What's new

Himalaya - Into the Thin Air

Mình xin chia sẻ trải nghiệm leo núi băng ở đỉnh Baden-Powell Scout (https://en.wikipedia.org/wiki/Baden-Powell_Peak).

  1. Baden-Powell Scout
Đỉnh núi này có độ cao gần 6,000m so với mực nước biển, nằm gần biên giới giữa Nepal và Trung Quốc, cách đỉnh Everest gần 200km. Khác với một số cung đường thông thường chỉ bao gồm đi bộ đường dài (treking) như Everest base camp, chinh phục Scout peak yêu cầu kỹ thuật leo núi băng bằng những dụng cụ leo núi chuyên biệt vì có những đoạn đường không thể di chuyển bằng cách đi bộ.
scout-peak.png
scout-peak-2.png


  1. Chuẩn bị thể lực
2016-06-04 00.19.34.jpg

Vì đây là leo núi băng ở độ cao 6,000 nên chuyến đi đòi hỏi thể lực, sức chịu đựng, và kỹ năng leo núi. Mình tham gia với nhóm leo núi thuộc câu lạc bộ leo núi của Đại học quốc gia Singapore. Câu lạc bộ hàng năm tổ chức nhiều chuyến leo núi mạo hiểm, chủ yếu ở Nepal, Ấn Độ, Pakistan, … Độ cao dao động từ 5000m đến 7000m. Các thành viên điều hành trong câu lạc bộ có nhiều kinh nghiệm và quen biết với những hướng dẫn viên có chất lượng ở các nước.

Tất cả mọi người sẽ tham gia khoá luyện tập (miễn phí) trong vòng 6 tháng để nâng cao thể lực cũng như kỹ năng leo núi. Các bài tập gồm có: chạy bộ, chạy dốc, hít đất, plank, wall sit, gập bụng, wall climbing, leo cầu thang (10kg, 200 tầng lên xuống), leo cầu thang (10kg) trong rừng tầm 2-3 tiếng. Mỗi tuần tập 3 buổi, mỗi buổi 1 tiếng rưỡi. Riêng leo cầu thang sẽ tập vào cuối tuần vì tập xong sẽ khá mệt. Mục đích chính của những hoạt động nặng này, ngoài việc nâng cao thể lực, còn giúp các cơ quan của cơ thể quen với điều kiện thiếu oxy. Như các bạn biết, càng lên cao không khí càng loãng. Cứ lên cao thêm 1000m thì hàm lượng oxy trong không khí sẽ giảm 10%. Chưa kể việc phải mang balô leo dốc, thiếu oxy là một thử thách thực sự, đặc biệt là đối với những bạn có thân hình to lớn. Năm 2016, mình có leo Kilimanjaro cũng tầm 6000, nhưng đơn giản hơn vì không cần kỹ thuật leo núi. Nhóm mình có một anh chàng gốc Hoa, người Mỹ to cao, thường xuyên tập tạ. Vì ít luyện tập để nâng cao sức chịu đựng nên lên đến tầm 4000m, bạn này bị thiếu oxy, nôn mửa. May mà sau đó nghỉ ngơi, đưa hết đồ cho porters mang, nên vẫn từng bước lê chân lên đỉnh được. Cái mình muốn nói ở đây là, khi lên cao, sức bền mới là yếu tố quan trọng nhất chứ không phải cứ to khoẻ là được.

20160220_092812.jpg


Khó để có thể tính được như thế nào là đủ thể lực, sức bền để leo những đỉnh tầm 5000m-6000m. Tuy nhiên, từ kinh nghiệm bản thân, mình thấy bạn nào chạy bộ được 21km trong vòng 2 tiếng rưỡi là khá ổn. Ngoài ra cần tập luyện mang ba lô (tăng dần từ 5kg - 15kg) đi bộ đường dài (3 tiếng) và leo cầu thang (tương đương 200 tầng). Nếu lần đầu lên đến 5000m, khả năng rất cao là sẽ bị thiếu oxy khiến cơ thể mệt mỏi, chán ăn, nhức đầu. Nhưng nếu đã luyện tập những bài tập trên, uống đủ nước và ăn đủ năng lượng sẽ giải quyết vấn đề. Có một điều hơi trái ngược là thiếu oxy thì sẽ chán ăn. Nhưng tuyệt đối giữ lượng ăn, ăn nhiều càng tốt (miễn là cơ thể cho phép).

Nước là yếu tốt cực kỳ quan trọng, có thể nói là quan trọng nhất trong toàn bộ chuyến đi. Ít nhất phải uống 3 lít nước mỗi ngày, ưu tiên uống nước ấm để giữ ấm cơ thể. Ngay khi uống nước ấm, bạn sẽ thấy tình trạng thiếu oxy (nhức đầu, mệt mỏi, …) đỡ hẳn vì nước giúp tăng hoạt động của các cơ quan, bổ sung nước, giúp cơ thể hoạt động mạnh hơn để hấp thụ nhiều oxy hơn. Nguyên tắc đơn giản nhất là uống vài ngụm nước mỗi 45 phút, và tuyệt đối không đợi khát mới uống. Một ngụm nước ấm (từ bình giữ nhiệt) sẽ mang lại cảm giác vô cùng tích cực khi bạn đang đi giữa trời tuyết ở độ cao 5000m.

Nếu trong trường hợp xấu nhất, bạn bị thiếu oxy (high attitude sickness), với những biểu hiện kể trên, xin tour guide vài viên diamox (https://en.wikipedia.org/wiki/Acetazolamide) để uống mỗi ngày. Tuy nhiên, nếu bạn uống diamox một lần, lần sau ở cùng độ cao khả năng cao là cơ thể bạn sẽ bị lại những triệu chứng do thiếu oxy và bạn sẽ lại phải uống diamox. Tốt nhất là nên tập luyện để cơ thể tự thay đổi theo môi trường. Tuy nhiên, đừng chọn rủi ro và hi vọng cơ thể sẽ khoẻ hơn vào ngày tiếp theo vì có khi lúc đó đã quá trễ, và bạn không còn cách nào khác là ngay lập tức đi xuống độ cao thấp hơn để cơ thể nhận nhiều oxy hơn, đồng nghĩa với việc không thể tiếp tục cuộc chinh phục. Năm đó (2015), một bạn người Malay là leader hướng dẫn các thành viên trong nhóm thực hiện các bài tập thể lực đã phải đi gấp từ 5000m (high camp) xuống 3800m (guest house) với sự dìu dắt của 2 tour guide, đi liên tục từ 6pm đến 1am ngày hôm sau (cũng là ngày những người còn lại bắt đầu ngày summit từ 3am). Lý do là bạn này bị high attitude sickness từ một buổi tập thể lực ở độ cao 4,300m nhưng không chịu uống diamox. Sau 2 ngày ở base camp (4,500m) và 4 ngày ở high camp (5000m), cơ thể suy nhược nghiêm trọng. Trưởng đoàn thấy tình hình không ổn, và ngày hôm sau đoàn sẽ đi summit nguyên ngày nên đề phòng bất trắc đã yêu cầu bạn này xuống thấp ngay lập tức.

Phần tiếp theo mình sẽ chia sẻ chuẩn bị kỹ thuật leo núi và dụng cụ cho chuyến đi.

Cảm ơn
 
phuongdt với dân văn phòng ít thường xuyên vận động thì đúng rồi bạn. Leo 5 lầu thôi chắc cũng là nhiệm vụ khó khăn rồi :) Nhớ lần đầu leo núi bà Đen cách đầy 2 năm mình lết lên đỉnh núi hết 7h, lết xuống nữa mất thêm 3-4h là đã 20h. Về đến hcm là 1h sáng chủ yếu là vì sở thích đam mê khám phá thôi ^^!

LuongBaLinh17
Bài viết thật sự rất hữu ích cho những người lần đầu mún trải nghiệm Nepal. Lần nữa cám ơn rất nhiều nhé. Like cho chủ thớt
 
4. Một Số Thông Tin Bên Lề về Chuyến đi
- Người Việt đến Nepal chỉ cần Visa on Arrival (tới Nepal trả tiền tầm $50 thì phải)
- Người dân Nepal rất thân thiện. 80% theo đạo Hindu.
- Nepal khá an toàn, tuy nhiên vẫn không khuyến khích đi quá khuya ngoài đường
- Đường ở Nepal khá bụi, đặc biệt là Kathmandu, bạn nên mang theo khẩu trang nếu cảm thấy cần
- Thủ đô Kathmandu là thiên đường về đồ leo núi. Tuy nhiên những dụng cụ cần chất lượng và giá mềm thì nên mua từ Mỹ
- Leo núi ở Nepal sẽ trải qua rất nhiều trải nghiệm (như trong phim Everest): động đất (mình bị 1 lần, nhẹ thôi, xảy ra hàng ngày), lở tuyết, đi trong mưa hoặc tuyết nặng, bị chấn thương lúc leo núi (80% là vào lúc xuống núi sau khi summit mệt mỏi. Thêm nữa là xuống núi trọng lượng đè lên đầu gối nhiều hơn). Vì vậy tuyệt đối phải mua bảo hiểm du lịch. Nhiều công ty sẽ không bán bảo hiểm du lịch cho Nepal, đặc biệt là leo núi trên 6000m. Bạn cần tìm hiểu cẩn thận.
- Máy bay trực thăng thường bay lên được tầm 6000m thôi, vì cao hơn không khí quá loãng, cánh quạt không hoạt động được.
- Trong vòng 2 tuần bạn sẽ không tắm rửa gì được vì quá lạnh và lên cao hơn 4000m không còn có guest house. Phải ngủ trong lều. Vì vậy các bạn nữ nên sắm cho mình bình xịt làm sạch tóc
- Thức ăn khi lên cao sẽ không đa dạng, nên sau 2 tuần trên núi cao ăn lặp đi lặp lại mấy món gần giống nhau thì ... Bạn nên đem theo vài thứ ăn kèm với cơm.

Vài hình ảnh về chuyến đi
Thủ đô Kathmandu từ trên cao


IMG_6200.jpg


Thức ăn đặc trưng khi lên cao
20160517_142628.jpg


Công việc "bình thường" của người dân Nepal: mang gỗ lên xây nhà.

20160527_114150.jpg


Con đường sau một trận mưa gây sạt lở núi và cúp điện toàn khu vực vài ngày sau khi mình summit xong. Mất 2 giờ để đi xe qua được đoạn này.
IMG_6804.jpg


Đoàn bộ bộ đội lên núi tìm kiếm thi thể còn chôn dước đá lở sau trận động đất năm 2015 giết chết 9,000 người và 22,000 người khác bị thương
IMG_6692.jpg


Ngôi nhà còn gần nguyên vẹn sau trận động đất do được xây dưới vách đá to
IMG_6335.JPG


Đoàn của mình. Tour guide chính là Tulsi (dưới cùng bên trái), từng làm tour guide leo Everest, hiện tại là Board Member at Nepal Mountaineering Association (NMA)

IMG_6355.jpg


Rhododendron - quốc hoa của Nepal, có hơn 30 với những màu sắc khác nhau
IMG_6358.JPG


Một guest house
IMG_1893 edited.JPG


Một buổi training
22.jpg
 
Trại ở base camp, tối hôm đó trời quang mây tạnh nên sáng hôm sau rất lạnh, mặt nước đóng băng. Nguyên tắt cắm trại là luôn cắm trại gần nguồn nước.
IMG_6380_1.jpg


High camp, gần 5000m
IMG_6560.jpg


Toilet cho nam (lấy đá bao quoanh đủ che mông ^__^) và nữ (lều nhỏ màu vàng)
IMG_6410.JPG


Tập luyện ở high camp


IMG_6402.JPG


Ngày summit - lên
20160523_074817.jpg


20160523_064829.jpg


20160523_062337.jpg


20160523_071607.jpg
 
Ngày summit

Summit là đỉnh cao nhất trong khu vực nào đó về khía cạnh độ cao so với mực nước biển. Summit day là khái niệm để chỉ ngày đoàn sẽ đi thực hiện cuộc chinh phục đỉnh cao nhất này. Thường thì thời gian đi lên sẽ gấp đôi thời gian đi xuống. Đa số trường hợp sẽ quay xuống lại camp ngay trước lúc xuất phát summit. Tuy nhiên trong một số trường hợp nếu summit đơn giản và độ cao không lớn, đoàn sẽ có thể đi thẳng xuống những camp thấp hơn thay vì quay lại camp gần summit nhất ngủ thêm một đêm trước khi xuất phát đi về lại.
Sau 6 tháng luyện tập ở nhà và 2 tuần mang balo đi lên núi (xuất phát từ 1,500m đi dần lên 4,500m (base camp) ở 2 đêm, rồi lên 5,000m (high camp) ngủ 5 đêm) cũng việc rèn luyện thể lực, kỹ thuật leo núi, ngoại trừ một thành viên bị high attitude sickness đã được 2 porters dìu xuống lúc 6 giờ chiều, toàn bộ đoàn đã sẵn sàng cho ngày summit vào sáng sớm ngày hôm sau. Tất cả mọi nổ lực, cố gắng sẽ dồn vào ngày này.

6pm: ăn tối. Bữa này sẽ ăn ngon hơn một tí, nhiều thịt hơn một tí để đảm bảo sức khoẻ.

8pm: sẵn sàng đi ngủ. Đêm là thời gian mà cơ thể chùn xuống, giảm hoạt động, nên nửa đêm tức ngực khó thở là chuyện khá bình thường. Tuy nhiên, thường chỉ xảy ra trong 1,2 ngày đầu lên high camp, sau đó vài ngày sẽ quen dần, hoặc nếu bị high attitude sickness mức độ nhé. Ngày đầu tiên ngủ ở đây, nữa đêm mình khó thở bật dậy, tưởng sắp chết rồi :)). Sau khi uống nước ấm đỡ hơn (mọi người đều phải chuẩn bị sẵn nước ấm mọi lúc mọi nơi), ngủ tiếp.

1:30am ngày hôm sau: thức dậy. Các bạn tour guides như thường lệ sẽ tới từng lều kêu dậy và chuẩn bị sẵn trà ấm (với đường) để uống ngay tại chỗ, ngày nào cũng vậy, và summit day cũng không phải là ngoại lệ. Sau đó tất cả mọi người sẽ tập trung vào lều trung tâm ăn sáng. Nói thật chứ giờ này ăn chả biết ngon gì, nhưng phải nuốt để lấy sức. Thức ăn như mọi hôm sẽ được đầu bếp chuẩn bị từ lều bếp. Nguyên tắc trên núi là không được đốt củi (tâm linh), nên đoàn phải mang theo bình ga, thức ăn. Nước thì đi lấy ngay bên dòng nước (do băng tan) gần bên.

Ăn xong mọi người về lều chuẩn bị đồ nhanh chóng để xuất phát. Riêng nhóm tour guide sẽ đi tới chỗ thờ cúng được lập nên bằng cách chồng mấy hòn đá lên nhau, vái lạy cầu xin một ngày summit bình yên.

3:00am: Sau kiểm tra tất cả mọi người đã mặc đầy đủ các thiết bị cần thiết, đúng 3 giờ sáng đoàn xuất phát. Thời gian lên dự kiến là 8 tiếng, xuống là 4 tiếng.

Nguyên tắc đi là đi chậm, đều, đi nhanh là bị độ cao ngay lập tức. Khi leo trên băng/tuyết phải đi theo đường zig zag để đỡ mệt (có dịp mình sẽ nói thêm về kỹ thuật đi trên băng). Một nhóm tầm 4 người với 1 tour guide sẽ đi cùng nhau, buộc chung một sợ dây phòng trường hợp có người bị rớt xuống hố băng thì những người còn lại kéo lên được. Trong leo núi thì 2 cái đáng sợ nhất là lở tuyết và crevasse. Crevasse là khe nứt băng bị tuyết phủ lên nên thoạt đầu nhìn trông giống bình thường, nhưng nếu bước lên sẽ bị rớt xuống hố băng. Thường những tour guide giàu kinh nghiệm/thông tin có thể nhận ra những chỗ như vậy. Vì đường dài nên nếu ai muốn đi vệ sinh thì phải xin phép tour guide để họ cho phép đi ở những khu băng an toàn. Còn nhớ kỉ niệm vui là một anh guide muốn đi toilet quá mà đang ở vùng nguy hiểm nên ảnh đi ra xa tầm 20m, cúi xuống để khối băng che mông rồi ...

Càng lên cao thì càng lạnh, và băng tuyết càng nhiều nên tốc độ di chuyển rất chậm vì 5 người nối dây nhau, và mọi người té khá thường xuyên vì bước một chân xuống là băng/tuyết lún tới đầu gối. Lý do quan trọng hơn là độ cao khiến mọi người rất mệt. Thêm phần UV cực mạnh (do mất đi một phần khí quyển). Nhiều đoạn không thể di chuyển bằng đi bình thường nên phải bám dây với độ dốc tầm 30, 40 độ đi len. Những đoạn dây này đã được tour guide setup trước đó một ngày. Một dây với 1 mũi khoan tầm 20cm gắn trong băng nghìn năm có thể đỡ được hơn 10 người. Đoạn dây gấp ở nhiều vị trí, mỗi vị trị có một mũi khoan để giảm sức di chuyển, nên tới mỗi mốc khoan, các thành viên phải biết kĩ thuật đổi sang đoạn dây tiếp theo. Một số nơi sẽ là leo dốc thẳng đứng tầm hơn 10m. Tuy nhiên do đã có rope sẵn nên không quá mệt như bản thân tự dùng ice axe leo lên.

10am: Các nhóm gần tới summit. Một sự cố xảy ra với dây rope nên một tour guide phải lêo lên summit để xử lý với mũi khoan. Tất cả các thành viên bám dây đứng lạnh cóng (gần 6,000m). May mà gần trưa chứ không thì teo. Sau hơn 30 phút, từng nhóm lần lượt tiến về summit, chụp nhanh vài bô hình rồi theo một rope khác đi xuống để nhóm khác lên.

41.jpg


11am: Toàn bộ đoàn bắt đầu đi xuống. Sẽ có một tour guide đi cuối cùng để thu rồi các rope và mũi khoan.
Xuống cũng khó khăn không kém gì lúc lên vì mọi người đã mất sức nhiều lúc đi lên, nên tần suất té/lún tuyết nhiều hơn. Sau 3 tiếng, những nhóm đầu tiên sẽ về tới vị trí an toàn, không cần phải bám rope nữa. Lúc này một số porter đã ở sẵn đó với nước ấm và juice để mọi người uống lấy lại sức.

Cuối cùng mọi người sẽ lần lượt trượt tuyết (ngồi trên lớp tuyết và trượt dốc) xuống cho nhanh vì phía dưới tuyết là đất đá chứ không phải băng nữa nên đảm bảo an toàn.

3pm: Đoàn về tới lều an toàn.

Mình đi gần tới lều mà chân tay rả rời. Tuy nhiên nghỉ ngơi, ăn tối lại là ổn liền vì bớt lạnh và nhiều oxy ơn. Tối đó còn làm vài tấm long exposure :).
 
Đợt rồi mình cũng có qua Nepal trekking, đọc bài của bạn muốn thử một chuyến mountaineering quá :)
Cám ơn bạn vì bài chia sẻ chi tiết và rất hữu ích
 
Back
Top