What's new

[Chia sẻ] Hành trình qua Java-Bali, Indonesia 2011

Ánh nắng vàng rực rỡ lấp lánh trên bãi san hô, biển xanh ngăn ngắt trong suốt như pha lê, gió biển thổi mát rượi lên làn da cháy nắng vì chặng phóng xe máy 250 km lên thăm hồ núi lửa Batur, trên mấy cây bàng Bali gần đó có tiếng đôi cu gáy đang gù nhau giữa mấy con chim sẻ tíu tít... Một đôi nam thanh nữ tú người Nga đang vờn nhau để chụp ảnh cưới...

Cảnh thiên đường này không một Đấng Chúa toàn năng nào, dẫu là Do Thái, Palestine hay Arab, hay Chí nồ mắt híp, dám hủy hoại hoàn toàn, vì ngay cả các ngài cũng cần đi du lịch tránh chốn thiên đàng cũ kỹ...


IMG_5554.jpg



Mọi chuyện bắt đầu từ một đêm khó ngủ chờ transit đi Rome ở một sân bay nhỏ gần Paris. Tôi lang thang giữa những hàng ghế chờ, mò vào các quầy quảng cáo, văn phòng du lịch... Hơ hơ, kẹt giữa một băng ghế là tấm vé đi Lyon của một du khách đãng trí nào đó. Ắt hẳn anh ta đã phát cáu, lục tung đồ đạc lên để kiếm nó, cuối cùng có thể đã lỡ chuyến bay để đi tới một hướng khác của số phận ... Bi kịch hay vận may?

Và rồi tôi tìm thấy cuốn cẩm nang du lịch bằng du thuyền vượt đại dương cruiser, hạng khách VIP. Cuốn tạp chí liệt kê hơn một ngàn điểm du lịch 5 sao bằng cruiser đi khắp thế giới. Trong số đó, khu vực Đông Nam Á chỉ có 2: Phuket, và Bali. Từ đó, tôi ước mơ về hòn đảo Bali thiên đường.
 
Vậy là lần này vẫn là cặp uyên ương song hiệp lên đường hả anh?
Em tưởng có rơ-moóc rồi thì chị N phải ở nhà chứ? Những 9 ngày cơ mà. Hehe
 
Giời đất, tồng chí tưởng thế thì toi rùi. :)


Típ nè:

IMG_3459.jpg

3h sáng đã lồm cồm dậy để check in. Vừa hay một xe bus đổ xuống sân bay khoảng 40-50 nữ tiếp viên Lion Air: ôi sao mà khác quá với dân thường Indo: cao to, da trắng, mặt mũi quá đẹp. Hẳn nghề tiếp viên hàng không ở xứ này rất có giá mới tuyển được các em gái thế này, khắc với xứ ta đám tiếp viên HK giờ cũng chỉ là giới bình thường trong xã hội, trong khi đám chân dài VN đã chuyển sang nghề khác thu nhập cao hơn từ lâu lắm rồi.

Tax sân bay quốc nội là 40.000. Cái dân Indo này cũng bừa bãi luộm thuộm y dân Việt: ly mì ăn dở mà họ vứt bừa trên ghế không thèm bỏ sọt rác.


IMG_3461.jpg

Tuy nhiên lại khá có ý thức xếp hàng và giữ khoảng cách vừa đủ. Không thấy những lộn xộn như người Việt.


IMG_3462.jpg

Thêm một lưu ý nữa: đồ đạc nội thất hầu hết đều là nội địa, không thấy hàng Tàu. Vật liệu rẻ tiền không quá cầu kỳ. Dàn khung sắt ống giản dị, sàn lát gạch tàu thổi PU. Cửa kính khung nhôm, chụp đèn neon bằng nhựa nội địa.
 
IMG_3465.jpg

Dàn tiếp viên xinh đẹp của Lion Air.


IMG_3467.jpg



IMG_3468.jpg

Cảnh quan thấy có vẻ rất hứa hẹn.


IMG_3473.jpg

Sân bay Yogyakarta. Điêu khắc bán ký gửi của Timbul Raharjo, được đặt tên là "Daidarus": lấy theo thần thoại Hy Lạp - Daidarus là một nhà khoa học có nhiều sáng kiến, bị vua Minos bắt phải thiết kế và xây dựng một mê cung không ai có thể thoát ra được (dành cho quái vật Minotaur con trai vua). Khi làm xong, ông và con trai là Icarus bị vua vứt vào trong chính mê cung ấy. Để thoát ra, ông làm những bộ cánh bằng lông chim và sáp ong. Icarus không nghe lời ông đã bay lên quá cao gần mặt trời nên sáp tan chảy và Icarus chết...
Dài dòng như vậy, nhưng tớ rất thán phục khả năng sáng tạo của dân Indonesia.
 
Khó khăn đầu tiên khi đặt chân xuống sân bay Yogyakarta là không có thông tin. Bản đồ chi tiết của thành phố không thấy có ở quầy thông tin, mà chỉ là một bản đồ rất mơ hồ và thiếu tỷ lệ. Không hề gì, vì ta có thể hỏi taxi.

Rút kinh nghiệm hôm qua ở sân bay Soeharno-Hatta, tôi trả giá với taxi kiên quyết hơn. Rốt cục là 30.000 cho chuyến taxi 12 km về đường chính Zalan Malioboro của thành phố.

Điều đập vào mắt là giao thông ở đây.

IMG_3483.jpg

Vào giờ cao điểm, rất nhiều cảnh sát đứng điều khiển các ngã giao cắt trên đường, các chỗ quay xe hay thậm chí những lối xe ra vào công trình. Về sau này, tôi còn thấy có cả người mặc đồng phục của các khách sạn, nhà hàng, thậm chí cả người thường phục làm chuyện này - đó là những người làm việc để có thêm tiền boa của lái xe.


IMG_3654.jpg

Ngoài các trạm xăng, dân Indo cũng mua xăng lẻ vỉa hè tại các điểm bán như thế này.


IMG_3487.jpg

Bảng số xe rất tạp nham, đôi khi cắt vá tạm bợ chứ không đẹp như ở VN (phần lớn chữ trắng nền đen, nhưng nhiều khi cũng có ngoại lệ chữ đen nền trắng hay cả nền vàng). Có khi trên đường còn có cả tiệm chuyên bán biển số xe.


IMG_3660.jpg

Đậu xe trên vỉa hè đường lớn Malioboro.


IMG_3822.jpg
 
IMG_4144.jpg

Đường cao tốc nhưng lại trồng cây phân cách rất cao, lâu lâu ở những chỗ giao cắt như thế này xe máy chạy bừa rất nguy hiểm. Tuy vậy trong 3 ngày ở Java tớ chưa thấy vụ đụng xe nào.


IMG_3824.jpg

Dân tình băng qua đường bừa bãi y như VN. Những cảnh đi bộ qua đường ngay cạnh cầu vượt cho người đi bộ là chuyện bình thường


IMG_4166.jpg

Hai bên đường cắm nhiều cờ phướn rất cao và sặc sỡ. Có lẽ đang kỳ vận động bầu cử ở đây nên các bảng vận động cũng khá sẵn.


IMG_3834.jpg

Khá nhiều xe độ
 
Một đặc sắc của thế giới Hindu giáo là cảnh bán lẻ bên đường

IMG_4163.jpg



IMG_4147.jpg

Mỗi khi xe dừng đèn đỏ là có người tới bán hàng


IMG_3488.jpg

Và cả bán báo


IMG_4136.jpg

Hoặc lau kính xe xin tiền
 
Sân bay Jogya có buýt công cộng đi về thành phố đến đường trung tâm Malioboro. Xe buýt này đi từ trung tâm đến sân bay và điểm cuối là Đền Pra... cách đó vài bến. Cũng tại sân bay này có train đi về Surabaya đi ngang qua TP Solo cách sân bay 2-3 tiếng tàu chạy, 1TP đẹp và là nơi sản xuất các hàng thổ cẩm truyền thống.
 
Cảnh sát ở Indonesia có vẻ như khá có giá, mặc dù đi đâu cũng thấy cảnh sát đầy đường - lực lượng này chọn toàn người cao to khỏe mạnh.

Trong thời gian ở đảo Java, tôi không gặp cảnh "làm luật" nào. Thật sai lầm vì khi đến Bali, chính tôi sẽ bị làm luật, nhưng đó sẽ là câu chuyện kể sau này.

IMG_3807.jpg



IMG_3823.jpg



IMG_3662.jpg

Hàng họ của cảnh sát (Polisi) trông rất ngầu.


IMG_3651.jpg



IMG_4140.jpg

Đi đâu cũng gặp trụ sở Polisi, nhưng cảnh sát đóng trong các lều bạt căng ngay sát đường.

IMG_3482.jpg

Cạnh lều cảnh sát còn có cả lều sơ cấp cứu


IMG_3514.jpg
 
Đường Malioboro là trục thương mại, du lịch chính của Yogyakarta. Ở đây tập trung các cửa hàng, khách sạn, nơi vui chơi cho khách du lịch.


IMG_3491.jpg

Indonesia nổi tiếng về vải batik đến nỗi cây cối cũng bọc vải.


Vợ chồng tớ ghé vào ăn thử món địa phương

IMG_3493.jpg

Nổi tiếng nhất là món Bakso, dịch nghĩa là bò viên. Bakso được thấy khắp Java cho đến Bali. Có nhiều biến thể của bakso: bò viên với mì, bò viên với miến, bò viên không... Tùy nơi mà chất lượng viên bò cũng khác nhau. Giá chén bakso đầu tiên trong đời em là 5.000. Tuy nhiên, ở đây họ cho rất nhiều bột ngọt nên người nào bị dị ứng nên nói trước cho họ biết "No Ajino-moto".


IMG_3494.jpg

Món thứ hai là nỗi khủng khiếp: cơm với thịt chim cu gáy hoặc thịt gà. Ăn kèm đĩa salad tức cà chua, đậu bắp và bắp cải ăn sống. Có vẻ như dân Indo ăn ít cơm hơn dân Việt. Còn gà hoặc chim cút, họ rán khô quắt lại đen thui và để trong tủ kính cho đến khi có khách ăn. Không thể biết được chúng chễm chệ ở đấy trong bao nhiêu ngày trước khi lên đường đi vào vương quốc tiêu hóa. Có khách gọi, tay Indo thò bàn tay đen thui bốc lấy nửa con cút thả vào chảo rán. Khi ăn, cần kéo đùi nó nửa tiếng để dứt thịt ra khỏi gân và xương. Nó làm tớ nhớ tới hồi ký của Thủ tướng Gandhi của Ấn Độ: ông lỡ thuê một người Ấn theo đạo Kỳ Na khi ở Nam Phi để làm đầu bếp. Về nhà mới biết ông này đã phát nguyện không bao giờ rửa tay sau khi đi vệ sinh, nên Gandhi đành nấu ăn chung cho cả hai người. Tuy vậy, cả hai món kia được bộ máy tiêu hóa của tớ chấp nhận mà không phản hồi nào quyết liệt. Ta sẽ trở lại đề tài món ăn Indo khi đến Bali sau này.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,032
Members
192,336
Latest member
hakhaclinh
Back
Top