What's new

[Tổng hợp] Jerusalem: Hành trình tới Miền đất Thánh

Câu chuyện kể về một chuyến đi đến Jerusalem – miền đất Thánh của 3 tôn giáo lớn nhất trên thế giới: Do Thái, Cơ đốc và Đạo Hồi, một thành phố cổ Trung Đông nằm trên lưu vực sông giữa Địa Trung Hải và Biển Chết ở độ cao 650-840 mét so với mực nước biển.

Tôi lên máy bay Hà nội – Băng cốc với một tâm trạng hồi hộp và lo lắng khó tả, trong đầu miên man những nghĩ suy về một điểm đến đặc biệt trong cuộc đời, nơi mà những nguy hiểm của tên bay đạn lạc và những vụ đánh bom liều chết vẫn thường được đưa lên bản tin thời sự mỗi tối. Chúng tôi chuyển máy bay ở Suvanabhumi – một sân bay mới của người Thái rất rộng lớn và hiện đại. Sau hàng loạt những thủ tục kiểm tra an ninh ngặt nghèo, chúng tôi lên máy bay đi Tel Aviv và được biết rằng chuyến bay chỉ có 5 người Việt nam chúng tôi là ngoại quốc, còn lại toàn là người Israel.

Sau 12 tiếng bay, chiếc Boing 747 hạ cánh xuống sân bay Ben Gurio – thành phố Tel Aviv của Israel lúc 6h30 sáng giờ địa phương. Một chiếc xe đã sẵn sàng đưa chúng tôi lên đường trực chỉ về Miền đất Thánh. Jerusalem bắt đầu hiện ra qua những tấm biển chỉ đường. Sau hơn 1h trên đường cao tốc, chúng tôi đã đến được Jerusalem, nhận phòng ở khách sạn và chuẩn bị cho một buổi chiều dạo quanh thành cổ. An ninh ở Jerusalem khá căng thẳng, các trạm an ninh được đặt khắp mọi nơi từ nhà hàng đến khu mua sắm, bến tàu, hay bến xe. Tuy nhiên điều đó cũng không ngăn được sự háo hức và mong chờ của chúng tôi cho hành trình tới thăm miền đất hứa. (Holy land)

Tôi nhớ là đã được đọc ở đâu đó câu nói của các nhà hiền triết người Do thái, rằng, thế giới có mười phần đẹp thì Jerusalem vinh dự có được chín, mười phần khổ đau thì Jerusalem chịu chín, mười phần thông thái thì Jerusalem giành lấy chín và mười phần độc ác thì Jerusalem vô phúc có đến chín”. Và giờ đây, vùng đất huyền thoại ấy đã hiện ra trước mắt chúng tôi, kỳ ảo, huyền bí và linh thiêng đến từng góc tường thành.

Thành cổ Jerusalem theo truyền thuyết được xây dựng bởi Shen và Ever, tổ tiên của Abraham, là thành phố linh thiêng nhất của Đạo Do Thái cũng như có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với đạo Cơ đốc và đạo Hồi. Khu vực được gọi là thành phố cổ bao gồm những bức tường thành bao quanh được xây dựng dưới đế chế Ottoman của vua Sultun Suleiman (1520-1566) và bốn khu phố cổ của người Do Thái, Hồi giáo, Cơ đốc giáo và người Armenia. Những di tích ở Jerusalem ngày nay vẫn còn rất nguyên vẹn và đầy quyến rũ khiến bất kỳ ai khi đặt chân đến đều bị mê hoặc. Ngay cả toàn cảnh thành phố Jerusalem hiện đại dưới ánh bình mình hay lung linh trong ánh đèn đêm cũng mang một vẻ đẹp thiêng liêng và kỳ vĩ. Một bầu không khí tràn ngập niềm tin, niềm hy vọng và tràn trề sức sống bao trùm lên cả thành phố Jerusalem.

Chúng tôi tiến vào thành cổ qua cổng Jaffam được xây đựng năm 1958 theo tiếng Arập có nghĩa là Yêu quý để chỉ thần Abraham, là 1 trong số 7/11 cổng thành còn được mở ngày nay ở Jerusalem. Tại đây chúng tôi đã tới thăm và tận mắt ngắm nhìn nơi Chúa Giê-su đã bị đóng đinh câu rút, đặt tay lên chân cây thập tự để cầu nguyện. Sau đó chúng tôi cũng đến nơi tìm thấy cây thập tự giá sau khi Chúa bị đóng đinh và cả nơi mà người ta cho rằng thi hài Chúa đã nằm tại đó, chứng kiến cảnh các tín đồ đi qua đều quỳ xuống và hôn lên phiến đá. Trên tường là bức tranh tái hiện lại cảnh Chúa sau khi bị đóng đinh và chuẩn bị đưa đi chôn cất. Các khu đền thờ đều hết sức trang trọng, quyến rũ và bí ẩn.

Ấn tượng nhất trong buổi chiều thành cổ là khi chúng tôi tới thăm “Bức tường than khóc”. Đây là bức tường còn sót lại phía tây của Đền thánh Jerusalem sau khi ngôi đền bị tấn công và tiêu hủy bởi quân La mã vào năm 70 Công nguyên. Người Do Thái tôn sùng bức tường này vì đây là phần duy nhất còn lại của một công trình lịch sử và là niềm tự hào của họ. Hơn hai ngàn năm đã trôi qua kể từ ngày Chúa Jesus giáng sinh, ngày nay các tín đồ vẫn đổ về đây từ khắp nơi trên thế giới, bất kể thời gian, tiền bạc hay hoàn cảnh chiến tranh. Họ tới cầu nguyện và hôn lên “Bức tường than khóc”, tay cầm thánh kinh trong một bầu không khí linh thiêng và trầm mặc. Xa xa là mái vòm nhà thờ Al-Aksa ánh lên màu xám bạc trong ráng chiều. Mái vòm Al-Aksa là một công trình có ý nghĩa thiêng liêng đối với người Hồi giáo nằm ở Khu Haram es Sharif (có nghĩa là Vùng đất cao quý). Tất cả những điều này sẽ mang lại cho bạn không chỉ một chút kiến thức, một kỷ niệm mà dường như miền đất này đang thổi vào bạn sự linh thiêng, đức tin và lòng bao dung vô tận của Chúa Jesus cùng những tín đồ của Người.

Tạm biệt những dãy phố hẹp và con hẻm nhỏ của thành cổ Jerusalem, nơi có những tín đồ của Jesus đang cầu nguyện và hôn lên từng bức tường thành hay phiến đá, chúng tôi tiếp tục hành trình tới thăm pháo đài Masada nằm ở phía tây nam của biển Chết. Và nếu bạn là một tín đồ của Chúa hay đơn giản chỉ là một người ham hiểu biết và khám những điều kỳ diệu trên thế giới thì hãy một lần tới thăm Jerusalem, tới thăm miền đất Thánh của Chúa, để được sống, được tận hưởng bầu không khí linh thiêng của hàng trăm triệu tín đồ trên khắp thế giới.

Bài L.QUỲNH - T.T
Ảnh: LÊ QUỲNH
 
Last edited:
Biển chết còn được biết đến là nơi người ta tìm thấy kinh văn bờ biển chết (Dead Sea Scroll) trong hũ chôn trong các hang động và một địa điểm rất đáng để đến là Masada.

Vua Herod ngoài danh tiếng tàn ác thì phải nói ông là một vị vua đã cho xây dựng những công trình kiến trúc vĩ đại nhất ở Israel. Có thể kể đến Đền thờ thứ 2 ở Jerusalem (mà phía dưới đầy những tầng kiến trúc mái vòm và hệ thống đường ngầm mà phần lớn người ta chưa khảo sát được do ko được sự cho phép của phe hồi giáo chủ quản Dome of Rock). Công trình vĩ đại nữa là Caesara, một cảng biển nhân tạo với những tường thành ôm ra ngoài phía biển. Và Masada.........

Masada là pháo đài trên đỉnh ngọn núi đá được vua Herod xây dựng. Giờ đây những tàn tích còn lại trên núi đá và du khách phải đi lên bằng cáp treo. Herod xây pháo đài Masada trong bối cảnh ông được đế chế La Mã bổ nhiệm cai trị vùng đất của người Do Thái. Những làn sóng ngầm chống đối và nội loạn khó lường khiến cho ông phải kiến tạo một nơi phòng thủ thoát hiểm cách không xa Jerusalem phía bên kia núi Judea. Masada còn lưu lại những dấu ấn công trình xa xỉ như ban công ngắm cảnh trên triền núi, phòng tắm La Mã (nóng, lạnh)..vv...

Nơi đây cũng ghi khắc lại một đoạn sử thi bi hùng tráng của dân Do Thái trong cuộc nổi loạn đầu tiên. Sau khi Herod chết và đền thứ 2 bị phá ~70 sau CN, 999 chiến sĩ Do Thái chạy từ Jerusalem chiếm cứ tòa thành này và tử thủ trước sự bao vây của quân La Mã. Qua một thời gian giằng co, quân La Mã đã thành công xây đoạn dốc bằng đất để kéo xe công thành. Đứng trước nguy cơ thất thủ, 999 chiến sĩ và gia đình đã quyết định tự tẫn với ý chí "dân Do Thái chỉ làm nô lệ cho đấng tối thượng chứ không bất cứ một ai khác". Thế là đàn ông đàn bà, trẻ em ăn mặc thật đẹp để cho thấy họ không phải chết vì thiếu thốn. Họ tập hợp tại nhà kho. Đàn ông lần lựot bóc thăm và chọn ra 10 người hành quyết. Bắt đầu từ gia đình mình trước, họ chém giết đến khi không còn một ai....

Đoạn sử ký bi tráng này được ghi lại vì lúc đó có 2 người đàn bà may mắn trốn thoát và kể lại. Ngày nay thanh niên Do Thái khi kết thúc trung học phổ thông đều phải đi quân ngũ bắt buộc. Nam 3 năm, nữ 2 năm. Và khi vào quân ngũ họ đều tuyên thệ: "Sẽ không để Masada xãy ra lần nữa...."

Cũng hay là sau khi thăm thú lịch sử say xỉn với cái nắng gắt và nóng kinh khủng (vì không có cây) thì ta có dịp tung tăng ra Biển Chết gần đó thư giãn và tắm biển ^_^. À ta còn nhớ là sau khi rời cáp treo từ Masada xuống, điều đầu tiên làm là ta nhào đi mua cây cà kem ăn hehe...
 
Last edited:
Nói một chút về Jerusalem. Jerusalem như mọi người biết là nơi của những đền thờ, nhà thờ cổ. Nơi tranh chấp của thế giới Ả Rập và Do Thái, của những tôn giáo lớn như Do Thái, Ki Tô, Hồi Giáo, của xưa và nay...

Nơi đây lịch sử như tái hiện trước mắt với những con mắt phàm tục cũng như những tín đồ đi tìm nơi thiêng nhất của tôn giáo của mình. Thành phố gần như sống 24/24. 11 giờ đêm khu phố đi bộ gần thành cổ vẫn nhộn nhịp, các cửa hàng shopping vẫn mở cửa, người ta vẫn tấp nập mua sắm. Trẻ em tung tăng chơi đùa. Anh đánh đàn dạo vẫn say sưa đàn khúc Moonlight và phía xa xa người ta ăn uống náo nhiệt trong các nhà hàng open air trên phố.

Đêm cũng là thời điểm hay để đi thăm khu chợ Ả Rập. Khác với những nơi sinh hoạt của người Do Thái. Chợ Ả Rập đóng của về đêm. Các cửa hàng Ả Rập ồn ào giờ đây chỉ còn là con đường đá vắng lạng trong những hẻm nho nhỏ. Nơi mọi người có thể thả bước trầm lắng để trí tưởng tượng làm cổ máy thời gian đưa về thế giới cổ đại hay trung cổ....

Du khách đi thăm Jerusalem dễ bị loạn vì sự đa dạng về văn hóa, kiến trúc, tôn giáo. Ta đi thăm 2 nhà thờ Madam Maria. Nhà thờ chính thống Hy Lạp thì bảo Madam Maria chôn ở đây, hồn bay lên trời cao. Còn nhà thờ thiên chúa thì bảo Mdm Maria cả xác lẫn hồn đền phi thăng lên thiên đàng... Có một anh bạn kiến trúc chỉ dạy khá chí lý. Muốn biết sự phân chia quyền lực ở đây thì chỉ cần nhìn vào đỉnh chóp của tòa kiến trúc. Đỉnh chóp các tòa tháp phân biệt rất rõ tòa nhà thuộc các dòng của Chính Thống Giáo, Thiên Chúa Giáo, hay Hồi Giáo vv...
 
Last edited:
Hồi giáo (Islam, Muslim)

Năm 610, Muhammad người Ả Rập, trước đó đã từng đến Jerusalem, đọc kinh Do Thái và Kinh thánh Cơ Đốc, xưng là Sứ giả của Thượng đế và viết kinh Qur’an sáng lập Hồi giáo. Thượng đế Jehovah của Do Thái được đổi tên, gọi là Đấng Allah, Muhammad là Đại Tiên tri, Sứ giả cuối cùng và vĩ đại nhất của Allah.

Cũng giống Kinh Thánh Cơ Đốc giáo, kinh Qu’ran lấy kinh Hebrew làm phần nền cơ bản, rồi sau đó thêm phần về Muhammad và các quy định, điều luật mới. Hồi giáo phát triển mạnh trên nền của văn minh Ả Rập.

Hồi giáo cũng công nhận các Tổ phụ Do Thái, công nhận cả Jesus là thiêng liêng, nhưng Jesus chỉ như là một sứ giả của Allah, đến trước Muhammad và không thánh bằng Muhammad.

Biểu tượng: Mặt trăng khuyết và ngôi sao (Cresent)
Thánh tích: Khối đá Khởi thủy ở Jerusalem, Hòn đá Đen nằm ở góc Khối đá Kaaba ở chính giữa Đại giáo đường Masjid al-Haram ở Mecca, được cho là Khối đá Giao ước giữa Allah và Adam, là nơi Tổ phụ Abraham hiến tế Isaac.






Thánh tích Cực thánh chuyển từ Khối đá ở Jerusalem sang Khối đá ở Mecca. (Ảnh: internet)

Trên lớp đã nhay khá kĩ (cả chủ động lẫn thụ động- có lúc nghe chán quá lôi mobile ra chơi game chiến dưng có mỗi âm thanh của thầy xung quanh nên ko lọt cũng phải lọt). Giờ lại vào phượt gặp a Chi**to giảng lại bải, haizzzz. cho thi lại môn này chắc e kô dưới "nắm phải chim" -9,5:help
 
Anh Chi**to ơi tiếng Trung từ Tinh kì nhất(星期1),Tinh kì nhị( 星期2), Tinh kì tam (星期三)。。。cho đến Tinh kì lục rồi chủ nhật là Tinh kì nhật (星期日)thường dùng trong văn viêt hoặc tinh kì thiên ( 星期天)trong khẩu ngữ chứ ko biết có tinh kì thời -星期时 như anh Chi**to nói không nhỉ ???
Người TQ các tỉnh phía Nam:Quảng Tây, Vân Nam, Quảng Đông hoặc Đài Loan thường nói Châu nhất -chu nhất (周一), Châu nhị (周二)...châu lục (周六)và chau thiên (周天) hay châu nhật (周日)
Đấy là e học tiếng Trung nên biết vậy, nói chuyện với các thầy cô TQ hay các bạn TQ cũng ko thấy nói Tinh kì thời, hì...có 1 từ mà lan man quá nhưng tại e thấy lạ lạ
 
Chitto vui lòng xem lại tại sao người Thiên Chúa Giáo đi lễ vào ngày đầu tuần nhé!

Còn tên ngày đầu tuần là "Chúa Nhật" thì dĩ nhiên VN mới có, như lamchieu nói ở trên. Chữ quốc ngữ là do các nhà truyền giáo phát triển thì mấy ông đó gọi là gì thì mình cũng phải chịu vì trước đó không biết VN có dùng Công Lịch không nhỉ?

Chiếu theo lịch sử Do Thái thì ngày Sabbah chắc chắn là ngày cuối tuần.
Còn nếu muốn chắc ăn hơn thì ngày Chúa Nhật bốc điện thoại gọi các công ty Israel là sẽ thấy họ đang làm việc sau kỳ nghỉ cuối tuần!

Anh lamchieu ơi VN mình dùng từ "Chúa Nhật" vì mình bê nguyên âm từ tiếng TQ sang. Chữ "chủ" hay "chúa" (主) trong tiếng TQ khi sang VN có 2 cách đọc là Chủ và Chúa. Ví dụ như từ 公主-Công chúa viết là lẽ ra đọc là Công chủ nhưng mình gọi là công chúa. Đối với các chúa nhà Nguyễn cũng vậy. Do đó khi VN bê nguyên âm tiếng Hán sang thì gọi là Chúa Nhật nhưng thường người theo Đạo (Công giáo hay Thiên chúa giáo ...nhưng tín đồ thờ phụng Chúa) và phần lớn người dân nam bộ gọi là ngày Chúa nhật, người miền Bắc thì gọi là Chủ nhật. Nhưng trong tiếng TQ thì Chủ nhật là Châu nhật(周日), chẳng biết có phải VN đọc chệch đi thành Chủ nhật không nhỉ :shrug:
 
Thực ra vào năm ngoái, em hoàn toàn nghĩ y hệt như bác, y như hầu hết tất cả mọi người. Nhưng một năm nay, sau khi đọc một số tài liệu sâu hơn, tiếng Anh, và cả tiếng Trung, thì vỡ ra một số điều mà trước kia mình chưa cảm nhận, chưa đánh giá hết.


Hóa ra a Chi**to học tiếng Trung, chắc giải đáp đc cho e rồi. E ko biết từ Tinh kì thời anh ơi:help

Đồng ý với anh zai vntuyen (c) về âm (主 )chúa hay chủ. Tiếng Việt nhà mình mang 89% âm Hán Việt chứ ko ít nhứ 60% anh Chi**to nói. Còn thư viện trong tiếng Việt nhà mình thì tiếng Trung là Đồ thư quán (图书馆 )chứ không phải thủ thư quán a vntuyen ah, văn phòng -> ban công sự (办公室)

Mình đọc nhiều bài mới, bây giờ mới lọ mọ đọc mấy bài cũ.
@ Chitto, lamchieu, Toet,...: Mình thấy bạn vqd up ảnh đẹp quá nhưng mà cũng ngưng lâu rồi, vậy nói lại mây chuyện cũ chút nha.

Sunday tiếng hoa là Tinh kỳ nhật hoặc Tinh kỳ thiên, chứ đâu có Tinh kỳ thời đâu Chitto.

Tiếng VN Chủ nhật hay Chúa nhật cũng như nhau, vì chữ 主 có 2 cách đọc. Công chúa cũng chữ này, mà Chủ tịch cũng chữ này.
Không chỉ có tiếng Việt và Hoa là đánh số các ngày trong tuần, mà có cả tiếng Bồ. Và còn nhiều ngôn ngữ khác nữa.

Chữ gốc hán trong tiếng Việt nhiều hơn 60% nhiều chứ Chitto. Mình đồng ý với Toet là tiếng Việt là của người Việt, không phải tàu hay tây đâu ạ. Tây Âu chỉ dùng ABC để viết tiếng Việt.
Còn từ gốc Hán nhiều là do ta bị tàu đô hộ, láng giềng 1 nền văn minh lớn như thế nên bị ảnh hưởng sâu sắc là dễ hiểu. Ngoài cái rủi đó thì do ảnh hưởng TQ nên VN trong khu vực văn minh nhất, là 1 trong những nền văn hóa văn hiến lâu đời nhất của thế giới.

Dù thế, chữ Hán cũng không diễn tả hết tiếng Việt nên ta mới sáng tạo ra chữ nôm. Vì không biết ABC nên ta phải sáng tạo chữ cho tiếng Việt từ chữ hán, thêm nét theo nguyên tắc hội ý. Triều Tiên và Nhật bản cũng rơi vào tình hình tương tự.

Điểm khác của VN và HQ là do VN sáng tạo chữ riêng cho mình quá sớm (Nôm) nên không hề biết ABC. Vì thế chữ khó, rắc rối hơn chữ Hán và không nhất quán, không hoàn chỉnh. Còn HQ thì sau này mới có chữ viết vì thế họ biết nguyên tắc ký tự. Dù họ viết như tượng hình nhưng kỳ thực không phải là tượng hình. Thế mới thấy vấn đề nào cũng có 2 mặt. Nhanh hay chậm đều thế.

Tiếng Nhật thì bây giờ vẫn phải dùng hỗn hợp chữ Kanzi (như chữ Hán của VN) và chữ phiên âm của Nhật. Ký thực ngữ pháp, từ vựng của Nhật là độc nhất không giống ai. Có chăng trên Discovery có nói giống 1 bộ lạc ở Châu Phi. Còn tiếng Hàn thì giống tiếng Mông Cổ và Hungary.

Mông Cổ thì mượn ký tự slave của Nga để phiên âm tiếng Mông Cổ.

Dù cùng gốc Hán nhưng đừng tưởng bở là Hoa - Việt - Hàn - Nhật hễ thấy chữ giống là cùng nghĩa nhé. Theo thời gian thì ngà càng khác xa. Ví dụ người Việt nói là Thư viện nhưng tiếng hoa là Thủ Thư Quán. Việt - văn phòng nhưng Hoa - biện công,....

Cũng hơi rắc rối nhưng thôi viết chút cho vui, :)

Anh Black ko thấy tung ảnh lên nữa ah. Toàn thấy họp bàn sôi nổi của Chi**to, new với wasabi, lamchieu thôi. Chuyến đi của Black hết rồi ạ?
 
Last edited by a moderator:
người do thái có phải là mấy người này hem ?

[video=youtube;a9fSm4mq0iY]http://www.youtube.com/watch?v=a9fSm4mq0iY[/video]
[video=youtube;8oF890F9D5Y]http://www.youtube.com/watch?v=8oF890F9D5Y[/video]
 
Trong Phuot, chỉ có topic này là còn có sự thảo luận, nên bác Lamchieu với Chitto sẽ tiếp tục thảo luận cho vui ạ.
Tất nhiên là sẽ hơi dài dòng một tí.

Bác Lamchieu cho rằng Công lịch là lịch của Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo), không sai, nhưng Chitto nói theo cách khác cũng đúng.

Chẳng hạn bác Lamchieu mua một chiếc Lexus, và bác bảo rằng: "Đây là chiếc Lexus của Lamchieu", còn Chitto lại nói: "Đây là chiếc Lexus của Toyota", thì liệu câu nào đúng ? Thực ra cả hai đều đúng, vì xét theo nghĩa nào: người đang dùng hay người tạo ra.

Công lịch cũng như vậy. Công lịch được tạo ra từ trước khi Chúa Jesus ra đời, và được dùng đến ngày nay là lịch La Mã. Lịch La Mã Romulus lấy gốc từ lịch Hy Lạp, lấy năm 753 TCN làm gốc. Năm 45 TCN hoàng đế La Mã Jullius cải tiến lịch thành lịch Jullius, và áp dụng trên toàn cõi La Mã, từ Ai Cập đến đảo Anh, và cả Jerusalem.

Cho đến khi Constantine chuyển Cơ Đốc thành Quốc giáo năm 331, thì lịch Jullius đã được dùng gần 400 năm. Tất nhiên người Thiên Chúa giáo (chính xác hơn là Cơ Đốc giáo) phải dùng lịch này.

Liệu có nên gọi lịch Jullius là lịch của Thiên Chúa giáo hay không? Thực tế văn bản chính thức đều gọi là lịch Jullius (Jullian Calendar) chứ không gọi là lịch Thiên Chúa hay lịch Cơ Đốc (Christian calendar), bởi thực sự nó là sản phẩm và được dùng chung của toàn La Mã chứ không phải là vì Cơ Đốc.

Do đó, theo Chitto, Công lịch nên được hiểu là lịch chung, lịch chuẩn chung chứ không nên cứng nhắc là lịch Công giáo.
(Chữ Công này sẽ được viết về sau nữa)


Lịch chúng ta dùng ngày nay gọi là lịch Gregiorian, vì do vị Giáo Hoàng này cho chỉnh lại từ lịch Julius, vào thế kỷ 16. Do đó dù muốn dù không thì lịch dùng hiện nay là do Giáo hoàng Gregiory cho điều chỉnh lại chứ không phải nguyên bản là lịch Julius nữa. Còn Công nguyên thì gọi như vậy là vì tính dựa theo kỷ nguyên của Công giáo-cách tính này do một tu sĩ ở thời Trung cổ đưa ra cách chia thời gian dựa trên năm sinh của Chúa, tức tính từ năm Chúa Giê Su sinh là năm thứ nhất, do đó có trước Cn và CN. Và đó hoàn toàn là kỷ nguyên của Công giáo, do người Công giáo đặt ra để chia thời gian làm hai thời kỳ. Còn lịch Julius chỉ dựa theo ngày thành lập thành Roma, khoảng 700 năm TCN. Chữ Công giáo như người Việt dùng là dịch từ chữ La tinh catholicam-tiếng Anh catholic: có nghĩa là phổ quát, chung. Dịch là Công giáo thì là tương đương nghĩa của chữ catholicam. Người Hoa họ kêu là Thiên Chúa giáo. Nhưng từ Thiên Chúa giáo không chính xác, vì chỉ tất cả những người thờ Thiên Chúa như Tin Lành, Chính Thống, Do Thái,...đều có thể gọi như vậy. Từ Cơ đốc giáo nay ít dùng mà thường dùng từ Ki Tô giáo, tức chỉ chung tất cả những tôn giáo tin vào Chúa Ki tô. Vài ý kiến.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,672
Bài viết
1,171,143
Members
192,341
Latest member
Hb88compro
Back
Top