What's new

Hòn "mỏ" Nhọn

" Người ta giàu thì lên voi xuống chó
Còn ta nghèo thì sao....

Thì sao....

Cùng Mắc Võng Trên Rừng Trường Sơn, Hai đứa ở...."

Câu hát ấy vang lên trong khi chúng tôi đang vượt núi chinh phục Hòn Nhọn, Những nụ cười trên gương mặt ướt đẫm mồ hôi của đồng đội tôi..

..............................

Hòn Nhọn (thuộc hai xã Nhị Hà và Phước Hà của huyện Ninh Phước tỉnh Ninh Thuận), nơi mà đoàn chúng tôi chinh phục vào ngày 9,10 tháng 1 năm 2010.

Khởi hành từ 10h đêm 08 tháng 1 năm 2010, Chúng tôi gồm 4 cô gái và 5 chàng trai mang trong mình một nổi niềm chung, cùng nhau khám phá chinh phục Hòn Nhọn.
4h30 sáng chúng tôi có mặt ở ngã ba Phú Quý, gọi điện thoại cho anh Bảo ( người dẫn đường cho chúng tôi) đến đón, Anh bảo chạy tới dẫn chúng tôi qua quán nước bên đường,
Ly cafe sữa ngon tuyệt buổi sáng đã trong lúc chờ đợi là điều tuyệt vời.

Điều bất ngờ đầu tiên trong cuộc hành trình..

Không phải xe máy cày, cũng ko phải xe máy kéo, gọi là xe ba gác kéo cũng không đúng..8 người chúng tôi trèo lên xe chở "động vât, hay lúa " gì đó, xe chuyển bánh với bao niềm thích thú, "lần đầu tiên mình đi trên chiếc xe như vầy"..
Ông mặt trời thức dậy, những tia nắng bình minh xuất hiện xóa tan màn đêm lạnh lẽo, mở lên 1 bức tranh tuyệt vời về cánh đồng lúa Việt Nam.

DSC03878.JPG


DSC03876.JPG


DSC03869.JPG



Một màu vàng chín của lúa, điểm tô thêm là mùa xanh của lúa mới, và những cánh đồng mới gặt..Kỳ lạ làm sao, chúng tôi thấy 3 hình ảnh: sinh ra, lớn lên, và trở về trên cánh đồng ruộng bao la bát ngát.

picture.php


picture.php


picture.php
 
Last edited by a moderator:
Trong suốt chuyến đi của mình, bên cạnh những cảm xúc đẹp thì lòng tôi luông mang một nỗi buồn, nỗi ám ảnh với những vạt rừng cháy, khói , những cây trơ gốc hay những cây thông đang rỉ nhựa hôi hổi.
sieuthiNHANH201002043405yzhjnzkwyj104185.jpeg
[/IMG]
Hai ngày trong rừng, tôi không nhớ đã gặp bao nhiêu" lâm tặc". Những cây gỗ quí nếu may mắn thì sẽ có người vận chuyển đi muôn nơi, còn những loại khác thì chẳng ai đoái hoài đến, chúng ngậm ngùi thành tro trong lặng lẽ cùng hàng trăm ngàn loại cây rừng khác.
Người ta đốt, người ta cày xới, người ta đốn hạ những cánh rừng nguyên sinh hấp tấp, hối hả, mau mau. Những cánh rừng thiên nhiên mất hàng trăm năm, thậm chí hàng ngàn năm kiến tạo, chỉ trong nháy mắt cuộc đời đã bay hơi như chưa từng hiện diện bao giờ. Mỗi ngày, hàng trăm héc ta rừng đổ nghiêng, bật gốc rồi cháy rụi. Sức tàn phá của con người so với bão táp của trời đất, thì kinh khủng hơn gấp ngàn lần. Tốc độ đó đã làm cho muôn thú trong rừng không lối thoát, phần lớn, chúng bị dồn vào con đường tuyệt chủng vì mất nhà ở, mất nơi kiếm sống.
Những tên lâm tặc mà tôi đã được gặp và nói chuyện chính là những người dân bản địa vì kế sinh nhai. Tôi cảm thấy đau xót cho những cánh rừng đang bị xẻ thịt hàng ngày nhưng hãy nhìn nhận lại sự việc một cách công bằng, khi tôi đặt mình vào vị trí của họ, tôi nghĩ có thể tôi cũng sẽ trở thành “lâm tặc”.

sieuthiNHANH201002043405yzzhytrhmm150123_1.jpeg

Lúc nhìn thấy những kẻ phá rừng ấy, tôi chợt nhớ một lần được vinh dự mời về tư gia của một vị giám đốc, ngay trước phòng khách đập vào mắt tôi là bộ đồ gỗ với tủ chè, phản ngựa, ghế giả cổ đường bệ và kiểu cách. Ông giám đốc nọ tự hào khoe khoang về bộ sưu tập đắt tiền của mình. Còn trong tôi, lại bật ra một câu hỏi: Ai tòng phạm với những kẻ phá rừng?
 
Nhìn những người bị gọi là "lâm tặc" mà mình thấy buồn. Họ là ai? Họ là bà con dân tộc thiểu số, lam lũ, nghèo khổ. Một ngày vác gỗ đi xuyên mấy chục km đường rừng, mỗi cây nặng đến 50kg họ được bao nhiêu nghìn tiền công? Đi đẽo gốc thông lấy nhựa, họ được bao nhiêu tiền? Tất cả chỉ vì bây giờ rừng cạn kiệt, không còn như mấy chục năm trước nữa. Họ lấy gì để sống qua ngày khi rừng bị tàn phá, thú rừng bị tận diệt. "Ăn của rừng rưng rưng nước mắt". Nhưng ai ăn? Ai rưng rưng nước mắt. Máu của rừng chảy vào túi ai?

Trước đây, chỉ nghe báo đài ra rả đổ tội cho lâm tặc, trong đầu tôi hình dung lâm tặc là 1 đám người xấu xa. Thế nhưng bây giờ tôi mới thấy rằng suy nghĩ đó thật phiến diện. Lâm tặc thực sự là ai? Có phải là những người hàng ngày vác gỗ ra khỏi rừng không?

Sau chuyến đi này tôi buồn, và lo. Liệu rằng 10 năm nữa có còn Hòn Nhọn, có còn Thác Bay?
 
Lâm tặc với tôi là những người rất hung dữ, họ sẵn sàn giết người hoặc bắt người khi chui vô địa phận của họ (suy nghĩ này có là do tôi coi phim). Nhưng, 2 chuyến đi của tôi đã nghĩ khác về họ. Tại sao ư? Vì họ là những người dân nghèo khổ, họ cần phải kiếm cơm, kiếm gạo lo cho cuộc sống gia đình..Balo trên vai đôi khi tôi thấy nặng nhưng khi nhìn họ vác những khúc gỗ nặng trên vai, mồ hôi nhã nhệ, cơm nắm mang theo mà tôi khâm phục và xót!..xót lắm!

Chúng tôi đi, họ cười hỏi đi lên đây làm gì cho cực..

Tôi còn nhớ có 1 người hỏi anh leng keng, " Lại gặp anh lớn tuổi này nữa"..Họ vẫn nhớ chúng tôi, họ vẫn nở nụ cười niềm nở ở trên môi. Có 1 nhóm người còn rủ chúng tôi khi dừng chân nghỉ bên suối : "mọi người đi đâu đây? dừng chân lại nghỉ ăn với anh em chúng tôi!" chỉ cười và hẹn gặp lại họ sau! Họ đấy..lâm tặc đấy..

Nhìn họ, nhìn cây rừng bị tàn phá, suy nghĩ tôi mâu thuẫn cực

1 bên thì hỏi: " kiểm lâm đâu rồi, sao để rừng cây bị phá đến đau thương như vậy. Lũ ở đâu mà kéo đến? nhà cửa bị nhấn chìm vì đâu? vì những người họ đã phá rừng, họ chỉ biết những lợi ích ở trước mắt họ.
Nhưng, khi tôi nhìn những người "lâm tặc", thì suy nghĩ của tôi lại khác: " vì cuộc sống mưu sinh, không lấy gỗ thì lấy gì mà sống..Nếu là tôi, tôi cũng là lâm tặc thôi!!"

Tôi nhớ có người nói rằng "kiểm lâm đã bán rừng này rồi em, họ không vào sâu trong rừng này nữa đâu!!"

Câu hỏi tại sao! tại sao và tại sao của tôi nhiều lắm, nhưng không thể post thẳng trực tiếp hết tâm tư về rừng! người giữ rừng và người phá rừng..
 
Thỏa mãn cơn đói của 10 cái bụng ( 7 tv + 3 thổ địa) chúng tôi chuẩn bị cho cuộc hành trình 2 ngày 1 đêm trên núi rừng phan rang..Nhắc đến Phan Rang ai cũng biết cái nắng ở đây gay gắt như thế nào, trái ngược với ngày là ban đêm, cái lạnh núi rừng tỏa ra lạnh hết biết..Vậy mà có 7 anh em chúng tôi lại thèm cái cảm giác ngủ rừng, cái cảm giác vượt suối, tắm tiên..

Đến nơi tập trung của cuộc hành trình, chia sẽ đồ đạt. Balo trên vai người nhẹ nhất là 6kg, người nặng nhất là 15 kg ( chúng tôi không tính balo của các anh thổ địa)! Cái vụ balo làm cho nhân vật mang nặng nhất phải rùng mình vì không ngờ mình mang dữ vậy (giờ nghĩ lại anh ấy còn lạnh người)..:))

Khác với chuyến đi lần trước, cũng cùng điểm xuất phát nhưng chúng tôi đi hướng khác, lần này đi ngang qua 1 cánh đồng bao la bát ngát thanh long..hướng đến chân núi, các anh thổ địa tặng cho chúng tôi cảm nhận trèo đèo vượt suối! Đường chính không đi, anh cho đi men theo con suối..Đi ngang qua suối sẽ mau hơn và khỏe hơn..Mới đầu tôi còn nhảy qua đá này, trèo qua đá kia, riết ghét quá đi dưới lòng suối cho mát..Hình như khúc dạo đầu này đã để lại ấn tượng cho 1 số anh em chúng tôi

(Các anh chị viết về suối và đưa hình nhé)
 
Vì đây là lần thứ 2 nhóm quay lại Hòn Nhọn, nên cả nhóm quyết định đi vào suối và men theo suối ngược lên đỉnh. Lòng suối và 2 bên đầy đá, cảnh quan thơ mông nhưng củng tiềm ẩn khó khăn khôn lường.

picture.php


picture.php


picture.php


Mình đã tham gia nhiều chuyến leo núi với nhà 442, nhưng đây thực sự là chuyến leo mang tính mạo hiểm cao nhất mà mình tham gia, với dốc đá dựng đứng xa xa, 1 bóng áo đỏ đang bám vách đá trèo lên, chân đạp vào các vân đá, tay này bám vách đá tay kia bám dây thừng, đồng đội phía trên kéo phụ người leo.

picture.php
 
Last edited:
Đoạn vượt thác này người vất vả nhất là anh LengKeng. Tự nguyện là "phóng viên chiến trường" anh mang theo lỉnh kỉnh máy quay, máy ảnh để kịp ghi lại các khoảnh khắc. Vượt suối anh không sợ ướt giầy, không sợ kiến cắn :D mà chỉ sợ đồ nghề rơi xuống suối nên kết quả là chỉ đi được một đoạn là giầy anh trong cũng như ngoài, vừa đi vừa kêu lép nhép rất vui=)).
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,339
Bài viết
1,175,289
Members
192,057
Latest member
Ngocanh331
Back
Top