What's new

[Chia sẻ] Hành trình theo bước chân vua Gia Long.

11- Dưới sự hợp tác của Bá Đa Lộc và Gia Long , vùng Sài Gòn Gia Định dần trở thành một trung tâm quan trọng
Khi vừa chiếm lại Gia Định, ông bắt đầu tổ chức lại chính quyền bằng cách lựa các viên tham mưu quân đội chuyển qua các bộ lập thành một triều đình, đồng thời cho tăng cường phát triển giáo dục, mở khoa thi, thu dùng các nhân sĩ người Việt và Minh Hương đã theo ông trước đó. Ngoài ra, nhiều sĩ phu lục tục ra giúp Nguyễn Ánh, trong đó nổi bật nhất là nhóm học trò của nhà nho Võ Trường Toản.
Ngày 27 tháng 12 năm 1787, Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh rời Pháp và trở lại Pondichéry để đợi sự chi viện từ phía chính quyền Louis, nhưng ngày 14 tháng 7 năm 1789 giai cấp tư sản Pháp đã làm cuộc cách mạng lật đổ triều đại phong kiến Louis, thiết lập nền cộng hòa tư sản, cộng thêm việc Bá tước nhận trách nhiệm chi viện là De Conway vốn có hiềm khích với Bá Đa Lộc đã tấu sàm, nước Pháp tỏ ra không muốn nhắc đến hiệp ước cũ nữa. Giám mục Bá Đa Lộc đã tự quyên góp tiền từ các thương gia có ý định đặt cơ sở buôn bán ở Đại Việt cùng với số tiền 15.000 franc Pháp của gia đình mình cho, đem mua súng đạn và tàu chiến. Tháng 7 thì Bá Đa Lộc cùng Nguyễn Phúc Cảnh về đến Gia Định. Các hoạt động quyên góp sau này về tiền hay xây dựng, sửa sang thành Gia Định, Vĩnh Long, Châu Đốc, Hà Tiên, Biên Hòa, Bà Rịa, huấn luyện cơ đội pháo thủ, tổ chức bộ binh và rèn luyện tập binh lính theo lối châu Âu, trung gian mua tàu chiến và vũ khí... đều có sự góp sức của những người Pháp mà do Bá Đa Lộc chiêu mộ, kêu gọi...Việc củng cố Gia Định cộng thêm sự giúp đỡ từ người Pháp đã giúp cho thế lực của Nguyễn Ánh ngày càng mạnh, có thể đối đầu với Tây Sơn.

Ngoài ra, các chính sách cải cách nông nghiệp này đã khiến việc sản xuất lúa gạo ở vùng Gia Định tăng cao và giúp rất lớn cho việc chiến tranh với Tây Sơn của Nguyễn Ánh. Thời gian này, ông có thể nuôi được một đội quân lên đến 30.000 lính và 1.200 thuyền chiến (ước tính năm 1800)

Một chứng minh khác cho việc dư lúa gạo này là việc năm 1802 có nạn đói lớn ở Gia Định, Nguyễn Ánh lấy kho gạo quân ra phát cho dân và cho giảm thuế ruộng ở Gia Định. Cùng trong thời gian, khi nghe tin quân Thanh giúp Lê Chiêu Thống sang đánh Tây Sơn, Nguyễn Ánh từng sai Phạm Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và chở 50 vạn cân gạo ra giúp quân Thanh nhưng thuyền đi giữa đường bị đắm hết; cũng đồng thời bên Xiêm La có hạn hán, Nguyễn Ánh cho xuất 8.800 vuông gạo để giúp.

Từ khi quay trở lại Gia Định, Nguyễn Ánh cũng bắt đầu cho đưa các nhóm thợ thủ công ông đưa từ miền Trung Đại Việt vào. Năm 1791, Nguyễn Ánh quy hoạch lại nghề thủ công ở vùng Gia Định: ông cho quy hoạch ra 64 ty thủ công gồm đủ các loại ngành nghề được phân bố khắp các dinh. Khu vực Sài Gòn có sở Nhà Đồ gồm 22 ty trong đó có các ty thợ mộc, thợ sơn, thợ cưa (các ty này là cơ sở quan trọng cho Nguyễn Ánh phát triển thủy quân, ông đề ra chính sách đãi ngộ thợ trong các ty này như là lính chính thức, họ được ăn lương và miễn sưu thuế hằng năm; chỉ phải có lễ mừng cho các quan sở tại). Bên cạnh các ty, còn có tổ chức các đội chuyên trách phục vụ cho các ty và tổ chức gọi là "nậu" gồm dân thợ cùng nghề ở các vùng dân cư hẻo lánh, chưa nên thôn xóm. Đối với các "nậu", chính quyền chỉ kiểm tra vả thu thuế và thành viên của các nậu chỉ phải trả thuế thân và nộp sản phẩm thay cho sưu dịch.

Việc mua bán với nước ngoài cũng được khuyến khích và kiểm soát chặt chẽ (nhất là đối với các mặt hàng có liên quan tới quân sự như kẽm, sắt, đồ đồng, diêm, lưu huỳnh, sắt, gang, chì đen), để có thêm nguồn tài chính và binh khí. Tất cả đều phải do nhà nước mua bán và quản lý, ai mua bán lén hoặc quan lại nào không kiểm soát được đều bị tội phạt nặng. Từ trước khi Nguyễn Phúc Cảnh về, Nguyễn Ánh đã đưa ra chính sách mời gọi thuyền nhà Thanh vào buôn bán; hễ thuyền nào có chở các thứ đã kể trên thì quan lại ở Gia Định sẽ mua rồi thanh toán lại bằng gạo tùy theo số hàng ít hay nhiều[98]. Ngoài ra, Nguyễn Ánh còn thường xuyên cho thuộc cấp đi qua các khu vực do thực dân phương Tây kiểm soát gần Việt Nam để mua binh khí, trong đó quân Nguyễn thường xuyên lui tới nhất là các khu vực lãnh thổ phía Tây như Batavia, Malacca, Transquebar
 
12- Xây dựng thành Bát Quái tại Sài Gòn theo kiểu Tây
Quân Tây Sơn vào thời gian này thường xuyên đột kích Gia Định để lấy lương thực vào mùa gặt. Vì vậy, hành động đầu tiên của Nguyễn Ánh sau khi chiếm được thành Gia Định nhờ các sĩ quan Pháp trong quân đội mình xây dựng một tòa thành kiểu châu Âu trên đất Gia Định.

Tòa thành này bắt đầu được xây dựng vào năm 1789, do hai sĩ quan người Pháp là Theodore Lebrun và de Puymanel thiết kế với tổng nhân công xây dựng ước chừng 30.000 người. Việc xây dựng đã buộc quan lại Gia Định phải áp một mức thuế cao và các nhân công lao động bị ép phải làm việc tới mức cực hạn, khiến cho một cuộc nổi loạn nổ ra. Đến năm 1790, tòa thành hoàn tất với chu vi khoảng 4176 mét, xây theo theo kiểu Vauban, có ba mặt được sông nước che chở có tên là Bát Quái. Sau đó, Nguyễn Ánh cho đặt Phiên An trấn thành Gia Định kinh (kinh thành hay thủ phủ Gia Định). Tòa thành Bát Quái này đã khiến cho Tây Sơn không bao giờ tìm cách chiếm lại Gia Định nữa, đem đến cho Nguyễn Ánh một lợi thế nhất định trước kẻ thù chính của ông. Nguyễn Ánh tỏ ra rất thích thú về mảng kỹ thuật xây thành quách của phương Tây, ông yêu cầu các sĩ quan Pháp đi về châu Âu để tìm và mang về cho ông các sách và nghiên cứu về chủ đề này.

Nhằm tăng cường quân đội, kinh tế và phòng thủ, từ tháng 10 năm 1788, Nguyễn Ánh cho người bắt tráng đinh thành lập các phủ binh. Nhiều người Pháp được Nguyễn Ánh đưa vào huấn luyện quân đội; ví dụ như Jean-Marie Dayot được phái huấn luyện chiến thuật cho thủy binh. Và có khoảng tổng cộng 4 sĩ quan 80 binh sĩ người Pháp tham gia đánh trận, chủ yếu ở vai trò trợ chiến dưới sự chỉ huy của các tướng lĩnh người Việt. Đối với vũ khí mà các thuyền buôn của người Châu Âu mang đến, Nguyễn Ánh giao cho các quan chỉ huy quân sự ở Trấn Biên mua lại bằng đường cát.

Thành Bát Quái ở Sài Gòn
Bat_quai_3.png

http://netxua.vn/wp-content/uploads/2012/02/Bat_quai_3.png

466-FI.jpg

http://intranet.thanhphohomnay.com/Content/ArticleImages/466-FI.jpg

Thanh_BQ_1.png

http://netxua.vn/wp-content/uploads/2012/09/Thanh_BQ_1.png
 
Last edited:
13- Tây Sơn ngày càng yếu, Nguyễn Ánh ngày càng mạnh

Các chính sách phát triển kinh tế-quân sự này đã giúp rất lớn cho quân đội của Nguyễn Ánh, ông đã phát triển lên được một đội quân có thể cạnh tranh nổi với Tây Sơn: theo John Barrow thì quân số của Gia Định đầu thế kỷ 19 lên tới 139.800 người[118]. Thủy binh của Nguyễn Ánh cũng trở nên hùng mạnh và có ưu thế hơn hẳn so với thủy binh của Tây Sơn,[119] chính điều này đã giúp Nguyễn Ánh có khả năng vượt biển đánh thẳng vào cảnh Quy Nhơn của Tây Sơn các năm 1790, 1797, 1798; và Nha Trang vào năm 1793, với trận quyết định tại Thị Nại năm 1801. Cho đến khi kết thúc chiến tranh; Nguyễn Ánh có một số thuyền hùng hậu lên tới 100 chiến hạm, 800 pháo hạm và 500 bán pháo hạm.

Tới lúc này, đối với nước Pháp, Nguyễn Ánh bắt đầu tìm đối sách về mặt ngoại giao: khoảng năm 1790, ông viết quốc thư với đại ý "cảm ơn nước Pháp", nhưng ông không còn cần họ giúp theo hiệp ước hiệp ước Versailles năm 1787 đã ký trước đây nữa. Đồng thời với việc trên là công cuộc giao thiệp với ba nước lớn Xiêm La, Chân Lạp, Vạn Tượng: ông cho quân chiếm đóng Chân Lạp, giữ quan hệ hòa hiếu với Xiêm La để yên ổn với Vạn Tượng (khi này trong tầm khống chế của Xiêm La), ngoài ra còn có quan hệ với một ít quốc gia nhỏ khác. Kết quả là cả ba quốc gia lớn đều có sự giúp đỡ ít nhiều cho Nguyễn Ánh trong cuộc chiến của mình.

Năm 1790, Nguyễn Ánh sai tướng đem 5000 quân thủy bộ ra đánh chiếm được Phan Rí và Bình Thuận. Đến năm 1792, nương theo gió Nam, ông sai hai tướng Nguyễn Văn Trương, Nguyễn Văn Thành cùng hai sĩ quan đánh thuê người Pháp là Dayot và Vannier đánh một trận và đốt phá thủy trại Tây Sơn tại Thị Nại rồi rút về.

Sau khi chiến thắng quân Thanh, vua Quang Trung đang chuẩn bị phối hợp với vua anh đem quân vào Nam đánh Gia Định thì đột ngột qua đời (1792), con là Nguyễn Quang Toản còn nhỏ tuổi lên nối ngôi, hiệu là Cảnh Thịnh. Cảnh Thịnh nhỏ tuổi nên thi hành nhiều chính sách yếu kém so với tiên đế và không đủ sức lãnh đạo khiến cho Tây Sơn bắt đầu khủng hoảng và chia rẽ. Loạn lạc liền nổ ra ở Bắc Hà: sĩ phu trung thành với nhà Lê nổi lên tôn Lê Duy Cận làm minh chủ, Duy Cận liên lạc với Nguyễn Ánh để cùng đánh Tây Sơn, việc này góp phần làm cho nhà Tây Sơn nhanh chóng suy yếu. Nội bộ Tây Sơn xảy ra tranh chấp, quyền hành rơi vào tay ngoại thích Bùi Đắc Tuyên. Nhân vào thế đó, Nguyễn Ánh ra sức mở các đợt tấn công ra Quy Nhơn theo nguyên tắc đã định trước đó: "Gặp nồm thuật thì tiến, vãn thì về, khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Dân chúng vùng miền Trung khi này, sau nhiều năm mệt mỏi dưới các tranh chấp nội bộ Tây Sơn, bắt đầu quay sang ủng hộ Nguyễn Ánh; trong dân gian lưu truyền một câu ca dao lục bát thế này:

Lạy trời cho cả gió nồm,
Để cho chúa Nguyễn kéo buồm thẳng ra
 
Last edited:
14- Sử dụng mọi lực lượng để đánh Tây Sơn

Năm 1797, Nguyễn Ánh cho quân ra đánh Phú Yên, riêng mình thì cùng Nguyễn Phúc Cảnh chỉ huy thủy quân ra tận Quy Nhơn đánh nhau với tướng Tây Sơn là Lê Trung tại Thị Nại thu được nhiều khí giới, nhưng khi tới Quy Nhơn thấy thế Tây Sơn thủ mạnh quá đành vòng lên đánh Quảng Nam nhưng được mấy tháng lại rút về vì thuyền chở quân lương từ Gia Định bị ngược gió không lên kịp. Thời gian này, Nguyễn Ánh chiêu dụ Quang Bảo nhưng việc chưa thành vì Quang Toản ra tay trước, bắt và giết được Quang Bảo. Nhưng Tây Sơn lại rơi vào lục đục, Quang Toản nghi ngờ giết hại nhiều triều thần, võ tướng, khiến cho sức chiến đấu suy giảm, thêm nhiều người sang hàng Nguyễn Ánh.

Trên mặt trận ngoại giao, Nguyễn Ánh vẫn giữ áp lực với Tây Sơn nhằm cô lập họ: ông vẫn giữ liên lạc vào giao thiệp thường xuyên với Rama I nhằm thông báo tình hình với vua Xiêm. Năm 1797, ông sai Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Kế Nhuận và Ngô Nhơn Tĩnh sang Xiêm. Ngay năm sau, năm 1798 lại sai sứ đi tiếp và tới năm 1799, Nguyễn Ánh cho sứ yêu cầu vua Xiêm La cho một đạo quân Chân Lạp và Vạn Tượng đi đến sát biên giới Nghệ An để nghi binh và vua Xiêm đồng ý làm theo. Đồng thời, Nguyễn Ánh còn định cho sứ đi ngoại giao với nhà Thanh - Trung Quốc, với mục đích lợi dụng mâu thuẫn và thù hằn của quốc gia này với Tây Sơn, và cả sự có mặt của Lê Chiêu Thống bên đó để khiến Trung Quốc giúp mình. Nhưng việc không thành do khi sứ của Nguyễn Ánh là Ngô Nhơn Tĩnh và Phạm Thận sang đến nơi thì Lê Chiêu Thống đã mất.

Cũng trong năm 1799, Nguyễn Ánh tự cầm quân đi đánh thành Quy Nhơn, quân Nguyễn lợi dụng khi này Tây Sơn đang lục đục để tiến quân nhanh chóng, đánh chiếm các vùng xung quanh rồi tới vây thành Quy Nhơn, riêng Nguyễn Ánh dựa thế thủy binh có lúc tiến ra tận Quảng Ngãi. Tuy Quang Toản ngay lập tức sai Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng đem quân vào cứu nhưng việc này không hiệu quả lắm do bị quân Nguyễn chặn đánh gắt gao. Lương thiếu mà chờ mãi không có viện binh, các quan tướng giữ thành Quy Nhơn của Tây Sơn là Vũ Tuấn, Lê Văn Thanh, Trương Tấn Thúy và Nguyễn Đại Phác cầm hơn 1 vạn quân mở cổng thành đầu hàng.

Sau khi chiếm được, Nguyễn Ánh bèn đổi tên Quy Nhơn thành Bình Định, rồi cho quân tới trấn giữ thành. Đồng thời, Nguyễn Ánh cũng tìm cách thu phục dân chúng vùng Quy Nhơn vì ông biết rất rõ đây là đất phát tích của Tây Sơn: ông tiếp tục chính sách tha thuế của Tây Sơn, trọng dùng hàng binh và ra tay trừng phạt nặng các tướng lĩnh dưới quyền hà hiếp dân chúng vùng này. Cũng vì Quy Nhơn mang tính đất tổ, Tây Sơn ngay lập tức tìm cách chiếm lại. Từ tháng giêng 1800, hai danh tướng Trần Quang Diệu và Vũ Văn Dũng kéo quân nam chinh, hai ông tiến quân nhanh chóng vì quân phòng thủ Nguyễn do Võ Tánh chỉ huy chống không nổi cộng thêm nhiều hàng tướng hàng binh của Tây Sơn trong hàng ngũ quân Nguyễn liên tục ra hàng Tây Sơn. Đến tháng 1 năm 1800, quân Tây Sơn bắt đầu vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Ánh liền cho quân ra cứu nhưng không tiến được do bị bộ binh Tây Sơn chặn lại, ông thấy thế bèn chia quân đi đánh các nơi và thắng nhiều trận, trong đó có một trận lớn ở trận Thị Nại.

Nhận thấy quân Tây Sơn vây Quy Nhơn còn mạnh, Nguyễn Ánh cho người lẻn mang thư đến bảo tướng quân Nguyễn giữ thành là Võ Tánh mở đường máu mà trốn ra nhưng Võ Tánh kiên quyết tử thủ để tạo đều kiện cho Nguyễn Ánh đánh Phú Xuân, chính việc này khiến thời gian hai danh tướng Tây Sơn bị cầm chân lên hơn một năm. Năm 1801, Nguyễn Ánh nhận thấy tinh binh Tây Sơn đều tập trung cả ở chiến trường Quy Nhơn nên mang quân chủ lực vượt biển ra đánh Phú Xuân. Tháng 5 năm 1801, Nguyễn Ánh kéo quân đánh nhau dữ dội với Tây Sơn ở cửa Tư Dung; rồi sau đó đụng Quang Toản ở cửa Eo. Quang Toản thua trận bỏ chạy ra Bắc Hà[158] và đến 3 tháng 5 Nguyễn Ánh giành được Phú Xuân.

Cùng thời gian nghe tin Phú Xuân bị đánh, Trần Quang Diệu đang vây Quy Nhơn sai binh về cứu nhưng bị quân Nguyễn chặn đánh nên quân không về được, ông chỉ còn cách cố gắng đốc binh chiếm thành[158]. Đầu năm 1802, Tây Sơn mới chiếm lại thành Quy Nhơn, Võ Tánh tự vẫn để xin tha mạng binh sĩ. Trần Quang Diệu tha cho binh Nguyễn, an táng Võ Tánh và thuộc tướng. Quang Diệu sau đó bỏ thành Quy Nhơn để cùng Vũ Văn Dũng mang quân cứu viện ra Nghệ An. Bị quân Nguyễn chặn đường, quân Tây Sơn buộc phải vòng qua đường Vạn Tượng (Lào). Lúc tới Nghệ An thì thấy thành đã mất, quân sĩ bỏ chạy gần hết, vợ chồng Trần Quang Diệu và Bùi Thị Xuân bị bắt. Riêng Vũ Văn Dũng không rõ số phận .
 
15-Tiêu diệt Tây Sơn, lên ngôi vua, thay đổi quốc hiệu thành Việt Nam

Sau khi chiến thắng quân Tây Sơn, hoàn toàn chiếm được Phú Xuân, Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế ngày 1 tháng 6 (âm lịch) năm Nhâm Tuất (1802). Để tượng trưng sự thống nhất Nam-Bắc lần đầu tiên sau nhiều năm, Nguyễn Ánh chọn niên hiệu là Gia Long, Gia lấy từ Gia Định và Long lấy từ Thăng Long. Sau đó ông cho người đem toàn bộ ấn sách nhà Thanh trao cho Tây Sơn trả lại và xin phong, rồi sai Lê Văn Duyệt kéo quân tiếp ra Bắc Hà diệt hoàn toàn nhà Tây Sơn.

Ngay sau khi thắng hoàn toàn Tây Sơn, chiếm cả Bắc Hà, Gia Long liền cho thượng thư Binh bộ là Lê Quang Định đi sứ sang Trung Quốc để cầu phong vì cả lý do ngoại giao lẫn cả quan niệm Thiên tử của Nho giáo về nước lớn nước nhỏ. Đồng thời với việc xin phong, Gia Long cũng yêu cầu được đổi quốc hiệu là Nam Việt. Ban đầu hoàng đế nhà Thanh là Gia Khánh không chấp nhận quốc hiệu "Nam Việt" để tránh lầm với nước Nam Việt của nhà Triệu lúc này đã gồm nhiều phần lãnh thổ của Trung Quốc. Tuy nhiên, Gia Long vẫn kiên trì lập trường của mình dù vua nhà Thanh đã bài bác tới vài lần để tỏ cho Trung Quốc biết nếu không cho đổi thì ông sẽ không thụ phong. Cuối cùng Gia Khánh cho đổi Nam Việt thành Việt Nam thì Gia Long mới chấp nhận.

Với người Pháp, ông vẫn tiếp tục những biểu hiện tỏ ra thân mật với người Pháp. Ông trả công hậu hĩ cho những người đã từng theo giúp mình, một số sĩ quan người Pháp cũng được làm quan trong triều đình Huế với những ưu đãi đặc biệt. Về mặt hình thức vua Gia Long là người có những quan hệ tốt với nước Pháp, đối xử với họ như những ân nhân. Chính những biểu hiện đó khiến người ta thường đánh giá Gia Long trong bản chất Nguyễn Ánh, phê phán Gia Long về những hành động khi ông đang còn là Nguyễn Ánh. Do vậy, hình ảnh Gia Long trở nên không tốt đẹp vì sự tồi tệ mà Nguyễn Ánh đã tạo ra trong lịch sử dân tộc.
 
End - Sự trả thù tàn bạo của vua Gia Long đối với Tây Sơn Nguyễn Huệ
Mối thù của Gia Long đối với Tây Sơn lên đến tận xương tủy, thấm máu dòng họ trời đất. Cho nên sau khi lên làm vua, việc trước tiên hết của ông vua này là trả thù vua quan dòng họ con cháu nhà Tây Sơn, Nguyễn Huệ. Sự trả thù được ghi lại như sau:

Trước hết là bắt vua Quang Toản phải tự mắt nhìn vào một loạt các cảnh gồm 5 động tác:


Phơi bày thi thể của bố mẹ Quang Toản và những người than cận nhất của nhà vua một cách nguyên xi như lúc mới bốc ở dưới mộ chiều hôm trước.
Lắp lại thành từng bộ phận hoặc toàn than những hài cốt của vua Quang Trung và bố mẹ Người để gây cảm xúc rung rợn, thương tâm.
Tập trung những hài cốt đã lắp cùng với tất cả những hài cốt rời rạc của gia đình vào một cái giỏ lớn.
Bắt buộc tất cả lính tráng và những người có mặt phải đến và đi tiểu vào cái giỏ hài cốt ấy.
Giã nát tất cả hài cốt thành bột và bỏ vào một cái giỏ khác đặt sát tận mắt vua Quang Toản để gây thêm đau khổ cho nhà vua.


Sau khi khủng bố tinh thần như vậy Quang Toản được ăn một bữa cơm khá ngon rồi bị bịt mồm lại bằng giẻ rách, tất cả gia quyến của nhà vua cũng đều bị bịt mồm để ngăn cản họ kêu la chửi rủa.

Rồi người ta dẫn đến bốn con voi, căng tay chân Quang Toản ra và trói một tay hoặc một chân của nhà vua vào một chân sau của mỗi con voi. Dưới sự điều khiển của tượng binh, bốn con voi đồng thời chạy về bốn hướng để xé than nhà vua thành bốn mảnh. Từ bốn mảnh xác ấy người ta róc thịt, lột da lấy xương để ra một nơi. Còn da thịt chia làm 5 phần bằng nhau đem ra phơi bày ở 5 chợ đông người nhất của kinh thành trên những cái cột cao để cho diều, quạ, mặt cắt…đến rỉa thịt.

"Quang Tự, Quang Điện, Nguyễn Văn Trị rồi các con của Nguyễn Nhạc gồm Thanh, Hán, Dũng bị giết ngay sau khi bị bắt, 31 người có quan hệ huyết thống với Nguyễn Huệ đều bị xử lăng trì”.

"Quang Toản và những người con khác của Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ là Quang Duy, Quang Thiệu và Quang Bàn bị 5 voi xé xác, đầu bị bỏ vào vò và giam trong ngục”.

Riêng với thiếu phó Trần Quang Diệu, vì nổi tiếng là người rất có hiếu với mẹ nên được vua Gia Long miễn cho hình phạt “voi xé” và được hưởng hình phạt “chặt đầu”. Cha bị chặt đầu nhưng con gái ông vẫn phải chịu hình “voi xé”. Cô bé này khoảng 14 – 15 tuổi, rất xinh đẹp và dễ thương, khi thấy một con voi ra quấn mình, cô réo lên một tiếng vô cùng thê thảm: “mẹ ơi cứu con với”…Bùi Thị Xuân trả lời “nhưng con ơi, con nên chết với bố mẹ hơn là sống với bè lũ lang sói kia”. Lời nói ấy vừa chấm dứt thì con voi bị kích thích đưa vói quấn lấy cô bé rồi tung lên cao rồi cho rơi xuống cắm đứng vào cặp vòi nhọn hoắt của nó và nó làm thế hai lần thì cô bé chết.

Đến lượt nữ tướng Bùi Thị Xuân, bà đã hiên ngang đi thẳng tới con voi sắp giết mình và như muốn chọc tức nó. Khi bà lại gần con voi thì có một tiếng hô lớn: “Qùy xuống cho voi dễ nắm bắt”, bà không quỳ và cứ ung dung đến sát cạnh con voi. Thấy con voi vẫn đứng im, người nài phải thúc dục nó bằng nhiều cách nó mói chịu quấn than bà tung lên đến ba lần bà mới tắc thở. Người ta nói: “ Có lẽ thấy nữ tướng Bùi Thị Xuân hiên ngang đi tới, voi đã nhận ra đó là một trong những người chủ cũ của nó”.

Các quan văn khác của Tây Sơn như Ngô Thì Nhậm và Phan Huy ích ra hàng thì cho đánh đòn và được tha về (riêng Ngô Thì Nhậm thì bị Đặng Trần Thường trước có thù riêng nên cho người đánh chết).

(Nguồn tổng hợp)
 
Riêng hoàng thành Thăng Long ở miền Bắc cũng đã bị phá dỡ vì những nguyên nhân sau:
Để ổn định tình hình Bắc Hà, ông thi hành một chính sách hai mặt: một mặt Gia Long tỏ vẻ tôn trọng nhà Lê, ông phong quan tước cho con cháu nhà Lê (ví dụ như Lê Duy Hoán được phong 1016 tự dân và 10000 mẫu tự điển); vời dùng các cựu thần Lê triều như Nguyễn Duy Hợp, Lê Duy Đản, Ngô Xiêm.... Ngoài ra, ông còn cho giữ gìn lăng tẩm, đền miếu các vua Lê, cho sửa chữa lại Lam Kinh, xây đền Lê Bố Vệ, cho tổ chức lễ thờ tế vua Lê ở cấp quốc gia hằng năm cũng như "phong bách thần trong nước cho triều Lê". Một mặt Gia Long tìm cách làm giảm tình cảm của dân chúng bằng cách giảm ảnh hưởng của triều Lê: cho phá hoàng thành Thăng Long nhà Lê xây và thay thế bằng hoàng thành nhỏ hơn rất nhiều, thay chữ Long mang nghĩa là rồng trong Thăng Long thành Long mang nghĩa là thịnh vượng; và hủy sáu trường thi hương Bắc Hà.

Cho nên khó có thể nói những hiện vật thu thập được ở hoàng thành Thăng Long hiện nay là từ thời Lý được.
 
Chính sách cải cách mạnh mẽ sau khi lên làm vua:

- Để dẹp loạn, vua Gia Long cử nhiều tướng tài chỉ huy. Trong đó có công nhất có thể kể đến là Lê Chất hay Lê Văn Duyệt.
-Về giao thông, Gia Long cho xây dựng nhiều công trình giao thông đường thủy và đường bộ quan trọng. Trong đó có thể kể đến kênh đào Vĩnh Tế hay Thoại Hà,tiếp tục chính sách khai hoang vùng đồng bằng sông Cửu Long, bỏ tiền đào kênh Vĩnh Tế và kênh Thụy Hà để tạo cơ sở cho việc khai hoang và xác định biên giới Việt Nam và Cao Miên. Còn ở Bắc Hà, ông cũng thực hiện việc đắp đê, kè với một khối lượng "lớn nhất so với các triều trước" và cho lập Nha Đê Chính để quản lý vấn đề này.
-Về mặt tôn giáo, triều vua Gia Long có chính sách chuộng về Nho giáo, nên chính sách về tôn giáo của Gia Long là ngược hẳn so với chính sách tôn giáo của nhà Tây Sơn. Các chỉ dụ của ông đã quy định nên nhiều chính sách có tính ngược đãi đối với những người theo Phật giáo và Lão giáo. Công giáo cũng được khoan thứ vì mối quan hệ của ông với người Pháp và các giáo sĩ không bị cấm đoán và được tự do đi truyền đạo khắp nơi. Nhìn chung, chính sách của Nguyễn Ánh đối với Thiên Chúa giáo là một chính sách không bảo vệ cũng như không bài bác
-Về quân sự thì một người nước ngoài vào thời gian này nhận xét:" ... Những cuộc hành quân của vua Nam kỳ (ý chỉ Nguyễn Ánh) giống nhau một cách kỳ lạ với những cuộc hành binh của Đệ nhất Cộng hòa Pháp, giống nhau về tổ chức, về vũ khi và nhất là về ảnh hưởng của các nhà quân sự Pháp cuối thể kỷ XVIII"
Vũ khí chiến tranh vào thời này không chỉ có dao kiếm mà có cả súng tay, đại bác..., ngoài ra còn có những tàu chiến rất lớn.
C%E1%BB%ADu_v%E1%BB%8B_th%E1%BA%A7n_c%C3%B4ng_3.jpg

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/vi/5/5b/Cửu_vị_thần_công_3.jpg
 
Có thể thấy vùng Sài Gòn có đóng góp mở mang của nhiều sắc dân là người Việt, người Xiêm, Minh Hoa và người Pháp... Còn đây là hình ảnh của một số di tích còn lưu lại của thời Gia Long ở Sài Gòn, đó là quần thể lăng mộ tả quân Lê Văn Duyệt, nằm bên hông chợ Bà Chiểu
67_big.jpg

http://photos.wikimapia.org/p/00/01/61/20/67_big.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,686
Bài viết
1,135,250
Members
192,409
Latest member
bancadoithuongday
Back
Top