What's new

[Chia sẻ] Israel - Holy land

Tôi đi Israel vào đúng lúc chủ nghĩa khủng bố nổi lên khắp nơi. Từ vụ xả súng vào trường học ở Pakistan cho tới xả súng vào toàn soạn báo Charlie Hebdo ở Paris. Ấy thế mà tôi lại đến giữa nhà nước Do thái, nơi là kẻ thù muôn kiếp của dân Hồi giáo thì chắc gan to bằng cái nia và liều hơn Nghĩa sĩ Cần giuộc.
Khi biết tôi đi mấy thằng bạn xấu thay nhau rủ tôi đi uống rượu dek phải vì quý hóa gì mà chia buồn vì theo chúng nó tôi một đi không trở về. Thằng thì R.I.P mày trước, có thằng mới được kết nạp đẳng thì bảo: “Nếu mày mà bị IS nó bắt và cho mặc áo da cam quỳ giữa sa mạc. Khi nó cho nói lời cuối cùng thì mày hãy nói Đảng Cộng sản Việt nam quang vinh muôn năm cho tao, thế nào tao nhận mày là bạn tao thì tao cũng có cửa thăng tiến, vậy là mày chết không vô ích”
Thật ra thì lúc đầu tôi cũng hơi sợ một tý nhưng với dòng máu của con cháu bà Trưng bà Triệu, lại là công dân của một nước đã chiến thắng hai đế quốc lớn thì còn cái dek gì mà sợ nữa phải không các bạn.
Ấy mà vừa bước vào trong sảnh T2 của sân bay nội bài tôi đã mắc phải cái sợ đầu tiên. Đó là cái sợ của anh Hải quan dek cho xuất cảnh. Lúc scan hộ chiếu của tôi thấy mãi mà không đóng dấu cho tôi qua, tôi bắt đầu thấy lo. Ở đời thì có tật mới giật mình, chẳng là thời gian gần đây khi đọc mấy bài báo lề trái cái ngón tay trỏ của tôi trượt thế déo nào cứ trượt và dính phải phím like, nên sợ Đảng và chính phủ quy tôi vào thành phần phản động rồi dek cho xuất cảnh nữa thì bỏ mẹ. Ơn đức Jehova thế nào mà tôi cũng qua được. Thở phào nhẹ nhõm và cố gắng nặn ra nụ cười trên bộ mặt tái mét hỏi anh HQ sao lâu thế? Anh HQ nói vì tên anh nó trùng nhiều tên quá nên không nhanh được. Thôi thì Xờ pa xi pơ ơn trên đã soi xét và cho tôi qua.

154705
 
Last edited by a moderator:
Chiến tranh La mã Do thái lần thứ nhất.

Thực ra thì người La mã cai trị khá dễ chịu. Họ chỉ cử một vị phán quan đến đó làm tỉnh trưởng thu thuế. Còn lại họ vẫn cho dân tộc bị cai trị được có những đức tin tôn giáo, giữ được những văn hóa truyền thống, có vua, có chính quyền.... tóm lại là nó gần giống như Hongkong và TQ và tốt hơn rất nhiều với nhà Hán cai trị quận Giao chỉ mình.

Mâu thuẫn bắt đầu từ năm 39 SCN Hoàng đế La mã lúc giờ là Caligula ( thấy bảo ông này bị điên) tuyên bố mình là một vị thần và ra lệnh mỗi nơi ở trong Đế chế phải xây đền thờ tượng của mình ở trong đó. Các xứ khác thì không gặp trục trặc mấy. Riêng người Do thái vì họ thờ Thượng đế và là tôn giáo độc thần nên không chấp nhận xây và thờ ai khác ngoài thượng đế. Lập tức Caligula cáu tiết ra lệnh phá hủy ngôi đền của người Do thái. Rất may ông bị ám sát vào năm 41 nên việc đó chưa thi hành được

Nhưng đến năm 66 SCN Tổng trấn La mã ở Ích xà lúc ấy là Gessius Florus thu thuế quá cao lại còn cử hành lễ thờ tôn giáo đa thần của ông ta tại Jerusalem làm người dân akay lắm. Họ không đóng thuế thì Florus lại cho lính vào đền thờ của họ lấy bạc đi. Con giun xéo lắm cũng quằn người Do thái nổi dậy chống lại lính La mã ở Jerusalem. Lập tức Florus cho tàn sát tất cả những kẻ phản đối, nghe đâu lên tới 3,600 người.

Đến lúc này thì toàn bộ người Do thái ở các nơi nổi loạn. Họ kéo về Jerusalem đánh bật lính La mã ra khỏi thành. Chiếm toàn bộ các thành phố quan trọng trong các xứ Galile và Judea.

Hoàng đế La mã lúc giờ là Nero phái Vespasianus đi dẹp loạn. Cuộc chiến tranh La mã – Do thái này nó đem lại may mắn đến lạ kỳ cho gia đình Vespasianus là cả 2 bố con ông ta ( Vespasianus và Titus) đều thay nhau làm tổng chỉ huy rồi thay nhau làm Hoàng đế La mã.

Vespasianus có 2 quân đoàn là quân đoàn số V và quân đoàn số X tổng cộng là 60.000 lính tinh nhuệ vs với 40.000 quân Do thái ô hợp nghe chừng có vẻ chênh lệch quá các bác nhỉ. Nhưng người Do thái họ phòng thủ và chiến đấu khá kiên cường. Nhưng năm 67 thì họ chiếm được thành Jotapata (do Flavia Josephus chỉ huy) qua đó làm chủ toàn bộ vùng Galilee.

Vespasianus đang đánh xứ Ích xà thì Nero bị giết nên về Rome lên ngôi Hoàng đế. Việc đánh Jerusalem được giao lại cho Titus con trai của Vespasianus
Họ công thành Jerusalem trong có 47 ngày trong khi thành Jerusalem chứa rất nhiều lương thực có thể ăn hàng năm và 3 vòng tường thành dày vì những lý do sau:

1. Hai phái lãnh đạo của quân kháng chiến là phái: Sicarii và Zealot chia rẽ. Trong khi phái Sicarii chủ hòa và chỉ muốn có thêm các quyền lợi cho dân Do thái ( và gần như đã đạt được mục tiêu) thì phái Zealot lại ảo tưởng vào sức mạnh của mình nghĩ rằng có thể đánh bại quân La mã hùng mạnh nên kiên quyết đánh đến cùng

2. Quân La mã được tăng cường lực lượng. Lúc này có 4 quân đoàn đánh chiếm Jerusalem tất cả. Đó là các quân đoàn V, X, XII và XV

3. Titus cho rất nhiều người Do thái bên ngoài Jerusalem vào thành tham dự lễ Vượt qua nhưng khi họ quay trở ra thì ông ta cấm không cho họ ra => thức ăn trong thành ngày càng cạn kiệt. Đồng thời những kẻ đào ngũ người DO thái Titus sai đem đóng đinh những kẻ đó lên tường thành làm cho lính Do thái không dám đào ngũ mà ở lại tăng suất ăn. Dẫn đến sức chiến đấu của lính Do thái giảm

4. Vòng thành thứ 3 của thành Jerusalem bị sụp đổ do quân Do thái đào hầm ra ngoài.

Sau khi vào trong thành Titus phá hủy toàn bộ Ngôi đền thứ 2 của người Do thái cho tới khi “ Không còn một hòn đá nào nằm trên một hòn đá nào. Theo cuốn “ The Jewish War” của Josephus thì Titus có hứa với Công chúa Do thái Berenice ( Vợ ông sau này) là không phá đền và ngôi đền vô tình bị cháy. Nhưng tôi không tin vì Josephus đã đầu hàng Titus từ trước và được Titus đối xử rất tốt nên có phần viết thiên vị chăng????

Nếu bác nào thích thì nên tham khảo thêm về cuộc chiến này qua phần phim Rebellion trong bộ phim Acient Rome – The Rise and fall of an Empire. Đó cũng là nguồn tư liệu dựa trên cuốn “ The Jewish war” của Josephus – người Do thái đã từng chống lại La mã sau đó đầu hàng La mã.
 
Số phận Masada

Sau khi Jerusalem thất thủ, Đền thờ bị san phẳng. Một nhóm người thuộc dòng Zealot chạy đến Masada để tiếp tục trường kỳ kháng chiến.

Pháo đài Masada được Vua Herode xây dựng từ những năm 35 TCN. Ông vua này nổi tiếng thích xây dựng cung điện, đền đài. Ông xây Masada như là nơi trú ẩn cho riêng mình khi có biến. Pháo đài Masada là một nơi rất khó đánh chiếm vì nó nằm ở trên đỉnh núi với 40 tháp canh. Bên trong là hệ thống nhà kho, chuồng ngựa, lâu đài.... Ngoài ra có hệ thống bể chứa nước cực kỳ lớn có thể chứa tới vài chục ngà m3 nước mưa. Thế nhưng cả cuộc đời Herode lại không sử dụng Masada với ý nghĩa phòng thủ bao giờ. Ông chỉ đến đây ăn chơi, nhảy múa. Còn thế hệ sau, con cháu ông mới phải dùng đến nó.

Vào năm 70 SCN 973 người Zealot chạy từ Jerusalem sang đây. Họ tổ chức khá tốt và đã chống chọi được với 15.000 quân La mã tinh nhuệ trong gần 3 năm.

Quân La mã do Flavius Silva chỉ huy ròng rã 3 năm trời không chiếm được Masada. Nhưng người La mã đâu phải là tay mơ và không biết đánh trận. Flavius cho xây một bức tường dài 4km bao quanh quả núi (chân pháo đài). Cạnh đó họ dựng lên những đồn bốt để quan sát và ngăn sự tiếp tế lương thực từ bên ngoài vào.

Phía tây tòa pháo đài là nơi thấp nhất nên người La mã cho đắp tường đất cao lên tận bằng tường thành và công chiếm thành.

Người Do thái chiến đấu ngoan cường nhưng họ quyết không để mình rơi vào tay địch. Họ bốc thăm chọn ra 10 người đàn ông để giết những người còn lại. Sau đó 10 người này giết nhau. Người cuối cùng tự sát. Có một điều trái ngược là trong khi người La mã coi chuyện tự sát để chết rất cao quý, đó là cái chết của người quý tộc. Thì người Do thái ngược lại, họ coi tự sát như là phạm trọng tội với Chúa nên ko tự sát. Khi quân La mã vào được pháo đài thì chỉ còn 2 phụ nữ và 5 trẻ em còn sống. Còn lại đã chết hết. Nên Masada là biểu tượng của người Do thái về ý chí không chịu khuất phục là thế.

Pháo đài Masada thất thủ cũng đánh dấu chấm hết cho Cuộc chiến Do thái – La mã lần thứ nhất. Giáo đường của người Do thái bị phá hủy. Đem các phiến đá đó về Rome và hoàng đế La mã xây lên Coloseum. Nhưng khi trận động đất xảy ra làm sạt mất một phần Coloseum thì Giáo hoàng ra lệnh lấy những phiến đá đó về làm móng cho Tòa thánh Vatican. Cái hay là từ Ngôi đền của người Do thái đến Tòa thánh Vatican cùng chung một nền móng. Giống như đạo TCG cũng có nền móng từ Do thái giáo vậy



.
 
Muốn lên pháo đài Masada có 2 con đường: Leo bộ hoặc đi cable treo. Vì thời gian có hạn nên em đi cable treo. Chứ không thì leo bộ nó cũng có cái thú của nó. Nhìn cao thì cao thật nhưng so với đỉnh Yên tử nhà mình thì chỉ là muỗi.

Cổng vào ga cable treo. Cũng là bảo tàng Masada luôn







Vào bên trong gặp ngay giữa nhà là mô hình pháo đài Masada







Xung quanh là những hình ảnh về pháo đài







Trần nhà



 
Có một cái lạ là em đi một số nước thấy cabin cable treo to đùng, chứa đựoc mấy chục người lận. Chứ không nho nhỏ chỉ chứa 6-8 người như ở xứ mình, chẳng biết công nghệ cái nào cao hơn. Nhưng có một điều chắc chắn là: nếu rơi thì cái to sẽ làm cho nhiều người chết hơn.


Ga cable treo ở dưới







Ga cable treo ở trên



 
Bước vào trong pháo đài thật ra bây giờ chỉ còn đống đổ nát. Nhưng có cái hay là các bạn Do thái này có chỉ dẫn rất kỹ. Nếu như bạn đến Foro Romano bạn phải ra sức tưởng tượng lại cái phế tích ngày xưa nó như thế nào, chức năng gì.... thì ở đây họ đã dựng sẵn mô hình ngày xưa lên và bên cạnh có bảng giới thiệu rất cụ thể
Pháo đài này chia ra làm 3 khu chính. Khu binh lính ở, sở chỉ huy... ở phía đông nam pháo đài. Khu kho tàng ở giữa và cuối cùng là khu Cung điện ở phía bắc xây trên 3 tầng núi. Thật cầu kỳ. Chắc ông Herode xây chỗ này lên phòng khi có biến là đem rượu ngon gái đẹp về trú ở đây đợi khi nào ổn lại quay về Jerusalem chăng?





 

Cổng vào phía đông ( Snake path gate)






Bắt đầu đi vào pháo đài





Bức tường ở đây các bạn để ý. Chia làm 2 phần: Từ vạch đen trở xuống là nguyên bản. Còn từ vạch đen trở lên là tái tạo lại



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,804
Bài viết
1,138,801
Members
192,762
Latest member
nangcuctrungquoc
Back
Top