What's new

Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà-Giang-Cao-Bằng-những-cung-đường-tình-yêu-x/page8
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Khám-phá-rừng-quốc-gia-Xuân-Sơn-Phú-Thọ/page6
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-...-Nhì-Phình-Hồ-luyện-tay-lái-và-thần-kinh-thép
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp 09-10-2010: https://www.phuot.vn/threads/11904-Hành-hương-về-Tây-Yên-Tử-lên-Ngọa-Vân-Am-chiêm-nghiệm-Phật-Pháp

-----------------

Và bây giờ là chuyến đi tiếp theo với đích đến là đỉnh núi Tây Côn Lĩnh nằm ở xã Nàng Đôn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Đi lên một đoạn nữa thì có một khoảnh toàn dương xỉ rất đẹp, nhìn như khu rừng cách đây hàng triệu năm.
IMG_3713.jpg



Cây này thuộc họ dương xỉ tên của nó là cây Tế. Ngày xưa người dân vẫn lấy thân tế bóc vỏ cứng bên ngoài lấy lõi cây phơi kho đan làn, giỏ đựng đồ và nhiều đồ mỹ nghệ khác nữa. Gời những đồ đan bằng cây này vẫn còn nhưng không nhiều.
 
Last edited:
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Tôi cũng đã đọc bài viết của nhà báo Phạm Ngọc Dương và cũng có ý định trinh phục Tây Côn Lĩnh. Như vậy ngọn núi bạn đã đi có phải là Tây Côn Lĩnh như nhà báo PND đã nói không.

Thực ra tại khu vực đó, núi non trùng điệp san sát nhau, hơn nữa không có bản đồ địa hình chi tiết trong tay thì cũng khó xác định được đỉnh núi đó tên là gì. Có điều chắc chắn là đỉnh núi chúng tôi trèo lên đó là đỉnh cao nhất quanh đó và chỗ chúng tôi đứng có độ cao đo bằng GPS là 2.163m, từ chỗ đó lên đến đỉnh tôi đoán là khoảng 200m nhưng cũng có thể hơn vì không đo chính xác được. Ở đó là vùng giáp ranh với xã Hồ Thầu nên cũng có thể là đỉnh Kiều Liên Ti chứ không phải đỉnh Tây Côn Lĩnh. Ngọn núi của đồng chí Dương trèo lên không phải ngọn núi này và rất tiếc là không thấy đồng chí ấy mang GPS lên đo độ cao và đánh dấu tọa độ để kiểm chứng. Hai đỉnh núi Kiều Liên Ti và Tây Côn Lĩnh nằm gần nhau nên cũng rất khó để biết chính xác, ngay cả dân địa phương cũng không nắm rõ.
Lúc nào đó có điều kiện tôi sẽ đi lại đường của P. N. Dương để xem thực hư thế nào.
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Quả này tên gì quên mất rồi, hình như là để nấu hoặc xào như kiểu su su.

IMG_3836.jpg


Đây là quả Nụ. Trong có từng múi như vú sữa nhưng ăn rất chua (đây thuộc quả rừng rất ít thấy có)
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Vách nhà được đan bằng thân cây nứa mỏng dính và nhiều khe hở.

IMG_3620.jpg
[/QUOTE]
- Vách không phải bằng nứa, cây Nứa rất nhỏ, và thường ít mọc trên những nơi có độ cao như thế. nó thuộc họ Vầu nhưng thân to hơn, cây tất to và dài, bác có thể dùng tên Tre Ngộ của người mán cũng được ạ.[/QUOTE]

He he các Bác lại nhầm rồi đây đúng là nứa, ở quê em gọi là nứa dại (loại nứa to) còn loại nhỏ là nứa tép. cây nứa dại ngày xưa thường dùng để chẻ đan cót, và nhiều mặt hàng khác.
Cây vầu không dùng để đan vách được vì thân khá dày không dùng để đan được, người dân tộc thường dĩa ra để lát sàn nhà hoặc ngày trước dùng làm dát giường. Cây vầu cũng còn rất nhiều công dụng khác như làm dui, mè, đan nhứng để trát tường nhà và măng vầu ăn rất ngon (laọi nhận đắng và ngọt tùy theo thời gian thu hoạch) và măng nứa dại là đặc sản của núi rừng, khi phơi khô được bán khá đắt (gọi là măng lá)
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Lúc về, chúng tôi đi theo quốc lộ 2C nên nhanh hơn lúc đi nhiều. Về đến QL23 là 9h tối, bà con đang thắp đèn trên những luống hoa lung linh cả một góc trời như trong đêm hội hoa đăng.

IMG_3965.jpg


Hẹn một dịp khác sẽ quay trở lại Hà Giang, quay trở lại dãy Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, gặp lại những người dân tộc tốt bụng, chân thành.[/QUOTE]

Hi, em nhìn thấy nhà em trong bài của anh mà thấy vui ghê !! Em nhà quê chưa được lên báo bao giờ , các bác đừng cười nhé
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Quả này tên gì quên mất rồi, hình như là để nấu hoặc xào như kiểu su su.

IMG_3836.jpg


Đây là quả Nụ. Trong có từng múi như vú sữa nhưng ăn rất chua (đây thuộc quả rừng rất ít thấy có)

Quả này người dân tộc gọi là quả xổ. ăn có vị chua và chát. Để ý khi ăn vì quả này rất dòi ở trong. Công nhận mấy bác giỏi thật em ở Hà Giang mà chưa đi được nhiều như các bác. Thật khâm phục
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Cám ơn bác homeless, cây này đúng là cây Sa Mộc thật thuộc họ Hoàng Đàn, ngành Thông. Trong họ Hoàng Đàn thì có chi Cupressus - Hoàng Đàn rất quý có mùi thơm thường được dùng làm tượng giá hàng chục triệu một pho tượng nho nhỏ, chi Glyptostrobus - Thủy Tùng cũng là loại gỗ quý mà trong Tây Nguyên giờ đang bị săn lùng để làm lọ độc bình, giá cũng cực đắt, mùi thơm rất đặc trưng, chi Fokienia - Pơ Mu thì ai cũng biết rồi, chi Nageia wallichiana - Kim Giao cũng là một loại gỗ quý, chi Cunninghamia - Sa Mộc này cũng đang là một loại cây có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo tồn hiện đang được nghiên cứu trồng tại Hà Giang này. Ở Pù Mát có cây Sa Mộc cao hơn 70m vừa được đưa vào danh sách di sản Việt Nam.
Lúc trên đường đến Nàng Đôn, có mấy anh đang dùng cây sa mộc này dựng nhà tỏa ra mùi thơm, tôi bảo với tên hoangnguyen là cây này mùi giống hoàng đàn thế, hóa ra chúng cùng họ với nhau thật. Nhìn hình dáng bên ngoài thì chúng đều là cây lá kim, hạt trần na ná như cây thông.

Các bác xem cây này có phải sa mộc không? Lúc đi làm gặp cây này, không ai nói đúng tên cho mình được cả. Nó nằm ở khoảng độ cao 2200m. Tôi thấy có khoảng vài chục tới trăm cây. Mọc từ dưới lòng khe nhưng cao ngất tới khoảng trăm mét, đường kính có cây khoảng 2-3m. Các bác đừng để bọn lâm tặc nó biết nha.
 
Last edited:
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Vách nhà được đan bằng thân cây nứa mỏng dính và nhiều khe hở.

IMG_3620.jpg
- Vách không phải bằng nứa, cây Nứa rất nhỏ, và thường ít mọc trên những nơi có độ cao như thế. nó thuộc họ Vầu nhưng thân to hơn, cây tất to và dài, bác có thể dùng tên Tre Ngộ của người mán cũng được ạ.[/QUOTE]

He he các Bác lại nhầm rồi đây đúng là nứa, ở quê em gọi là nứa dại (loại nứa to) còn loại nhỏ là nứa tép. cây nứa dại ngày xưa thường dùng để chẻ đan cót, và nhiều mặt hàng khác.
Cây vầu không dùng để đan vách được vì thân khá dày không dùng để đan được, người dân tộc thường dĩa ra để lát sàn nhà hoặc ngày trước dùng làm dát giường. Cây vầu cũng còn rất nhiều công dụng khác như làm dui, mè, đan nhứng để trát tường nhà và măng vầu ăn rất ngon (laọi nhận đắng và ngọt tùy theo thời gian thu hoạch) và măng nứa dại là đặc sản của núi rừng, khi phơi khô được bán khá đắt (gọi là măng lá)[/QUOTE]

Chính xác là nứa. Nhà mình ngày xưa ở Cẩm Thủy, Thanh Hóa nên mình biết. Nhà mình ngày xưa cũng y như vậy thôi. Còn cây nứa thì có cây to như bắp đùi các bác nha, mỗi lóng dài cả mét cơ đấy. Các bác chưa thấy ống nứa để chẻ lạt buộc bánh chưng à???
 
Re: Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh

Quả này là quả Sổ , thái ra trộn với dấm, ớt, tỏi ăn vào giã rượu , chỉ có ở Hà Giang



Củ này ko phải là tam thất mà là củ ấu , bạn đến Hoàng Su Phì chưa mến thử món cháo ấu tẩu à ngon lém :D

Mình không biết có phải tam thất hay không, cũng chưa biết củ ấu tẩu nhưng chắc chắn không phải là củ ấu. Cây ấu sông dưới nước như cây bèo tây, củ mọc phía dưới, người ta phải dong thuyền đi nhặt. Đồng bằng Sông Cửu Long trồng rất nhiều.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,307
Bài viết
1,175,012
Members
192,035
Latest member
mockoest
Back
Top