What's new

Hành trình miền Trung và miền Bắc

Em vừa hoàn thành chuyến du hành miền Trung và miền Bắc trong vòng 21 ngày bằng ô tô suốt tuyến. Em đi theo đoàn, xe Euro Space 45 chỗ.
Tuy là không đi hết tất cả các tỉnh ở phía Bắc nhưng sơ sơ cũng qua 28 tỉnh trong chuyến đi này (tính từ TP. HCM).
Và do liên tục ngồi trên xe bus, không thoải mái như đi xe máy. Đôi lúc có nhiều cảnh đẹp muốn dừng lại để chụp mà xe thì không dừng. Nên em phải chụp ảnh qua lớp kính xe, tranh thủ ụp được tấm nào hay tấm đó để chia sẻ với các anh chị em.

Sau đây là sơ bộ hành trình của em:

Ngày 1: HCM - Quy Nhơn (12h) không dừng lại tham quan điểm nào, vì từ Phú Yên trở vào là em đã đi xong hết rồi. Đến QN là 7h tối.
Tối ngủ tại ks Bình Dương ở Tp. Quy Nhơn.

Ngày 2. Quy Nhơn - Quảng Nam
Mộ Hàn Mạc Tử, KDL Ghềnh Ráng
Bệnh xá Đặng Thùy Trâm
Thánh Địa Mỹ Sơn.
Tối dạo Phố Cổ Hội An. Ngủ tại ks Hải Yến ở Tp. Hội An.

Ngày 3: Hội An - Huế

Cửa Đại, Phố Cổ Hội An - Lễ hội văn hóa Việt-Nhật
Núi Non Nước, Ngũ Hành Sơn
Đèo Hải Vân,
Ngắm Biển Nam Ô, Lăng Cô
Tối ngủ tại ks Như Hiền ở Tp. Huế.

Ngày 4: Tp. Huế

Chùa Thiên Mụ
Kinh Thành Huế
Lăng Minh Mạng, Khải Định, Tự Đức
Tối nghe ca Huế trên Sông Hương
Tối ngủ tại ks Như Hiền ở Tp. Huế.

Ngày 5: TT. Huế - Nghệ An
Thánh Địa La Vang
Thành Cổ Quảng Trị, sông Thạch Hãn
Cầu Hiền Lương, sông Bến Hải
Tối ngủ tại ks Hoa Phượng Đỏ, Tp. Vinh.

Ngày 6: Vinh - Ninh Bình
Nhà thờ Đá Phát Diệm
Cố Đô Hoa Lư, đền Vua Đinh, vua Lê
Chùa Bái Đính
Tối ngủ tại ks Nam Hoa, Tp. Ninh Bình.

Ngày 7: Ninh Bình - Hà Nội
Bơi thuyền thăm Tam Cốc - Bích Động
Chiều đi Chùa Hương, leo Động Hương Tích
Tối ngủ tại ks Quân Đội, Tp. Hà Nội.

Ngày 8: Tp. Hà Nội
Hồ Tây
Chùa Trấn Quốc, Đền Quán Thánh
Hồ Hoàn Kiếm, Đền Ngọc Sơn
Dạo 36 phố phường và chợ Đồng Xuân.
Tối ngủ tại ks Quân Đội, Tp. Hà Nội.

Ngày 9: Tp. Hà Nội
Viếng Lăng Bác
Bảo tàng Hồ Chí Minh, chùa Một Cột
Văn Miếu - Quốc Tử Giám
Chiều tự do đi Big C Thăng Long mua sắm.
Tối ngủ tại ks Quân Đội, Tp. Hà Nội.

Ngày 10: Hà Nội - Hạ Long
Đền Côn Sơn
Đền Kiếp Bạc
Đi thuyền ngắm Vịnh Hạ Long, Động Thiên Cung, Hang Đầu Gỗ
Tối đi dạo cầu Bãi Cháy.
Ngủ tại ks Vân Hải, Tp. Hạ Long.

Ngày 11: Hạ Long - Lạng Sơn
Leo núi Yên Tử
Tối đến Lạng Sơn.
Đi chợ đêm Kỳ Lừa
Ngủ tại ks Kim Sơn, Tp. Lạng Sơn.

Ngày 12: Lạng Sơn - Yên Bái
Núi Tô Thị, Chùa Tam Thanh
Cửa khẩu Hữu Nghị Quan (km0)
Ải Chi Lăng, Núi Mặt Quỷ
Tối ngủ tại ks Hào Gia, Tp. Yên Bái.

Ngày 13: Yên Bái - Sapa
Công Viên Yên Hòa
Chợ cửa khẩu Cốc Lếu, Lào Cai.
Tối ngủ tại ks Hương Sen, TT. Sapa.

Ngày 14: Sapa
KDL Hàm Rồng
Bản Cát Cát, Tả Phìn.
Tối ngủ tại ks Hương Sen, TT. Sapa.

Ngày 15: Sapa - Phú Thọ
Cửa khẩu Hà Khẩu
Thăm Đền Hùng
Tối ngủ tại ks Hương Giang, Tp. Việt Trì.

Ngày 16: Phú Thọ - Hòa Bình
Trại Bò sữa Ba Vì
Thủy điện Hòa Bình
Bản Mường Giang Mổ
Về TT. Mai Châu
Tối giao lưu ca nhạc ngảy múa với người dt Thái.
Ngủ đêm trên nhà sàn của người dân tộc.

Ngày 17: Hòa Bình - Nghệ An
Đi đường Hồ Chí Minh qua Thanh Hóa
Di tích lịch sử Lam Kinh
Tiếp tục về Nam Đàn tham quan quê Bác
Ngủ đêm tại ks Bến Thủy, Tp. Vinh.

Ngày 18: Nghệ An - Quảng Bình
Đi đường HCM
Di tích Ngã Ba Đồng Lộc
Động Phong Nha
Ngắm biển Nhật Lệ, nhậu hải sản.
Tối ngủ tại ks Phương Nam, Tp. Đồng Hới.

Ngày 19: Quảng Bình - Đà Nẵng
Nghĩa trang Liệt Sĩ Trường Sơn
Bảo tàng Chăm
Bán đảo Sơn Trà, Biển Mỹ Khê
Tự do tắm biển Phạm Văn Đồng.
Tối ngủ tại ks Thuận Phước, Tp. Đà Nẵng.

Ngày 20: Đà Nẵng - Phú Yên
Về Tây Sơn thăm Bào Tàng Quang Trung
Xem múa võ Bình Định
Tháp Nhạn
Ngủ tại ks Hương Sen, Tp. Tuy Hòa.

Ngày 21: Phú Yên - Sài Gòn.
Không dừng lại điểm nào.
19h30 đến Sài Gòn. Kết thúc.

Ảnh ọt thì em sẽ cố gắng sàng lọc và post lên cho ace chiêm ngưỡng trong thời gian sớm nhất nha...:)
 
Dòng sông Hương trước cổng chùa Thiên Mụ

IMG_1643.jpg


Tiến vào thành Nội, Kỳ Đài nhìn từ xa

IMG_1673.jpg


Kỳ Đài nhìn từ bên trong, lúc này nắng chiếu vào, bị ngược nắng rồi

IMG_1677.jpg


Cửu Vị Thần Công, nằm ở 2 bên cửa, một bên là 4 khẩu súng mang tên tứ quý: Xuân, Hạ, Thu. Đông, một bên là 5 khẩu súng mang tên ngũ hàng trong vụ trụ: Kim, Mộc, Thủy, Hoả, Thổ. Súng chủ yếu tượng trưng cho sức mạnh chứ không phải để bắn. Mỗi khẩu có kích cỡ khác nhau.

IMG_1676.jpg


"Ngọ Môn năm cửa chín lầu..." là đây

IMG_1679.jpg


Cổng vào, chữ Hán ở trên chính là "NGỌ MÔN" đọc từ phải qua

IMG_1688.jpg


Phía sau Ngọ Môn, đi tiếp vào Hoàng Thành, cầu Trung Đạo, 2 bên là Hồ Thái Dịch.

IMG_1690.jpg
 
Cá dưới hồ Thái Dịch

IMG_1699.jpg


Vào đến điện Thái Hòa, đây là nơi đặt ngai vàng của các Vua Nguyễn thời phong kiến. Có bảng "Cấm chụp ảnh/No pictures".

IMG_1703.jpg


Mình thực hiện đúng nhưng lòng cứ thấy tiếc tiếc nên cố gắng lắm tắt Flash đi tranh thủ 1 tấm duy nhất cái ngai vàng. Nhưng tối quá...

IMG_1704.jpg


Phía sau điện Thái Hòa

IMG_1706.jpg


Đây là con dấu của vua được phóng to lên...Long Ấn.

IMG_1707.jpg


Cửu đỉnh

IMG_1715.jpg


IMG_1716.jpg
 
...
Đây là chuông Thiên Mụ

IMG_1640.jpg

Quả chuông này gọi là Đại Hồng Chung, được để ở căn nhà lục giác bên trái tháp Phước Duyên - tòa lục giác bên phải tháp Phước Duyên là con rùa đá cõng trên lưng một tấm bia đá đen lớn.

Tấm bia đá rất lớn của chúa Nguyễn Phúc Chu, nói về việc xây dựng chùa Thiên Mụ vào năm 1714. Tấm bia đến nay đã trải gần tròn 300 năm - được gọi là Trùng kiến Thuận Hóa Thiên Mụ tự bi. Lời văn khắc trên bia do chúa Nguyễn Phúc Chu thảo ra, nói về việc tu sửa, làm mới chùa Thiên Mụ năm 1714, và miêu tả khung cảnh tuyệt vời của chùa.

Đại Hồng Chung của chúa Nguyễn Phúc Chu cao tới gần 2,5m, nặng hơn 2 tấn (3.825 cân xưa). Các hoa văn cùng nghệ thuật đúc đồng thời chúa Nguyên Phúc Chu để lại, tinh xảo và vượt xa so với các chuông đồng những đời sau ông còn để lại.
Cùng với bia và rùa đá, Đại Hồng Chung - cũng có tuổi gần tròn 300 năm - là hai trong số các bảo vật của chùa Thiên Mụ.

Tuy nhiên, tiếng chuông chùa Thiên Mụ hiện nay, không phải là tiếng của Đại Hồng Chung, mà là của quả chuông này :

IMG_4914.jpg

Trong Gác Chuông là quả chuông đồng được đúc từ thời vua Gia Long. Quả chuông này nhỏ hơn quả Đại Hồng Chung của chúa Nguyễn Phúc Chu bên ngoài nhà lục giác nhiều, và nhìn các hoa văn trên chuông cũng có vẻ không được bằng ở chiếc Đại Hồng Chung.
Mặc dù Gác Chuông, hay đế giá chuông đã bị (được) tu sửa hoặc thay thế, nhưng tiếng chuông từ quả chuông này thì vẫn ngân lên suốt từ năm 1815 đến nay(là năm mà vua Gia Long kiến thiết lại chùa Thiên Mụ sau 100 năm từ khi chúa Nguyễn Phúc Chu dựng lại chùa - năm 1714).
Tiếng chuông này nghe rất huyền diệu, người ta nói rằng, nó không giống bất cứ tiếng chuông chùa nào khác. Những hôm thời tiết tốt, xuôi theo chiều gió, tận ngoài phá Tam Giang có khi cũng nghe thấy được tiếng chuông chùa Thiên Mụ.
 
Quả chuông này gọi là Đại Hồng Chung, được để ở căn nhà lục giác bên trái tháp Phước Duyên - tòa lục giác bên phải tháp Phước Duyên là con rùa đá cõng trên lưng một tấm bia đá đen lớn.

Tấm bia đá rất lớn của chúa Nguyễn Phúc Chu, nói về việc xây dựng chùa Thiên Mụ vào năm 1714. Tấm bia đến nay đã trải gần tròn 300 năm - được gọi là Trùng kiến Thuận Hóa Thiên Mụ tự bi. Lời văn khắc trên bia do chúa Nguyễn Phúc Chu thảo ra, nói về việc tu sửa, làm mới chùa Thiên Mụ năm 1714, và miêu tả khung cảnh tuyệt vời của chùa.

Cám ơn thông tin chính xác của bạn. Chỉ tiếc là hôm đó mình đi ra gấp quá nên không kịp chụp lại bia đá bên nhà lục giác bên kia. Chỉ có cái bia này sau lưng tháp Phước Duyên thôi.

IMG_1639.jpg
 
Đó là tấm bia đá do vua Khải Định cho dựng vào năm 1919 (năm Khải Định thứ 4), nói sơ lược về chùa Thiên Mụ. Bia dựng phía sau tháp Phước Duyên, ngay trước Nghi Môn.

Ngay phía sau, dưới chân tháp Phước Duyên cũng có một tâm bia nhỏ do vua Thành Thái cho dựng, ghi lại việc trùng tu chùa năm 1899 (năm Thành Thái thứ 11) - tấm bia này rất nhỏ.
 
Đường vào Lăng Minh Mạng dọc theo dòng sông Hương

IMG_1722.jpg


Sông Hương êm đềm

IMG_1723.jpg


Hồ Trừng Minh, (tạm hiểu là trong sáng như gương, không có một tì vết nào) bắt đầu từ phía sau cổng chính. Lúc này mặt nước hồ trong xanh phẳng lặng, một chút gió chiều làm hồ lăn tăn gơn sóng...

IMG_1729.jpg


IMG_1728.jpg


Đường lên Minh Lâu, nghĩa là lầu sáng

IMG_1730.jpg


Đường vào mộ vua Minh Mạng, qua cầu Quang Minh Chính Đại, bắc ngang hồ Tân Nguyệt (nghĩa là Trăng non), vì hồ này có hình cong vút như vầng trăng khuyết. Đi thẳng là tới Bửu Thành, 1 cái thành hình tròn, bên trong có ngôi mộ của nhà vua.

IMG_1731.jpg


Đây chính là Bửu Thành, đã khóa cửa, mộ vua ở bên trong, không được vào.

IMG_1739.jpg
 
Ơ Hai Lúa, cây cầu bắc qua hồ Tân Nguyệt dẫn vào Bửu thành ở lăng Minh Mạng, là cầu Thông Minh Chính Trực thì phải.
 
Ơ Hai Lúa, cây cầu bắc qua hồ Tân Nguyệt dẫn vào Bửu thành ở lăng Minh Mạng, là cầu Thông Minh Chính Trực thì phải.

Chính xác, theo tài liệu em biết và đọc trên mạng thì là cầu Thông Minh - Chính Trực, nhưng theo 4 chữ tiếng Tàu đó mà em biết thì là "CHÍNH ĐẠI QUANG MINH" đọc từ phải sang. Do em biết chút ít tiếng Hoa mà, nên dịch theo cảm nghĩ của mình thôi. Thấy sao nói vậy àh...:)
 
Lăng Khải Định, được xem là 1 trong những lăng hoàng tráng nhất, chiếm thời gian xây dựng lâu nhất, tốn nhiều tiền nhất và là lăng cuối cùng của các vị vua nhà Nguyễn.

IMG_1745.jpg


Đây là Bi Đình hình bát giác trông rất đẹp mắt, sẽ đẹp hơn nếu không dính lưng 1 ông Tây

IMG_1747.jpg


Đường đi lên

IMG_1749.jpg


IMG_1750.jpg


Bàn thờ Vua Khải Định

IMG_1755.jpg


Mộ vua Khải Định, với bức tượng của ông ở bên trên, được tạc bằng tỉ lệ với người thật của ông.

IMG_1752.jpg


Trên trần trang trí các loại sành sứ rất đẹp và tinh vi

IMG_1762.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,316
Bài viết
1,175,100
Members
192,038
Latest member
bepbee
Back
Top