What's new

[Chia sẻ] (Iran) Những cây cầu ở Isfahan

Iran, trên tin tức thời sự, là một xứ sở của những con người rắc rối và cực đoan. Đối với du khách, đó là một đất nước hiền hòa, an toàn, đẹp, và văn minh. Họ không văn minh theo kiểu, nói thế nào nhỉ, trọn vẹn vật chất và tinh thần như phương Tây. Cái văn minh của họ thiên về tinh thần và lối sống nhiều hơn, bạn có thể cảm thấy điều đó dễ dàng khi tiếp xúc với họ. Về vật chất họ không thừa mứa nhưng hoàn toàn no đủ, hơn ta rất nhiều. Tất nhiên con người ở đó rất sắc sảo và thích tranh cãi về chính trị, bạn đừng nên nói chuyện thời sự chính trị với họ, họ sẽ nói hay hơn bạn nhiều.
Nếu đến Iran thì đừng bỏ qua Isfahan. Đó có thể là thành phố đẹp nhất Iran. Đó là lời khuyên mà bạn sẽ thấy khắp nơi trên Internet. Isfahan được lưu truyền là thành phố đẹp nhất trong thế giới Hồi giáo. Với một người yêu thích thế giới hồi giáo như tôi thì mọi thành phố cổ Hồi giáo đều đẹp cả, còn Isfahan thì cực đẹp.
Isfahan có những thứ khó có thể đẹp hơn được: những cây cầu, những mái vòm nhà thờ hồi giáo (nhất là Imam Mosque và Lotfollah Mosque), khu bazaar, và vùng nông thôn xung quanh mà bạn có thể thấy từ cửa sổ tàu hỏa chạy từ Tehran đến: những vườn cây trái mọc trên đất đai khô cằn, những tháp nuôi chim bồ câu trông như những lô cốt của thời trung cổ.
Và nếu bạn thích những cây cầu thì bạn phải đến Isfahan, những cây cầu ở Isfahan thì không đâu đẹp hơn được. Tôi chụp mấy bức ảnh về một trong nhiều những cây cầu đó, cầu này hình như là cầu Siosepol. Nếu google thì sẽ ra nhiều hình đẹp, còn hình của tôi thì trình chụp rất lởm, tuy nhiên có thể hé lộ phần nào vẻ đẹp của cây cầu. Có lẽ, ngay cả trong mơ, người ta cũng chỉ thấy những cây cầu đẹp đến như vậy mà thôi.





















Và nữa, mới hôm qua tôi đọc được rằng giáo sĩ Alexandre Rhodes, người được coi là cha đẻ chữ viết theo lối latinh của Việt Nam, mất ở Isfahan và còn mộ ở thành phố này. Có lẽ ông đã nhiều lần đi qua những cây cầu này chăng.
 
Bạn ơi, có thể inbox mình được không. 2015 mình đi Iran Iraq và Pakistan. Nhưng chưa tính được mấy cái vụ visa. Bạn đi ùi có thể share ít kinh nghiệm hok? Email: [email protected]
Cám ơn bạn nhiều.

Visa Iran thì mình kể ở mấy trang trước rồi đó, bạn google iranianvisa rồi cứ theo đó mà làm. dễ lắm.

Pakistan mình chưa đi. nhưng từng tìm hiểu yêu cầu visa. cũng dễ lắm mà. cứ bập vào làm là qua hết thôi.
 
Trở lại với Isfahan, đây là thành phố nổi tiếng của thảm Ba tư và gạch men trang trí. Ở Afghanistan, Turkmenistan, Uzbekistan và các nước trung Á khác cũng có những nhà thờ được trang trí gạch men lộng lẫy như ở Iran, đó là do ảnh hưởng của văn hóa Ba tư.

Gạch men trang trí lưu niệm được bán trên phố:
DSCF0642_zps59e34079.jpg
[/URL][/IMG]
 
Các hiệu bán thảm ở Isfahan thì ê hề. Và thảm ở đây cũng vô cùng lộng lẫy. Khách đi xem/mua rất ít. Hầu như không thấy. Nhưng hàng thì bạt ngàn. Họ không chỉ bán trực tiếp cho khách lẻ, mà làm ăn lớn là chính, xuất khẩu ra nước ngoài qua mối. Ngoài thảm ra còn có những loại vải trải (trải bàn, trải ghế, trải mọi thứ) cũng được trang trí tinh xảo, bán với giá rẻ hơn. Nhưng người bán thảm nói rằng người Ấn Độ copy nhiều họa tiết trang trí của người Iran trong lịch sử. Tất nhiên rồi, nếu đẹp thì sẽ bị copy thôi.

Một hiệu thảm nhỏ ở mặt đường:
DSCF0897_zpsc0aaeaf6.jpg
[/URL][/IMG]

Những hiệu thảm lớn thì ở trong nhà lớn, có cả tầng hầm mênh mông, hoành tráng hơn nhiều. Có cả khung cửi dệt thảm và người dệt trình bày để 'gây ấn tượng'. Mình không chụp ảnh vì sợ họ lo mình copy mẫu.

Người Trung Đông bán hàng rất thiện nghệ, ai hỏi thăm cũng được đón tiếp như thượng khách, mời vào nhà, mời trà, bật đèn đóm sáng rực lên (để nhìn thảm cho kỹ), giới thiệu hết hàng này đến hàng khác, không mua thì thôi, ra về vẫn được chào rất lịch sự (họ câu cá mà, buông nhiều mồi thì may ra bắt được một con. họ rất hiểu điều này - bán không được thảm thì vẫn bán được ấn tượng tốt vào lòng khách).
 
Isfahan là nơi giáo sĩ Alexandre Rhodes được Giáo hội cử đến làm việc sau khi ông bị nhà Nguyễn trục xuất khỏi Việt Nam (vì các hoạt động truyền giáo). Không biết ông thấy thế nào khi đến đây làm việc, nhưng với một người chu du nhiều như ông, thì có lẽ ông hẳn thấy thích thú. Vì thế kỷ 17 thời của ông cũng là thời cực thịnh của Isfahan, phần lớn những công trình lộng lẫy nhất của Isfahan ra đời trong khoảng thế kỷ 16-17, cùng với câu nói 'Isfahan là một nửa thế giới'.

Alexandre Rhodes chết ở Isfahan, và mộ ông còn ở đây đến ngày nay. Một số người Việt Nam đã tìm đến được mộ ông: http://gpthanhhoa.org/new/2113.gpth.

Lúc đến Isfahan tôi chưa biết chuyện này, nếu biết thì hẳn cũng phải đến viếng ông.
 
Mình cũng tâm niệm được điều này nè, đôi khi vì lý do này nọ lại bỏ qua một điểm đến trong cuộc hành trình rồi tặc lưỡi cho rằng thôi thì mình sẽ trở lại lần sau nhưng mà rõ ràng là khó để trở lại nơi đó để hoàn thành những gì mình chưa làm xong lắm. Cho nên cứ phải hoạch định thật rõ ràng tỉ mỉ cho từng chuyến đi để không cảm thấy hối tiếc khi bỏ lỡ điều gì đó.

Chí lí. Cái tặc lưỡi lúc đó có thể sẽ là sự hối tiếc suốt đời.
 
Ở Isfahan thỉnh thoảng tôi thấy những đám thanh niên ngồi túm tụm ở các vườn hoa để cùng nhau hút shisha. Một trong số những đám đó đã mời tôi hút thử. Đó là lần đầu tiên và duy nhất trong đời tôi thử món này. Y hệt như ăn kẹo bằng mũi, tôi ko thấy ngon lành gì. Ko biết nếu có lần 2, 3 thì tôi có thay đổi ấn tượng không, nhưng cảm giác của lần đầu tiên là 'sao lại có cái thú vui tầm phào thế này nhỉ'.

DSCF0891_zpsc22c7a22.jpg
[/URL][/IMG]
 
Ở Isfahan, ngoài những nhà thờ đẹp nhất trên quảng trường Imam, tôi còn qua xem một nhà thờ khác có vẻ là cổ xưa và cũ kỹ hơn. Nhà thờ này đã có vẻ tàn tạ rồi, và không biết có phải là vì xưa hơn không mà dùng ít gạch men trang trí hơn, nhiều phần đắp bằng đất trần hơn, tuy nhiên vì vậy mà cũng có vẻ đẹp riêng nhất định.

DSCF0913_zps32ea77fc.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0901_zpsad87391f.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0967_zps89863cfa.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0958_zps0dde2234.jpg
[/URL][/IMG]
 
Trên quảng trường Imam, những công trình chính là nhà thờ Imam, nhà thờ Lotfollah, khu bazaar (đã trình bày ở những trang trước). Ngoài ra có một công trình lớn đó là một tòa cung điện của một ông vua nào đó. Trên tầng cao của cung điện này nhìn xuống được toàn cảnh quảng trường Imam và thấy được cả những dãy núi xung quanh Isfahan. Cung điện này được trang trí tinh xảo và tỉ mỉ. Cũng đẹp. Nhưng phải nói là ở đây tôi bắt đầu cảm thấy mình đang đến gần Ấn Độ. Vì cách thức trang trí tỉ mỉ quá, dần đi vào tiểu tiết mà giảm nhẹ đi phần hình khối. (Thú thực là tôi ko thích lắm kiến trúc Hồi giáo từ Ấn Độ trở đi về phía đông. Ví dụ những mái vòm nhà thờ Thiên Chúa châu Âu rất đẹp, kế tục bởi những mái vòm Hồi giáo từ Thổ Nhĩ Kỳ sang đến Iran và vùng Trung Á cũng rất đẹp. Nhưng đến Ấn Độ rồi qua đến Đông Nam Á thì chúng trở thành những củ hành, không còn là những mái vòm hùng vĩ.)

DSCF0886_zps6334f1a9.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0884_zps65e11e3c.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0882_zpsf284ebad.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0885_zps3a75cdbe.jpg
[/URL][/IMG]

Cái trần nhà này thì tuyệt mỹ:
DSCF0858_zps345fee49.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0874_zpse35a503f.jpg
[/URL][/IMG]

DSCF0872_zps2a358f14.jpg
[/URL][/IMG]
 
Đến đây thì mình xin phép đưa ra một câu đố. Đối với mình thì hai bức hình cuối cùng ở trên là rất thú vị. Còn các bạn thì sao, đố các bạn trong hai hình đó có chung một điểm gì đặc biệt?
 
Điểm chung của 2 bức tranh là có 1 cái cây, 1 cái bàn nhỏ ở dưới, 1 cái ly trắng và 1 cái đèn thì phải. Ý nghĩa như nào thì em ko biết ah, bác chia sẻ hiểu biết cho chúng em biết với ah :)
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,145
Bài viết
1,173,976
Members
191,972
Latest member
789win1
Back
Top