What's new

[Chia sẻ] Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Cuối cùng thì nó cũng về nhà an toàn lúc 7h tối hôm nay. Nó cùng thằng em đã thực hiện xong hành trình chinh phục Cửu Long 9 cửa. Kết quả như sau:
- Chinh phục, vượt 9 cửa sông Cửu Long(1 cửa đã bị bồi lấp nhưng tìm được dấu vết): Cửa Tiểu, Cửa Đại, Cửa Ba Lai, Cửa Hàm Luông, Cửa Cổ Chiên, Cửa Cung Hầu, Cửa Trần Đề, Cửa Ba Thắc hay Bassac (Cửa này đã bị lấp, giờ chỉ còn vết tích là dòng sông Cồn Tròn đổ ra cửa Trần Đề), Cửa cuối cùng là Cửa Định An. Theo thứ tự thời gian vượt cửa.
- Thời gian: 2 ngày, từ 4h am 18/05/2013 đến 7h pm 19/05/2013.
- Đi qua 5 tỉnh miền Tây sông nước: Xuất phát từ Sài Gòn qua các tỉnh Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng.
- Qua 11 chuyến Phà(đò), trong đó 8 chuyến đò vượt cửa: Phà Mỹ Lợi (qua Gò Công), Phà Đèn Đỏ (Vượt cửa Tiểu qua Cù lao Pháo Đài), Đò Bà Từ - Bình Đại (Vượt cửa Đại qua TT Bình Đại, Bến Te(Tre :)) ), Phà Thủ (Vượt sông Ba Lai qua Ba Tri), Đò Tiệm Tôm - Rạch Ngát (Vượt cửa Hàm Luông qua Cù Lao Thạnh Phú, Bến Tre ), Đò Bến Chổi - Thủ Sau (Vượt cửa Cổ Chiên sóng rất lớn qua Cù Lao Long Hòa, tỉnh Trà Vinh), Đò Long Hòa - Mỹ Long (Vượt cửa Cung Hầu qua TT Mỹ Long, Trà Vinh), Phà Đại Ngãi (2 phà, 3 bến từ Tiểu Cần đi qua Cù Lao Dung rồi qua Đại Ngãi, Sóc Trăng), Đò Rạch Tráng - Kênh Ba (Vượt cửa Trần Đề, đi vào Sông Cồn Tròn dấu vết cửa cửa Ba Thắc hay Bassac để qua Cù Lao Dung, Sóc Trăng), Đò Định An (vượt cửa Định An đi qua TT Định An, Trà Vinh ra QL 53), Phà Cổ Chiên (Nối Quốc lộ 60 từ Trà Vinh qua Bến Tre).
- Quảng đường đi (chỉ tính đường bộ bằng xe máy): 526 km, từ km thứ 41523 đến km 42049.
- Kinh phí: 1 triệu chẵn cho 2 người, tiền đò chiếm gần 30%.
Giờ nó đuối lắm rồi, nó phải ngủ thôi. Nó sẽ sớm viết bài review chi tiết chuyến đi.
Lên trước hình ảnh các cửa Nó đã vượt:
#1. Cửa Tiểu - cửa thứ nhất, Dòng sông Tiền đổ ra biển tại Ấp Đèn Đỏ, xã Tân Thành, Huyện Gò Công Đông, Tiền Giang. Bờ nam là cù lao Pháo Đài.
970282_487072828031150_660684146_n.jpg
#2.Cửa Đại- cửa thứ hai, 1 nhánh dòng sông Tiền đổ ra biển tại Bình Đại, Bến Tre. Bờ bắc là cù lao Pháo Đài, Tiền Giang.
376801_487072831364483_1933028848_n.jpg
#3. Cửa Ba Lai - cửa thứ ba, Dòng sông Ba Lai nhánh của sông Tiền đổ ra biển tại xã Thới Thuận, huyện Bình Đạii, Bến Tre. Bờ nam là Huyện Ba Tri, Bến Tre.
969124_487074034697696_176449650_n.jpg
#4. Cửa Hàm Luông - cửa thứ tư, Sông Hàm Luông nhánh sông Tiền đổ ra biển tại Tiệm Tôm, Ba Tri, Bến Tre. Bờ nam là cù lao thuộc Huyện Thạnh Phú, Bến Tre.
603979_487073324697767_1839305215_n.jpg
#5. Cửa Cổ Chiên - cửa thứ 5, dòng sông Cổ Chiên 1 nhánh của sông Tiền đổ ra biển tại cù lao Mỹ Hòa, huyện Châu Thành, Trà Vinh. Bờ bắc là Thạnh Phú, Bến Tre.
486857_487073401364426_467221614_n.jpg
#6.Cửa Cung Hầu - cửa thứ sáu, dòng Cung Hầu 1 nhánh sông Tiền đổ ra biển tại TT Mỹ Long, Trà Vinh. Bờ bắc là Cù lao Long Hòa
970339_487073638031069_923469416_n.jpg
#7. Cửa Định An - cửa thứ bảy, sông Hậu đổ ra biển tại TT Định An, Trà Vinh. Bờ nam là Cù Lao Dung, Sóc Trăng.
942017_487071188031314_1823350179_n.jpg
#8. Dòng Bassac cũ nay là Sông Cồn Tròn dấu vết của cửa Ba Thắc(Bassac) đã bị bồi lấp - cửa thứ tám, hiện đổ ra cửa Trần Đề. Thuộc Cù Lao Dung, huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng.
374192_487072134697886_1484347133_n.jpg
#9. Cửa Trần Đề - cửa thứ chín, Sông Hậu đổ ra biển tại Huyện Trần Đề, Sóc Trăng. Bờ bắc là Cù Lao Dung, hòa với dấu vết dòng Bassac, cửa Bassac.
65679_487070994698000_1877192459_n.jpg
Cám ơn mọi người.
 
Last edited:
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Có 2 đường để vượt sông Ba Lai để qua cù lao Minh bên huyện Thạnh Phú bằng đò Thủ hoặc qua cống đập Ba Lai. Thời gian đã gần đến giữ trưa nên Nó quyết định không tham quan cống đập Ba Lai mà theo đò Thủ để qua Cù Lao Minh.
Đò Thủ 1 là 1 bến đò ngang nhỏ
139_zps77e175ec.jpg
Nhưng cũng rất tấp nập, là trục giao thông chính của vùng này
140_zps86b5e244.jpg
Nét hoang sơ của vùng sông nước
141_zpsaba51ff4.jpg
Khoảng 30 phút có 1 chuyến đi qua, dọc bên bến đò có vài quán nước
143_zps3bcae521.jpg
Vẻ đẹp của bến đò Thủ
DSC_0160BW_zps90ed3c16.jpg
Chờ khoản 15 phút, đò sang
145_zps9f96f967.jpg
Lúc này trời đã tạnh mưa hẳn, hửng nắng. Nó và thằng em lên Đò sang sông
146_zps51da79ce.jpg
Hình ảnh trên đò Thủ
147_zps11973a4b.jpg
Bảng giá cước trên đò
149_zps21b8b8bc.jpg
Tạm biệt cù lao An Hóa, sắp sang cù lao Minh. Thế là nó đã chinh phục xong 3 cửa sông. Trước mắt nó còn 6 cửa nữa, có thể nó sẽ không kịp trong 1 ngày
Thông tin chinh phục cửa Ba Lai và đò Thủ qua sông Ba Lai
- Cửa nằm ở bên xã Thới Thuận huyện Bình Đại, Bến Tre. Sông Ba Lai bị bồi lấp khá nhiều cộng thêm việc xây các cống đập ngăn mặn, đặc biệt là cống Ba Lai nên dòng sổng nhỏ dần, cửa nhỏ dần. Đò vượt sông là Đò Thủ, cách cửa khoảng 3 đên 5km. Có thể thấy cửa ở biển xã Thới Thuận, đến điểm cuối TL 883, men ra biển. Bờ bên kia là xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri.
- Đò Thủ nằm ở xã Thạnh Phước, Bình Đại, vượt song Ba Lai qua xã Bảo Thạnh, Ba Tri. Phà ngang, chạy liên tục, khoảng 15 đến 30 phút 1 chuyến.
- Chi phí: 8k/người, 8k/xe máy, 24K 2 người, 1 xe.
- Thời gian qua đò khoảng 5 đến 10 phút.
Clip qua đò Thủ
[video=youtube_share;hSXMtMNNz70]http://youtu.be/hSXMtMNNz70[/video]​
 
Last edited:
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Đọc bài viết này lại nhớ chuyến đi...Sẽ đi lại cửa Định An-Trần Đề để nhìn ngắm những nơi chưa nhìn được rõ ràng vì trời tối. Hình ảnh đẹp và bạn viết rất thú vị. Cám ơn bạn với bài viết này...Tiếp đi bạn!

KHBB
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Tạm biệt cù lao An Hóa, nó và thằng em sang cù lao Bảo tiếp tục chinh phục con rồng thứ tư: cửa Hàm Luông. Nhìn lại dòng sông Ba Lai từ chuyến đò ngang Thủ
150_zps070f8f0e.jpg
Con đò cũng sắp cập bến,
154_zps9acded65.jpg
Bến đò Thủ bên cù lao Bảo thuộc xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, Bến Tre là xóm nhỏ, tiếp tục hành trình là một con đường làng nhỏ
158_zpsee00ff1a.jpg
Ngay bên bến đò có 1 cống đập nhỏ, nó và thằng em quyết định lên xem cống đập ngăn mặn như thế nào? Đây là Cống Rạch Trại
157_zps3c4bcd8f.jpg
Như đã nói ở trên, dọc sông Ba Lai là hệ thống cống đập lớn nhất là cống đập Ba Lai để ngăn mặn và điều tiết dòng nước sông. Cống nằm trên con lạch rất gần với sông chính
155_zps3cc3ddf2.jpg
Giống như bờ bên kia sông Ba Lai, bên này cũng có nhiều đìa tôm và hình như cả ruộng muối nữa
156_zps692e12c5.jpg
Men theo con lộ nhỏ rải đá nó tiến ra lộ lớn
161_zps81a87c99.jpg
Rẻ trái vào lộ lớn, đường được trải nhựa rất tốt. Thằng em cầm lái thẳng hướng biển, về xã Bảo Thuận
162_zps88787de8.jpg
Qua đến đây trời đã nắng, ko còn mưa nữa. Lúc này cũng đã gần giữa trưa, thằng em chạy với tốc độ cao. Bổng nhiên nó la lên yêu cầu đi chậm lại, nó phát hiện ra bảng chỉ dẫn vào mộ cụ Phan Thanh Giản và cụ Võ Trường Toản phía bên phải đường đi
163_zps81cc9c04.jpg
Đã trễ lắm rồi nhưng nó vẫn muốn vào khu di tích lăng mộ 2 vị anh hùng. Theo con đường nhỏ được trải nhựa sạch sẽ nó đến 1 nghĩa trang nhỏ, gặp ngã ba
164_zpscf7068c7.jpg
...........
 
Last edited:
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Rẻ trái vào khu mộ và đền thờ cụ Phan Thanh Giản trước. Vào 1 đoạn ngắn đến cuối đường là khu Mộ cụ Phan Thanh Giản
165_zps437b53e3.jpg


168_zps7dc8080d.jpg
Đối diện nhôi mộ là ngôi đền thờ ông. Khu quần thể lăng mộ rất sạch đẹp
166_zps5961bd96.jpg
Tóm tắt tiểu sử cụ Phan Thanh Giản
Cụ Phan Thanh Giản tự là Tĩnh Bá, hiệu là Ðàm Như, Ước Phu và Lưỡng Khê, sinh năm Bính Thìn (1796) tại thôn An Hòa(b), huyện Vĩnh Bình, trấn Vĩnh Thanh, nay thuộc huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Ông đậu cử nhân năm 1825 khoa ất Dậu, kế đó ông đậu tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Minh Mệnh 7 (1826) năm ông 30 tuổi, ông là người đậu tiến sĩ khai khoa đầu tiên ở Nam bộ. Sau khi thi đỗ được bổ chức biên tu ở Hàn Lâm viện, được cử làm phó sứ sang nhà Thanh (1832) khi trở về được thăng Ðại lý tự khanh cơ mật viện đại thần trước sau từng giữ các chức thượng thư Bộ Lễ, bộ Hình bộ Hộ, làm Hiệp biện đại học sĩ, làm quan trải qua 3 đời vua: Minh Mệnh, Thiệu Trị, Tự Ðức (từ 1826 đến 1867).
(ST)
Rời khu lăng mộ cụ Phan Thanh Giản nó và thằng em trở ra, hướng về khu di tích cụ Võ Trường Toản, lúc này đã gần 12h trưa. Khu di tích vắng vẻ, cổng được đóng và khóa hờ bằng thanh tre. Nó không thấy 1 bóng người, gọi cũng không thấy trả lời, mạnh dạn nó mở cổng vào khu di tích, thằng em thì kiếm bóng cây mát đứng chờ ở ngoài
169_zps1b3816aa.jpg
Thẳng vào bên trong từ cổng chính là khu lăng mộ của cụ Võ Trường Toản, vợ và người con gái duy nhất bị bệnh mất từ nhỏ
172_zps2b1d0371.jpg


173_zps9780f53c.jpg
Bên trái là khu đền thờ, được xây dựng theo lối kiến trúc cổ cửa bằng gỗ và mái ngói cong
171_zps8457cb46.jpg
Tóm tắt tiểu sử cụ Võ Trường Toản
Theo GS. Trịnh Vân Thanh, thì tổ tiên Võ Trường Toản vốn là người Hoa lánh nạn Mãn Thanh sang cư trú ở Đàng Trong. Đến khi xảy ra cuộc hôn nhân của công nữ Ngọc Vạn, con gái thứ hai của Chúa Sãi Nguyễn Phước Nguyên với vua Chân Lạp Chei Chetta (1668 - 1628), thì họ cũng từ miền Trung vào miền Nam lập nghiệp [3].
Về tiểu sử của ông đã được đại thần Phan Thanh Giản tóm tắt trong một bài văn bia bằng chữ Hán soạn năm Đinh Mão (1867), tạm dịch ra như sau:
"Tiên sinh họ Võ, húy Trường Toản. Đời trước hoặc nói là người Thanh Kệ (Quảng Đức) [4], hoặc nói người Bình Dương (Gia Định) [5], trước thọ nghiệp cùng ai chưa biết rõ. Chỉ biết sở học của tiên sinh đã tới bậc dày dặn, đầy đủ, chất thật có thuật nghiệp thâm uyên thông đạt. Xảy hồi loạn Tây Sơn, tiên sinh ở ẩn mở trường dạy học[6], thường học trò đến mấy trăm. Ông Ngô Tùng Châu là môn sinh cao đệ nhất. Thứ đến là các ông Trịnh Hoài Đức, Phạm Ngọc Uẩn, Lê Quang Định, Lê Bá Phẩm, Ngô Nhơn Tịnh. Bậc danh sĩ là ông Chiêu, ông Trúc đều ẩn dật. Ngoài ra không kể hết được...Các ông ấy đều gặp hồi phong vận, thời trung hưng triều Gia Long đức bậc tôi hiền, có người hoặc sát thân để làm nên điều nhân, hoặc quên mình để trọng tiết nghĩa, thảy đều nên công nghiệp lớn...Lúc ngự vào Gia Định, đức Thế Tổ Cao Hoàng đế hằng triệu tiên sinh tới đối ứng...Tiên sinh không khứng ra làm quan, nên đại khái không thấy được sự nghiệp. Từ thuở tiên sinh lấy lối học nghĩa lý để giáo hóa, chẳng những đương thời đào tạo được nhiều bậc nhân tài, mà còn truyền thuật, giảng luận, trau dồi về sau"...[7]


Tượng Võ Trường Toản tại đền thờ
Võ Trường Toản mất ngày mồng 9 tháng 6 năm Nhâm Tý (tức 27 tháng 7 năm 1792).
Hiện nay văn thơ của Võ Trường Toản chỉ còn lưu truyền một bài "Hoài cổ phú", viết bằng chữ Nôm, dài 24 câu[8].
(Theo Wikipedia)
......
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Bộ cửa bằng gỗ theo nét kiến trúc nhà Việt rất cổ kính
179_zpsf1cf4dc3.jpg
Bên trong ngay chính giữa ngôi đền thờ là bàn thờ và tượng cụ Võ Trường Toản. Bàn thờ theo đúng phong tục người Việt với 2 con hạt phía trước, trên là bộ lư đồng, trong cùng là tượng cụ Võ Trường Toản
174_zps57be0c5f.jpg
Tượng cụ Võ Trường Toản ngồi chống cằm và gố trên bộ sách kinh thư
178_zps407ca691.jpg
Mái ngói cong được chạm trổ và có những hoa văn tinh xảo
180_zps25d85b67.jpg
Mặt trời đứng bóng, đúng 12 h trưa. Nó lạy từ biệt khu di tích cụ Võ Trường Toản và trở ra. Thẳng em vẫn cầm lái ra lộ lớn thẳng về hướng Tiệm Tôm
182_zps43904b30.jpg
Trời trưa nắng, trời trong xanh vùng quê yên ả rất đẹp, tô điểm sắc thái phượng đỏ
183_zpsc39ece76.jpg
Xuống đến xã Bảo Thuận
184_zpscc9c870f.jpg

.........
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Còn 3km đến Tiệm Tôm
185_zpse9cd1314.jpg
Đến Tiệm Tôm, khu vực này rất sầm uất
187_zps763c17f2.jpg
Là điểm cuối của con đường trên cù lao Minh
189_zps6e0474a9.jpg
Đồn biên phòng Hàm Luông
190_zps5fbd343e.jpg
....
 
Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - Nỗi niềm kẻ trể đò!

Đến đồn biên phòng Hàm Luông đã hết đường lớn, phía sau đồn là cửa Hàm Luông. Tiệm Tôm là 1 cảng cá, làng chài khá sầm uất. Theo đúng nét văn hóa dân cư vùng biển nhà xây dựng san sát nhau như khu đô thị. Không hiểu cái tên Tiệm Tôm có ý nghĩa như thế nào nhưng nó nghe thấy "ngộ ngộ", theo kiểu nó của dân miền Tây. Có lẻ ở đây trước kia bán rất nhiều tôm :), nhưng bây giờ nó thấy phơi nhiều cá và mực khô trên đường
191_zps13f68898.jpg
Thằng em nó hỏi đường, men theo 1 con hẻm nhỏ để vào bến đò qua sông. Cái hẻm nhỏ như và ngoằn ngoèo như những con hẻm nhỏ ở trung tâm Sài Gòn. Hết con hẻm nó thấy chợ Tiệm Tôm
192_zps35e7e64e.jpg
Tiếp tục rẻ vào con hẻm nhỏ để ra bến đò
194_zpsd399f800.jpg
Dù đã giữa trưa, bụng đói meo nhưng nó và thằng em vẫn cố qua chuyến đò để ăn trưa bên TT Thạnh Phú nên quyết định xuống bến đò. Xe được dắt lên đò, nó cũng lên dò chờ đợi, lúc này chỉ có vài ba khách. Một chuyến đò khác chuẩn bị cập bến
195_zpsdaf7da99.jpg
Cận cảnh con đò từ bờ bên kia mới sang sông
196_zps7658a569.jpg
Xuống bến
197_zps4b157315.jpg
Nó hỏi chủ đò bao giờ đò xuất bến: "1 giờ gưỡi mới chạy", nó hỏi sao trễ vậy. chủ đò trả lời "chuyến cuối buổi sáng mới chạy lúc 12 giờ gồi, ải biểu tới trễ chi". Nó nhìn đồng hồ 12h25. Ặc, thế là nó phải ở đây chờ hơn 1 tiếng đồng hồ mới được vượt cửa thứ 4, cửa Hàm Luông. Vẻ mặt thất vọng và mệt mỏi của thằng em vừa vì đói và nắng
198_zpsa7f00468.jpg
Quan cảnh con lạch nơi bến đò, có rất nhiều ghe đi biển của ngư dân đang nằm nghỉ chờ những chuyến biển tiếp theo
199_zps3ea65131.jpg
Thằng em muốn ngồi lại trên đò nghỉ ngơi và chờ đợi. Nó 1 mình đi ra chợ Tiệm Tôm để khám phá và kiếm chỗ ăn trưa.
Bên trong chợ Tiệm Tôm, buổi trưa nhiều quày hàng đã nghỉ và chợ không đông
200_zps48a5efb4.jpg
....
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Cổng chợ giữa cái nắng của trưa hè, vắng vẻ nhưng vẫn còn nhiều dấu vết của chợ khác sầm uất
202_zps48eb0ba4.jpg
Thăm thú khu chợ Tiệm Tôm, nó lang thang ra ngoài lộ lớn phía sau chợ. Nó rất thích thú nghe cái giọng "Bến Te". Tìm kiếm khắp khu chợ và vùng xung quanh nó chỉ thấy được duy nhất 1 quán bán bún riêu bên đường. Nó cười nghĩ thầm: Lại Bún riêu, sáng đã 2 tô rồi"
203_zpsa3339b65.jpg
Lội bộ vào bến đò dẫn thằng em ra ăn, không thể chờ qua đến Thạnh Phú rồi.
Cơn đâu bụng nên nó không dám ăn có rau, điều này làm cho cô chủ quán thấy kỳ kỳ: " Ăn bún giêu mà không có gau sao ăn", nhưng nó ăn ngấu nghiến đó thôi, loáng cái đã hết nữa tô. Một phần vì đói một phần vì bún ở đây ngon hon rất nhiều tô bún riêu hồi sáng nó ăn ở Gò Công
205_zpsd3394bcb.jpg
Thằng em trong lúc chờ đợi tô bún của mình tranh thủ tám với 1 cô cũng đang ăn bún
204_zpsb3634fd5.jpg
Xong 2 tô bún 2 đứa trở lại con đò. Lúc này đò đã có thêm vài khách, hình như 1 đại gia đình qua sông đi ăn cưới, hỉ toàn phụ nữ không thấy đàn ông nhỉ?
208_zps74109fe5.jpg
Xe nhiều hơn trên mui
207_zpse7799ca8.jpg
Đã hơn 1h, khoảng hơn 15 phút nữa đò chạy. Bảng số và cước đò
206_zps50286ffa.jpg
Một chiếc xà lan khá lớn chạy ra sông Hàm Luông giữa trưa nắng, bao giờ mới đến đò của nó
209_zps1b7fd310.jpg
Thông tin đò Tiệm Tôm - Rạch Ngát vượt cửa Hàm Luông
Cửa Hàm Luông nằm ở xã An Thủy, huyện Ba Tri, Bến đò ngay chợ Tiệm Tôm, vượt cửa Hàm Luông qua cù lao Minh, huyện Thạnh Phú, điểm nằm ở xã An Điền, Thạnh Phú, Bến Tre.
- Đò Tiệm Tôm - Rạch Ngát chạy 1 tiếng đên 1 tiếng rưỡi 1 chuyến. Đò chạy giở chẵn buổi sang, chuyến cuối 12h. Chiều chạy giờ lẻ, chuyến đầu 1h30. Đến Tiệm Tôm lúc 12h 20 trễ chuyến cuối buổi sáng , chờ 1 tiếng rưỡi đến 1h30 mới có chuyến.
- Chi phí: 15k/ xe máy, 10k/HK. 35k cho 2 người 1 xe.
- Thời gian đi đò: khoảng 1 tiếng.
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Bật mí cho bạn 1 ít về gò công nè.Gò Công, một địa danh từng lưu dấu trong tiềm thức của con người Nam kỳ lục tỉnh hàng trăm năm trước.Hôm nay, đất và người Gò Công vẫn còn đây đó những dấu tích khắc ghi thời son sắc và những hoài bão hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
Gò Công, mảnh đất được khai phá đầu tiên, hình thành và phát triển cùng thời điểm 300 năm với Sài Gòn - Gia Định, Đồng Nai - Bến Nghé. Thời gian dần trôi, trải qua biết bao biến cố thăng trầm của thời cuộc, đất và người Gò Công đã đóng góp ít nhiều vào trang sử bi tráng và hào hùng của mảnh đất nổi tiếng Địa linh nhân kiệt.
 
Re: Hành trình chinh phục Cửa Long 9 Cửa - 9 cửa, 11 chuyến đò và 5 tỉnh ĐBSCL.

Đúng 1h30 bác lái đò lên khoang, nhưng hơn 10 phút sau đò mới rời bến
210_zps14aed47d.jpg
Đò bắt đầu quay đầu ra sông Hàm Luông, cảng cá giữa trưa hè những chiếc ghe đang nằm nghỉ
212_zps924553eb.jpg


214_zpsf403162e.jpg
Xa xa là 1 chiếc ghe đang lấy đá chuẩn bị ra khơi, người dân cần cù làm việc giữa trưa hè
213_zps9d961dc6.jpg
Sau khi ghé đón khách tại cảng cá, chiến đò ra đến sông lớn, Sông Hàm Luông
215_zpsc8fb3a54.jpg
Đi dọc theo bờ sông, đò ghé 1 con lạch để tiếp tục vào đón khách trước khi sang sông
218_zps63d4276d.jpg


219_zpsc8524675.jpg
Chuẩn bị sang sông, vượt cửa Hàm Luông. Cửa Hàm Luông giữa trưa hè
DSC_0193_zpsc7b4f610.jpg
.......
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,143
Bài viết
1,173,961
Members
191,970
Latest member
intuikraftf
Back
Top