What's new

[Chia sẻ] Hành trình Australia và Newzealand mùa xuân năm 2015

Sau các chuyến chu du tới các nước châu á (Đài Loan, Trung Quốc, Sing, Malai, Philippines) rồi đến châu Âu (Pháp, Ý, Hy Lạp, Tây Ban Nha) và Anh, tôi ấp ủ một một hành trình dài đến Châu Đại Dương (Australia và Newzealand). Bài viết dưới đây tôi không đi sâu nhiều vào lịch sử hay cảm nhận về địa điểm (các bạn có thể tham khảo trên các trang web) mà tập trung chi sẻ về chỗ ở, phương tiện di chuyển và gợi ý vui chơi ăn uống giúp các bạn tham khảo để lên kế hoạch đi một cách hoàn hảo nhất có thế.
Phần I: Australia (Sydney, Tasmania, Melbourne) mùa xuân năm 2015


Úc nằm ở bán cầu Nam, được bao bọc Nam Bình Dương ở phía Đông, Ấn Độ Dương ở phía Tây, Biển Araphura ở phía Bắc và đảo Tasmania ở Phía Nam. Úc là quốc gia ko có biên giới đất liền với quốc gia nào.
Thủ đô của Úc là Canberra. Việc thành lập Canberra là giải pháp thỏa hiệp giữa 2 thành phố lớn nhất của Úc là Melbourne và Sydney. Khi lựa chọn thành phố nào làm thủ đô, Sydney và Melbourne đã có cuộc chạy đua ngang sức về kinh tế, chính trị, văn hóa, dân số…sự cạnh tranh gay gắt đến mức đến hiện tại giữa 2 Thành Phố không có tuyến metro nào đi thẳng từ Melbourne - Sydney mà phải đổi chuyến tại thành phố khác. Nếu nhắc đến Sydney là thành phố sôi động hiện đại thì Melbourne nổi bật về kiến trúc hạ tầng.

Úc có 6 tiểu bang và và hai vùng lãnh thổ chính nằm trên đại lục. Ngoài ra còn có một vài lãnh thổ phụ khác nằm dưới sự quản lý của chính phủ liên bang. Các tiểu bang là Lãnh thổ thủ đô
1.Canberra (ACT)- Thủ đô của Úc
2.Lãnh Thổ Bắc Úc & Thành phố Darwin;
3.Bang New South Wales (NSW) & Thành phố Sydney;
4.Bang Victoria (VIC) & Thành phố Melbourne ;
5.Bang Tasmania (TAS) & Thành phố Hobart;
6.Bang Queensland (QLD) & Thành phố Brisbane;
7.Nam Úc (SA) & Thành phố Adelaide ;
8.Tây Úc (WA) & Thành phố Perth

Thể chế:
Úc theo chế độ quân chủ lập hiến, là quốc gia độc lập, thành viên khối Liên hiệp Anh. Nữ hoàng Anh Elizabeth II cũng là Nữ hoàng của Úc, là người đứng đầu Nhà nước; đại diện của Nữ hoàng trên toàn lãnh thổ Úc là Toàn quyền và tại mỗi bang là Thống đốc. Người đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng, có nhiệm kỳ 03 năm. Thủ tướng chỉ định các Bộ trưởng trong nội các. Hệ thống chính trị được xây dựng theo cơ cấu liên bang - tiểu bang.

I. Visa
A. Các giấy tờ chuẩn bị
Các giấy tờ chuẩn bị cho việc Apply xin visa Úc ngày càng được giản lược, đợt chúng tôi apply là vào tháng 5 cũng là thời điểm thay đổi mới này. List các giấy tờ cần chuẩn bị được liệt kê rất cụ thể trên trang chủ của đại sứ quán Úc, tuy nhiên tôi vẫn có vài dòng tóm tắt để dành cho các phần tử lười đây ạ (tuy nhiên các bạn nên check lại vì thời điểm khác nhau sẽ có sự thay đổi)

1. Bản check các giầy tờ
- Tiếng việt: http://vietnam.embassy.gov.au/hnoivietnamese/vncheck01.html
- Tiếng Anh: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/Visitor visa (subclass 600) Document Checklist 250515.pdf

2. From điền Apply 1419: http://www.border.gov.au/forms/Documents/1419.pdf
3. Ảnh hộ chiếu 2 ảnh (Ghi họ tên và số Passport phía sau ảnh)
4. Bản sao y hộ chiếu hiện hành
5. Bản sao CMT (Tiếng việt)
6. Tờ khai thân nhân: http://vietnam.embassy.gov.au/files/hnoi/relativesform.pdf
7. Bản sao công chứng các trang hộ khẩu hiện tại (tiếng Việt)
8. Bản sao công chứng giấy khai sinh (tiếng anh)
9. CM đủ tài chính chi trả cho chuyến đi (Tiếng anh)
- Sao kê tài khoản 3 tháng gần đây (line vàng các phần liên quan đến lương thưởng)
- Sổ tiết kiệm
- Sổ đỏ (nếu có)
- Sao kê hạn mức tín dụng của Thẻ
10. Cung cấp nơi làm việc:
- Hợp đồng lao động (tiếng việt)
- Giấy xin nghỉ phép (tiếng Anh)
- Giấy thu nhập (Tiếng anh)
11. Giấy bảo đảm của bố hoặc mẹ (nếu ko có tài sản hoặc sổ tiết kiệm) kèm sổ tiết kiệm và sổ đỏ của bố or mẹ đính kèm (file tham khảo đính kèm). Giấy tờ này chỉ đối với các bạn độc thân đi du lịch 1 mình nên làm thêm các giấy tờ sau (mình nhấn mạnh là độc thân đi một mình) vì hiện nay tình trạng nam, nữ Việt Nam di cư sang Úc khá nhiều với các hình thức như kết hôn giả, lao động ngắn hạn, du lịch rồi ở lại vì vậy đợt này đại sứ quán Úc làm khá chặt với các bạn độc thân đi một mình (không chỉ với nữ mà cả với nam nhé hơi khác với châu Âu đúng ko ạ, làm phận gái độc thân đi du lịch nó khổ thể đấy. Tôi đầu 3 sọi rồi mà vẫn phải có bảo lãnh của dady như thường). Tuy nhiên nếu bạn đi một đoàn gồm 5 người trở lên cả nam và nữ và chứng minh đủ tài chính thì khả năng được chấp thuận khá cao không cần các giấy đảm bảo của người thân, khi đi nộp thì cả đoàn đi nộp cùng nhau.

12. Lịch trình đi kèm vé máy bay và khách sạn
13. Phí: 2.900.000 VNĐ mang tiền VND đi đóng

Chuẩn bị giấy tờ xong thì gọi điện 1900.565.639 hoặc gửi mail [email protected] để đặt lịch hẹn đến nộp apply tại Trung tâm Tiếp nhận Hồ sơ xin thị Thực Úc Tòa nhà Vinafor (lầu 11) 127 phố Lò Đức, Phường Đông Mác, Q. Hai Bà Trưng
B. Thời gian: Thường là sau 2 tuần bạn sẽ nhận được visa. Bên tiếp nhận thị thực có dịch vụ báo cáo các quy trình hồ sơ của bạn đến đâu thông qua tin nhắn (hàng ngày bạn sẽ nhận được tin nhắn từ phía thị thực thông báo hồ sơ của bạn đang ở giai đoạn nào), phí là khoảng 60.000VNĐ
C. Visa : visa của Úc là visa rời, khi nộp hết hồ sơ apply bên thị thực sẽ trả lại hộ chiếu gốc. Visa khi được cấp sẽ được gửi qua mail hoặc Thư qua bưu điện (do người apply lựa chọn).
Visa rời này sướng là bạn có thể gửi apply ngay một nước khác, ghét là trong cuốn hộ chiếu của bạn sẽ không có visa nào được dán hay in lên cả 

II. Tiền Tệ: AUD
Các giấy tờ cần có khi đổi AUD tại ngân hàng:
- Hộ chiếu
- Visa
- Giấy mua ngoại tệ (tại các ngân hàng)
Bạn được mua tối đa tương đương với 2.000 USD. Mẹo với bạn muốn mang đi hơn thì mua tại các ngân hàng khác nhau. Nếu không bạn có thể sử dụng thẻ, đợt này tỷ giá Úc thấp nhất trong lịch sử nên việc mua bán đi chơi quá thuận lợi phải không ạ 
III. Thời điểm đi:
Úc có 4 mùa xuân hạ thu đông như Việt nam và bạn có thể làm mọi thứ vào bất kỳ thời điểm nào trong năm. Bốn mùa ở Úc được chia làm 2 mùa chính là mùa mưa (từ tháng 12 – Tháng 3) và mùa khô (tháng 5- tháng 10). Mình thu thập thông tin kỹ chút để các bạn chọn đúng thời điểm để đi không bị như mình mà lỡ mất các mùa đẹp ở nước Úc
- Mùa hè (Tháng 12 – Tháng 2). Úc nổi tiếng với các bãi biển trải dài và vô cùng đẹp vì vậy đây được coi là mùa lý tưởng nhất cho các hoạt động ngoài trời (như đi bộ, lướt sóng, bơi, lặn biển ngắm san hô kỳ vĩ ở rặng Great Barrier thuộc Queensland…) và dã ngoại đến các ruộng nho (đặc biệt là đến bến cảng Hobart ở Tasmania để thưởng thức rượu vang ngon được là từ chính những vườn nho bản địa nằm trong thung lũng Swan), công viên quốc gia. Bạn nào đi Úc mùa này nhớ vào vườn cherry (vụ cherry úc bắt đầu từ tháng 10 đến tháng 2) và oải hương nhé.
Mùa hè cũng là mùa giải của các môn khúc côn cầu, giải quần vợt hàng đầu thế giới Grand Slam và các lễ hội âm nhạc nhiều màu sắc đặt biệt là đón giáng sinh (Riêng Úc và NZ là nơi vào dịp giáng sinh có ông già noen mặc quần đùi đấy )
- Mùa thu (Tháng 3 – Tháng 5) mùa lá vàng đẹp là đầu tháng 4 đến giữa tháng 5. Đây là mùa lá rụng ở Camberra và cũng là thời điểm khởi tranh giải đua công thức 1 ở Melbourne (đường đua công thức 1 mình có ảnh minh họa ở phần Melbourne nhé).
Mùa thu được mọi người ví mà mùa có nhiều điều kỳ diệu từ thiên nhiên, con người đến ẩm thực mà khó có quốc gia nào có được. Nước Úc như khoác lên mình một chiếc áo khác khi những lá cây chuyển dần sang màu đỏ đặc trưng. Bạn có thể chọn chuyến du ngoại dọc sông Brisbane đẹp kiều diễm hay khám phá cuộc sống của người nông dân tại Oodnadatta ở miền Nam hay đến công viên quốc gia Litchfiels để ngắm những cây Valley Muster khổng lồ. Bạn sẽ bị cuốn hút bởi những lễ hội ẩm thực và rượu vang được tổ chức vào thời điểm này trong năm cùng tuần lễ thời trang Grand Prix danh tiếng.

- Mùa đông (Tháng 6 – Tháng 8): bạn sẽ thấy tuyết phủ trắng xóa khắp nơi, nhiệt độ có thể xuống dưới tới – 20độ C trong nhiều tuần. Các hoạt động mùa này cũng khá đa dạng như trượt tuyết, lướt ván trên dãy núi Alps hay tại các sườn đồi dốc và khá nguy hiểm tại khu du lịch Falls Greek nổi tiếng. Tất nhiên bạn có lựa chọn khác vào mùa đông như là đi leo núi mạo hiểm qua sa mạc Simpson ở phía Nam hay hòa mình vào lễ hội tại Blue Mountains.
- Mùa xuân (Tháng 9 – Tháng 11) đẹp nhất là đầu tháng 10 đến giữa tháng 11: Đây là mùa hoa nở, thành phố trải dài hoa Mộc Lan, hồng, đào …. Đây là thời điểm lý tưởng đển bạn ngắm hoa, ngắm cá voi và thưởng thức rượu vang tại Margaret nằm phía tây. Nếu bạn yêu thích nghệ thuận hãy chọn những tour du lịch thưởng thức opera, nhạc jazz và các triển lãm được tổ chức khá nhiều vào thời gian này trong năm. Bên cạnh đó bạn cũng có thể tham gia các hoạt động lướt sóng, đi ca nô chèo thuyền Kayak…vào thời điểm này.
 
Các anh chị cho mình hỏi chút: mình muốn thuê xe tự lái từ Mel đến Sydney, anh chị nào biết hãng thuê xe nào tốt, giá phù hợp cho mình thông tin với. Cám ơn các anh chị!
 
Đảo Nam Newzealand
Đảo Nam, chỉ có 800.000 người, thiên nhiên vô cùng hoang dã. Chỉ có con đường bộ lên đảo duy nhất là men theo bờ biển phía Tây giữa dãy núi Southem Alps và biển Tasman. Đảo Nam nổi tiếng với những hồ nước lớn, xanh ngọc bích uốn quanh các dãy núi trùng điệp. Tuy nhiên, các hồ ở đây đều không thể tắm ở đây được vì nước lạnh đến mức những con hải cẩu có bộ lông dày còn phải lấy những mỏm núi ở Cape Foulwind làm nơi trú ngụ.
Một trong những địa điểm hấp dẫn của bờ biển có nhiều vịnh hùng vĩ đậm màu sắc Hawaii này là Punakaiki. Xa hơn nữa, bên thung lũng sâu là những ngọn núi phủ băng tuyết. Hùng tráng nhất là vịnh Milford Sound, nhất là khi những cú nhảy của cá heo làm xao động sự êm đềm của mặt nước.
Một cánh đồng hoang bên triền núi, một hồ nước mênh mông in bóng mây trời, một ghềnh đá cheo leo lấn ra biển cả… tất cả tạo nên một New Zealand như thực như mơ, giống như bạn đang bước vào những câu chuyện cổ tích thường được nghe kể từ tuổi còn thơ.
Vào mùa hè, những hồ nước mênh mông sâu thẳm trong lòng núi trở thành tấm gương khổng lồ, mặt nước phẳng như tờ in bóng trời cao và không gian khoáng đạt bên trên mặt nước. Trời như cao hơn, nước như sâu hơn, xanh hơn và không gian như rộng hơn…
Nếu như núi cao in bóng nước làm ngây ngất những tâm hồn nghệ sĩ thì biển cả lại là niềm đam mê vô tận đối với kẻ ham khám phá thế giới thuỷ cung. Bán đảo Kaikoura là nơi thu hút khách du lịch mê khám phá thế giới thủy cung nhất ở New Zealand. Đây là điểm sâu nhất của khu vực biển này, nơi tập trung nhiều loài san hô biển cũng như thế giới loài cá đa sắc sống ẩn mình trong san hô. 125.000 năm trước, địa chất kiến tạo đã hình thành nên bán đảo xanh tươi này.
Nhắc đến New Zealand người ta không thể không nhắc đến len cừu. Len của loài cừu Merino – loài cừu do thuyền trưởng James Cook mang đến năm 1773, đã cho một loại len chất lượng cực tốt khi được nuôi dưỡng ở đây. Giữa thảo nguyên mênh mông, những đàn cừu với hàng nghìn con đang nhởn nhơ gặm cỏ trên triền núi là hình ảnh yên bình nhất mà bạn khó có thể gặp lại ở nơi nào khác.
Đảo phía Nam gần như tạo thành từ đầu đến cuối bởi những địa hình trung bình từ 2.000 đến 3.000m độ cao, với đỉnh núi Cook cao nhất (3.764m). Phong cảnh càng khiến con người ta ngây ngất với những dải băng kỳ vĩ phủ trên những trườn núi, những hồ nước tuyệt đẹp và những vịnh nhỏ tuyệt vời, ở đó những ngọn núi thẳng đứng soi mình trong làn nước màu ngọc thạch. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng biển lẻn vào đất liền qua những cửa song và những con sông và thác nước lại tìm đường qua những hẻm khu vực lớn.
Chính ở đấy, người ta tìm đến những địa điểm trượt tuyết nổi tiếng nhất Coronet Peak và The Remarquables. Có đến 400 đường trượt xuống trên một diện tích 2.000 km2 với những độ chênh cao 600 đến 1.250 mét. Ở đây, mùa trượt tuyết dài và tuyết rất nhiều.Những dãy núi tuyết phân chia màu xanh của bầu trời và màu xanh biếc của mặt hồ tạo nên một hình ảnh cực kỳ diễm lệ, nước của hồ Pukaki là do sự tan chảy của băng hà Tasman và những băng hà lân cận nhỏ hơn. Màu xanh ngọc bích của hồ gây ra bởi sự tán xạ của ánh sáng từ những bột đá do băng hà bào mòn.
I. Thời Điểm du lịch:
Thời điểm du lịch ở đảo Nam là quanh năm,bạn có thể chọn dựa trên nhu cầu hay sở thích của bạn thân mình, cảnh đẹp đặc sắc là hai mùa thu và đông. Chẳng thế mà khi vửa trải nghiệm mùa đông ở Queenstown, mấy tháng sau tôi đã quay lại để chiêm ngưỡng cảnh sắc được nhuộm vàng đỏ vào mùa thu nơi đây.
- Mùa hè Bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 2: bạn sẽ được đón giáng sinh với khí hậu mát nhưng không lạnh và được thấy các ông già noen mặc quần đùi đỏ trong các tiệm hàng.
Nhiệt độ mùa hè từ 20° đến 30°C.
- Mùa Thu từ tháng 3 đến tháng 5: đây là mùa của lá vàng, bạn sẽ thấy sắc trời cảnh vật chuyển sang sắc màu rực rỡ nó như nhuộm khắp đất trời. Thời điểm đẹp nhất để ngắm màu sắc thay lá của Đảo Nam là từ 18/4 đến 5/5, đi muộn quá, lá sẽ rụng và tiết trời sẽ ít nắng hơn.
Nhiệt độ mùa thu từ 10°C đến 18°C.

(Ảnh minh họa)

- Mùa Đông từ tháng 6 đến tháng 8: Đây là mùa Du lịch ở Queenstown, không những giá vé máy, bus tăng cao mà các hotel, hostel, apartment…sẽ hay bị rơi và tình trạng cháy phòng, chưa kể giá cả các dịch vụ tour cao và khó đàm phán discount. Mùa Đông ở Queenstown vô cùng đẹp, cảnh sắc như được phủ một lớp bông trắng mịn, như ly kem 3 màu lớp đáy là màu xanh ngọc bích của hồ, lớp giữa là mà vàng nâu của núi, lớp trên là lớp kem tươi trắng muốt…tôi đã bị choáng ngợp ngay khi chân bước xuống sân bay. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng cảnh vật mà còn được tham gia các hoạt động trượt tuyết. Các khutrượt tuyết hàng đầu như Queenstown, Wanaka, Cardrona và vườn quốc gia Tongariro được xếp cao điểm thứ hai trong suốt mùa đông.
Nhiệt độ mùa đông từ -10°C đến 10°C

(Ảnh Minh họa)

- Mùa Xuân từ tháng 9 đến tháng 11: thời điểm nhất là từ 15/9-15/10 đây là thời điểm hoa anh đảo nở trắng trên đường và trên các triền đồi phía xa.
Nhiệt độ mùa xuân từ -5°C đến 15°C
II. Máy Bay
1. Jetstar: Luôn đứng thứ nhất trong lựa chọn với mục tiêu tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên bạn phải transit khá vất vả từ HN-Malai (10 tiếng chờ), Malai – Gold cost (Australia) 2 tiếng chờ, Gold Cost – Auckland. Nghỉ 1 đêm ở Auckland sáng hôm sau bay chuyến bay nội địa từ Auckland đến QueensTown.
Giá vé dao động 420$ - 850$
2. Air NewZealand: Tháng 5/2016 hãng chính thức mở đường bay thẳng từ HCM – Auckland (giá khuyến mại đánh dấu tuyến bay thẳng là 5.3tr)
Giá vé dao động từ: 880$ - 1.500$
3. Singapore Air: Chỉ bắt đầu từ HCM – Sing (thời gian transit 50’), Sing – Christchuch (transit khoảng 5 hoặc 6 tiếng), Christchuch – Queenstown
Giá dao động từ 1.200$- 1.800$
4. Thai Airway: Transit tương như Singapore Air khác là thay đến Sing thì đến Thái
Giá dao động từ 1.100$- 1.500$
Ngoài ra còn các hãng khác như Korean air….Skyscanner là một trang web so sánh để tìm kiếm hàng triệu chuyến bay. Một khi bạn tìm thấy giải quyết tốt nhất của bạn, đặt trực tiếp qua các hãng hàng không (không có phụ phí).
* Có vài kinh nghiệm nhỏ trước khi đặt vé (Mình luôn nhắc trong các phần chia sẻ kinh nghiệm của mình):
- Bắt đầu tìm kiếm càng sớm càng tốt: Bạn nên đăng ký mail nhận các thông tin sale của các hãng hàng không, bạn sẽ nhận được các thông tin một cách đầy đủ.
- Thời gian mua vé rẻ tốt nhất: Có một bài blog này khá hay, chia sẻ để các bạn đọc và tham khảo (https://www.cheapair.com/blog/travel-tips/how-far-in-advance-should-i-book-my-flight/)
- Chọn ngày bay tốt nhất: Thường T6 và CN là những ngày bay đắt nhất, một số blog đã thông kê đề xuất các ngày bay có giá rẻ hơn các ngày khác:
+ Trong nước: khởi hành từ T7 và bay trở lại vào ngày T2
+ Quốc Tế: Khởi hành T3 và bay trở lại vào T4
- Lựa chọn các hãng hàng không khác nhau: bạn nên linh hoạt lựa chọn các hãng hàng không phù hợp với kế hoạch của mình và với chi phí thấp
- Tránh kỳ nghỉ: vào các ngày nghỉ lễ không chỉ giá vé máy bay tăng và các chi phí ăn ở và phương tiện công cộng khác cũng tăng lên kha khá chưa kể có nhiều nơi bạn đến thăm quan sẽ rất đông lại không miễn phí như ngày thường như vào các công viên hay bảo tàng…
- Tập trung chuyến đi: nếu bạn đi thăm NZ chỉ ở 1 tuần thì nên tập trung vào một trong hai đảo bắc hoặc đảo Nam, không phải cả hai. Nếu chỉ đi 1 đảo bạn sẽ tiết kiệm được khá nhiều chi phí và thời gian di chuyển nội địa, các chuyến bay trong nước hoặc các chuyến đi đường dài bằng bus. Tuy nhiên, đảo Nam (chính xác Queenstown rất đẹp, cảnh đẹp hùng vũ hoàn toàn khác với các thành phố khác của NZ. Mùa du lịch của Queenstown là mùa đông, vé máy bay rất đắt, chưa kể phòng có khi hết)

• Một số việc cần làm khi đến sân bay:
- Tại sân bay hay các bến bus trong thành phố thường có Wifi Free, còn các nhà hàng cửa tiệm thường không cung cấp cho khách hàng.
- Nhớ lấy mấy cuốn guidebook khi xuống sân bay, trong đó có coupon discount các công viên, các địa điểm thăm quan và các cửa hàng ăn uống, shopping và các tour đi nếu cần.
- Hãy mang theo ổ cắm đa năng từ VN vì chân ổ cắm tại NZ và Úc theo chuẩn khác. (cái này nhiều bạn chia sẻ rồi nhưng mình cũng nhắc lại).
Đại sứ quán Việt Nam tại NZLevel 21 Grand Plimmer Tower, 2-6 Gilmer Terrace, Wellington 6011
Điện thoại: 64 - 4 - 473 5912
Fax: 64 – 4 - 473 5913
Email: [email protected]
Website: http://www.vietnamembassy-newzealand.org/
 
III. Nhà ở
Phần Kỹ hơn, bạn có thể tham khảo ở bài viết Newzealand phần I: Auckland, tôi đã chia sẽ rất chi tiết các hình thức ở nhà của người dân địa phương, ở trên một trang trại miễn phí, Hostel, hotel và apartment. Riêng với hostel thì ở Úc và New YHA là hostel nổi tiếng nhất, ở những vị trí đắc địa thường nằm giữa trung tâm hay ngay trên khu phố cổ.
Tôi đã thử trải nghiệm ở hostel và khách sạn. Tôi chọn Bumbles Backpackers cho mùa đông, Vị Trí nằm cách phố chính 5 phút đi bộ. Phòng ngủ view thẳng ra hồ Watakipu và dãy núi The Remarkables vô cùng đẹp và cực tuyệt vời vào sáng sớm khi đón bình mình và chiều muộn khi đón hoàng hôn. Tôi khá may mắn sau khi nhận phòng, thì xuất hiện cầu vồng kép hiện ra như một bức tranh lãng mạn cầu vồng kép hiện trên mặt hồ watakipu xanh ngọc bích vắt qua dãy núi The Remarkables phủ tuyết trắng xóa. Điểm từ Bumbles Backpackers là nước ở phòng tắm hơi yếu và chỉ hơi âm ấm nên khi tắm vào mùa đông hơi lạnh (đặt biệt với đứa thích tắm nước nóng bỏng rát như tôi thì đó hơi chút cực hình  ).

(Ảnh minh họa)
Mùa Thu vừa rồi tôi chọn khách sạn Novotel, vị trí nằm ngay trên con phố chính vô cùng thuận tiện cho mọi hoạt động vui chơi, giải trí thăm quan đặc biệt là sát ngay Queenstown Gardens (2 phút đi bộ). À tất nhiên, tôi thích Novotel có điều là là khách sạn nên không có chỗ nấu nướng nên cũng hơi chút bất tiện. Lựa chọn tốt nhất trên quan điểm cá nhân, apartment là ưu tiên số 1.
Một số trang web cho bạn lựa chọn chỗ ở:
- Airbnb
- Booking.com
- Trip Advisor
- Hostel.com (nếu ở 10 đêm bạn sẽ được miễn phí 1 đêm)
IV. Trang Web giảm giá
- Trang web yêu thích của tôi và không thể thiếu cho các bạn khi đi du lịch NZ để tham gia các hoạt động ở NZ với chi phí tiết kiệm nhất là Bookme.co.nz. Trang web này cung cấp các tour, các trò chơi giảm giá từ chèo thuyền, trượt tuyết, máy bay, nhảy dù, cocktail tại ice bar…. Ngoài ra, còn trang groupon.co.nz nó giống như trang muachung ở Việt Nam, bạn chọn phần travel, Lưu ý bạn đừng ham mua phiếu giảm giá tại các cửa hàng ăn vì như vậy mình thường bị bó buộc thời gian đi chơi.
- Một số công ty du lịch sẽ có Bucks off giá đặc biệt cho các khách hàng đặt nhiều tour của họ. Ví dụ, www.realjourneys.co.nz trong đó cung cấp một loạt các hoạt động mạo hiểm và du lịch trên biển trong khu vực Queenstown. Đi đến Fiordland, sẽ được giảm 20% tour nếu bạn đặt nhiều hơn một.
V. Phương tiện vận chuyển
1. Từ Sân bay vào Thành Phố:
- Thuê xe: Nếu bạn có kế hoạch thuê xe cho cả lịch trình ở đảo Nam thì khi đến sân bay bạn sẽ nhận xe ngay tại đây. Tùy từng hãng thuê bạn hỏi ở quầy Information để tìm đúng vị trí hãng thuê xe ô tô ngay sát phía ngoài sân bay. Hãng nổi tiếng cho thuê xe là RentalCars.com
- Taxi: Taxi rất đắt nếu ở Queenstown thì sân bay cách thị trấn có 10’ lái xe mà chi phí trả khoảng 100NDZ
- Super Shulttle: Đây là lựa chọn thông minh nhất. Họ đỗ ngay phía ngoài cửa sân bay, bạn cũng có thể đặt trước qua trang web https://www.supershuttle.co.nz/. Giá khoảng 11-15NZD/1ng. Trên xe cũng cấp đầy đủ wiffi. Super Shulttle rất hay là vali sẽ được để trong một cái thùng đằng sau được gắn với ô tô bằng 1 cái rơ móc.
2. Phương tiện di chuyển
- Bus: InterCity và Nakedbus - Đây là 2 hãng xe rẻ nhất ở NZ, bạn nên đăng ký mail tại 2 hãng này để nhận được những thông tin sale. Với Nakedbus luôn có chính sách giá 1$ cho những người đặt đầu tiên trong chuyến và giảm giá cho các tour du lịch (bạn nhớ check nhé), với Intercity nếu bạn đặt vào phút cuối bạn sẽ tìm thấy chuyến xe buýt đường dài chỉ với giá 30$-50$ thay vì vé máy bay (tuy nhiên cái này ăn được ăn thua thôi), hãng cũng hay sale các tour du lịch với giá khá hấp dẫn. Ở NZ giống Úc, bạn chọn hãng đắt tiền hay rẻ thì hành trình chuyến đi đều như nhau, khi bạn chẳng may lỡ xe thì có bắt xe của hãng này để đi tiếp đến điểm kế tiếp của hành trình vì vậy bạn không phải lăn tăn quá nhiều về sự khác biệt giữa giá tiền các tour, cứ chọn tour rẻ mà đi.
- Thuê xe: Giữa các thành phố lớn của New Zealand là các khu rừng sum sê, những rặng núi lởm chởm và những sông băng lấp lánh. Cách tốt nhất để nhìn ngắm những kỳ quan thiên nhiên này mà không phải mất tiền cho hướng dẫn viên là thuê xe hơi hay xe cắm trại (campervan). Dịch vụ thuê xe hơi ở NZ không phải là lựa chọn tiết kiệm chi phí vì nhiên liệu NZ khá đắt đỏ. Nhưng nếu bạn muốn có một trải nghiệm riêng bạn có thể chọn một số hãng thuê xe tên tuổi lớn quốc tế như: Thrifty, Hertz) nhưng tôi nghĩ thì không cần thiết, bạn nên tìm đến những hãng cho thuê xe địa phương Ace, Apex, GO hay Jucy (Tôi khá ấn tượng với hang Jucy - đây là hãng cho thuê Campervans phổ biến ở ÚC và NZ, mày xe xanh và có in hình cô gái và dân phượt hay sử dụng hãng Jucy này cho chiếc xe gồm cả bếp và phòng ngủ, bạn có muốn trải nghiệm thử lái xe trên những cánh đồng xanh bát ngát với đàn cừu trắng, bữa trưa đỗ xe nghỉ ngơi bên hồ, hay tối ngắm sao không?). Cá nhân tôi đánh giá Jucy Rentals và Thrifty là hai lựa chọn hợp lý cung cấp xe hơi và xe tải với giá thấp nhất là 22NZD (khoảng 330.000 đồng)/ngày. Transfercar.co.nz cung cấp dịch vụ cho thuê xe, miễn phí một chiều. RentalCars.com là dịch vụ cho thuê xe lớn nhất thế giới mà so sánh tất cả các thương hiệu lớn như Hertz, Avis, Alamo, và Europcar.
 
VI. Các điểm thăm quan
1.Queenstown
1.1 Thị trấn Queenstown (1 ngày phám phá)
Cách đi: Đi bộ hoặc xe đẹp
Queenstown (người Maori còn gọi là Tahuna) là 1 thị trấn nhỏ trong Otago ở phía tây của đảo Nam, với dân số chỉ vào khoảng trên 28 ngàn người, nằm cạnh 1 góc của hồ Wakatipu. Queenstown được coi như một resort trượt tuyết lớn của New Zealand vì được bao bọc bởi các ngọn núi lớn như rặng núi Remarkable và các ngọn núi thấp hơn như Cadrona, Coronet, Cecil Peak, Walter Peak…...Vì vậy, Queenstown trở thành một thị trấn du lịch nổi tiếng của NZ, gần đây lại nổi tiếng hơn vì là nơi được dùng làm bối cảnh trong phim “Lord of the Rings”. Trung tâm thị trấn là Hồ Wakatipu có hình chức Z có chiều dài 80 cây số và là hồ dài nhất NZ, với diện tích 291 cây số - lớn thứ 3 của NZ, nhiệt độ của hồ quanh năm luôn ở mức 7-8ºC, vào mùa hè thỉnh thoảng cũng có người muốn thử sức nhảy xuống tắm nhưng hầu như chạy lên bờ ngày vì nước quá lạnh. Thành phố Queenstown có được hồ Wakatipu như có được một bảo bối không bao giờ mất giá. Hồ rộng mênh mông, nước xanh ngăn ngắt lung linh nằm uốn lượn như một dải khan xanh biếc hờ hững, hồ được bao quanh bởi những ngọn núi hùng vĩ, có những hàng cây lá vàng lá xanh rũ mình soi bóng, có những chiếc thuyền trắng muốt lững lờ trên mặt hồ phẳng lặng, yên bình. Tôi thật may mắn khi đến Thị trấn ở hai mùa đẹp nhất là mùa đông và thu được chiêm ngưỡng cảnh sắc phủ trắng với những người robot (các tay trượt tuyết mặc bộ đồ trượt tuyết cồng kềnh) di chuyển chậm chạp ngoài phố hay thị trấn được nhuộm màu vàng đỏ nổi bật với màu nước hồ màu ngọc bích.

Wakatipu là tiếng của thổ dân Maori. Theo truyền thuyết của Maori kể rằng ngày xưa Trưởng bộ tộc Maori có một người con gái xinh đẹp, nàng đem lòng yêu 1 chàng trai nghèo trong làng. Trưởng tộc và các bị tiền bối trong làng phản đối và ngăn cấm mối tình này. Một ngày nọ, con gái của trưởng tộc bị quỷ khổng lồ Matau bắt đi. Trưởng tộc hết sức đau buồn và đã đưa ra điều kiện nếu ai cứu được nàng về thì ông hứa sẽ gả con gái cho người đó. Chàng trai nghèo đã xung phong chiến đầu và giết được quỷ khổng lồ cứu được người yêu. Xác của quỷ khổng lồ Matau dân làng đem đốt,làm cháy thủng một hố sâu 400 thước, hơi nóng của lửa làm tan chảy bang tuyết của những ngọn núi xung quanh, tạo thành hồ Wakatipo ngày nay. Đầu con Quỷ nằm ngay về phía Glenorchy – là phía bắc của hồ, chận nó thì chạm đến điểm Kingston. Còn Queenstown chính là chỗ đầu gối của con Quỷ. Huyền thoại Maori cũng cho rằng trái tim của quỷ thì không thể đốt cháy được, nó vẫn nằm dưới mặt nước của hồ Wakatipu kia và nó vẫn còn thở. Chính nhịp tim đập của nó là nguyên nhân tại sao hồ tuy nằm trên núi ở độ cao 300m nhưng lại có thủy triều, của mực nước hồ lên xuống nhiều lần trong ngày (có tài liệu ghi lại nước hồ có thể dâng lên hạ xuống 10 -12cm trong 52 phút). Khoa học thì giải thích rằng các đợt do sự mất cân bằng về áp suất do gió gây ra: gió mạnh ở các con hồ lớn sẽ tạo nên các đợt "thủy triều giả - seiches" làm dềnh nước lên ở cuối ngọn gió, trong khi đó, ở đầu ngọn gió sẽ làm nước rút đi. Ở NZ có các con hồ lớn có hiện tượng thủy triều giả như thế này với khoảng thời gian "triều lên xuống" từ 20-50 phút: hồ Taupo: 36 phút, hồ Wanaka : 39 phút, hồ Wakatipu: 52 phút. Người Maori thì vẫn tin vào truyền thuyết của mình khi đi dọc hồ, từ chỗ thị trấn dưới đỉnh Cecil có một hòn đảo nhỏ chỉ có thể nhìn thấy từ trên cao và rất gần đảo hoặc từ những góc nhìn khác nhau. Người ta gọi nó là đảo Bí Mật (Hidden Island) và đó chính là trái tim của con quỷ Matau khổng lồ. Huyền thoại thì bao giờ cũng mang màu sắc huyền bí, nhưng theo du khách, hồ Wakatipu đúng là con tim của thị trấn Queenstown.

Bạn có thể khám phá hồ Wakatipo bằng tàu hơi nước Million Dollar Cruise (có 3 chuyến trong ngày, bạn có thể đặt qua bookme sẽ có nhiều giá khuyến mại hoặc mua thẻ combo cho các trò chơi ở tại Cầu tàu Steame), giá không sale là 25NDZ trong khoảng 2 tiếng bạn sẽ được ngắm cảnh núi rừng, với những đàn chim và đàn vịt trên mặt hồ, chiêm ngưỡng những làn khói được nhả ra từ những con tàu và những khu biệt thự bên hồ…tất cả cảnh vật hiện ra như bạn bước chân đến một thiên đường thiên nhiên vô cùng đẹp, lãng mạn và nên thơ.
Bạn có thể chọn chuyến đi dài hơi trên tàu thủy trăm năm tuổi TSS Earnslaw với giá 55$NZ/1ng hành trình du ngoạn trong 90 phút trên hồ Wakatipu, sau đó dừng chân tại trang trại Walter Peakhigh Country để được trải nghiệm về một trang trại nuôi cừu truyền thống Walter Peak (Walter Peak Station) - là trại lâu đời và nổi tiếng nước New Zealand, được thành lập từ năm 1860. NZ là một trong những nước sản xuất cừu nhiều nhất trên thế giời cung cấp lông cừu và thịt cừu. Tỷ lệ dân số và cừu ở đây tính ra là cứ mỗi một người dân là có 10 con cừu. Walter Peak nằm trên đỉnh Walter rất lớn với diện tích khoảng vài ngàn cây số, ở đây những trại nuôi cừu đều có sân bay nhỏ, để có thể đáp ứng được trong trường hợp cần tiện cho việc di chuyển của bác sỹ thú y. Tại NZ các bác sĩ thú y đều nằm trong tổ chức gọi là “Royal Flying Doctor Service“, họ thăm viếng các trại nuôi súc vật bằng máy bay. Walter Peak cách trung tâm thành phố Queenstown khoảng 13 cây số. Nếu đi tàu TSS Earnslaw Steamship qua đây phải cần 40 phút đi trong hồ Wakatipu nằm cách thành phố Queenstown khoảng 13 cây số phía bên kia hồ Wakatipu, khoảng 40 phút đi tàu TSS Earnslaw. Đây là chiếc tàu duy nhất còn sót lại chạy bằng than ở nam bán Cầu, nó được sơn màu đỏ trắng luôn nhả khói xám mù mịt khi khởi động. Tàu được đóng ở hãng đóng tàu lớn nhất NZ thuộc thành phố Dunedin. Đóng xong, người ta phải tháo gỡ từng mảnh sắt để chuyên chở về hồ Wakatipu ráp lại với chiều dài 51.2 thước và là tàu lớn nhất chạy trong hồ Wakatipu từ năm 1912 đến nay chưa có tàu nào lớn hơn được đưa đến đây thay thế. TSS Earnslaw mang tên ngọn núi Earnslaw là ngọn núi cao 2.819m đứng sừng sững cạnh hồ. Con tàu được mệnh danh là “Lady of the Lake” (Quý bà của Hồ). Hạ thủy năm 1912, nên Lady Earnslaw năm nay cũng đã hơn 100 tuổi nhưng “nàng” còn rất đẹp, quyến rũ khối người và kéo còi inh ỏi - ồn ã như mọi cô gái. Ngày khánh thành chiếc tàu này, đích thân Bộ Trưởng Hàng Hải của NZ đã đến đây lái tàu chạy một vòng trên hồ Wakatipu. Mặc dù đã 101 tuổi tàu vẫn chạy 14 tiếng một ngày suốt mùa hè và chạy 11 tháng trong năm.

Trên chuyến đi này, bạn còn được hướng dẫn cưỡi ngựa, sau đó bạn được tham gia tiệc nướng BBQ buổi trưa hoặc chiều theo lựa chọn tour của bạn
Queenstown còn là nơi nổi tiếng là nơi có nhiều trò chơi mạo hiểm cho những người muốn thử thách bản thân, trên hồ Wakatipo bạn có thể tham gia các trò chơi như kayak (mùa hè), ngồi trên những chiếc thuyền phản lực shotover lướt và quay vòng trên hồ, hay Queenstown Paraflights - Tandem Flight, xe đạp (đây là loại hình rất được ưa chuộng khi ở NZ, rất nhiều khách du lịch chọn du lịch xuyên đảo Nam bằng xe đạp), hay đơn giản hơn bạn có thể chọn ngắm Watakipo bằng cách đi bộ, bạn sẽ cảm thấy như bước vào một bức tranh vô cùng lãng mạn khi đi qua Queenstown Gardens (dọc theo hồ có 1 con đường mòn nhỏ rất đẹp, có khi mất 1 ngày bạn mới chỉ đi bộ vòng quanh một góc nhỏ của hồ mà thôi). Thị trấn Queenstown khá nhỏ, chỉ mất vài giờ bạn có thể đi hết các ngóc ngách ở trung tâm thị trấn này.
Riêng vào mùa đông bạn hãy lên đỉnh Remarkables, bạn có thể đi trượt tuyết hoặc trượt tuyết bằng ván, ở đó có cả lớp dành cho con nít và Beginner.
• Các cửa hàng ăn ở Queenstown
Các quán ăn rất gần nhau, nên nếu bạn ở dài ngày thì hãy tận hưởng nhé.
o Fergburger, 42 Shotover Street, Queenstown 9300, New Zealand: Đây là quán Burger nổi tiếng nhất ở Nz và một trong top của cửa hàng nổi tiếng thế giới, nẳm ngay trên con phố chính của Queenstown giờ mở cửa từ 8h30 – 17h. Để thưởng thức chiếc bánh Burger nổi tiếng, từ lúc mở cửa đến khi đóng cửa, may mắn thì bạn cũng phải chờ đợi 20’ không thì cũng mất 1 tiếng đến hơn tiếng là chuyện rất thường. Trước cửa Fergburger luôn là một dãy hang người xếp dài háo hức để thưởng thức chiếc bánh này. Nếu bạn là fan cuồng của burger có thể chọn đây là bữa sáng cho các ngày ở Queenstown, hãy bắt đầu với lựa chọn đơn giản là Fergburger kèm cheese ($12 NZD for cheddar, $12.50 for blue, Swiss, or brie) Thịt bò được nướng chns kèm với rau diếp, cà chua, hành tay đỏ, kèm với vị ngậy của kem aioli và nước sốt sauce-esque ngon tuyệt luôn. Sau đó hãy chọn Chief Wiggum ($14.50 NZD) không phải là thị bò xay nhuyễn như chiếc bánh khác mà nó là thịt lợn được kèm với rau diếp, cà chua, hành tay đỏ hạt mù tạt, món này béo và ngậy. Điều đặt biệt đừng như tôi khi hấp dẫn bởi burger đặt biệt – Big all (17,50 $ NZD), tôi đã không thể tưởng tượng chiếc bánh to thế nào, vâng tất cả của bạn đều được nhân đôi hết 2 miếng thịt bò (ngang với bạn chén 1 nửa cân thịt bò xay nhuyễn), 2 quả trứng, 2 lớp rau đi kèm gồm củ dền, rau diếp, cà chua, hành tây, 2 miếng pho mát lotta và một lượng lớn aioli. Tôi thề rằng khi cầm trên tay thôi tôi đã run lên lo lắng suy nghĩ tìm cách có thể tiêu thụ chiếc bánh to bự chảng này vào dạ dày be bé của tôi.
o Mandarin Chinese Restaurant, 65 Beach Street, Queenstown Central 9300, New Zealand: Đây là cửa hàng thường xuyên tôi hay lui tới, đơn giàn vì ở đây có cơm vị việt và đồ ăn cũng khá ổn.
o Quán Nhà hàng Hanoi 9B Beach St, Queenstown Central, Queenstown hoặc Saigon Kingdom Vietnamese Restaurant, 88 Beach Street, Queenstown 9300, New Zealand: hãy chỉ chọn khi bạn quá thèm phở, bạn sẽ được thưởng thức phở nhưng không giống vị phở VN
o Pedro's House Of Lamb: 47 Gorge Road, Queenstown 9300, New Zealand
o Rata 43 Ballarat St | 43 Ballarat St, Queenstown 9348, New Zealand
o Atlas Beer Café: teamer Wharf | 88 Beach Street, Queenstown 9300, New Zealand
o Jervois Steak House, 8 Duke Street, Queenstown 9300, New Zealand
o Ivy & Lola's Kitchen & Bar, 88 Beach Street, Queenstown 9300, New Zealand
o Cup & Cake, 4/5-11 Church Street, Queenstown 9300, New Zealand
 
Last edited:
1.2 . Skyline – A half day
Cách trung tâm thị trấn QueensTown 5 phút đi bộ. Từ skyline bạn có thể ngắm toàn cảnh thị trấn đẹp nhất là lúc bình minh và hoàng hôn. Có rất nhiều option cho bạn lựa chọn, lời khuyên là bạn nên lựa chọn các option của mình trên Bookme với chi phí rẻ hơn khi mua trực tiếp tại quầy bán vé ở skyline và nhớ in ra mang theo, các option như vé vào cửa và bữa ăn trưa (60NZD/1ng) hoặc tối (85NZD/1ng). Riêng với cá nhân mình rất recommend về combo vé vào cửa gồm bữa ăn tối, tuy giá hơi mắc nhưng bạn thật sự có những trải nghiệm không thể quên không chỉ bởi sự đa dạng và chất lượng về đồ ăn mà cả phong cảnh từ bàn ăn ra ngoài rất rất tuyệt.
Từ chân núi bạn có thể chọn đi Gondola cho những người không đi bộ nổi ở cái walking track. Gondola ở đây không có nghĩa là thuyền “Gondola” như bạn thấy ở Venice mà Gondola ở đây là một hệ thống cáp treo giống như ở núi Bà Nà Đà Nẵng. Cáp treo dốc thẳng đứng, độ dốc lớn nhất Nam bán cầu,bạn sẽ lên độ cao 500 thước chỉ trong vài phút. Ngồi trên Gondola bạn sẽ ngắm toàn cảnh hồ Wakatipu, thành phố Queenstown và những dãy núi nổi tiếng như ““The Remarkables” ở phía Đông, đỉnh núi Coronet ở phía Bắc rất đẹp. Bạn cũng có lựa chọn khác là leo lên đỉnh núi Bod này mất khoảng 1 tiếng (vụ này mình là chịu hẳn đấy)
Bạn có thể tham gia các trò chơi:
- Bungy – jumping (nhảy bungy) (136-195NZD): New zealand là quê hương của môn nhảy Bungy này. Bungy ở Kawarau – cái chỗ được mệnh danh là World’s First Bungy, có từ năm 1988, bạn sẽ nhảy từ trên cầu xuống mặt sông Kawarau 43 mét, bạn sẽ bị treo chân bằng một sợi dây chun lớn và có quyền lựa chọn chạm nước hay không, nhân viên sẽ đẩy bạn xuống và dây sẽ như chiếc lo xo giật bạn lên lên xuống xuống trong 30 giây và hết khoảng 180 NZD. Bạn sẽ được cột cái camera vào người để có thể mang về xem lại hoặc mua hình và DVD họ quay cho mình hết 80 đô và được khuyến mại thêm chiếc áo thun. Nói chung dịch vụ ở đây gọi là số 1 khi rút hầu bao của bạn mà bạn luôn thấy hài long
- Paragliding Chơi dù bay (195NDZ): bay dù lượn từ tỉnh đồi với độ cao 400m, bạn sẽ được nhảy dù cùng nhân viên không phải từ máy bay mà từ các ngọn núi, sẽ lao khỏi dốc lớn và đạp xuống chân núi.
- Skyline Luge (Luge là loại xe nhỏ được chế tại NZD, đi xe Luge từ trên đỉnh xuống núi xem cảnh vật rất tuyệt đó, các bạn trẻ rất thích trò này. Có 2 đường dễ và khó, tất cả mọi người phải đi con đường dễ trước và được đóng dấu xác nhận giống như cấp chứng chỉ, phải có dấu này bạn mới được trượt vào con đường khó. Trên này, bạn nhớ chú ý một số điểm họ đặt máy ảnh chụp để còn tạo dáng sau đó lấy ảnh. Giá lấy ảnh thì khá đắt đấy ạ có khi ngang với vé trò chơi, nếu có đồng bọn, bạn có thể phân chia người đứng ở một số góc để chụp), Ziptrek Ecotours (149-185NZD/1ng) và đừng quên đi bộ từ đỉnh núi xuống chỗ ăn, bạn sẽ thấy cảnh vô cùng tuyệt đẹp đấy.
- Ngắm sao: Cái này bạn sẽ không phải chi trả thêm, tuy nhiên sẽ phải mất tiền nếu muốn ngắm sao qua kính viễn vọng. Muốn ngắm sao còn phải phụ thuộc vào thời tiết không phụ thuộc là mùa hè – thu – đông – xuân mà là trời quang mây hay nhiều mây, tất nhiên nếu vào mùa hè và thu thì bạn xác suất cao sẽ được ngắm sao.

1.3. Skippers Canyon - Half day
Chọn tour: trong ngày có 2 tour bắt đầu từ 8h30 và 13h30, tour trong 4 tiếng
Bạn nên đi tour vì đây là 1 trong 10 con đường nguy hiểm nhất thế giới, có 3 option cho bạn:
- 1 tour Skippers Canyon đi ngắm cảnh không (160-175NZD/1ng);
- Skippers Canyon Jet Boat – có thêm đi Jet boat nhưng bớt một số cảnh (168 NZD/1ng);
- Skippers Canyon gồm Jet Boat và tất cả các cảnh ngắm (185NZD/ng).
Skippers Canyon road nằm ở phía Tây của đảo Nam, được hình thành bởi sông băng khoảng 25.000 năm trước, khi sông bang này tan chảy, đây là một trong những con đường danh lam thắng cảnh nổi tiếng bởi vẻ đẹp cũng như độ nguy hiểm nhất của NZ. Con đường này được xây dựng năm 1883 và 1890, trong cơn sốt vàng, để các thợ mỏ vàng tiếp cận với phía đầu ngồn của sông Shotover, nơi đây được đặt các máy móc lớn để tìm kiếm vàng. Sau khi khai thác xong, giờ nó được giữ lại làm điểm du lịch đặc biệt là con Skippers Road, một con đường hẹp, quanh co, dốc, toàn sỏi đá giữa các vách núi cheo leo với chiều dài 16,5 dặm. Trên con đường bạn sẽ được chiêm ngưỡng cảnh quan tuyệt đẹp từ độ cao với những góc uốn lượn hẹp và dốc. Bảng hiệu cảnh báo được đặt ngay đầu con đường, vì vậy với những bạn định trải nghiệm bằng việc tự lái xe, phải cân nhắc kỹ và xe thuê không có bảo hiểm. Tốc độ duy trì trên con đường sỏi đá quanh co này là 15 km / h - 20 km, rất dễ bị trượt, đá rơi và có động vật trên đường và không có hàng rào bảo vệ, một bên là vực sâu và 1 bên là vách núi lởm chởm. Trên đường nếu bạn gặp xe đi ngược chiều, bạn sẽ phải tìm một chỗ đỗ để xe khác đủ để vượt qua, đôi khi con đường quá hẹp bạn sẽ phải đi ngược đến 3 km mới tìm được một nơi đủ rộng để xe ngược chiều vượt qua. Vào mùa đông khi có tuyết, để đảm bảo an toàn con đường Skipper Canyon đóng cửa. Skippers Road là một con đường New Zealand mang tính biểu tượng của di sản ý nghĩa nổi bật. Một trong những nơi nổi tiếng nhất trên con đường này là cầu Skippers có độ dài 96 m và cao 90 m, cây cầu Skippers treo qua sông Shotover gần Queenstown ở Trung tâm Otago là một trong những nơi đẹp nhất ở New Zealand. Cây cầu này được xây dựng năm 1866 và bị thiệt hại nặng do nước lũ và đã được thay thế vào năm 1871. Trên đây bạn sẽ có tầm nhìn bao quát dọc theo hẻm núi và sông Shotover ở dưới, một cảnh quan tuyệt đẹp để lưu giữ những khuôn hình có một không hai.
1.4. Thị Trấn Glenorchy
Glenorchy là một thị trấn nhỏ cách Queenstown khoảng 45’ lái xe . Bạn có thể tự thuê xe lái hoặc mua tour
Nếu chọn tour có rất nhiều option, bạn có thể mua tour ở bất cứ của hàng tour nào vì đâu cũng vậy và giá thì đều như nhau, tất nhiên nếu đoàn bạn đông bạn cũng có thể bảo họ discount cho mình. Dân thị trấn sống chủ yếu bằng nghề du lịch vì vậy các cửa hàng bán tour đều có các tour của hãng cung cấp như nhau hết, bạn sẽ không phải băn khoăn mua ở đâu thì rẻ hơn, cứ thấy chỗ nào gần thì vào mua thôi). Đi tour của người bạn địa có cái hay là họ biết những điểm dừng nào view đẹp và đến với Queens bạn sẽ được về câu truyện trong bộ phim nổi tiếng Lord of the Rings.
- Tour half day Lord of the Rings – Glenorchy: (160-175NZD/1ng), 1 ngày có 2 tour bắt đầu từ 8h30 và 13h30, tour trong 4 tiếng bao gồm bạn sẽ được vào sâu Middle Earth, Isengard, Amon Hen, rừng Lothlorien và thăm núi sương mù, ghé thăm các địa điểm quay phim The Hobbit, một số cảnh ngoạn mục trong công viên di sản thế giới Mt Aspiring. Cách 20km từ Glenorchy là vùng có tên Paradise, thiên đường trên mặt đất. Bạn sẽ được đi qua cung đường ngoằn nghèo giữa một bên là bờ vịnh Wilson xanh thẳm, một bên là những đỉnh núi được phủ tuyết trắng vào mùa đông hay nhuộm màu vàng đỏ của mùa thu của dãy Remarkables. Những ánh nắng trong vắt của buổi sáng chưa chan trên các cánh đồng, từng kẽ lá của khu rừng hay lấp lánh trên những dải tuyết trắng trên đỉnh núi.
- Tour half day- tour cưỡi ngựa (160-175NZD/1ng), 1 ngày có 2 tour bắt đầu từ 8h30 và 13h30, tour trong 4 tiếng. Không chỉ được những chú ngựa to khỏe với bộ lông mượt đang bình thản gặm cỏ trong một trang trại nhỏ giữa thảo nguyên bao la, bạn sẽ còn được cưỡi chúng, chút đầu có lẽ là e dè nhưng khi quen bạn cảm thấy rất tuyệt.
- Tour half day: tour ẩm thực Dunedin - Otago thăm các vườn nho và thưởng thức các loại rượu vang.
Otago là tỉnh lớn thứ 2 ở đảo Nam, sau Canterbury. Mặc dù Dunedin là thành phố lớn thứ 2 ở đào Nam (sau Christchurch), cư dân của thành phố chỉ khoảng 124.000, đa số là người Scotland. Trung tâm của Otogo là Dunedin, Con đường đi từ Dunedin dọc theo bán đảo Otago là một con đường ven vịnh đẹp như thiên đường, đó là con đường đến Mount Cook ở độ cao 700 m, đi dọc theo bờ hồ Pukaki là con đường tuyệt mỹ. Những dãy núi tuyết phân chia màu xanh của bầu trời và màu xanh biếc của mặt hồ tạo nên một hình ảnh cực kỳ diễm lệ, nước của hồ Pukaki là do sự tan chảy của băng hà Tasman và những băng hà lân cận nhỏ hơn. Màu xanh ngọc bích của hồ gây ra bởi sự tán xạ của ánh sáng từ những bột đá do băng hà bào mòn. Ngoài ra đến đây bạn cũng không nên bỏ qua Lâu Đài Tình Ái (Larnach Castle) trên bán đảo Otago (lâu đài độc nhất tại New Zealand). Bên cạnh đó Queenstown hấp dẫn với sông nước hữu tình, trước mặt là hồ xung quanh là núi, cũng là nơi trượt tuyết lý tưởng và có nhiều trò chơi mạo hiểm cho những người trẻ tuổi như bungy jump, gliding, kayak hoặc ngồi trên những chiếc thuyền phản lực lướt và quay vòng trên con sông hẹp. Đại học Otago tọa lạc ở tận cùng phía Nam hun hút của quả địa cầu. Đây là đại học tổng hợp đầu tiên của New Zealand thành lập gần 150 năm trước có trường Y và Nha khoa nổi tiếng đào tạo những bác sĩ chuyên khoa cho New Zealand và cho cả thế giới.
- Tour half day hoặc all day – tour đạp xe đạp: (185NZD/ng)
 
1.5. Thị Trấn Arrowntown
- Cách đi: bus là phương tiện lưu thông rẻ nhất và có rất nhiều chuyến trong ngày connectabus hoặc bạn có thể đi train, hoặc xe ngoài. Có 2 tuyến đường từ Queenstown đến Arrowtown:
+ Tuyến đường dài hơn một chút từ Shotover Street trên đường Gorge Road đi qua những thung lũng đẹp như tranh vẽ và đất nông nghiệp Coronet Peak và Millbrook Resort, đi qua cây cầu lịch sử Shotover Bridge và đi qua Arthur's Point nhưng địa điểm nối tiếng.
+ Tuyến đường đi qua hồ Lake Hayes ngắm cảnh, tiếp đó đến trung tâm mua sắm Remarkables Park
- Tour: Nếu bạn muốn đi thăm nhiều cảnh đẹp hơn gồm Arrontown và các cảnh quay của Lord of the ring thì có thể chọn tour Wakatipu Basin ( gồm các cảnh The remarkables, Deer Park Heights, Kawarau Gorge, Arrowtown, Wakatipu Basin)
Sáng chúng tôi chọn đi tour Lord of the Rings – Glenorchy nên chiều chúng tôi bắt bus chuyến 13h10 từ Queens đến Arrowntown. Arrowtown trước là một thị trấn khai thác vàng, nơi còn duy trì các di sản phong phú với các tòa nhà lịch trở thành biểu tượng của đảo Nam. Đến với Thị Trấn duyên dáng này, bạn được đắm chìm vào những phong cảnh tuyệt đẹp như bước vào những vần thơ của Puskin hay bức tranh vẽ thiên nhiên trong truyện cổ tích, nét đẹp cứ ẩn hiện trong nhịp sống thanh bình của thị trấn, chẳng thế nào Arrowtown trở thành nơi nổi tiếng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Arrowtown là thành phố của những người đào vàng, được xây dựng trên bờ sông Arrow, trước đây là nguồn khai thác vàng thu hút các thợ mỏ từ khắp nơi trên thế giới đến muốn thay đổi cuộc sống. Năm 2012 Arrowtown mừng 150 năm kể từ khi phát hiện ra nơi đây là điểm khai thác vàng. Năm 1862, hàng ngàn thợ mỏ đổ về mũi sông để khai thác. Ở đỉnh cao của cơn sốt vàng, dân số đạt 7.000 người, giờ chỉ còn 2000 người. Hiện nay, không còn các thợ mỏ ở đây nữa, di sản của những người định cư đầu tiên đã được giữ lại trong Arrowtown qua bảo quản cẩn thận và nó đã trở thành một kho tàng lịch sử của thị trấn và trở thành thành phố du lịch giống như trong phim cao bồi Hollywood thời “Cơn Sốt Vàng” (Gold Rush) ngày xưa ở Mỹ. Arrowtown là một thành phố lịch sử được bảo tồn giữ lại dáng vẻ ngày xưa. Ở đây người ta còn giữ lại một số nhà của di dân Âu Châu và Trung Quốc đã đến đây ở để đào mỏ vàng. Viện bảo tang “Lakes District” và tiệm của Ah Lum nằm ở đây ngày điểm chờ của bến xe bus. “Ah Lum” là một người Trung Quốc đã đến đây lập nghiệp từ thời cơn sốt vàng.

Arrowtown là một nơi tuyệt vời để bạn “tracking”, có những mức độ khó dễ khác nhau để bạn chọn. Dễ thì bạn đi bộ từ 'Queenstown Trail " dẫn đến thung lũng Gibbston, Lake Hayes, Khó thì có rất nhiều những con đường mòn đi bộ nhỏ hơn và các mức độ khó khăn khác nhau, bắt đầu hoặc kết thúc ở Arrowtown và đi qua n Macetown và Motatapu Tracks nổi tiếng.
Bất cứ mùa nào cũng cảnh đẹp của Arrowntown cũng là một tác phẩm tuyệt vời của các nhiếp ảnh gia. Nhưng Arrowtown nổi tiếng nhất với sắc mùa thu màu vàng và màu da cam hiện trên các sườn đồi bao quanh vào giữa tháng 4 đến đầu tháng 5. Thường Arrowtown Autumn Festival được khai mạc từ 25-26/4 gồm có rất nhiều hoạt động giải trí ngoài trời.
Arrowtown là địa điểm cho những người đam mê trượt tuyết vào mùa đông, với các khu vực trượt tuyết đẳng cấp thế giới trong vòng bốn 20-60 phút lái xe. Thị trấn cũng là thiên đường của một người yêu golf, sân golf được mở quanh năm phổ biến là Arrowtown Golf Course, Millbrook Resort cung cấp một khóa học 27 lỗ vô địch và The Hills.
The Lord of the Rings: Arrowtown có một số địa điểm nổi tiếng quay trong phim The Lord of the Rings. Khúc sông cạn của Bruinen (Ford of Bruinen) được đặt ngay phía thượng lưu của thành phố. Cảnh trong phim, đây chính là nơi Arwen Evenstar - con gái của Elrond bị thương và chết khi vượt qua sông trên lưng ngựa khi với những kỵ sỹ mặc đồ đen đuổi phía sau.
1.6. Trượt tuyết ở Remarkable: half day hoặc full day tùy theo bạn
Remarkable gần Queenstown nổi tiếng với du khách đến đây để trượt tuyết. Đường lên núi khá nhớp nháp do tuyết tan chảy làm đường bị ngập bùn, nhất là bãi đỗ xe. Đi bộ một đoạn bạn sẽ đến chỗ trượt, ở đây bạn có thể dễ dàng thuê quần áo, giày, ván trượt… Bạn có thể tự tập luyện hoặc thuê người hướng dẫn, mỗi nhóm khoảng 5-6 người (đặc biệt dành cho người mới tập). Bạn nên xác định là đi trượt tuyết thì việc ngã là chuyện rất thường. Trượt tuyết bằng ván trượt dài (skis) dễ hơn trên ván trượt ngắn (snow board). Skies có thêm hai cái gậy để lấy thăng bằng, còn ván trượt thì chỉ có ván như ta trượt skate board. Mỗi khu trượt đều có những đường trượt với mức độ khó khác nhau, từ bãi tập phẳng phiu để luyện các kỹ năng cơ bản đến cấp độ cao nhất là các sườn núi dốc để những tay chuyên nghiệp có dịp đua tài.
1.7. Nếm và thử rượu nho ở Queenstown
Bạn cũng có thể tham gia một tour ẩm thực về các khu vườn nho không chỉ được nếm các loại rượu vang thượng hạng, bạn sẽ được tìm hiểu kỹ hơn về canh tác, quy trình làm và bảo quản của rượu vang. Vườn nho cửa hãng rượu Gibbston Valley - Hãng này đoạt nhiều giải thưởng rượu vang ngon. Vườn nho xưa nhất ở đây bắt đầu hoạt động vào năm 1851, mặc dầu rượu vang được sản xuất từ đầu thời thuộc địa. Đa số vườn nho NZ nằm ở vùng bờ biển. Gần thành phố Queenstown nhất là những vườn nho ở vùng “Central Otega“. Ở đây có những hãng sau đây: Gibbston Valley Winery, Amisfield Cellars tại Lake Hayes, Peregrine Winery, Waitiri Creek Wines, Chard Farm, Brennan Winery và Mt Rosa Winery. Đặc biệt là Rượu vang Pinot Noir ở đây là nổi tiếng thế giới.
 
Last edited:
1.8. Milford Sound (Full day)
- Cách đi: đi tour hoặc tự lái xe. (Vì là cung đường khá nguy hiểm nhất là vào mùa đông nên bạn nên mua tour)
Nếu đi Tour: bắt đầu từ 8h đến 19h. (ngoài ra bookme luôn cung cấp các chuyến giá rẻ)
Giá 119 NZD http://www.intercity.co.nz/tours/intercity-milford-sound-tour/
Giá 119 NZD http://www.jucycruize.co.nz/special-offers/queenstown-special-offers.aspx
Giá 104 http://nakedbus.com/nz/activities/activity/milford-sound-scenic-day-tour
Giá 139 http://connectabus.com/services/Milford-Sound-Tour
- Các điểm thăm quan:
Te Anau & Manapouri: Các thị trấn Te Anau và Manapouri (từ cả hai 2,5 giờ lái xe từ Queenstown ) cung cấp các căn cứ bên bờ hồ để khám phá lớn nhất khu vực Vườn quốc gia và di sản thế giới nguyên sơ của New Zealand.
Milford Sound: Có rất nhiều điểm dừng chụp ảnh và đi bộ từ Queenstown đến Milford Sound nếu bạn có nhiều thời gian. Khi đó bạn có thể khám phá Milford Sound bằng thuyền kayak, trên một tàu thuyền, hoặc đi bộ lang thang ngắm nhìn cảnh từ trên cao. Vào mùa hè bạn có thể tham gia các tour lặn có hướng dẫn hoặc không hướng dẫn. Với những bạn thích bộ môn tracking thì có thể lựa chọn đi bộ trong công viên quốc gia Fiordland trong nhiều ngày đi qua Kepler, Routeburn, Tuatapere Hump Ridge, Greenstone và Tracks Hollyford.
- Nếu bạn là người thích lênh đênh trên biển, thích ngao du sơn thuỷ trên những chiếc thuyền và cảm nhận những dòng nước mát đang hoà mình cùng những chuyến đi thì Milford Sound sẽ là một địa điểm lý tưởng vì nơi đây có các thác nước, rừng mưa nhiệt đới, các dãy vách đá tuyệt đẹp là môi trường tuyệt vời cho cá heo, hải cẩu, sư tử biển và chim cánh cụt mắt vàng. Qua đêm trên tàu cũng rất thú vị với thuyền buồm chạy suốt đoạn đường dài 22 km và nếu bạn thích, ở đây có cả những chuyến khám phá bằng thuyền kayak. Cảnh đẹp ở đây một nhà văn nổi tiếng của Anh là Rudyard Kipling đã nói Vịnh này là “Kỳ quan thứ 8 của thế giới“. Theo sự bình chọn của TripAdvisor năm 2008, Vịnh Milford được chọn là điểm đến du lịch hàng đầu thế giới với cánh rừng trải dài, cây cỏ màu mỡ, thác nước réo rắt xa xa, và khi những cơn mưa kéo về, những thác nước trở nên mạnh mẽ hơn, hung tợn hơn, tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ. Đây là một phần của di sản thế giới Te Wahipounamu ở NZ. Milford Sound có nghĩa là Vịnh hẹp Milford. Đây là một Fjord (Vịnh Hẹp) với núi đá thẳng đứng do sông băng tạo ra trước đây. Con đường từ làng Te Anau tới Milford Sound (Vịnh Milford) tên Milford Road tuyệt đẹp, được xếp hạng một trong những con đường đẹp nhất thế giới. Đường nầy chạy ngang qua Vườn Quốc Gia Fiordland và di sản thế giới Te Wahipounamu.Buồn là tôi đến Milford Sound vào một ngày mưa nhiều mây nên đã bị khuất tầm nhìn và không chiêm ngưỡng như cái tên vốn có của nó.
Mặc dầu được gọi là “Sound” (Vịnh), Milford Sound không phải là Vịnh biển bình thường. Đây là loại “Fjord” giống như những Fjord ở Na Uy, do sông băng tạo nên trước đây. Fjord có nghĩa là Vịnh Hẹp hay Lạch Biển (Inlet) hai bên núi cao thẳng đứng. Vịnh Hẹp nối liền một Vịnh và Đại Dương. Milford Sound nằm ở Tây Nam đảo Nam (South Island) của NZ. Nó nằm trong Vườn Quốc Gia Fiordland (Fiordland National Park), khu bảo tồn đại dương (Marine Reserve) Piopiotahi (Milford Sound), và di sản thế giới Te Wahipounamu. Milford Sound còn được biết đến với tên Piopiotahi. Đây là tên do người thổ dân Maori đặt. Fjord này dài 15 cây số nối liền núi non miền Nam NZ với biển Tasman ở cửa biến Dale. Hai bên bờ Fjord này núi non cao thẳng đứng rất đẹp. Đỉnh “The Elephant” giống hình dạng đầu con voi cao 1,517 thước. Đỉnh “Sư Tử” (The Lion) giống hình dạng sư tử nằm cao khoảng 1,302 thước. Milford Sound có hai thác nước đổ nước thường xuyên. Đó là thác “Lady Bowen” (Lady Bowen Falls) và thác “Stirling” (Stirling Falls). Nếu các bạn thăm viếng vùng này vào mùa mưa, ở đây có nhiều thác nước hơn, những thác mới này không chảy lâu và thường xuyên.
Con đường Milford (Milford Road) không những được đánh giá là đẹp nhất thế giới. Nó còn được xếp hạng một trong những con đường nguy hiểm nhất thế giới và xảy ra nhiều tai nạn nhất. Mùa đông ở đây tuyết lỡ khiến nhiều du khách bị thương, và mất mạng. Thế nhưng mỗi năm vẫn có cả triệu người đã đi con đường này để tới thăm viếng Vịnh Milford chiêm ngưỡng cảnh đẹp hùng vĩ của nó. Đi trên con đường Milford như lạc vào một chốn thiên thai nào đó. Đây là một chuyến phiêu lưu nhiều thích thú và bất ngờ.
Bạn sẽ được đi trên du thuyền ngắm Vịnh một tiếng, xong trở về lại Queenstown phải mất hơn 8 tiếng. Cả chuyến đi hầu như trên bus, sáng thức dậy thật sớm để đi, chiều tối muộn mới trở về được nhưng Phần thưởng là thấy được thiên nhiên hoang sơ tuyệt đẹp.
Thác Sutherland và cung đường Milford Track: thác Sutherland cao 580m, nhìn từ xa trông như một dải lụa trắng nằm vắt vẻo bên sườn núi xanh tươi. Sutherland, nằm chếch về khu vực bờ biển phía Tây
Milford Sound không chỉ sở hữu phong cảnh thiên nhiên tuyệt mỹ, thế giới động vật biển phong phú, mà còn thu hút du khách nhờ cung đường đi bộ: Milford Track. Cung đường này bắt đầu từ hồ Te Anau, tiếp nối bằng những cánh rừng nhiệt đới, nổi bật với ngọn đèo Mackinnon, nơi bạn có thể men theo một con đường nhỏ để thăm thác nước Sutherland.Mùa cao điểm du khách đến thăm Milford Track là từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Nếu chọn các quãng thời gian khác trong năm, điều bạn cần lưu ý là thời tiết ở Milford Track thường nhiều mưa, khiến những dòng suối nhỏ có thể biến thành dòng nước hung hãn. Ngoài ra, hiện tượng tuyết lở hoặc "cây lở" tuy thú vị, nhưng cũng là mối nguy hiểm đối với du khách.

Trên đường từ Queenstown đến Milford sound bạn sẽ đi ngang qua nhiều danh lam thắng cảnh, mỗi nơi các bạn nên ghé qua để thưởng thức và chụp hình. Chẳng hạn như “Mirror Lakes” phản chiếu núi non xung quanh, “Avenue of disappearing Mountains“, “Monkey Creek, “Homer Tunnel” (Hầm Homer) dài thứ hai ở NZ v.v..
Phim “The Fellowship of the Ring” đã được quay trong vùng rừng núi Eglinton ở trên hồ Gunn. Phim này do đạo diễn Peter Jackson thực hiện dựa trên bộ tiểu thuyết giả tưởng “The Lord of the Rings” (Chúa tể của những chiếc nhẫn) của nhà văn J. R. R. Tolkien

1.9. Doubtful Sound (Full day)
Cách đi: Tự lái hoặc đi tour. Nên chọn tour
Doubtful Sound xa hơn Milford Sound. Bạn sẽ đi qua Hồ Manapouri bằng thuyền và sau đó bằng đường bộ qua đèo Wilmot để có một hành trình đáng nhớ vào sâu trong động. Khám phá trên một chuyến tham quan ngày, hành trình qua đêm bằng xuồng kayak và chắc chắn rằng bạn tìm ra con đường đến Doubtful Sound của cá heo mũi chai.

1.10. Câu cá ở Queenstown (half day hoặc full day)
Bạn cần mua trọn gói theo tour vì câu cá ở New Zealand bắt buộc phải có giấy phép. Có những loại cá hoặc những vùng sông hồ, chính phủ cấm săn bắt để nuôi dưỡng và bảo tồn thiên nhiên. Bạn nên chọn câu vào ngày nắng ấm, cá sẽ nổi lên nhiều hơn. Nếu bạn câu được những chú cá nhỏ hơn lòng bàn tay thì nên thả lại vào trong làn nước.

Tổng hợp: Bạn có thể kết hợp đi trong ngày ví dụ như
- Skyline – Arrowtown (Hoặc Glenorchy)
- Arrowtown – Glenorchy (hoặc skyline hoặc Skippers Canyon)
 
Last edited:
2. Wanaka
- Cách đi:
+ Nakebus hoặc InterCity. Bạn nên chọn nakebus vì giá rẻ mà xe rất ổn (Hơn 2 tiếng đi xe bus từ QueensTown đến Wanaka) Lưu ý tuy nhiên đó dịch vụ xe buýt được giới hạn có lẽ một lần hoặc hai lần mỗi ngày; vì vậy nếu bạn bỏ lỡ xe buýt, nó rất có khả năng bạn sẽ phải đợi đến ngày hôm sau mới có chuyến.
+ Không bạn có thể chọn thuê xe vì trên đường đi có rất nhiều điểm dừng lại để chụp ảnh. Mất 1h15’ lái xe bạn sẽ qua Crown Range Rd và Cardrona Valley Rd, an toàn vào mùa hè nhưng không an toàn vào mùa đông và xuân vì đường dốc và quanh co. Wanaka là điểm nghỉ chân trên chung đường du lịch giữa Thành phố Christchurch - Queenstown
Wanaka là một thị trấn nhỏ thanh bình, hiền hòa không sôi động nhộn nhịp hay có nhiều hoạt động vui chơi giải trí như ở Queenstown nhưng ở nơi đây bạn cũng không cần gì nhiều, bạn chỉ cần một tấm vải chải nằm trên bờ ngắm hồ Wanka là đã đủ. Bạn sẽ được chìm đắm vào câu chuyện cổ tích nghe tiếng nước vỗ vào bờ, đàn vịt trời đang bơi lội, tiếng xào xạc của hàng cây, với những màu sắc hòa quyện của đất, trời, của màu xanh ngọc bích của hồ với màu xanh thẫm của bầu trời, xa xa là những dãy núi phủ tuyết trắng xóa. Còn gì bằng được bước chân khám phá trên những con đường ngẫu nhiên trải dài quanh hồ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một chiếc cây mọc giữa hồ đã tạo nên những kiệt tác ảnh đoạt giải tạo nên tên tuổi của các nhiếp ảnh gia nổi tiếng. Đó là điều dễ hiểu tại sao Wanaka lại có ngành du lịch phát triển trong vùng Otago thuộc đảo Nam NZ, đây cũng chính là cửa ngõ của công viên quốc gia Mount Aspiring.
Hồ Wanaka với diện tích 192 km2, là hồ lớn thứ tư ở New Zealand. Vào mùa xuân, mùa hè và mùa thu, Wanaka thu hút rất nhiều khách du lịch yêu thích tản bộ, leo núi và chèo thuyền kayak từ khắp nơi trên thế giới. Vào mùa đông, những người yêu thích trượt tuyết đổ xô đến các sườn dốc ở Treble Cone, hay khu thánh địa trượt tuyết Cardrona Alpine Resort, đây là khu trượt tuyết dành cho mọi lứa tuổi từ trẻ em, những người mới bắt đầu cho đến những người trượt tuyết chuyên nghiệp. Thời gian lý tưởng để trượt tuyết ở Wanaka là từ tháng Sáu đến tháng Mười, khi những đỉnh núi được bao phủ bởi một lớp tuyết dày. Vào mùa hè, hồ Wanaka là địa điểm tuyệt vời cho những chuyến dã ngoại bên gia đình, du khách có thể cắm trại ở ven hồ, để hòa mình với thiên nhiên. Đến với Wanaka du khách có rất nhiều lựa chọn giải trí như: đánh cá, chèo thuyền, đi bè, lướt ván trong hồ Wanaka, đi bộ đường dài, đạp xe, leo núi trong vườn quốc gia Mount Aspiring. Đặc biệt vào mùa thu Wanaka sẽ khiến bạn bị mê hoặc bởi sự kết hợp hảo hảo của những sắc màu thiên nhiên, mang lại nét thanh tao quyến rũ của vùng đất này. Trung tâm thị trấn Wanaka là địa điểm lý tưởng để bạn có thể thỏa sức mua sắm, thư giãn và thưởng thức những món ăn truyền thống. Wanaka thực sự là điểm đến tuyệt vời cho chuyến nghỉ dưỡng của bạn, nếu ai đã từng đến với vùng đất yên bình này chắc chắn sẽ muốn quay lại một lần, hai lần và nhiều lần khác nữa.
Các địa điểm khi đến Wanaka
- Mount Iron Walk (110 Wanaka-Luggate Highway, Wanaka 9382, New Zealand). Mount Iron ấn tưởng với các tảng băng chạm khắc, 240 mét gò đá.Từ đỉnh núi là một bức tranh toàn cảnh tuyệt vời của Hồ Wanaka và Hawea, các Cardrona và Upper Clutha Valleys và tất cả các đỉnh núi xung quanh..
- Beacon Point Walk, Waterfall Creek Track (nơi tổ chức các tiệc cưới hay hội nghị);
- Diamond Lake & Rocky Mountain (bao gồm các điểm có tầm ngắm cảnh vô cùng tuyệt vời như: Diamond Lake Circuit Track, Diamond Lake Lookout, Wanaka Lookout (chụp ảnh cưới) Rocky Mountain Summit Track)
- Emerald Bluffs Lake Access Track
- Minaret Burn Track là một đường dài các bãi biển tuyệt đẹp dọc theo bờ biển phía tây Wanaka. Từ Homestead Bay bãi đỗ xe đi theo lối nhỏ đến Colquhouns Beach nơi mọi người thường đi tắm và picnic ngoài trời.
- Mt. Roy, đỉnh cao 1.500 m; một trại nghiệm tuyệt vời khi lên đỉnh Mt. Roy, bạn sẽ được ngắm toàn cảnh hồ nước nằm vắt hững hờ qua các dãy núi trùng điệp.
- Hồ Hawea nằm gần Hồ Wanaka và bao gồm một khổng lồ 141 cây số vuông. Đó là một hồ phổ biến cho các hoạt động núi như câu cá bay, chèo thuyền, gió và diều lướt sóng và bơi thuyền. Dọc theo bờ hồ có rất nhiều xe đạp và đi bộ đường dài con đường mòn và các thung lũng có một số điểm săn nổi tiếng.
-Trượt Tuyết: Treble Cone Ski Area and Cardrona Alpine Resort đây là 2 địa điểm trượt tuyết đạt tiêu chuẩn quốc tế.
- Wanaka Lavender Farm (59-155 Morris Road, Wanaka 9382, New Zealand) cách Emerald Bluffs Lake Access Track 20’ Thưởng thức đi bộ ngoạn qua những cánh đồng hoa xinh đẹp của chúng tôi tại Wanaka Lavender Farm, chơi một trò chơi,thư giãn bên tách trà thảo dược. Quan sát cách chế tạo dầu từ hoa oải hương được thực hiện và lấy một số sản phẩm mẫu có mùi thơm nhiều sản xuất tại chỗ.
- Đến Stuart Landsborough's Puzzling World (188 Wanaka-Luggate Hwy (Hwy 84), Wanaka 9382) nhà nghiêng 1 trong những điểm tham quan Wanaka. Mua combo (The Great Maze+ Illusion Rooms): $20/1 người (http://www.puzzlingworld.co.nz/)
- Buổi tối bạn có thể lên núi ngắm sao vào mùa hè hoặc mùa thu, mùa đông và xuân thời điểm sao ít hơn vì mây nhiều
Về các điểm thăm quan; bạn có thể kết hợp khi đến wanaka vào sáng, chiều bạn có thể bắt taxi hoặc lái xe đi Stuart Landsborough's Puzzling World, trèo lên đính núi Mt Aspiring, tối đi ngắm sao. Sáng hôm sau bạn có thể đi trượt tuyết hoặc đi bộ leo núi, đi máy bay phản lực ngắm toàn cảnh hồ, núi Mt Aspiring và vườn quốc gia mount cook. Vào hè bạn có thể chọn đi picinic vừa đi bộ và tắm biển.

- Wanaka cũng là một thị trấn nổi tiếng sở hữu các nhà máy rượu vang nức tiếng và các món ăn để thưởng thức trong những tháng ấm hơn. Về ẩm thực nếu ở Queenstown bạn đến với Ferg Burger thì ở Wanaka Red Star Luxury Burgers và đối thử cạnh tranh được người dân gọi là kỳ phùng đich thủ.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,033
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top