What's new

[Chia sẻ] Istanbul - qua mắt Anh Tài

[video=youtube;6obBM6avPsk]https://www.youtube.com/watch?v=6obBM6avPsk[/video]


Ba ngày ở Istanbul, thành phố đôi bờ Á-Âu

Thổ Nhĩ Kỳ là một nước nằm trên cả lục địa Âu-Á phần lãnh thổ chính tại bán đảo Anatolia phía Tây Nam châu Á, một phần nhỏ diện tích ở vùng Balkan phía Đông Nam châu Âu. Thổ Nhĩ Kỳ có chung biên giới với: Bulgaria ở phía tây bắc; Hy Lạp phía tây; Gruzia, Armenia và phần Nakhichevan của Azerbaijan ở phía đông bắc; Iran phía đông; Iraq và Syria phía đông nam. Ngoài ra, nước này còn có biên giới với Biển Đen ở phía bắc; Biển Aegae và Biển Marmara phía tây; Địa Trung Hải phía nam. Phần lớn người Thổ theo đạo Hồi, nhưng có cảm giác không nặng nề như dân Trung Đông, mà cởi mở và hướng ngoại hơn.

Thổ Nhĩ Kỳ dùng đồng tiền Lira - TL (Lia) 1 TL vào khoảng 11.000 đồng VN

Nhân dịp đi họp mấy ngày ở Antalya, một tỉnh phía nam rất đẹp của Thổ Nhĩ Kỳ, sau họp tôi bay về làm chuyến du ngoạn 3 ngày ở Istanbul.

Istanbul là thành phố lớn nhất Thổ Nhĩ Kỳ, là thủ đô trước đây của cả thời đế chế Ottoman và đế chế Byzantine, là thành phố duy nhất trên thế giới nằm vắt ngang trên hai Lục địa. Là nơi giao thoa văn hóa, lịch sử, kiến trúc Á-Âu.

Thành phố này có quá nhiều thứ để xem, với thời gian 3 ngày, quả là quá ngắn ngủi để có thể khám phá, vì thế, tôi chọn những điểm đến tiêu biểu, hành trình tiêu biểu và khám phá những thứ mà tôi cho là thú vị đối với mình.

Tôi thuê khách sạn Eski Konak Hotel, một khách sạn nhỏ nhưng nằm ngay khu Sultanamet - khu phố cổ trung tâm của Istanbul. Từ khách sạn đi bộ ra các công trình cổ rất gần, chỉ khoảng 500m.
 
Quán ăn rộng khoảng 100 mét vuông, bếp nằm ngay gần cửa vào, thực khách khá đông. Nhóm bếp tay đảo thịt, tay quạt lia lại - khói sương mù mịt. Tiếng gọi món ơi ới, tiếng thìa dĩa lanh canh, tiếng nói chuyện ồn ào...thật là một không khí rất vui vẻ.




Khoe thành phẩm với người quay phim...he

 
Kebapçis là nhà hàng chuyên về các loại thịt nướng kiểu Thổ. Món chính ở các nhà hàng này là thịt nướng: một loại món ăn phổ biến và nổi tiếng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ được lan tỏa ra các quốc gia khác. Kebap trong tiếng Thổ là thịt nướng, và bao gồm các hình thức khác nhau: Doner Kebap nổi tiếng toàn cầu (thịt ướp hương liệu và đắp lại nướng trên một mũi quay khổng lồ, cái này có thấy nhiều ở VN) và şişkebab (thịt nướng xiên que), Köfte (thịt băm viên nướng) và nhiều biến thể khác của thịt nướng.


Waaaa.... món ăn đã được mang ra đây rồi, thơm quá là thơm. Và rất truyền thống Thổ Nhĩ Kỳ.

Đầu tiên họ mang ra hai đĩa rau trộn salad và bánh mỳ. Rau trộn kiểu truyền thống với dầu ô liu và chanh vàng.







Bánh bột mì nướng kiểu mỏng, như bánh xèo. Nướng tại cái lò trong nhà luôn, bánh này không dòn mà mềm.




Bánh mì mềm này được cuốn với rau và thịt nướng, đây mới chính là Kebap mà người Thổ Nhĩ Kỳ hay ăn.




Món chính được mang ra gồm thịt bò nướng cùng thịt cừu, dạng lần lộn şişkebab (thịt nướng xiên que), Köfte (thịt viên nướng)... cơm chiên, ớt nướng và cà tím nhồi thịt nướng. Người Thổ ăn đồ nướng khá nhiều, đúng ra người đạo Hồi không ăn thịt bò và lợn, chỉ ăn cá, cừu dê gà. Nhưng do khách du lịch quá đông nên họ làm bò cho phù hợp ẩm thực quốc tế, và cũng nhiều người Thổ không theo đạo Hồi, nên bò vẫn được đem ra đánh chén vui vẻ. Món nướng rất thơm, món cơm mềm và rất ngon như ở VN. Một bữa trưa khá ngon miệng.:):):)

 
Last edited:
Ăn trưa xong tôi thưởng thức một điếu thuốc thơm cùng Turkish Cafe - món cafe truyền thống của Thổ rất danh tiếng.

Thổ Nhĩ Kỳ là đất nước du nhập cà phê sớm nhất từ Ethiopia – nghệ thuật đun cà phê đã trở thành một phần không thể thiếu tồn tại trong văn hóa truyền thống cho đến hiện đại. Đầu thế kỉ 16, các quán cà phê trở thành trung tâm hội họp của những tổ chức chính trị và văn hóa lớn, và nghệ thuật cà phê Thổ Nhĩ Kỳ đã được UNESCO công nhận như một di sản văn hóa phi vật thể của đất nước này.




Cà phê Thổ Nhĩ Kỳ là cà phê dạng đun, tức đem bột cà phê hòa vào nước và đun trực tiếp trên bếp, trong khi đó cà phê phin của Việt Nam lại tốn thời gian để chờ đợi từng giọt cà phê được chắt lọc rơi vào ly. Người Thổ Nhĩ Kỳ yêu thích vị thơm ngon tự nhiên và tươi mới của tách cà phê đun sơ bộ do đó quá trình pha cà phê diễn ra rất nhanh chóng nhằm bảo toàn hương vị của hạt. Và người pha chế phải theo dõi sát sao ấm cà phê lúc ở trên bếp cho tới khi nhấc ra, nếu không cà phê sẽ bị quá lửa, mất ngon.

Cũng bắt nguồn từ bột cà phê rang quen thuộc, nhưng chất bột dùng trong cà phê Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc phải mịn nhuyễn như bột mì, thoạt nhìn không khác gì ca cao xay. Loại bột cafe này được hòa cùng tỉ lệ nước nghiêm ngặt: hai muỗng cà phê trên nửa tách nước, cùng một chút đường, sau đó cho vào loại bình cán dài chuyên dụng của riêng Thổ Nhĩ Kỳ – thường gọi là cezve hoặc ibriq - rồi bắt đầu tiến hành công đoạn đun nhiều bước phức tạp.

Bình cà phê chỉ đun một thời gian rất ngắn trên lửa nhỏ cho đến khi mặt nước bắt đầu sủi bọt, người pha lập tức vợt bớt bọt, sau đó tiếp tục đun từ 2 đến 3 lần mới đổ toàn bộ hỗn hợp này vào ly phục vụ khách. Thường thì người uống sẽ đợi khoảng vài phút cho cặn cà phê lắng hẳn xuống mới thưởng thức. Việc không khuấy cà phê khi đun lẫn giữ nguyên cặn đều nằm trong quan niệm muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị đơn sơ và tự nhiên nhất của cà phê. Cafe Thổ đặc và đậm như cách pha của Việt Nam, không loãng như của Tây.

Một điếu thuốc thơm cùng ly cafe Turkish sau bữa trưa thật là thư giãn.
 
Thưởng thức ẩm thưc Thổ, nếu ai uống được rượu thì không nên quên thử cái rượu dân tộc đại truyền thống của Thổ, đó là rươu Yeni Raki.
Rượu này có hương liệu chủ yếu là tiểu hồi, quế và cam thảo....mùi vị rất giống chai Ouzou (Ú-zù) của Hy lạp mà tôi có dịp uống vào năm ngoái. Đều có hương vị Anis đậm đà, uống không quen thì hơi khó chịu.

Điểm thú vị là khi để nó nguyên chất trong chai thì trong suốt, nhưng mà khi rót ra ly, rồi bỏ đá viên vào (uống kiểu Thổ) cho nó nhẹ bớt, thì chỉ một lát sau rượu chuyển màu thành trắng đục như nước gạo.




 
Ăn trưa xong, chúng tôi lại tiếp tục lang thang ở chợ Grand Bazaar, mê mẩn vì quá nhiều hàng hóa độc lạ đặc trưng của Thổ Nhĩ Kỳ mà không đâu có.

Nói đến ẩm thực Lý Nhã Kỳ, không thể không nói đến món kẹo Turkish Lokum (hay còn gọi là Turkish Delight).

Kẹo Lokum là món ăn khoái khẩu của người Thổ Nhĩ Kỳ. Là loại kẹo dẻo với đủ màu sắc, hương vị và có khi có nhân là các hạt như đậu phộng, hạt dẻ, hạnh nhân. Ngày xưa lokum chỉ dành cho giới “quý tộc” bởi thành phần chủ yếu của kẹo khi đó là nhựa cây nhũ hương, một loài cây ở vùng Địa Trung Hải. Người ta lấy nhựa bằng cách rạch các đường nhỏ trên vỏ cây. Nhựa nhũ hương đặc trưng, có công dụng chữa một số bệnh nên khá đắt tiền, được sử dụng trong sản xuất rượu mùi, kem và một số loại bánh Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên ngày nay, đa số kẹo dẻo Lokum được tạo độ dẻo từ bột bắp nên giá thành đã bình dân hơn nhiều và được bày bán khắp nơi như một đặc sản của xứ này. Để làm lokum, người Thổ Nhĩ Kỳ đã sử dụng nhiều vật liệu và qua nhiều công đoạn khác nhau. Thông thường, người ta hòa nó với chanh, nước hoa hồng, quế, và bạc hà. Nhờ vậy, hình dáng bên ngoài của kẹo thường có màu trắng, vàng và hồng. Cũng vì thế mà ứng với những gam màu sắc của bánh, người mua đã phần nào đoán được mùi vị kẹo như thế nào khi nếm thử chúng. Kẹo Lokum có mùi vị vô cùng huyền diệu, phổ biến khắp vùng Balkan và Trung Đông và là món quà mà nhiều khách du lịch muốn mua mang về tặng cho bạn bè và người thân.





Giá một hộp Lokum như dưới đây khoảng 5 -7 Lira, loại ngon nhất thì khoảng 15 Lira






Rất nhiều cửa hàng bán Lokum, trong chợ cũng như ở ngoài đường

 
Dear anh Tài,

Nhìn mấy viên kẹo là e mê tít thò lò huống chi các em bé! Mặc dù ko đi Thổ nhưnhg chắc em cũng cố tìm ở CDG hay Dubai Airport có bán không để mua về làm quà!
 
@ Anh Tài : lần trước mình đi Istanbul, mình trả giá khoảng 26.5% cho một chiếc áo da, họ nói nhiều lắm nhưng cuối cùng mình cũng mua với giá khoảng 31% và sử dụng rất tốt. Mua hàng ơ TNK phải trả giá cật lực và tỏ vẻ chưa ưng ý về món đò mình chọn lắm, nếu không thì kiểu gì cũng "dính" híc
 
Xin cảm ơn các bác đã xem topic và comment.

Đúng là ở Thổ Nhĩ Kỳ có nét giao lưu văn hóa Đông-Tây, nên nhiều tập tục giống phương Đông, mà mặc cả là một ví dụ.
Mua đồ gì ở các loại chợ Thổ Nhĩ Kỳ đều phải mặc cả cật lực, giá hợp lý mua được thường chỉ bằng 1/3 đến 1/2 giá phát ra thôi. Tôi không biết mặc cả vì ở VN có đi chợ đâu, nhưng được dặn như thế, nên cứ mạnh dạn mặc cả không đạt thì bỏ đi, thế nào cũng gọi lại.

Thế mà cuối cùng vẫn phải mua 1 cái túi giá 120 Euro, trong khi giá người bán phát ra là 150 E vì cả chợ không có cái túi thứ hai giống như thế, kiểu dáng và màu sắc như thế (Màu xanh biển tươi có ngả sang cobalt) vì mua để tặng một bạn gái, mà bạn ấy chỉ thích màu đó và kiểu đó. Đi vòng vo mãi cuối cùng vẫn phải quay trở lại, chủ hàng làm kiêu.. he he
 
Nói về tay nghề thủ công, phải công nhận người Thổ có con mắt mỹ thuật và tay nghề thủ công rất tinh xảo.
Đi chợ mà tôi chỉ muốn khuân thật nhiều đồ mỹ nghệ của họ về, tiếc là không có nhiều tiền và không có kg để mang lên máy bay thôi, nhìn mê lắm.

Đồ gốm sứ, thủy tinh, đồ đồng ở Thổ Nhĩ Kỳ có màu sắc khá đặc biệt với những họa tiết trang trí đặc trưng, màu sắc sặc sỡ trong đó màu xanh Turquoise là chủ đạo. Từ khoảng thế kỷ 16 tới nay, đồ gốm của Thổ Nhĩ Kỳ đã nức danh trên toàn thế giới. Màu sắc, kết cấu của chúng đều đạt độ tuyệt hảo và thường được dùng với mục đích trang trí trong gia đình. Xin giới thiệu với các bạn một số hình ảnh tôi chụp tại chợ Grand Bazaar:

























 
Last edited:

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,688
Bài viết
1,135,310
Members
192,414
Latest member
i9betonl
Back
Top