What's new

Hãy kể về nơi Bạn đang sống!

SonTT

Lão Ngoan đồng
Thứ bảy buồn hiu, các bác chắc đi phượt đâu hết rồi. Em lại xếp hòn gạch to ở đây, đi đâu rồi cũng về nhà thôi, có khi chỗ bác đang sống lại là chỗ em muốn đến, có khi bác ở cạnh nhà em mà em lại không phát hiện ra nhưng cái hay ho như bác nhìn thấy...

Các bác kể trước nhá. Em sẽ a dua vào sau vậy:D
 
Quê em đẹp, nhưng em không viết được nên mượn một bài viết của phóng viên Minh Châu. Hi vọng một lần nào đó các bác về quê em chơi.


p1727319.jpg

Nhớ Biển


Chớm đông, bãi biển Quỳnh Nghĩa (Nghệ An) vắng mênh mông. Chỉ có ngàn sao nhấp nháy thứ ánh sáng yếu ớt nhưng linh diệu. Một lần tôi đã đến vùng biển miền Trung tuyệt đẹp này để ngắm nhìn bời bời cát và gió, ào ào sóng biển và những người đàn ông mình trần nâu bóng vạm vỡ mỗi sáng thuyền về. Biển đẹp và hào phóng, nhưng biển cũng đầy dữ tợn.

Nhu nha mùa đông

Quỳnh Nghĩa nằm lọt giữa hai ngọn núi vươn mình ra biển. Núi Đầu Rồng và Hòn Ói. Làng chài khác hẳn ấn tượng về sự nghèo khó của xứ Nghệ. Làng chài, dân chuyên đi biển, buôn bán, làm ruốc (mắm tôm, moi), làm mắm, phơi mực khô cá khô... dáng dấp hiền hoà, trù mật. Cả làng thơm nức mùi mắm chắt, mặn mòi, một thứ mùi vị rất khó tả, nếu ở một nơi khác chắc đã không hấp dẫn như thế. Những mảng nắng không còn gay gắt lúc đầu Đông rọi trên những tấm liếp phơi mực, cá cơm, cá chỉ vàng... Anh Phạm Diên - Trưởng Công an xã đón tôi ở bãi biển Quỳnh Nghĩa. Người đàn ông ấy được biết đến là người bơi lặn giỏi nhất vùng biển này. Bữa rượu chỉ có những con ngao nhưng anh uống rượu rất hào. Câu chuyện của anh chỉ về biển, nghề đi biển, biển giàu có và cả bão tố...
Hết giờ làm việc ở xã, trời về chiều muộn, anh Diên chuẩn bị đồ câu lên chiếc bè nứa. Cần câu, mồi câu, một chiếc xoong nhỏ hai đáy và một bơ gạo. Mỗi mùa một loài cá. Bè cập chân núi Đầu Rồng, trèo lên mỏm đá nhô hẳn ra biển, trời cũng chạng vạng tối. Diên thả câu và quay lên vạt đá trơ trọi có mấy hòn đá vẫn dùng làm bếp. Anh nhóm lửa nấu cơm, vừa trông coi cần câu. Một vài con cá lang thang cắn câu giãy đành đạch trước khi cho vào nồi cơm đang sôi lục bục. Một mình ăn bữa cơm tối giống như Lã Vọng cô đơn. Một nỗi đơn lẻ rất đặc biệt, và như anh nói, anh rất nhớ bãi đá, mỏm núi và biển nếu như chỉ một ngày không tới đây. Một giấc ngủ ngắn giữa mênh mông trời nước và trong tiếng ầm ào của biển, Diên trở dậy như một chiếc đồng hồ. Dân biển quan trọng nhất là biết bấm nước, biết lúc nào thì nước sinh, nước đẻ.Cá chỉ cắn câu khi trở nước, tức là tận cuối thuỷ triều, lúc nước kiệt nhất, chuyển sang nước ròng. Hoặc từ lúc nước ròng chuyển về nước kiệt. Như đêm nay, lúc Diên lục tục trở dậy vào khoảng 2 giờ sáng, đang là lúc thuỷ triều bắt đầu xuống. Anh nhanh chóng thả mồi, chốc chốc lại có một con cá cắn câu.
Làm công an xã, anh có nghề đi bè, vừa để kiếm thêm tiền học hành cho con, vừa không bỏ nghề biển. Nghe tiếng sóng thành quen thành nhớ. Anh kể rù rì trong tiếng sóng, trước kia biển giàu có lắm. Làng chài chỉ cần ra lộng, những vùng biển gần bờ là đầy cá tôm. Ruốc (moi) có khi vào tận gần bờ, những ông lão chỉ cần cầm rổ rá ra vớt. Bãi đá dưới chân Núi Đầu Rồng là nơi những loài cá về sinh đẻ, vô khối cua đá, ốc gừng... Cá heo về từng đàn, đùa dỡn trên mặt biển phía Hòn Ói. Thế mà nay, nhiều loài cá đã biến mất, hay không còn về vùng biển này nữa. Lũ trẻ lớn lên, chỉ còn nghe tên các loài cá Heo, Mo, Kèn, Hồng... qua lời kể của người lớn. Trước đàn bà trong làng thường lấyrau câu, rong biển về nấu chè hay làm rau sống, nay thì tuyệt nhiên không còn.
Anh Diên chợt trầm giọng,còn có tố, bão biển, những đám tang làng... Những đoàn thuyền đánh cá đi khơi không về. Cuộc sống vẫn ào ạt trôi chảy mãnh liệt, và con người nguồn sống, vui buồn khổ đau vẫn gắn chặt với biển.
Chừng 4- 5 giờ sáng, thu dọn đồ nghề, một giỏ cá nặng chừng 3 cân, loại cá đù thịt thơm béo ngậy. Những con cá đều chằn chặn chừng 3 - 4 lạng. Cá đù ở vùng này rất được ưa chuộng, mỗi cân bán chừng 25 ngàn đồng.
Buổi tối, Diên đón tôi ở bãi biển. Trên vai anh là cái đèn ắc quy, một cái xô nhựa. Chúng tôi đuổi theo những con nhu nha (một loài còng biển màu đỏ sậm). Trong gió biển đã có chút se lạnh , những con còng giương cặp mắt bắt sáng nhấp nháy. Mùa hè, khi gió nồm thổi, nhu nha chạy đầy bãi cát. Nhưng giờ, chúng chỉ còn thưa thớt. Nhu nha chiên uống rượu trong lúc tụ tập bạn bè, sau khi đã mệt nhoài vì đuổi chúng trên cát. Chỉ có biển, bãi cát, rừng phi lao và chúng tôi với một ánh đèn cũng trở nên mỏng manh giữa biển đêm mênh mang. Làng chài gần nhất cũng cách đây tới 2 cây số. Nhưng tôi đã không được nếm mùi vị của nhu nha, khi quá nửa đêm mới quay trở về. Đó là lối sống nửa vời thị thành, dân biển không thế.

Những người đàn ông trên tàu Hào Quang

Biển nghèo cá đi, nên chỉ còn một số ít thuyền nhỏ câu mực, đánh lưới trong lộng. Cả xã Quỳnh Nghĩa có tới 204 thuyền ra khơi. Thuyền có thể đi biển dài ngày, có khi đi đến hai ba tuần lễ. Thuyền được trang bị máy định vị và bộ đàm, đủ lương thực, nước uống cho những chuyến đi biển xa. Có trang bị tốt, tai nạn trên biển giảm nhiều. Ngưtrường cũng mở rộng hơn. Dân biển, nếu trong nhà có nhiều con trai, coi như cuộc sống đầy đủ, sung túc.
Mỗi sớm, thuyền về ít cũng dăm ba tạ cá. Mùa này thuyền vó đánh bắt cá đốm, gần giống cá nục nhưng nhỏ hơn. Cá đốm làm nước mắm. Không như những loại nuớc mắm đóng chai ở thành phố, đẹp thì đẹp, nhưng kém hương vị và độ đặm đà. Ở đây chỉ có một loại nước mắm cốt màu hanh vàng thơm đặc biệt. Cá đốm ướp muối trong những chiếc vại lớn, để một năm thì có thể chắt lấy nước mắm. Mắm xứ Nghệ, cũng như tương xứ Bắc phải phơi nắng mới thơm ngon. Dù để trong chai thuỷ tinh hay can nhựa cũng phải mở nắp để phơi nắng, nếu không mắm sẽ mất mùi. Có thể chính vì thế, chỉ ở cửa biển này, mới có loại nước mắm cốt, khó bảo quản làm cho mắm không thể mang đi xa.
Cửa Lạch Quèn buổi sáng lô xô tàu thuyền, chợ cá cũng họp ngay trên bờ ồn ã. Đàn bà đi chợ gần chợ xa, bán cá mà chồng con họ đánh được ngoài biển. Những người đàn bà tuổi xuân chóng vánh qua nhanh. 17 - 18 đẹp như trăng, lấy chồng có con và đi chợ... sớm chiều đã toan về già.
Diên dẫn tôi tới gặp anh Thuân - thuyền trưởng tàu Hào Quang, người đã đồng ý cho tôi ra biển. Phụ nữ chẳng ai ra biển cả. Ngoài Thuân thuyền trưởng còn có 9 bạn chài, đều là những người đàn ông mặn mòi nắng gió.Thuân nhìn trời phía xanh ngắt, mặt biển phẳng lì, bảo: Biển xanh sóng êm, mây không trôi thì đi biển tốt. Nhìn mây mà đoán hướng gió, hôm nay gió chỉ cấp 2. Rồi hỏi tôi có say sóng không? Tôi trả lời bừa là không say khi buớc chân từ bến lên mũi thuyền. Những người đàn ông xoay trần vạm vỡ, vừa vá lưới vừa cười nói hồn hậu. Rất dễ nhận ra ngôn ngữ tự nhiên phóng khoáng của thủy thủ. Nhưng khi thuyền đã bỏ xa cửa Lạch Quèn, trời nước mênh mông, cái âm sắc nằng nặng và những câu chuyện hồn nhiên đó trở nên thú vị lạ kỳ. Và rồi chính mình cũng bị cuốn hút, cởi bỏ những mối dây rợ ràng buộc với bao nhiêu quy ước bất thành văn của cuộc sống.
Tàu Hào Quang đi vó, là dùng một loại lưới lớn để đánh cá. Rời bến lúc 2 giờ chiều, anh bạn chài nhỏ tuổi nhất đã lịch kịch nấu cơm. Một cái bếp than hoa to, một nồi cơm lớn với canh cá. Và rượu. Người miền biển uống rượu khoẻ khoắn, mạnh mẽ và vô tư lự. Chúng tôi hướng ra cây rạo trồng sẵn ngoài biển. Mỗi tàu có một hoặc vài cây rạo. Bằng kinh nghiệm, người ta đoán định luồng cá, nơi cá trú ẩn để thả rạo. Rạo được buộc bằng những cành muồng, hay lá dừa buộc vào cây luồng và đá tảng. Tối sẫm tàu Hào Quang mới tới chỗ cây rạo, cách đất liền 13 hải lý. Xung quanh cả một vùng biển sáng như một thành phố nhỏ bởi ánh đèn từ các tàu cá. Từ đó cho tới khoảng 2 giờ sáng, sóng dồi dữ dội. Không dễ chịu chút nào đối với một nguời lần đầu lênh đênh trên biển. Thuân an ủi: Thế là tốt rồi, cô có thể đi biển được đó. Nhiều người đàn ông lần đầu ra khơi cũng say sóng. Thường thì một tuần có thể quen, có người 2 - 3 năm vẫn chưa quen... Những người đàn ông bắt đầu câu mực, như một thú vui chờ đến giờ thả vó. Vừa đặt cần câu đã bắc nồi nước luộc. Những con mực bị thu hút bởi màu sắc sặc sỡ của cái mồi nhựa, vướng lưỡi câu chùm, giãy giụa trong suốt trên mạn thuyền. Mực sống có thể ăn ngay mà không cần nướng luộc chi cả. Cũng không cần gia vị. Hoặc chao qua nồi nước sôi, có khi chỉ đủ nóng phía vỏ ngoài. Uống cùng thứ rượu nấu lấy có vị hơi khê nồng...
Cả thuyền bị đánh thức bởi những tiếng gọi nhau ý ới. Mỗi người một việc. thuyền thúng được thả xuống để giăng lưới. Cá và mực bị ánh đèn thu hút vụ về từ lúc chập tối. Thêm một cây đèn sáng trắng trên thuyền vó dẫn dụ cá dời khỏi rạo. Rồi kéo lưới. Đó là một công việc rất nặng nhọc đòi hỏi sự hợp sức tập thể. Khi lưới đã thu gọn lại, một quả mìn chừng hai lạng được ném xuống nước. Cá chết nổi trắng hơn. Chừng một tiếng sau, cá và mực đã được đổ đầy những thúng lớn. Hôm nay được chừng 5 tạ cá - Thuân bảo.
Việc nổ mìn thành chuyện thường của dân biển. Diên nói với tôi, là công an xã, nhưng anh vẫn biết mìn mua được rất dễ dàng. Người ta đánh bắt cá bằng mìn làm biển nghèo kiệt, nhiều loài hải sản bị diệt. Những tai nạn do mìn cũng nhiều, người chết, người trở thành tàn phế. Chỉ là nổ một quả mìn nhỏ khi kéo vó, ngay trong làng cũng có tới 2 người chết, họ đều còn rất trẻ...
Tôi không dậy nổi sau một đêm bồng bềnh cùng với sóng. Cá và mực xếp đầy hai mạn thuyền, mùi tanh nồng không khó chịu vì gió biển lồng lộng thổi qua. Những người đàn ông vẩy cá sáng trắng những bắp tay cuồn cuộn nằm sát nhau trong khoang thuyền chật hẹp, tôi nằm giữa họ, một bên là thuyền trưởng và sau lưng là anh chàng nấu bếp. Giấc ngủ ào đến sau những giờ lao động vất vả, còn tôi cứ thao thức mãi giữa những người đàn ông của biển cả...
Phóng sự của Minh Châu
p1727328.jpg

Bến lúc thuyền về


dayruoc.jpg

Đẩy moi lúc bình minh


keorong.jpg

Đánh cá ven bờ


naongao.jpg

Cào ngao
 
Last edited:
Tìm toát mồ hôi mới ra topic mốc thiu này :)

Thay vì luôn rẻ trái hướng ra biển, hôm nay tớ quyết định rẻ phải xem hàng xóm nhà mình ở phía trên núi sống có gì khác chăng Đây là lần đầu tiên sau 6 tháng sống ở đây, tớ đi về khu vực này và kết luận là nếu phải sống thêm 1 mùa đông ở đây, cũng ko quá tệ

Rời nhà lúc 7:30pm và trở về hơn 10pm và có 1 cuộc gặp gỡ thú vị

Vườn nhà hàng xóm, căn nhà trắng phía sau là nhà tớ, tất nhiên tớ chỉ có 1 phần thôi Mọi thứ đang thay đổi ở đây từng ngày khi ngày dài hơn (9:30pm trời tối) và ấm hơn (ấm ban ngày nhưng vẫn 0 độ ban đêm) , ngày nào cũng gặp 1 bác hoặc 1 bạn nào đó đang tỉa tót bài trí vườn nhà, chặt bớt cành cây hàng rào, trẻ em bắt đầu ra vườn hoặc ra đường chơi với các bạn hàng xóm

DSC06202.jpg


Chặt tỉa cành cây báo hiệu xuân sang hè đến
DSC06204.jpg


Trò cho trẻ con nhảy lên nhún nhiều nhà có, họ còn dựng lưới bao quanh nữa
DSC06206.jpg


Căn nhà với cổng mái phủ cỏ gợi về 1 nơi nào đó
DSC06210.jpg


Nhà này chủ nhà chắc là làm nghề biển, bên trái ko nằm trong ảnh là 1 cái mỏ neo
DSC06213.jpg


Nhà để xe Tớ cũng có 1 cái chòi để xe như thế này nhưng xe chưa có
DSC06217.jpg


Hình ảnh 1 dãy các thùng thư quen thuộc và tớ có thú vui là rón rén mở hòm thư ra xem có thư gì hay thông báo ra bưu điện lấy bưu kiện Tuy nhiên thư hóa đơn nhận được là chính
DSC06212.jpg


Tòa nhà công ty ở đằng xa
DSC06226.jpg


Lại một cánh cổng
DSC06242.jpg
 
Kiểu kiến trúc xếp lớp quen thuộc cho những căn nhà xây trên vách đá, sát sông hoặc biển
DSC06238.jpg
ĩ

Căn nhà làm tớ nghĩ đến cái khu nghỉ ven biển: hàng rào gỗ thấp xung quanh, phía trước nhà thì ko hề có hàng rào (cổng bên phải ảnh), chỉ lưa thưa vài cây nhỏ, bộ bàn ghế xếp trước cửa như hướng gió và nắng từ biển (mà đúng là hướng về biển thật)
DSC06250.jpg


Không có thuyền máy thì có thuyền gỗ đây
DSC06254.jpg


Một lớp mái lấp ló, rồi chiếc cầu thang này đã cuốn hút tớ Lại tò mò. Ở dưới đường tớ đã chụp ảnh cái lớp mái lấp ló rồi, giờ phải leo lên xem nó là gì, 1 căn nhà bỏ hoang? Nơi đó cao, sẽ có view để mình nhìn ra biển?

DSC06253.jpg


DSC06256.jpg


Tớ đã nhầm, trên đó là 1 nhà riêng, nhà còn nguyên vẹn, ko đổ vỡ, có bóng người đang làm vườn Tớ ngượng quá, nhà riêng lại đi lên, nhưng ai bảo không có biển đề dưới

Cái chum và lùm cây theo trường phái châu Á làm tớ tò mò tiếp Ban đầu chỉ tính chụp phía ngoài vậy thôi rồi đi xuống nhưng tớ đoán nhà này sẽ còn nhiều thú vị nên đi vào sâu và rón rén gọi bác gái chủ nhà đang tưới cây

DSC06257.jpg


Cái mái với 1 ô trống phía trên khiến tớ tò mò từ dưới đường
DSC06258.jpg


Tớ hỏi bác liệu tớ có thể chụp ảnh xung quanh nhà bác được không, bác ý bảo ko vấn đề gì rồi hỏi lại tớ có phải kiến trúc sư ko, có phải dân chụp ảnh ko. Tớ lắc đầu hết

Ngôi nhà được xây 16 năm trước và là công trình xây dựng dân dụng đột phá ở nước này, về vật liệu và phong cách Nó là 1 ví dụ mẫu cho các đoàn kiến trúc sư và sinh viên kiến trúc đến nghiên cứu học hỏi Thậm chí nữ hoàng cũng đến xem và bà đã quyết định cũng chọn kiến trúc sư ngôi nhà này thiết kế cho bà 1 kiểu tương tự

Ngôi nhà đó chính là một ngôi nhà tớ mơ ước Khi tớ đang đứng chụp từ bên ngoài vào nhà thì bác trai xuất hiện và mời tớ vào trong chụp cho dễ Những bất ngờ và trùng hợp thú vị liên tục sau đó khi tớ nói chuyện với 2 bác Họ là fan của 1 kiến trúc sư và 1 nhà thiết kế của 1 nước rất thân thuôc với tớ và trong nhà họ nhiều đồ tớ có thể nói chính xác tên của nó và ai là người thiết kế :)

2 thứ rất quen thuộc ở Bắc Âu: đá cuội và củi
DSC06266.jpg


-----------------
 
Thứ bảy buồn hiu, các bác chắc đi phượt đâu hết rồi. Em lại xếp hòn gạch to ở đây, đi đâu rồi cũng về nhà thôi, có khi chỗ bác đang sống lại là chỗ em muốn đến, có khi bác ở cạnh nhà em mà em lại không phát hiện ra nhưng cái hay ho như bác nhìn thấy...

Các bác kể trước nhá. Em sẽ a dua vào sau vậy:D

Cái này từ năm ngoái, từ đó đến giờ không thấy lãnh tụ vào kể nhỉ. Mà chuyển đến mấy chỗ rồi :))
 
Kiểu kiến trúc xếp lớp quen thuộc cho những căn nhà xây trên vách đá, sát sông hoặc biển

-----------------

Nơi công chúa ngự buồn nhỉ, ảnh công chúa chẳng thấy người đâu cả. Em tính nhà quê đông vui quen rồi, ngày nào cũng cafe vỉa hè ngắm người qua lại.

Chỉ có thể đoán được, đằng sau cánh cổng là các tổ ấm :(
 
Tìm toát mồ hôi mới ra topic mốc thiu này :)



Nhà này chủ nhà chắc là làm nghề biển, bên trái ko nằm trong ảnh là 1 cái mỏ neo
DSC06213.jpg

í, cái chân vịt tàu thủy được đặt ở cửa ra vào kìa? Bác này có thể là thủy thủ, hoặc cũng có thể là một ông thợ chuyên sửa tàu :D
 
Nhìn mấy tấm hình thích thật, nhất là cây chẳng bao giờ thấy lá

20094810596746416.jpg


20094810599b4e5ee.jpg


20094810599b50915.jpg


Nhớ ngày đó quá đi...:(
 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,682
Bài viết
1,135,167
Members
192,388
Latest member
go88anicom
Back
Top