Hôm trước EVN đã sang Washington, D.C. họp ì xèo với các công ty Mỹ về việc xây lò điện hạt nhân để bù đắp tình trạng thiếu điện
Không riêng gì Việt Nam, mà các nước phát triển như Hoa Kỳ cũng đang bị tình trạng thiếu điện, xăng, dầu... khá trầm trọng.
http://www.tapchicongsan.org.vn/details.asp?Object=4&news_ID=15155322
Việt Nam đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thiếu năng lượng
1 -
Thiếu trước, hụt sau
Trong những năm gần đây, mặc dù ngành điện đã đầu tư đáng kể để mở rộng mạng lưới và nâng cao năng lực cung cấp, nhưng sự thiếu điện cục bộ, đặc biệt nghiêm trọng vào những thời gian cao điểm sử dụng điện trong năm và sự mất cân đối giữa nguồn cung và nhu cầu năng lượng là rất lớn. Bên cạnh đó, hiệu quả sử dụng năng lượng thấp làm cho an ninh năng lượng trở nên nghiêm trọng hơn; việc phát triển nguồn điện thiếu cân đối giữa các vùng. Điển hình như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là trung tâm công nghiệp lớn nhất, nhưng theo thiết kế phát triển ngành, phân bố điện lại tập trung ở miền Bắc. Sản xuất điện ở miền Bắc, rồi lại xây dựng 4 đến 5 đường dây 500kV để chuyển tải vào miền Nam nên tổn thất điện do chuyển tải rất lớn. Với một hệ thống sản xuất và cung ứng điện thiếu hụt và bất ổn như vậy, thì không thể có môi trường kinh doanh thuận lợi, thậm chí có thể nói vẫn chưa có một điều kiện bảo đảm vững chắc cho sự cất cánh của nền kinh tế.
Dự báo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho thấy, tới năm 2020, Việt Nam vẫn là nước phải nhập khẩu năng lượng. Về nguồn điện, năm 2020 cả nước cần có sản lượng điện 201 tỉ kWh; đến năm 2030 nhu cầu về điện sẽ lên tới 327 tỉ kWh. Trong khi đó, khả năng huy động sản xuất năng lượng nội địa tối đa cũng chỉ được 165 tỉ kWh và 208 tỉ kWh, như vậy đến năm 2020 Việt Nam có thể thiếu 36 tỉ kWh; đến năm 2030 thiếu 119 tỉ kWh và chắc chắn xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong nước sẽ càng gay gắt hơn và tiếp tục kéo dài trong những giai đoạn sau. Nếu dự báo này trở thành hiện thực thì hoặc là Việt Nam phải nhập khẩu điện với giá đắt gấp 2 đến 3 lần so với giá sản xuất trong nước, hoặc hoạt động của nền kinh tế sẽ rơi vào đình trệ, đời sống người dân sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
http://vietbao.vn/Khoa-hoc/Nha-may-d.../10930809/188/
Theo lãnh đạo Viện Năng lượng nguyên tử, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam sẽ được xây dựng ở một trong hai địa điểm thuộc tỉnh Ninh Thuận: Vĩnh Hải hoặc Phước Dinh. Tổng kinh phí cho công trình này dự kiến khoảng 3,4 tỷ USD.
Theo kinh nghiệm của thế giới, quá trình xây dựng một công trình tương tự sẽ mất khoảng 13-15 năm. Vì vậy, để nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam có thể bắt đầu hoạt động vào năm 2017-2020 như dự án tiền khả thi vừa trình Chính phủ, các nhà thực hiện dự án đang gấp rút đào tại cán bộ và lựa chọn địa điểm. Họ đã khảo sát, sàng lọc 16 địa điểm ở miền Trung và cuối cùng để xuất 2 nơi kể trên.
Viện Năng lượng nguyên tử cũng cho biết, khoảng 10 năm nữa, Việt Nam sẽ thiếu năng lượng sơ cấp (than, dầu...), từ chỗ xuất khẩu sẽ trở thành nước phải nhập khẩu mặt hàng này. Tình trạng này cộng với việc tăng nhu cầu sử dụng điện sẽ dẫn đến thiếu điện nghiêm trọng. Ước tính đến năm 2020, dù có áp dụng các biện pháp tiết kiệm, nhu cầu điện của Việt Nam vẫn lên đến 200-230 tỷ KW/h, trong khi lượng điện sản xuất từ nguồn năng lượng sơ cấp chỉ đáp ứng được khoảng 165 tỷ KW/h.
Lượng điện thiếu hụt được bổ sung bằng cách nhập khẩu (không đáng kể) và sử dụng điện nguyên tử. Vì vậy, việc ra đời nhà máy điện hạt nhân vào năm 2020 sẽ kịp thời đáp ứng được nhu cầu cấp bách lúc đó.
http://bkeps.com/forum/showthread.php?t=1431
Tình trạng thiếu điện và nhu cầu điện hàng năm của Việt Nam.
Từ năm 2000 về trước, hàng năm nước ta thiếu điện khoảng 500-600MW. Từ năm 2007 đến nay, mỗi năm thiếu khoảng 1000 MW. Đến năm 2015, thiếu ít nhất 6000MW. Để chi phí cho 1.000 MW, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải đầu tư khoảng 20.000 tỷ/năm nếu dùng nhiệt điện chạy than. Nếu dùng thuỷ điện chi phí khoảng 16.000-17.000 tỷ đồng/năm. Hiện nay mức đầu tư cho nhiệt điện khoảng 1.000 USD/1KW. Nếu đầu tư 1.000MW, dùng nhiệt điện mất khoảng 1,3 tỷ USD lại ảnh hưởng môi trường do 6 triệu T khí C02 thải ra 1 năm. Ngoài việc tăng cường truyền tải điện từ miền Nam ra miền Bắc qua đường dây 500 KV, tận dụng tối đa việc mua điện của Trung Quốc cũng không đáp ứng được nhu cầu điện hàng năm. Vì vậy EVN đã có chương trình tiết kiệm điện năm 2008 trên cơ sở tiết kiệm 2% mức tiêu thụ điện cùng kỳ năm 2007. Các đơn vị đã sử dụng thiết bị điện một cách an toàn, tiết kiệm, hiệu quả cao. Tuy thế, vẫn chưa đạt mục tiêu tiết giảm 700MW như dự kiến trong lúc khó khăn này. EVN có cơ cấu tổ chức bao gồm các khâu từ phát điện, truyền tải, phân phối điện và kinh doanh điện, hiện chưa được tái cơ cấu lại toàn bộ ngành điện. Từ đó, giá điện hạch toán nội bộ EVN rất khó kiểm soát, khó biết hiệu quả từng khâu công tác, để quản lý tốt hơn nhằm làm giảm bớt tính độc quyền theo luật cạnh tranh thương trường.
Để tháo gỡ khó khăn chung về năng lượng điện, bên cạnh việc tiếp tục đầu tư làm thuỷ điện lớn Sơn La, làm thuỷ điện nhỏ, làm nhiệt điện… nước ta khẩn trương tìm nguồn năng lượng điện hạt nhân để bù đắp nhu cầu điện thiếu hụt hàng năm đang bức xúc.
Dựa vào 20 địa điểm đã khảo sát dọc miền Trung, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), đã căn cứ vào quy hoạch trên (theo phụ lục 1B) được ban hành, nước ta sẽ đưa vào vận hành nhà máy điện hạt nhân đầu tiên 1000 MWe do EVN làm chủ đầu tư. Ngày 20/5/2008 Hội thảo chuyên đề “Nhà máy điện hạt nhân và sự chấp nhận của quần chúng” tại Phan Rang – Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) do EVN và EDF Pháp tổ chức. Như thế sẽ XD 2 nhà máy điện hạt nhân tại khu vực xã Phước Dinh (huyện Ninh Phước) và xã Vĩnh Hải (huyện Ninh Hải). Mỗi nhà máy sẽ XD 2 tổ máy. Mỗi tổ máy công suất 1000 MWe. Tổng kinh phí xây dựng trên 9 tỷ USD. Dự kiến khởi công 2014 và tổ máy đầu tiên sẽ đi vào vận hành từ 2020.
Giá thị trường quốc tế đầu tư điện hạt nhân là 2000 USD cho 1 KWe. Một nhà máy điện hạt nhân có 2 tổ máy 1000 MW, thì giá là trên 4 tỷ USD. Nước ta XD điện hạt nhân đi sau thế giới ít nhất 20 năm (muộn nhất là 50 năm sau lò điện hạt nhân của Liên Xô có đầu tiên từ 1957) nên có điều kiện tiếp thu công nghệ tiên tiến của quốc tế. Lò điện hạt nhân có mô đun thiết kế và sử dụng là lò PWR 1000 MWe tương đối phổ biến và an toàn ở thế hệ thứ III (nếu dùng loại lò điện hạt nhân thế hệ II thì lạc hậu so với thế giới 20 năm). Lò thế hệ III có nhiều tin cậy về an toàn hơn hẳn. Pháp và Nhật Bản có nhiều kinh nghiệm điện hạt nhân hơn nhiều nước. Vừa qua Pháp và Nhật đã ký hợp tác liên doanh sản xuất lò PWR thế hệ III nên ta có thuận lợi tiếp cận KHCN đỉnh cao thế giới. Số lò điện hạt nhân của Pháp nhiều hơn của Nhật, hầu hết đều dùng công nghệ PWR tiên tiến nên độ tin cậy cao hơn. Pháp dùng nhiều điện hạt nhân, có kinh nghiệm vận hành, xuất khẩu điện hạt nhân.
Ngành Xây dựng cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ để đảm đương được việc XD điện hạt nhân ở nước ta.