuối tuần luôn có vé giảm giá, nếu bạn may mắn sẽ mua vé thấp 19$/1 chuyến bay nội địa bất kỳ (http://www.jetstar.com/au/en/home). Đây cũng là hãng đi rẻ nhất
- Qantas: http://www.qantas.com.au/travel/airlines/home/vn/en
- Air New Zealand: www.airnewzealand.co.nz
Có vài kinh nghiệm nhỏ trước khi đặt vé:
1.Bắt đầu tìm kiếm càng sớm càng tốt: Bạn nên đăng ký mail nhận các thông tin sale của các hãng hàng không, bạn sẽ nhận được các thông tin một cách đầy đủ.
2.Thời gian mua vé rẻ tốt nhất: Có một bài blog này khá hay, chia sẻ để các bạn đọc và tham khảo (https://www.cheapair.com/blog/travel-tips/how-far-in-advance-should-i-book-my-flight/)
3.Chọn ngày bay tốt nhất: Thường T6 và CN là những ngày bay đắt nhất, một số blog đã thông kê đề xuất các ngày bay có giá rẻ hơn các ngày khác:
- Trong nước: khởi hành từ T7 và bay trở lại vào ngày T2
- Quốc Tế: Khởi hành T3 và bay trở lại vào T4
4. Lựa chọn các hãng hàng không khác nhau: bạn nên linh hoạt lựa chọn các hãng hàng không phù hợp với kế hoạch của mình và với chi phí thấp
5.Tránh kỳ nghỉ: vào các ngày nghỉ lễ không chỉ giá vé máy bay tăng và các chi phí ăn ở và phương tiện công cộng khác cũng tăng lên kha khá chưa kể có nhiều nơi bạn đến thăm quan sẽ rất đông lại không miễn phí như ngày thường như vào các công viên hay bảo tàng…
6. Tập trung chuyến đi: nếu bạn đi thăm NZ chỉ ở 1 tuần thì nên tập trung vào một trong hai đảo bắc hoặc đảo Nam, không phải cả hai. Nếu chỉ đi 1 đảo bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian di chuyển nội địa, các chuyến bay trong nước hoặc các chuyến đi đường dài bằng bus. Tuy nhiên, đảo Nam (chính xác Queenstown rất đẹp, cảnh đẹp hùng vũ hoàn toàn khác với các thành phố khác của NZ. Mùa du lịch của Queenstown là mùa đông xuân, vé máy bay rất đắt, chưa kể phòng có khi hết)

Một số việc cần làm khi đến sân bay:
- Tại sân bay hay các bến buss trong thành phố thường có Wifi Free, còn các nhà hàng cửa tiệm thường không cung cấp cho khách hàng.
- Nhớ lấy mấy cuốn guidebook khi xuống sân bay, trong đó có coupon discount các công viên, các địa điểm thăm quan và các cửa hàng ăn uống, shopping và các tour đi nếu cần.
- Hãy mang theo ổ cắm đa năng từ VN vì chân ổ cắm tại NZ và Úc theo chuẩn khác. (cái này nhiều bạn chia sẻ rồi nhưng mình cũng nhắc lại).
Đại sứ quán Việt Nam tại NZ
Level 21 Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace, Wellington 6011
Điện thoại: 64 - 4 - 473 5912
Fax: 64 – 4 - 473 5913
Email: [email protected]
Website: http://www.vietnamembassy-newzealand.org/
 
Chị LoanChau oi, nhưng mà Opal nếu không dùng hết thì phải điền form để lấy refund, và phải refund vào tk ở Úc à?
 
VI. Phương tiện vận chuyển
A. Từ sân bay vào thành phố:
- Airbus Express (Auckland City Centre - Auckland Airport) là dịch vụ đưa đón từ sân bay vào Auckland city hoạt động 24h/1 ngày
- Super Shulttle: Nếu đi một nhóm bạn đây là lựa chọn thông minh nhất, bạn nhớ liên hệ trước https://www.supershuttle.co.nz/. Nếu đi một mình, tôi vẫn khuyên bạn lựa chọn phương án này, đắt hơn tí xíu thôi mà đưa bạn từ sân bay đến nơi trọ của bạn, trên xe có wifi. Ở Auckland thuê cả xe có nhóm là khoảng 80NZD/1xe, đi một mình khoảng 15NZD; Ở QueensTown thuê xe cả nhóm 52NZD/1 xe; đi lẻ là 15NZD/1 người
B. Phương tiện vận chuyển
- Bus: InterCity (www.intercity.co.nz) và Nakedbus (https://nakedbus.com/)- Đây là 2 hãng xe rẻ nhất ở NZ, bạn nên đăng ký mail tại 2 hãng này để nhận được những thông tin sale. Với Nakedbus luôn có chính sách giá 1$ cho những người đặt đầu tiên trong chuyến và giảm giá cho các tour du lịch (bạn nhớ check nhé), với Intercity nếu bạn đặt vào phút cuối bạn sẽ tìm thấy chuyến xe buýt đường dài chỉ với giá 30$-50$ thay vì vé máy bay (tuy nhiên cái này ăn được ăn thua thôi), hãng cũng hay sale các tour du lịch với giá khá hấp dẫn. Ở NZ giống Úc, bạn chọn hãng đắt tiền hay rẻ thì hành trình chuyến đi đều như nhau, khi bạn chẳng may lỡ xe thì có bắt xe của hãng này để đi tiếp đến điểm kế tiếp của hành trình vì vậy bạn không phải lăn tăn quá nhiều về sự khác biệt giữa giá tiền các tour, cứ chọn tour rẻ mà đi.
- Thuê xe: Giữa các thành phố lớn của New Zealand là các khu rừng sum sê, những rặng núi lởm chởm và những sông băng lấp lánh. Cách tốt nhất để nhìn ngắm những kỳ quan thiên nhiên này mà không phải mất tiền cho hướng dẫn viên là thuê xe hơi hay xe cắm trại (campervan). Dịch vụ thuê xe hơi ở NZ không phải là lựa chọn tiết kiệm chi phí vì nhiên liệu NZ khá đắt đỏ. Nhưng nếu bạn muốn có một trải nghiệm riêng bạn có thể chọn một số hãng thuê xe tên tuổi lớn quốc tế như: Thrifty, Hertz) nhưng tôi nghĩ thì không cần thiết, bạn nên tìm đến những hãng cho thuê xe địa phương Ace, Apex, GO hay Jucy (Tôi khá ấn tượng với Jucy https://www.jucy.co.nz/jucy-deals/jucy-relocations/) - đây là hãng cho thuê Campervans phổ biến ở ÚC và NZ, mày xe xanh và có in hình cô gái và dân phượt hay sử dụng hãng Jucy này cho chiếc xe gồm cả bếp và phòng ngủ, bạn có muốn trải nghiệm thử lái xe trên những cánh đồng xanh bát ngát với đàn cừu trắng, bữa trưa đỗ xe nghỉ ngơi bên hồ, hay tối ngắm sao không?). Cá nhân tôi đánh giá Jucy Rentals và Thrifty là hai lựa chọn hợp lý cung cấp xe hơi và xe tải với giá thấp nhất là 22NZD (khoảng 330.000 đồng)/ngày.https://www.transfercar.co.nz/ cung cấp dịch vụ cho thuê xe, miễn phí một chiều. RentalCars.com là dịch vụ đặt phòng cho thuê xe lớn nhất thế giới mà so sánh tất cả các thương hiệu lớn như Hertz, Avis, Alamo, và Europcar.


VII. Nhà ở
1. Cắm trại: Tới New Zealand, bạn có thể tiết kiệm được tiền. Bạn chỉ mất 40$US một ngày nếu ở lều hay ở trong một nhà trọ và tự cung cấp thực phẩm. Ở trên xe ô tô và khách sạn dọc đường có nhà bếp cho khách sử dụng, bởi thế ở những chỗ này sẽ tạo cho bạn sự lựa chọn là tự mình nấu ăn. Một sự lưu ý là mùa mà mọi người đến New Zealand là để tham gia vào các hoạt động của đất nước này như đã được biết đến. Một số người đi bụi, đi bơi, ngắm chim kiwi nhưng có nhiều người thích những hoạt động đắt tiền, chúng có thể ngốn 1 phần ngan sách của bạn. nếu bạn ở khách sạn, ăn ở nhà hàng và tiêu tiền cho đám đông, các trò giải trí và mua sắm bạn phải mất ít nhất 100$US/ ngày.
Vì vậy, Cắm trại không chỉ là cách tốt nhất để tận hưởng vẻ đẹp tráng lệ hai hòn đảo chính của quốc gia này, mà còn là lựa chọn chỗ ở với giá cả phải chăng nhất. Nếu thuê một xe cắm trại bạn có thể thoải mái đóng trại, không tốn đồng nào, miễn là chiếc xe được trang bị với nhà vệ sinh. Tuy nhiên, bạn không thể cứ hạ trại nơi nào bạn thích, cho nên hãy nghiên cứu trước để tránh bị phạt.Còn nếu bạn cắm lều, người dân địa phương khuyên bạn nên chọn một trong 250 khu cắm trại của Cục Bảo tồn New Zealand, nơi được trang bị với nhà vệ sinh cơ bản, nước, bếp nướng thịt. Bạn nên xem Camping.org.nz để biết thêm thông tin Chi phí là tối thiểu, bất kì đâu cũng từ 1-20NZD.Các địa điểm cắm trại có thêm các tiện ích như phòng giải trí, bếp, phòng giặt ủi, nhà tắm đẹp hơn cũng rất phổ biến. Giá cả dao động 10-40NZD, tương đối rẻ so với chi phí một phòng khách sạn vào khoảng 100NZD. Tuy vậy, tôi lại không thích phương thức này lắm vì chuyến đi dài ngày, dù lãng mạn đến mấy tôi vẫn muốn được chiều chuộng bản thân ở chăn ấm đệm êm và phòng tắm ấm 
1. Thuê nhà dân địa phương: Dân Kiwi cực kỳ hiếu khách, và nhiều người cho du khách thuê nhà của họ với giá rẻ hơn những khách sạn lân cận. Để sống thật sự như một cư dân bản địa, hãy thuê một ngôi nhà hay căn hộ trên airbnb.co.nz hay bookabach.co.nz.
Những trang web này cho phép bạn thuê một ngôi nhà cho kỳ nghỉ ở bất kỳ đâu trên New Zealand với giá cả dao động rất phong phú. Những căn nhà này không chỉ rẻ hơn mà còn được trang bị nhà bếp với đầy đủ chức năng, dễ dàng để tự chuẩn bị các bữa ăn và tránh tiêu tốn nhiều tiền cho nhà hàng.
Để tối ưu thời gian lưu lại đất nước này, hãy thật sự đắm mình vào văn hóa dân Kiwi, nhờ người chủ chỉ giúp các cửa hàng tạp hóa giá rẻ và nơi tốt nhất để cho điểm một bữa ăn địa phương mà lại hợp túi tiền.
2. Stay trên một trang trại. Bạn có thể ở lại miễn phí trên một trang trại hữu cơ ở New Zealand nếu bạn sẵn sàng vừa du lịch vừa làm một số công việc nông trại. WWOOF tổ chức các hoạt động tình nguyện tại các trang trại trên toàn thế giới; xem wwoof.co.nz cho các danh sách New Zealand. Nếu bạn không muốn làm việc trong kỳ nghỉ của bạn, bạn có thể vẫn thường tìm farmstays giá cả phải chăng và nhà trọ tại RuralHolidays.co.nz. Để biết thêm các ý tưởng chỗ thay thế.
3. Hostel
Đây là lựa chọn tôi thích nhất phù hợp đoàn bạn nhiều hay ít người lựa chọn ưu tiên thường là YHA hoặc YMCA, ngoài ra còn một số trang web để bạn lựa chọn:
- Airbnb (https://www.airbnb.com.au/)
- Booking.com
- Trip Advisor (http://www.tripadvisor.com.vn/)
- Hostel.com (nếu ở 10 đêm bạn sẽ được miễn phí 1 đêm)
 
VIII. Trang web giảm giá
Trang web yêu thích của tôi và không thể thiếu cho các bạn khi đi du lịch NZ để tham gia các hoạt động ở NZ với chi phí tiết kiệm nhất là Bookme.co.nz. Trang web này cung cấp các tour, các trò chơi giảm giá từ chèo thuyền, trượt tuyết, máy bay, nhảy dù, cocktail tại ice bar…. Ngoài ra, còn trang groupon.co.nz nó giống như trang muachung ở Việt Nam, bạn chọn phần travel, Lưu ý bạn đừng ham mua phiếu giảm giá tại các cửa hàng vì như vậy mình thường bị bó buộc thời gian đi chơi.
IX. ẨM thực
Nền ẩm thực của New Zealand có nguồn gốc từ nước Anh, do nước này từng là thuộc địa của Anh. Vì vậy, có hơi khác biệt với nước láng giềng Úc bên cạnh. Tuy nhiên, điểm độc đáo của New Zealand là có nền ẩm thực của người bản xứ Maori khá phong phú với cách chế biến đơn giản nhưng hấp dẫn. Bên cạnh đó, ẩm thực New Zealand ngày nay là sự pha trộn của nhiều kiểu chế biến và hương vị khác nhau đến từ nhiều nước.
- Pavlova - chiếc bánh xốp đầy mê hoặc của New Zealand: Pavlova (món bánh xốp phủ kem và trái cây) là tên gọi 1 loại bánh làm đơn thuần từ lòng trắng trứng đánh bông với đường (mà hỗn hợp này còn được gọi tên riêng là meringue), bên ngoài bánh là lớp vỏ cứng nhưng xốp, bên trong là lớp mashmallow mềm, hơi dai và trắng muốt. Bánh hay được ăn kèm với kem tươi đánh bông và hoa quả tươi, các loại quả dâu, kiwi hoặc là các loại hoa quả tươi khác. Những lát bánh sau khi cắt ra thì trông rõ lớp mashmallow ở bên trong, mịn, mượt, trắng muốt.


- Món cuốn Salmon: Món cuốn Salmon là một trong những món ngon của New Zealand, được dọn làm món ăn chính trong bữa ăn. Món này bao gồm cây atisô nướng, rau bina, mứt chanh, khoai tây luộc và dầu truyp.
- Món Khai vị: Để khai vị, người ta có thể ăn các món như bánh mì tỏi, trai hầm hay súp hải sản Địa Trung Hải. Món súp hải sản Địa Trung Hải được nấu với tôm pandan, sò, trai, tôm càng, cá chào mào và nước luộc cá ướp nghệ tây.
- Món Khai vị lạnh: Thực khách có thể chọn món lạnh để khai vị. Một trong những món khai vị lạnh ngon miệng nhất của New Zealand là cá ngừ và cua cuốn ăn với trái lê, đu đủ, hạt mè đen trộn giấm và nước cốt rau mùi.
- Bánh Kem mút Sô cô la: Bánh kem mút sô cô la là một loại thức ăn tráng miệng hàng đầu trong các nhà hàng ở New Zealand. Món này bao gồm kem mút sô cô la hương cam, bọt sô cô la và nước xốt caramen hương cam.
- Món Cá trắng: Đây là các loại cá con thuộc nhiều loài cá khác nhau đánh bắt được ở các cửa sông, phần lớn ở vùng Bờ Tây của Đảo Nam. Cá trắng nhỏ thường được nấu với trứng và mỡ cá voi.
- Hàu vùng Bluff: Loại hàu này thường được tìm thấy ở đáy biển của Đảo Nam và rất khó sống ngoài khu vực Bluff.
- Trai Vỏ xanh: Loại trai vỏ xanh khác với các loài trai vỏ đen thông thường ở các vùng khác trên thế giới. Loại trai này được bán rất nhiều ở các siêu thị tại New Zealand, luôn được phun nước để bảo quản trong tình trạng còn tươi. Loại trai này không đắt và ăn rất ngon.
- Paua: Paua là loại bào ngư địa phương của New Zealand, có thể tìm thấy trong những chiếc vỏ sò màu xanh trông rất gớm guốc. Thế nhưng khi được nấu chín loại bào ngư này lại ăn rất ngon.
- Tuatua: Cũng giống như loại cá trắng nhỏ, tuatua là một loại trai địa phương, thường được thái nhỏ và ăn với mỡ cá voi. Cùng họ với loài trai này là con pipi, thường được tìm thấy ở những cửa sông.
- Kumara: Đây đơn giản là một loại khoai lang nhưng rất sáp, thường được luộc, hấp, nướng hay nấu cháo. Người Maori thường làm món hangi truyền thống bằng cách nấu khoai này trong một chiếc nồi đất.
X. Một số lưu ý khác ở NZ
Người dân ở đây lịch sự và thân thiện, cuộc sống thanh bình không ồn ào náo nhiệt. Cứ đến 18h, 19h, đường đã vắng lặng. Các cửa hàng ở các vùng xa xôi thì mở cửa hết ngày thứ 6 còn tại các thành phố lớn thì mở cửa tất cả các ngày trong tuần nên khách du lich cần lưu ý khi shopping tại các thành phố khác ngoài trung tâm.

Bạn không nên mang theo hoa quả trong hành lý xách tay khi nhập cảnh vào New Zealand vì đây là các mặt hàng sẽ bị giữ lại khi nhập cảnh.

Bạn nên đổi sang đô la New Zealand để thuận tiện cho việc mua bán, việc đổi tiền tại các trung tâm của nước này là hoàn toàn dễ dàng, tuy nhiên nếu đổi từ tiền Việt Nam thì sẽ không đổi được, do đó bạn nên mang theo tiền đô la Mĩ hoặc Úc để thuận tiện cho việc đổi tiền.

Nếu bạn muốn trượt tuyết tại các khu có trượt tuyết thì nên chuẩn bị sẵn sàng cho quần áo ấm mùa đông và các vật dụng cần thiết khác nếu không bạn phải thuê và chi phí cũng kha khá

Bạn nên mang theo thuốc phòng trừ các trường hợp cần thiết vì mọi thứ bên New Zealand đều rất đắt đỏ.

Hàng hóa tại đây đa dạng và nhập khẩu từ nhiều nước, do đó có nhiều chủng loại cho bạn lựa chọn, tuy nhiên giá cả thì khá đắt.

Bạn cũng nên chú ý trong việc bảo vệ tư trang và vật dụng cá nhân, giấy tờ để tránh các tình trạng mất cắp xảy ra.

Bạn cũng nên mang theo giày dép thấp gót để thuận tiện cho việc đi lại, tham quan, đồ đạc gọn gàng để dễ dàng cho việc vận chuyển từ nơi này sang nơi khác.
Ở NZ bạn nhớ mua mật ong Manuka đay là một loại mật ong đặc biệt chỉ được sản xuất tại New Zealand và Úc từ mật hoa của cây Manuka.Nó cũng được công nhận trong việc chữa trị vết thương của Cục Quản Lý Thực Phẩm và Dược Phẩm Hoa Kỳ Đặc điểm và công dụng chính của mật ong Manuka la đặc tính kháng khuẩn cao., cho đến nay người ta vẫn chưa biết tại sao nó chỉ tìm và tiêu diệt các vi khuẩn có hại mà không ảnh hưởng đến những lợi khuẩn trong cơ thể con người. Với tính kháng khuẩn, kháng viêm tuyệt vời, mật ong Manuka được xem là một loại kháng sinh lành tính từ thiên nhiên, rất có lợi cho sức khỏe, hỗ trợ điều trị các bệnh nội ngoại khoa như Đau dạ dày, loét dạ dày, viêm dạ dày; Đau họng, viêm thực quản do dị ứng gây ra;Bệnh trào ngược dạ dày;Hội chứng co thắt, viêm loét đại tràng;Cảm lạnh, cảm cúm; Làm lành vết thương, vết bỏng; Hỗ trợ trị chàm và vẩy nến; Mụn trứng cá; Bệnh ecpet mảng tròn (ringworm); Viêm loét da, nấm da; Có thuộc tính làm lành vết thương, có tính kháng viêm, sát trùng; Trị tiêu chảy. VÌ những đặt tính này mà mật ong Manuka rất đắt, nhưng nên mua. Đây là sản phẩm tôi ưng ý nhất trong chuyến đi của mình.
 
Cám ơn bạn vì bài viết với nhiều thông tin rất bổ ích và cần thiết để hình dung được về 2 đất nước này :) Viết tiếp topic hay chia sẻ thêm hình ảnh đi bạn :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,029
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top