What's new

[Chia sẻ] Hành trình qua Java-Bali, Indonesia 2011

Ánh nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên bãi san hô, biển xanh ngăn ngắt trong suốt như pha lê, gió biển thổi mát rượi lên làn da cháy nắng vì chặng phóng xe máy 250 km lên thăm hồ núi lửa Batur, trên mấy cây bàng Bali gần đó có tiếng đôi cu gáy đang gù nhau giữa mấy con chim sẻ tíu tít... Một đôi nam thanh nữ tú người Nga đang vờn nhau để chụp ảnh cưới...

Cảnh thiên đường này không một Đấng Chúa toàn năng nào, dẫu là Do Thái, Palestine hay Arab, hay Chí nồ mắt híp, dám hủy hoại hoàn toàn, vì ngay cả các ngài cũng cần đi du lịch tránh chốn thiên đàng cũ kỹ...


IMG_5554.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ một đêm khó ngủ chờ transit đi Rome ở một sân bay nhỏ gần Paris. Tôi lang thang giữa những hàng ghế chờ, mò vào các quầy quảng cáo, văn phòng du lịch... Hơ hơ, kẹt giữa một băng ghế là tấm vé đi Lyon của một du khách đãng trí nào đó. Ắt hẳn anh ta đã phát cáu, lục tung đồ đạc lên để kiếm nó, cuối cùng có thể đã lỡ chuyến bay để đi tới một hướng khác của số phận ... Bi kịch hay vận may?

Và rồi tôi tìm thấy cuốn cẩm nang du lịch bằng du thuyền vượt đại dương cruiser, hạng khách VIP. Cuốn tạp chí liệt kê hơn một ngàn điểm du lịch 5 sao bằng cruiser đi khắp thế giới. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có 2: Phuket, và Bali. Từ đó, tôi ước mơ về hòn đảo Bali thiên đường.
 
Các đồng chí góp ý dùm lịch này nhé:

CHIỀU Day 1 29/8 UBUD
1. Pura Saraswati
2. Ubud Palace
3. Monkey Forest

DAY 2 30/8 UBUD
1. Ubud Market
2. Lotus Cafe
[email protected] Breakfast :8.30 am – 11.00 amLuncheon :11.00 am – 6.00 pmTea Time :3.00 pm – 5.00 pmCocktails :throughout the dayDinner :6.00 pm – 10.00pm (last hot food order: 9.45pm)
3. Pura Dalem Agung

Chiều xe máy
1. Tampak Siring
2. Gunung Kawi
3. Tirtha Empul


DAY 3 31/8
Xe máy từ Ubud đi sớm
LAKE BATUR

4. Kitamani
5. Pura Besakih
6. Ruộng bậc thang Jatiluwih

DAY 4 1/9
Xe máy từ Ubud 3-3,5h
LAKE BRATAN
Pura Ulun Danu

Lake Buyan
Lake Tamblingan

DAY 5 2/9
Đi ô-tô từ Ubud
Pura Taman Ayun
Tanah Lot
Sau đó chiều tối về nhận khách sạn ở Kuta

DAY 6 3/9 KUTA xe máy
ULUWATU
Pandawa Beach
Pura Ulu Watu
Blue Point Beach
Padang Padang Beach
Jimbaran

DAY 7 4/9 Kuta xe máy
Nusa Dua
Water Blow

SÁNG DAY 8 5/9
KUTA
9h30 đi sân bay để 10h40 bay
 
Các bác cho hỏi, làm thế nào để vào khu Nusa Dua xem Water Blow được ạ? Lần trước em ở khách sạn khu này nên không biết có thể ra bãi biển mà không vào KS được không?

Nusa Dua là 2 bãi tắm dài có khúc giữa là một bán đảo nhô ra biển với công viên công cộng và đền thờ nhỏ. Ven biển toàn resort chiếm giữ mặt tiền biển. Tuy nhiên, từ quảng trường cứ đi theo đường xe máy đi được ra bãi Nusa Dua sẽ đến chỗ nằm giữa 2 bãi chính của Nusa Dua, ở đó có mấy quán bình dân bán nước và cho thuê đồ tắm, để xe máy không phải gửi, rồi đi chơi tự do thôi. Hãy hỏi dân cư ở đó.

Đường vẽ xanh là đường đi xe máy OK, tôi đã đi rồi.

Nên đi Nusa Dua và Uluwatu trong 1 ngày OK. Đi đường cao tốc vượt biển mới nhanh và hoành tráng.

Dành riêng ưu ái cho danngoc mới trả lời kỹ vậy nhé.

 
Các bác cho hỏi, làm thế nào để vào khu Nusa Dua xem Water Blow được ạ? Lần trước em ở khách sạn khu này nên không biết có thể ra bãi biển mà không vào KS được không?

Water Blow ở khu công cộng nha anh/chị ơi. Tìm đến khách sạn Grand Hyatt sẽ thấy cái barrier đi vào khu tượng đài Sarawati, leo qua cái barrier đi theo ngược chiều kim đồng hồ quanh vòng xoay, chú ý có tấm biển chỉ đường đến Water Blow thật nhỏ trên 1 thân cây bên phải, đi khoảng nửa vòng xoay là đến cổng vào Water Blow cũng ở bên phải. Hồi tháng 5/2015 thì họ có đóng cửa để tu sửa chỗ này vì hiện trạng cầu gỗ bị sập gây ra tai nạn cho vài du khách. Mình đã cất công tìm đến rồi lại về không :(
 
Anh hỏi tôi người Hàn Quốc phải không - Không, tôi là Việt Nam! (Ở Indonesia không phải ai cũng biết VN - anh tài xế taxi đầu tiên chở tôi ở sân bay Jakarta khi nghe đến chữ Vietnam đã hỏi lại "Vietnam, tặc tặc tặc!" "No, Việt Nam no more tặc tặc. I am a tourist!")

Vụ này bác nói đúng, ngay sát nách mình đây mà tay lái taxi ở sân bay Kuala Lumpur còn hỏi em. VN mày còn oánh nhau không? Thế mới biết mình ở đâu trên trường quốc tế.
 
Đặt chân trở lại Bali lần thứ 2, tôi nhận thấy mình vẫn chưa biết gì về Bali. Đến lúc sắp rời khỏi sân bay Denpasar, tôi vẫn còn thòm thèm chĩa máy chụp vét mũi đá Uluwatu, nhô cao như cái đầu rùa tò mò nhìn sang bãi biển Kuta, nhưng nhìn từ trên cao trông như bàn chân của con gà là hòn đảo Bali, cái mỏ là bến phà Gilimanuk!

Nếu trong lần trước năm 2011, Bali với tôi là Bến phà Gilimanuk gợi lại truyện ngắn của Sommeset Maugham; là chặng đường xe buýt tuyệt vời xuyên rừng 180 km hai bên xanh ngắt rừng ruộng lúa và lốm đốm đền thờ kéo dài từ Gilimanuk đến Kuta; là chuyến đi xe máy điên rồ 200km từ sáng sớm đến tận 8h tối thục mạng từ Denpasar lên Sukawati lên núi lửa Kitamani; là bãi biển Nusa Dua sáng xanh ngắt chiều thủy triều xuống lộ ra bao điều thú vị; thì lần này Bali tiết lộ thêm cho tôi biết bao điều. Đó là buổi sáng Ubud mới hương lúa chín ngan ngát, xung quanh cả chục con cu ngói lần lượt cất tiếng ganh giọng nhau giữa tiếng lích chích của bầy chim sâu và tiếng đập cánh của lũ vạc, trong khi bà chủ nhà tay bưng khay đồ lễ lần lượt đi cúng khấn hai mươi mấy chỗ quanh nhà; là buổi chiều tối bầy ếch nhái ộp oạp cùng dế mèn giữa ánh lập lòe của lũ đom đóm; là tiếng nhạc lễ (le gong) cồng chiêng của 1 trong vô số lễ hội trong năm; là hai tiếng rưỡi vượt thác giữa cảnh núi rừng hùng vĩ; là đỉnh núi Agung 2567m nhô cao sau lưng đền Besakih; là ngạc nhiên há hốc trước vách đá cao hàng trăm mét Uluwatu và khám phá bất ngờ ở bãi đá Blue Point; là bọt nước trắng muốt của Water Blow; là nụ cười đáng yêu của cô bán hàng Bali, là, là... nhiều lắm...

Tôi muốn quay lại Bali...

 

Người Indonesia và đặc biệt là người Bali là những người có thiên phú sáng tạo hội họa. Riêng ở Bali, cuộc sống thường nhật của họ không nhiều bon chen, không tham lam, chủ yếu họ tập trung cho đời sống tâm linh, thờ phượng. Họ vui thích trang trí cho nơi mình ở bằng đủ loại điêu khắc, vẽ vời chỉ để cho vui chớ không mang tính thực dụng. Trên hình là một tranh nhái theo phong cách Salvador Dali, trên con đường nhỏ ở Ubud.
 

Khác với 2011, lần này tôi thấy giao thông ở Bali tấp nập hơn, nhiều ô-tô và xe máy hơn, nhưng cũng trật tự hơn. Khá hơn HCM City, không còn thấy họ leo xe máy lên lề, không có lấn tuyến hay tắc đường do taxi cố tình quay đầu.


Đang trong một lễ hội nhân trăng rằm nên người dân mặc trang phục dân tộc ra đường. Người Bali dùng Moon Calendar (lịch âm) nhưng một tháng của họ có tới 35 ngày. Gần như tháng nào cũng có lễ lớn. Lễ lần này kéo dài trong 4 ngày.
 

Nhà trọ Dewa House trên đường Bisma, có hồ bơi nước xoáy matxa, nhìn ra ruộng bậc thang thơm mùi cốm...


Người Bali sống theo từng gia tộc. Mỗi gia tộc có một đền thờ họ với dịp lễ riêng của tộc mình. Mỗi gia đình lại có đền thờ riêng family temple. Theo bác tài xế, trong một ngôi nhà Bali thường có 5 đền thờ: 2 ở phía Bắc, 2 ở phía Tây, 1 ở phía Đông, thờ các vị thần chính phụ như thần bếp, thần khách khứa, thần lửa v.v. nhưng mỗi sáng họ cúng tới hàng chục nơi vì còn hàng chục vị thần khác liên quan tới đời sống của họ. Ngoài ra, trên ruộng thì có bàn thờ thần nông, bên sông hay kênh nước có bàn thờ thần sông suối v.v. Mỗi sáng, bà chủ nhà trọ bưng 1 mâm đến hàng hai chục khay tết bằng lá tre, trong để hoa, gạo, bánh trái, cùng một bó nhang. Bà đi đến từng nơi, lót một chiếc lá xuống đất rồi đặt khay đồ cúng xuống, cắm thêm một que nhang (hương) lên trên rồi dùng một bông hoa hái trong vườn nhà (thường là hoa sứ, hoa giấy) chấm vào bát nước trong rồi vẩy lên khay cúng, miệng lẩm nhẩm cầu khấn, bày tay cầm hoa như múa trong không khí rất duyên dáng.


Bàn thờ thần ruộng đồng
 

Con đường Bisma giống như một con đường ở Hollywood. Vị khách nào có nhu cầu đều có thể bọ tiền ra làm đường, rồi để lại 1 ô vuông bê tông thế này ghi tên họ hoặc công ty của mình, hoặc in dấu chân dấu tay mình tùy thích.


Quán Lotus Cafe nổi tiếng của Ubud


Một loài cây tôi mới thấy lần đầu: hoa xanh ngắt như hoa giả
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,144
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top