Theo luật về TẦN SỐ của thế giới thì mỗi một ngành nghề sẽ dùng một giải tần số nhất định. VN cũng không thể ngoại lệ vì VN đang mở cửa, hội nhập. Hơn nữa mấy cái máy này VN chẳng sản xuất được cái nào cả, cũng chẳng đặt hàng riêng cho VN, nên đành phải theo thông lệ của thế giới thôi.Nếu làm đúng qui định thì khi mua và sử dụng bộ đàm bác phải đăng ký tần số với cơ quan quản lý.
Thí dụ quân đội có giải tần số riêng, cảnh sát riêng, tàu biển riêng, xe lửa riêng, taxi riêng ...
Dân sự dùng cho việc riêng tư cũng có được giải tần riêng dùng thoải mái, miễn phí, không cần xin phép nữa.
Mấy cái máy WALKIE TALKIE thuộc giải tần dân sự tự do. Bạn có thể google để biết về WALKIE TALKIE
Bên nước ngoài bán Walkie Talkie ở các tiệm điện tử gia dụng, siệu thị phổ thông. Bạn có thể kiếm mua dễ dàng bên Campuchia (giá hơi bị đắt), Thailand, Singapore,... Mang về thoải mái.
VN thỉnh thoảng có hàng xách tay thôi.
Khoảng cách liên lạc quảng cáo trên bao bì là con số lý tưởng, chỉ có trong điều kiện đặc biệt của thí nghiệm, còn thực tế thì :
Khoảng cách liên lạc thì phụ thuộc vào nhiều thông số : công suất (đơn vị tính là Watt) máy phát, mội trường (có vật cản ?, có vật phản xạ sóng, đường dây điện, ...), khí hậu (mưa, tuyết, nắng khô, ...). Xe máy đang chạy thì dễ bị nhiễu sóng (do trong máy xe có phần bobin tạo từ trường), gió thổi vào micro làm nhiễu âm thanh.
Còn trong ngôn ngữ VN thì có từ "BỘ ĐÀM", tôi cố gắng tìm hiểu thì không biết nó thuộc loại dùng cho ngành nghề gì ??? Hình như là tất cả các máy liên lạc vô tuyến đều gọi là "BỘ ĐÀM", "BỘ" nhưng tàu thủy cũng gọi là bộ đàm, tàu hỏa cũng là "BỘ ĐÀM", máy bay cũng gọi "BỘ ĐÀM", xe cảnh sát cũng là "BỘ ĐÀM", đúng ra chỉ có bộ đội Trường Sơn lội bộ thì gọi là "BỘ ĐÀM" mới hợp lý chứ.
Last edited: