Hôm nay xem bộ phim Into The Wild do Sean Pen đạo diễn, dựa theo cuốn Best Seller cùng tên của Jon Kakrauer. Phim rất hay.
Tôi nghĩ rằng dân Phượt xem sẽ rất thích. Bộ phim cũng như cuốn sách dựa trên chuyện thật về một chàng sinh viên tốt nghiệp loại ưu, thừa tài vào học luật ở Harvard, gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, nhưng lại bỏ tất cả phía sau để đi lang thang đây đó. Cậu ta đã hiến $24000 có trong tài khoản cho quỹ từ thiện Oxfam và quyết tâm lang thang. Trên đường đi gặp các dân phượt khác thuộc hàng kì cựu ở Mỹ, dân hippies, tầng lớp baby boom, ảnh hưởng nặng bởi lối sống tự do, sống với thiên nhiên hoang dã của những năm thập kỷ 60, 70. Nhưng đến như dân phượt loại kì cựu này cũng phái cúi đầu bái phuc với chàng thanh niên trẻ vì họ chỉ đáng xếp loại dân phượt rubber vì vần cần di chuyển bằng xe ô tô, vẫn phụ thuộc vào đời sống vật chất, phụ thuộc vào xăng dầu còn chàng thanh niên trẻ đáng xếp loại dân phượt leather, di chuyển bằng chân trên đôi giày da ( leather), không cần xăng mà chạy bằng cơm )
Đây là một chuyện có thật chứ không phải hư cấu. Tác giả cuốn sách, Jon Krakauer, đọc một bài báo viết về một cái xác được tìm thấy bởi những người đi săn trên một cái xe bus bỏ hoang, vốn được dùng làm điểm lưu trú cho dân đi săn với nhật ký kể về hành trình đã đi qua và trang cuối có viết: " Tôi sống một cuộc đời hạnh phúc". Tác giả đã dành 3 năm lần theo dấu vết của cuốn nhật ký, đi tìm lại những chặng đường chàng trai trẻ đi qua, nghiên cứu, phỏng vấn gia đình, những người chàng trai đã gặp để viết cuốn sách.
Cuốn sách, bộ phim, cũng như cuộc đời của chàng trai Christopher McCandeless đang dấy lên các cuộc tranh luận sôi nổi trong xã hội phương Tây. Lớp trẻ cho rằng đó mới là cuộc đoèi tự do, đó là đại diện cho lớp trẻ. Đối với các bậc phụ huynh cho rằng đó là sự nổi loạn, swuj ngu ngốc, bướng bỉnh của tuổi trẻ. Ngay trong các diễn đàn phượt của phương Tây, cũng tranh cãi cực liệt, kẻ cho rằng chàng trai ngu xuẩn, không có kiến thức cũng dám một mình mò vào rừng sâu của Alaska nơi cực kì khắc nghiệt với nhiệt độ có lúc xuống thấp đến -80 độ C. Những người khác thì nói đó mới là dám nghĩ dám làm , v....v và v....v.
Một bộ phim đáng xem để học hỏi.
Tôi nghĩ rằng dân Phượt xem sẽ rất thích. Bộ phim cũng như cuốn sách dựa trên chuyện thật về một chàng sinh viên tốt nghiệp loại ưu, thừa tài vào học luật ở Harvard, gia đình thuộc tầng lớp trung lưu, nhưng lại bỏ tất cả phía sau để đi lang thang đây đó. Cậu ta đã hiến $24000 có trong tài khoản cho quỹ từ thiện Oxfam và quyết tâm lang thang. Trên đường đi gặp các dân phượt khác thuộc hàng kì cựu ở Mỹ, dân hippies, tầng lớp baby boom, ảnh hưởng nặng bởi lối sống tự do, sống với thiên nhiên hoang dã của những năm thập kỷ 60, 70. Nhưng đến như dân phượt loại kì cựu này cũng phái cúi đầu bái phuc với chàng thanh niên trẻ vì họ chỉ đáng xếp loại dân phượt rubber vì vần cần di chuyển bằng xe ô tô, vẫn phụ thuộc vào đời sống vật chất, phụ thuộc vào xăng dầu còn chàng thanh niên trẻ đáng xếp loại dân phượt leather, di chuyển bằng chân trên đôi giày da ( leather), không cần xăng mà chạy bằng cơm )
Đây là một chuyện có thật chứ không phải hư cấu. Tác giả cuốn sách, Jon Krakauer, đọc một bài báo viết về một cái xác được tìm thấy bởi những người đi săn trên một cái xe bus bỏ hoang, vốn được dùng làm điểm lưu trú cho dân đi săn với nhật ký kể về hành trình đã đi qua và trang cuối có viết: " Tôi sống một cuộc đời hạnh phúc". Tác giả đã dành 3 năm lần theo dấu vết của cuốn nhật ký, đi tìm lại những chặng đường chàng trai trẻ đi qua, nghiên cứu, phỏng vấn gia đình, những người chàng trai đã gặp để viết cuốn sách.
Cuốn sách, bộ phim, cũng như cuộc đời của chàng trai Christopher McCandeless đang dấy lên các cuộc tranh luận sôi nổi trong xã hội phương Tây. Lớp trẻ cho rằng đó mới là cuộc đoèi tự do, đó là đại diện cho lớp trẻ. Đối với các bậc phụ huynh cho rằng đó là sự nổi loạn, swuj ngu ngốc, bướng bỉnh của tuổi trẻ. Ngay trong các diễn đàn phượt của phương Tây, cũng tranh cãi cực liệt, kẻ cho rằng chàng trai ngu xuẩn, không có kiến thức cũng dám một mình mò vào rừng sâu của Alaska nơi cực kì khắc nghiệt với nhiệt độ có lúc xuống thấp đến -80 độ C. Những người khác thì nói đó mới là dám nghĩ dám làm , v....v và v....v.
Một bộ phim đáng xem để học hỏi.