What's new

[Chia sẻ] Hành trình Thổ Nhĩ Kỳ - Tình yêu số 1

DSCF0264_zps9ea4eb84.jpg
[/URL][/IMG]

Tôi muốn viết một bài report về Thổ Nhĩ Kỳ. Chắc sẽ là một bài dài. Dài bao nhiêu thì chưa biết, nhưng lúc này ngồi hình dung thì thấy nhớ đến nhiều chuyện, nhiều điều muốn kể lai. Nước Thổ Nhĩ Kỳ đã để lại cho tôi một ấn tượng quá sâu đậm, nên với mỗi bức ảnh, dù là bâng quơ, dường như đều có thể làm mình nói được một cái gì đó.

Khác với chuyện yêu đương trai gái, tình yêu với những con đường và các miền đất là không bị giới hạn trong khuôn phép nào cả. Ta có thể yêu nhiều hơn một, ta có thể thay lòng đổi dạ, đã yêu nơi này rồi lại yêu thêm nơi khác. Sẽ không ai nói ta phản bội hay phũ phàng. Những con đường không ghen tuông và trách móc. Trên thực tế, với những miền đất lạ, ta càng yêu nhiều lại càng hay.

wallpaper2_zpseb485527.jpg
[/URL][/IMG]

Khi lần đầu đến Tây Ban Nha, đi trên đường phố Barcelona, tôi đã bị nơi này chinh phục hoàn toàn, tưởng như mình có thể ở đó mãi mãi mà không cần đi đâu khác. Nhưng khi tới Istanbul, thì con tim thay đổi. Giờ đây, nếu phải chọn một trong hai, Tây Ban Nha hay Thổ Nhĩ Kỳ, thì dù đó là một lựa chọn khó khăn nhưng tôi sẽ chọn Thổ Nhĩ Kỳ. Cho dù đó là 51/49. Nước Thổ là số 1, Tây Ban Nha là số 2. (Không có chỗ cho Việt Nam, nước Việt là đất mẹ, và khi nói đến chuyện yêu đương thì mẹ phải đứng sang một bên).

Nói tóm lại, trong những nơi tôi đã từng qua cho đến giờ phút này, thì Thổ Nhĩ Kỳ là tình yêu số 1 (và không bảo đảm là tôi sẽ không thay lòng thêm một lần nữa). Topic này kể lại hành trình 2 tuần đi ngang nước Thổ từ đông sang tây của tôi năm 2007. Một chuyến đi ngắn nhưng là phần kết của những trông mong và thu xếp trong nhiều năm trước đó.

DSCF0283_zps4a79d369.jpg
[/URL][/IMG]
 
Từ khi còn nhỏ tuổi, khi xem ảnh về các thành phố trên thế giới ở trong những tờ tạp chí,tôi đã thích nhất những hình ảnh của Istanbul. Có gì đó hùng vĩ, lộng lẫy, một chút dữ dội, kỳ bí và u ám trong những bức ảnh đó, sự tương phản quyến rũ giữa những nhà thờ nhiều mái vòm nổi bật trên nền những ngôi nhà bình thường ngói đỏ lô xô. Những hình ảnh thế này:

Istanbul-fra-den-modsatte-side.jpg

(nguồn http://blog.hideaways.dk/wp-content/uploads/2014/02/Istanbul-fra-den-modsatte-side.jpg)

hay thế này:
Istanbul-Skyline.jpg

(nguồn http://i0.wp.com/adandachi.com/istanbul/wp-content/uploads/2014/04/Istanbul-Skyline.jpg)

đã làm tôi biết rằng trong đời tôi phải đến nơi này một lần.

Sau này, khi đã lớn, xem trên những tạp chí như National Geographic, thấy những ảnh về núi Ararat, ví dụ như thế này:

1295515280_1024292207.jpg

(nguồn http://s.camptocamp.org/uploads/images/1295515280_1024292207.jpg)

thì cứ như là bị thêm một cú sốc. Và không thể khác được, tôi phải đi Thổ Nhĩ Kỳ, và phải đi từ tây sang đông, để thấy được Istanbul (ở tít phía tây) và núi Ararat (tít phía đông) của đất nước này.
 
Constantine%2C_York_Minster.jpg

(nguồn http://upload.wikimedia.org/wikipedia/en/d/db/Constantine,_York_Minster.jpg)

Đây là tượng Hoàng đế La Mã Constantine, ở trước nhà thờ York Minster, nước Anh. Mùa hè 2007, khi đang xin visa Thổ Nhĩ Kỳ và lên kế hoạch đi sang đó vào tháng 9 (và hồi hộp không biết visa có được cấp không và kế hoạch đi cuối cùng có thành không), tôi đi chơi thành phố York và tình cờ nhìn thấy bức tượng này. Constantine the Great lên ngôi hoàng đế La Mã ở York (sau khi bố ông ấy, cũng là Hoàng đế, đi đánh nhau và chết ở đây) vào thế kỷ thứ 4 sau công nguyên. Ông là người đã chuyển thủ đô của Đế quốc La Mã về địa điểm Istanbul ngày nay, và thủ đô đó được đặt theo tên ông, Constantinople. Nó là thủ đô của La Mã trong 1000 năm sau đó, trước khi bị người Thổ chiếm được và đổi tên thành Istanbul.

Sự trùng hợp tình cờ này (đang hy vọng đi được Thổ Nhĩ Kỳ và gặp nhân vật có liên quan này ở đây) làm tôi tràn trề hy vọng kế hoạch đi Thổ sẽ thành hiện thực. Và tháng 9 năm đó, tôi đến được Istanbul.
 
Tôi sang TNK bằng tàu hỏa từ Hy Lạp. Sau những ngày tháng 9 nóng như điên (hơn 40 độ) ở Athens, tôi lên tàu đi về phía đông bắc. Qua thành phố biển Thessaloniki thơ mộng, đã thấy mùi của TNK. Thessaloniki, hay Salonica, nằm gần quê của Alexander Đại đế, cũng là nơi Mustafa Kemal (Ataturk) ra đời. Ataturk, về cơ bản, đã một tay gây dựng nên nước TNK hiện đại, giữ lại được cho người Thổ phần đất TNK ngày nay, sau khi đế quốc Ottoman sụp đổ và bị các nước lớn xâu xé sau Thế chiến I. Dân Thổ coi ông như thánh.

Ataturk đã vạch ra một con đường sáng sủa cho nước TNK ngày đó đứng dậy và đi lên, hướng đi đó người Thổ ngày nay vẫn theo. Đó là đi theo con đường của các nước phương Tây, TNK sẽ hướng về châu Âu chứ không phải châu Á, và tách biệt tôn giáo khỏi nhà nước (đã làm giáo sĩ thì khỏi làm lãnh đạo nhà nước). Đối với một nước đã từng là khổng lồ và coi mình là ngọn cờ đầu của thế giới Hồi giáo, thì đó là những thay đổi rất kinh khủng. Nhưng Ataturk đã làm được. Nước TNK ngày nay, vẫn được gọi là "người phương Tây ốm yếu", nhìn chung vẫn khỏe mạnh hơn các quốc gia Hồi giáo láng giềng (Syria, Iraq) và 'ít đau đầu' hơn Iran. Nhiều người tin rằng không có Ataturk thì TNK ngày nay sẽ giống như các nước đó.
 
Last edited:
Chuyến đi qua biên giới Hy Lạp - TNK là một chuyến đi đáng nhớ. Thậm chí nhiều năm sau, tôi mới biết thêm về ý nghĩa của nó. Tôi đã có một report về chặng đi này (link), nhưng để cho bài này được đầy đủ, và cũng bởi vì chặng đường này rất quan trọng với tôi, thì xin post lại ở đây:

------

Nhiều người lớn lên ở Việt Nam trong những năm 80-90 có lẽ biết bài hát nhạc Pháp La Maritza (bản tiếng Việt là Dòng sông tuổi thơ/tuổi nhỏ). Bài hát đại ý nói tâm sự của một người nhập cư tại Pháp nhớ về dòng sông quê hương thuở nhỏ. Bản tiếng Pháp có lời mở đầu rất hay:

La Maritza c'est ma rivière
Comme la Seine est la tienne
(Maritza là dòng sông của tôi/Như sông Seine là dòng sông của bạn)

Bản tiếng Việt cũng có những lời hay:

Nhánh sông thân yêu ngày chưa biết buồn,
đã ru tôi trọn đời thơ ấu; hay

Những con chim bên dòng sông êm đềm,
hát cho nghe bài ca phiêu lãng.

Tôi ngày nhỏ cũng thích bài này, cũng chỉ biết sơ sơ background của bài hát là về một dòng sông ở xứ Balkan.

6 năm trước tôi có đi trên chuyến tàu từ Hy Lạp sang Thổ Nhĩ Kỳ. Tàu qua biên giới hai nước là một dòng sông nhỏ êm đềm đúng kiểu sông của châu Âu. Khi qua sông đó tôi rất sung sướng vì mình đang qua một biên giới đặc biệt, ngăn giữa châu Âu văn minh hiện đại và một xứ sở chớm Phương Đông huyền bí. Đi về rồi cũng thỉnh thoảng mang hình ra xem chẳng nghĩ gì.

Gần đây ngồi nghe lại bài hát La Maritza, rảnh rồi tra wiki xem Maritza là con sông thế nào, mới giật mình biết là khúc hạ lưu của Maritza là biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp. Giở bản đồ ra xem lại, và khẳng định chắc chắn mình đã đi qua sông Maritza, con sông mà mình đã có mối liên hệ từ lâu qua bài hát yêu thích hồi nhỏ. Cuộc đời quả như tập hợp những sự tình cờ, những mối duyên...

Mời các bạn xem mấy bức ảnh về chuyến đi của mình qua dòng sông:

Bảng giờ tàu ở ga Pythion, ga cuối trên đất Hy Lạp
DSCF0413_zpsed47aa28.jpg
[/URL][/IMG]

Đoàn tàu sang Thổ - toa duy nhất dành cho khách từ phía Hy Lạp sang:
DSCF0421_zps3282299d.jpg
[/URL][/IMG]

Đây dòng Maritza
DSCF0422_zps7691c0a8.jpg
[/URL][/IMG]

Nửa cầu bên phía Thổ có sơn hình quốc kỳ Thổ trên từng cột cầu (bên phía Hy Lạp cũng như vậy)
DSCF0423_zpsb17ac447.jpg
[/URL][/IMG]

Uzun Kopru ga đầu trên nước Thổ
DSCF0424_zps35cbea5c.jpg
[/URL][/IMG]

Khu dân cư đầu tiên trên nước Thổ - phảng phất giống cảnh quê nhà:
DSCF0431_zps38105e5c.jpg
[/URL][/IMG]

Đã nhiều năm rồi tôi sống ở Sài Gòn. Không có con chim nào hát cho nghe bài ca phiêu lãng cả. Chỉ có con gì đó ở trong ruột gan, thỉnh thoảng nó vẫn nỉ non. Nó kêu rằng "anh gì ơi, sao lâu rồi anh chẳng lên đường?". hehe.
 
Last edited:
Cám ơn bác Galazie ! Lời văn của bác rất lãng mạn, dễ thương. Em vừa đọc vừa buồn cười, vừa thấy xôn xao quá :D

" Nước Thổ là số 1, Tây Ban Nha là số 2. (Không có chỗ cho Việt Nam, nước Việt là đất mẹ, và khi nói đến chuyện yêu đương thì mẹ phải đứng sang một bên)" ----> hehe, kiểu này em phải đến Tây Ban Nha thôi bác ah.
 
Xin lỗi bạn Gấu, lâu lâu rảnh mới post tiếp được. Lúc bận việc quá thì không có hứng, muốn viết mà nghĩ không ra :).

DSCF0432_zpse44ee03f.jpg
[/URL][/IMG]

Tàu chạy từ biên giới Hy Lạp từ đầu giờ chiều. Đến khoảng 8h tối thì tới Istanbul. Phong cảnh dọc đường đi có rất nhiều cánh đồng rộng rãi như thế này. Trên những cánh đồng này, lần đầu tiên mình nhìn thấy những bà mẹ Thổ Nhĩ Kỳ. Trong bức ảnh này có 2 bà như thế, dù không rõ ràng.

Có thể nhiều bạn/anh/chị còn nhớ các truyện tranh của Liên Xô hồi chúng ta còn nhỏ (1980s). Những phụ nữ trung niên Thổ mình thấy dọc đường giống hệt các bà mẹ Liên Xô trong tranh/ảnh của các truyện đó. Các bà mập mập, mặc váy thụng, áo thụng, khăn buộc qua đầu, đi đôi giày kiểu gì đó, và khuôn mặt vừa hơi Á, vừa hơi Đông Âu. Mình còn nhìn thấy các bà/mẹ/chị suốt dọc đường ngang qua nước Thổ. Nhớ nhất là một cánh đồng hành tây đang thu hoạch, toàn hành là hành, cả đống bao tải hành, và các bà các mẹ đang loay hoay với đống hành đó, giống hệt kiểu 'Liên Xô được mùa khoai tây'.

Sau này, ở Tân Cương, tôi còn thấy những cánh đồng dưa hấu và những cánh đồng dưa vàng. toàn dưa là dưa. và tôi vẫn thấy những người phụ nữ như vậy: trung niên, đậm người, quần áo lụng thụng, khăn quấn trên đầu. cái dáng vẻ con người kiểu đó, nó bắt đầu từ Đông Âu kéo sang Tây Á, tận hết Trung Á.
 
Last edited:
Dọc đường, qua những thành phố nhỏ, đã thấy nhiều những nhà thờ Hồi giáo kiểu TNK. Đó là mỗi nhà thờ có các mái vòm màu xám chì, một mái chính và nhiều mái nhỏ xung quanh. Đây là kiến trúc Ottoman, mà kiệt tác là Blue Mosque (Nhà Thờ Xanh/Thánh đường Xanh) ở Istanbul. Đối với tôi thì đó là kiểu kiến trúc Hồi giáo đẹp nhất, mạnh mẽ mà vẫn trang nhã. Cho đến giờ, tôi vẫn không biết ở đâu ngoài TNK có kiến trúc này. Đi thì chưa đủ nhiều để kiểm chứng, nhưng trên ảnh thì cũng chưa thấy. Trên thực tế, Blue Mosque là một trong vài thứ tôi muốn thấy nhất khi sắp đến Istanbul (mà chưa hề biết bên trong Haggia Sofia nó đẹp như thế nào!)
 
Lòng hiếu khách của người Thổ đã được nói đến từ cả ngàn năm. Có câu rằng 'bạn không bao giờ lo bị đói ở Anatolia' (Anatolia: phần đất châu Á của TNK) vì người ta sẽ mời bạn ăn ở khắp nơi. Trên chuyến tàu đến Istanbul không có nhiều người. Tàu chỉ có 1 đầu kéo và 1 toa. Và không phải khoang nào cũng có người. Ai là người nước ngoài thì tất nhiên nhân viên nhà tàu đều biết. Đầu giờ tối, khi mấy người làm trên tàu bắt đầu tụ tập ăn uống ở một khoang cuối tàu (tàu không phục vụ ăn tối cho khách), một ông có lẽ là kiểu 'trưởng tàu' (giống ở Việt Nam) đến mang cho hai vợ chồng tôi một cái cốc đựng một món ăn mà chúng tôi sẽ còn ăn rất nhiều trong suốt phần còn lại của hành trình Trung Đông (TNK, Iran).

Đó là món sữa chua loãng (tức là có thể húp được mà không cần thìa), pha với một số loại rau thơm băm nhỏ. Sữa chua mặn dìu dịu, chứ không ngọt và không quá chua. Nó vừa làm xốt để chấm thịt, vừa có thể chan ăn với cơm, vừa ăn không để tráng miệng được. Phải nói là nó rất ngon. Vị chua dịu, mặn, béo, cộng với cái thơm thơm thơm thanh thanh của rau thơm đi với nhau rất hợp. Món này theo tôi biết là rất phổ biến ở Trung Đông. Và tôi lần đầu ăn nó trong đời cũng vào ngày thứ nhất đặt chân đến một nước Trung Đông, đó đúng là một lời chào phù hợp (TNK, có thể bảo nó nằm ở châu Âu, Á, hay Trung Đông, đều không sai. Cho dù nếu nói TNK là một nước châu Âu thì hơi quá lời.)

Món này tôi còn ăn suốt dọc TNK, ở Iran, Tân Cương. Ở VN đôi khi đi đốt tiền ở mấy quan ăn Ả Rập cũng ăn món này. Tuy nhiên không đâu ngon như ở TNK, vì người ta pha rau thơm ngon nhất. Sang Iran thì tôi nhớ người ta không pha gì, hoặc pha dưa chuột. Ở Tân Cương tôi không nhớ người ta pha gì. Còn ở VN cũng pha dưa chuột lổn nhổn. Có lẽ món này tự làm mà pha với rau húng và thì là băm nhỏ thì cũng sẽ hợp, nhưng phải chọn được loại sữa chua mặn, loãng đúng vị.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,685
Bài viết
1,135,231
Members
192,401
Latest member
Xuanbaongoc
Back
Top