What's new

[Chia sẻ] Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...h-yêu-x/page8
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page6
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-C...��n-kinh-thép
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp 09-10-2010: https://www.phuot.vn/threads/11904-H...m-Phật-Pháp
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh 10-12-2010: https://www.phuot.vn/threads/14030-H...ây-Côn-Lĩnh
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông 08-11-2007: https://www.phuot.vn/threads/14276-H...-năm-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời 10-02-2011: https://www.phuot.vn/threads/15424-N...g-trời.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông 10-04-2011: https://www.phuot.vn/threads/17368-Vãn-cảnh-chùa-Hồ-Thiên-tham-vấn-thiền-sư-Thích-Đạt-Ma-Trí-Thông
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Khâm phục anh! Không nhiều người đến được Là Si, bởi vượt 12 cây số đường rừng, dốc tức nếu không có kinh nghiệm thì chỉ đi được vài cây số là đã tức ngực hoa mắt hạ huyết áp và chuột rút rồi. Vậy mà tôi thấy anh đi rất tốc độ, vừa đi lại vừa chụp ảnh nữa. Nếu có thể xin anh chia sẻ thêm vài bức ảnh chụp vườn rau, ruộng lúa của bà con La Hủ, không biết họ đã có thói quen trồng cấy hay chưa. Cảm ơn anh!
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Khâm phục anh! Không nhiều người đến được Là Si, bởi vượt 12 cây số đường rừng, dốc tức nếu không có kinh nghiệm thì chỉ đi được vài cây số là đã tức ngực hoa mắt hạ huyết áp và chuột rút rồi. Vậy mà tôi thấy anh đi rất tốc độ, vừa đi lại vừa chụp ảnh nữa. Nếu có thể xin anh chia sẻ thêm vài bức ảnh chụp vườn rau, ruộng lúa của bà con La Hủ, không biết họ đã có thói quen trồng cấy hay chưa. Cảm ơn anh!

Cảm ơn mọi người đã có lời động viên.

Như đã đề cập đến ở phần trên, người La Hủ ở đây xưa nay sống chủ yếu nhờ vào săn bắt và hái lượm, gần như không trồng trọt chăn nuôi gì cả. Ở Là Si có một vườn rau nhỏ nhưng đó là của bộ đội biên phòng trồng. Gà nuôi ở đây cũng là bộ đội biên phòng nuôi hộ chứ bà con không quen chăn nuôi gì cả.

Trên báo mạng có một số bài viết về bản Là Si và người La Hủ nhưng là để phục vụ công tác tuyên truyền là chính nên cho bà con ăn mặc đẹp rồi đóng cảnh tưới rau vậy thôi.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Tôi đọc thấy người La Hủ sống nhiều ở xã Pa Vệ Sủ. Đây là nhật ký khảo sát của một tình nguyện viên :

Vượt qua gần 800km cung đường Tây Bắc khúc khuỷu, nối nhau bất tận bốn chị em tôi đã đến nơi ngửa mặt chỉ thấy núi là núi, cúi mặt là vực sâu thăm thẳm, bốn xung quanh là rừng, đã được cùng ăn, cùng ở bốn ngày, bốn đêm với đồng bào La Hủ và các thầy giáo, cô giáo trường tiểu học Pa Vệ Sủ, Mường Tè, Lai Châu. Một hành trình để lại trong tôi những kỷ niệm không thể nào quên.

Trước khi đặt chân đến Pa Vệ Sủ, toàn bộ vốn liếng của tôi về mảnh đất và con người nơi đây chỉ có một số thông tin ít ỏi thu nhặt từ internet, lời kể của các bạn đi Lai Châu trong đoàn "Thắp sáng bản em" về Mường Tè, danh sách 30 em học sinh tiểu học điểm trường A Mại được Đức forward.

Buổi tối nghỉ chân tại nhà khách biên phòng, qua lời kể của chú Hoài trưởng đồn biên phòng 305, tôi có thêm chút hiểu biết về mảnh đất Pa Vệ Sủ và con người nơi đây. Theo ngôn ngữ của các dân tộc Hà Nhì, Mông, Thái, Dao sống trong khu vực Tây Bắc, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu thường gọi người La Hủ là người Khổ Sung, người Lá Vàng. Tên gọi Lá vàng cũng bắt đầu xuất phát từ tập quán của tộc người này: trước đây, họ sống du canh du cư, lang thang hết ngọn núi này đến ngọn núi khác, khi tìm được vạt đất bằng phẳng, họ dừng lại phát nương gieo hạt, để che mưa nắng một túp lều lợp lá cây rừng được dựng lên. Khi lá trên mái lều ngả vàng, rụng xuống cũng là lúc họ dời đi tìm một mảnh đất khác. Cứ thế, họ đi ngày này sang ngày khác, mùa mưa sang mùa khô, núi này đến núi khác tìm kế sinh nhai. Hiện tại, tộc người này sống nhiều nhất tại 4 xã biên giới Pa Vệ Sủ, Pa Ủ, Ka Lăng và Thu Lũm, đều thuộc huyện Mường Tè. Trong đó, tại xã Pa Vệ Sủ - nơi chúng tôi dừng chân, nhiều bản như Phí Chi B, Pá Củng, Pá Hạ 100% đều là người La Hủ.

Sau chuyến hành trình khá mệt mỏi từ Hà Nội đến thị xã Lai Châu rồi từ thị xã Lai Châu đến thị trấn Mường Tè (ba bốn lần lạc đường, suýt đi sang Điện Biên; kẹt ở thủy điện Nậm Na do san đá làm đường, lạc giữa đại công trường thủy điện Lai Châu), chúng tôi cũng đặt chân được đến mảnh đất "vãi te ra luồn" với "ruồi vàng, bọ chó, gió Ka Lăng" này. Nhờ anh trai của Đức có "mối thâm tình" với gia đình bác Vàng A Phương - cựu chủ tịch huyện Mường Tè (8 nhiệm kỳ liên tiếp đấy nhá :p) mà thay vì định bụng ăn uống qua loa bằng mì tôm và chè đỗ đen, bốn chị em được thết một bữa thịt bê và rượu ngô ngây ngất để lấy sức tiếp tục lên đường vào Pa Vệ Sủ.

Trên đường vào xã, chúng tôi đã được anh Minh - giáo viên quê Nam Định tại trường tiểu học rào trước: "Cuộc sống của anh chị em giáo viên ở đây còn khó khăn và tạm bợ lắm, mọi người chuẩn bị tinh thần chịu khó, chịu khổ nhé. Nhà các thầy cô có khi còn không được bằng cái chuồng gà mọi người vẫn thấy dưới xuôi đâu". Tôi cũng cố tưởng tượng chút ít nhưng khi tận mắt nhìn thấy dãy lều tranh vách nứa tạm bợ của khu nhà giáo viên - nơi chúng tôi sẽ nghỉ chân, anh Trung vẫn không khỏi lặp đi lặp lại câu hỏi: "Đây là tập thể giáo viên á? Đây là nhà anh á?" Một dãy khoảng gần chục chiếc lán nhỏ tí hin, dựng tạm bợ trên một rẻo đất hẹp rộng vài chục mét, trước mặt là núi dựng đứng, sau lưng là vực thẳm sâu hút, buổi tối leo lét ánh đèn chạy sức nước - đấy là khu tập thể giáo viên trường tiểu học số 1 Pa Vệ Sủ.

 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Buổi sáng đầu tiên, ngày 25/12, điểm đến: bản A Mại - 30 em học sinh lớp 1 đến lớp 5, dân tộc La Hủ và dân tộc Mảng.

Khi tôi ra đến nơi tập trung cũng là lúc các anh chị giáo viên trong trường đã giúp chúng tôi chuyển nến, muối, áo mưa,... xuất phát lên A Mại. Theo lời anh Đao Dũng - chủ tịch công đoàn trường và anh Minh - giáo viên trực tiếp dạy tại A Mại, đường vào bản khá dễ đi, chỉ mất khoảng 20 phút xe máy hoặc nửa tiếng đi bộ (tốc độ xe máy nhanh ghê ) nhưng lại là bản khó khăn nhất của xã Pa Vệ Sủ.


Mấy chị em bảo nhau trong lúc các anh giáo viên chuyển đồ lên thì cứ túc tắc đi bộ được đến đâu hay đó. Nhớ ra chị Chăng - giáo viên lớp 1, hàng ngày vác bụng bầu 6 tháng leo dốc từ Phí Chi A lên A Mại đứng lớp, tôi nhủ thầm: "Chị ấy nặng nề thế mà đi hết có 30 phút, chắc là đường cũng dễ thôi." Ai dè, qua mấy chục mét đầu là đường bằng (tuy có lầy lội, ổ trâu ổ bò một chút), những con dốc đá bắt đầu dựng đứng. Ngoài Đức có vẻ sung sức, còn thì cả tôi, chị Thủy và anh Trung, chỉ chừng 10 - 15 phút đã bắt đầu có dấu hiệu chùn chân, mỏi gối, thở bằng hai tai, hehe. Leo thêm mấy bước nữa, một anh (chả biết có phải anh không nữa, người dân tộc La Hủ già hơn nhiều so với tuổi thật) hỏi tôi đi đâu, rồi cười cười: Cô giáo đi thế này thì bao giờ đến được A Mại.

Kể ra mới nhớ, có một điều tôi rất thích, ấy là người dân ở đây cực kỳ thân thiện, mình cất tiếng chào họ trước kèm cái vẫy tay thì dù có hiểu hay không họ cũng cười toe chào lại mình (bằng tiếng Kinh hoặc tiếng dân tộc). Hình như họ còn mặc định đã người xuôi lên bản, không biên phòng thì giáo viên hoặc cán bộ nên bốn ngày ở đây, không hiếm khi tôi được nghe các cô, các bác lẫn các em học sinh: "Chào cô giáo", "Cô giáo/ cán bộ đi đâu đấy?" bằng thứ tiếng Kinh ngọng nghịu rất đáng yêu. Có mấy khi cô sinh viên quèn như tôi được làm cán bộ "hão" như này đâu.

Thôi, quay trở lại chuyến hành trình lên A Mại. Bò thêm được chừng 1/8 quãng đường dốc thì các anh giáo viên quay xe trở lại đón chúng tôi. Ngồi trên xe anh Minh đi qua những khúc cua cùi chỏ trên con dốc dựng đứng, đường chỉ hẹp vừa đúng một xe đi, cỏ gianh mọc lút đầu, có những đoạn hai bên đều là vực thẳm, trong chừng 15 - 20 phút mà tôi có vài phen muốn rụng tim. Khổ nỗi, hễ bám vào người thì anh ấy có máu xấu hổ hay sao ấy nên lại xua tay tôi ra kèm thêm câu: "Cô Nguyệt chịu khó bám vào gờ xe nhé, anh hay ngại.", huhu. Thế là có những đoạn tôi mà không gồng hết cơ bắp =)) ghì vào cái gờ xe thì có khi rơi tuột xuống dốc cũng nên. Lên đến nơi, tôi và chị Thủy còn chưa hoàn hồn, mắt tròn mắt dẹt: Không thể tin nổi đường thế này mà các thầy cô giáo trong đó có cô Chăng bụng mang dạ chửa vẫn ngày ngày đi về đứng lớp.

Lớp tiểu học A Mại được lợp tranh và vách nứa rất tạm bợ là nơi học tập của 30 em học sinh thuộc hai bản A Mại và Pá Củng (cách đó 4km, hàng ngày các em đi bộ xuống học). Anh Minh khen các em ngoan và biết nghe lời thầy cô nhưng tiếp thu rất chậm, có em 3 năm học vẫn chưa qua lớp 1. Chị Chăng thì cười cười: "Trường lớp thế này nên cứ mỗi lần trời mưa là cả cô lẫn trò lại phải chạy sang ngồi nhờ lớp mẫu giáo không thì ướt hết." Gần như cứ đầu năm học mới là các thầy cô lại phải dựng lại lớp vì sau mấy tháng nghỉ hè, dầm mưa giãi nắng rồi người dân đốt cỏ gianh đào củ riềng tiện tay phóng hỏa đốt trụi luôn cả lớp học.

Trong lúc mọi người chuẩn bị phân chia quà thành các suất để phát cho học sinh và dân bản thì anh Đao Dũng - anh chủ tịch công đoàn người Thái (đẹp trai, nói chuyện hay mỗi tội đã có vợ và 3 con :(() dẫn tôi và Đức đi xem nhà các hộ xung quanh. Tôi bước vào căn nhà gần nhất hay như người dưới xuôi ta vẫn gọi - một túp lều, cửa mở toang hoác, ra ngoài gọi mãi không thấy ai trả lời. Diện tích chừng độ 5 -6m2 đó là nơi ở của 4 con người cùng cả lợn, gà, góc lều chỏng chơ hai củ mài đầy đất cát lăn lóc bên cạnh khúc củi cháy dở. Ngoài chiếc nồi cặn bẩn đã đóng thành mảng và một cái chăn mỏng dính, nhăn nhúm trên giường, tôi chẳng tìm thấy một đồ vật nào khác trong căn lều trống hoác này. Cứ nghĩ đây chắc là hộ khó khăn nhất nhưng trong lần quay trở lại vào hôm 25/12, đi thêm mấy nhà nữa mới biết là hơn chục gia đình ở A Mại này, nhà nào cũng nghèo đến cùng cực như thế. Hộ nào khá hơn thì được ở nhà lợp tôn do Biên phòng hỗ trợ xây dựng nhưng tài sản trong gia đình thì như nhau cả.

Đói, khổ, vất vả, nghèo nàn đến kiệt cùng kéo theo sự lạc hậu. Bắt đầu từ tháng 3 là tháng giáp hạt, cả gia đình kéo nhau đi lang thang trong rừng đào củ mài, củ sắn sống qua ngày không thì đốt rừng tìm con sóc, con dúi, củ riềng... 10kg gạo/ tháng của Nhà nước hỗ trợ cũng chẳng thấm vào đâu so với cái đói, cái nghèo nơi đây.

Buổi trao quà kết thúc sớm, chị Thủy và anh Trung do việc gia đình nên xuất phát về Hà Nội luôn trong buổi trưa hôm đó. Tôi thì mặc dù đã nhận được tối hậu thư của papa và mama là phải về trước 24 âm lịch nhưng cuối cùng sau một tối ngồi dầm sương với em Đức rồi thức đến gần 2h đêm trằn trọc suy nghĩ, đắn đo hehe, tôi quyết định ở lại cùng Đức mong hiểu thêm phần nào cuộc sống của đồng bào nơi đây (cũng vì cố ở thêm 2 ngày mà mấy hôm sau hai chị em suýt được ăn tết Mường Tè. :p).

Sau bữa cơm trưa cùng các thầy cô giáo, chị Thủy và anh Trung đã lên xe về Hà Nội trước, đoàn đi bốn người giờ chỉ còn lại tôi và Đức ở lại. Mẹ gọi điện dặn nhớ mặc quần áo ấm vì trời đang trở rét, ở đây nắng lại sắp hửng.

Trên đường từ Mường Tè vào Pa Vệ Sủ sẽ nhìn thấy đầu tiên là những mái nhà của đồng bào La Hủ bản Phí Chi B thấp thoáng "lưng chừng núi, lưng chừng đèo" hiện ra sau mây, tán lá rừng. Đường vào Phí Chi B có thể gọi là đường, cũng có thể không, thực chất chỉ là những lối mòn "do chân người đi mãi mà thành" như Lỗ Tấn từng viết. Đường dân sinh đã bị hủy hoại hết do mưa lũ, sạt lở đất đá nên xe phải gửi lại cách đó chừng vài km để xuống đi bộ. Do ngày mai hai chị em dự định lên Chà Gá - điểm bản cách đây nửa ngày đi rừng, leo núi nên chuyến đi chiều nay cũng coi như tập dợt xem sức của tôi đến đâu, hehe.

Đường đi khá nhẹ nhàng do đa là xuống dốc, tuy thế từ trên đỉnh dốc đến suối, cũng có đôi ba bận anh Minh và Đức phải dừng lại để đợi cô gái lề mề là tôi. Nhìn xuống dòng suối nước tung bọt trắng xóa, tôi nghĩ, nếu mưa to hay có lũ thì không gì có thể cản dòng chảy của nó nói gì đến cây cầu treo nhỏ xíu vắt vẻo ngang dòng. Có lẽ thế mà các tảng đá to, nổi giữa suối không có chút rong rêu cỏ rác nào, chỉ một màu bàng bạc. Leo thêm vài đỉnh dốc nữa chúng tôi bắt đầu gặp nương ruộng tràn hoa ngũ sắc (hay ta vẫn gọi là hoa c't lợn ) xen lẫn với cây chó đẻ. Giữa mùa đông mà gạt mồ hôi lấm tấm, nhìn lên đã thấy những mái nhà người La Hủ lấm chấm trên nền xam xám, vàng vàng của cỏ gianh, cây rừng mùa khô hạn.

Phí Chi B có khoảng 15 - 20 hộ người La Hủ dựng nhà trên một triền núi hẹp, đất đai màu mỡ với những vạt cải xanh mướt mát. Tưởng đâu ở Hà Nội, Sài Gòn mới là "tấc đất tấc vàng", đến Mường Tè, vào Pa Vệ Sủ mới thấy, đất ở đây có lẽ phải là kim cương mới phải. Có được một khoảnh đất hẹp chừng hai cái chiếu ghép đôi để dựng nhà, trồng rau cũng là bao nhiêu mồ hôi, nước mắt.

Chúng tôi đến đúng lúc các em tiểu học đang học phụ đạo buổi chiều. Nhìn qua tấm phên nứa cao ngang bụng người, tôi nghe tiếng ê a đọc bài và nhìn thấy mồn một những bóng dáng bé nhỏ đang ngồi trong bốn "phòng học" chỉ nhỏ như cái chuồng heo, chuồng gà ở quê tôi. Tự hỏi liệu bao giờ khẩu hiệu "xóa trường tạm tranh tre nứa lá", "mỗi ngày đến trường là một ngày vui" bao giờ mới thực sự đến được nơi đây?
f_371185.file

Và cho dù cuộc sống ở đây có vẻ khấm khá, trù phú nhất trong 5 bản tôi đặt chân đến, nhưng đập vào mắt vẫn là những gương mặt non nớt, dọc ngang vệt xám có lẽ là hỗn hợp của nhiều thứ chất lỏng, chân trần, quần áo lọ lem đất cát như thể cả năm chưa tắm rửa. Một người mẹ trẻ đã trả lời khi tôi hỏi tại sao người lớn quần áo đầy đủ mà cứ để bọn trẻ ăn mặc phong phanh rằng: "Từ bé đến giờ vẫn thế mà, không chết được đâu." Mỗi đứa trẻ sinh ra ở đây đều phải trải qua quá trình chọn lọc tự nhiên khắc nghiệt, tự đấu tranh để sinh tồn như cây cỏ, muông thú giữa rừng. Có lẽ vì vậy mà khi nhìn tỉ lệ sinh/tử 1,1/1 của người La Hủ tôi có thể xúc động, có thể xót xa nhưng cũng không lấy gì làm lạ.

Chia tay lớp học, chúng tôi được trưởng bản dẫn đi thăm vài hộ gia đình khó khăn nữa rồi ra về khi trời đã trở chiều. Trên con dốc hai bên là những luống cải tươi tốt hiếm hoi tôi được thấy, ba anh em gặp một tốp thanh niên đang dựng nhà mới. Thấy tôi giơ máy ảnh lên, các chàng đang mải đóng cột, lợp mái ngừng tay, quay ra vừa tạo dáng vừa khoe: "Con trai nhà .... (tôi chịu ko nhớ tên) đấy. Đẹp trai không?". :)) Dễ thương hết sức.

Đường đi thì dễ nên lúc về, tôi không tưởng tượng được nó lại dốc đến thế, nhất là con dốc dẫn sang Phí Chi A, gần như dựng ngược, nhìn xuống chân mình, con đường mòn chỉ là một vạch kẻ ngang bé xíu. Lúc đầu, tôi còn thở như kéo bễ bảo anh Minh và Đức đi chậm, về sau thì cứ "bò" được khoảng 1m lại đứng thở đến cả 5 - 10 phút. Mỗi bước chân đầu gối chạm cằm, phải túm lấy một cái gốc cây hay dây rừng nào đấy mới bò lên nổi. Không có Đức tha hồ kéo, đẩy, lôi thì với vận tốc này, tôi cũng không hiểu bao giờ mình mới về được Phí Chi A.

** Ngoại truyện**

Một chuyện buồn cười là vừa đặt chân lên chiếc cầu thì tự dưng tôi ngứa ngáy khắp cả người trừ mỗi mặt, vừa buồn vừa ngứa, cứ y như nghiện vật thuốc ấy, khó chịu khủng khiếp. Mãi sau về nhà mới biết đấy là hậu quả tổng hợp của rượu ngô, rượu Minh Mạng, rượu gì gì nữa uống lúc trưa (tôi có cơ địa dị ứng rượu) rồi bọ chó đốt, ruồi vàng, dĩn cũng thi nhau đốt, cắn, chích khắp người. Ba lọ Deep, dầu gió, thuốc dị ứng được lôi ra bôi trét khắp người vậy mà 1 tuần sau về Nam Định vẫn còn vài di chứng. Thật đúng là "ruồi vàng, bọ chó, gió Ka Lăng".


Nguồn : http://tinhnguyentre.net/diendan/index.php?showtopic=9172
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI XÃ PA VỆ SỦ,
HUYỆN MƯỜNG TÈ, TỈNH LAI CHÂU
1. Điều kiện địa lý tự nhiên
- Pa Vệ Sủ là xã biên giới (Việt – Trung) thuộc huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.
Trung tâm xã cách thị trấn Mường Tè 20km.
Tổng quãng đường Hà Nội – Lai Châu – Pa Vệ Sủ ~ 700km.
- Là một trong sáu xã nghèo nhất của huyện Mường Tè – huyện thuộc danh sách 20 huyện nghèo nhất Việt Nam.
- Diện tích đất canh tác được chỉ chiếm 5% diện tích xã, còn lại là núi đá và rừng tái sinh.
- Khu vực thường xuyên xảy ra mưa lũ, sạt lở đất: tháng 3 – tháng 11 là mùa mưa, đường vào xã gần như bị cắt đứt.

2. Điều kiện về dân số, lao động
- Dân số: 2500 người (số liệu năm 2009) trong đó 90% là người La Hủ - dân tộc rơi vào báo động đỏ do có tỷ lệ tử/sinh cao nhất cả nước: 1.2/1 và đang thuộc diện bảo tồn, phát triển bền vững của Nhà nước.
- Sống chủ yếu dựa vào rừng, săn bắn hái lượm nhiều do diện tích đất canh tác ít và phương thức sản xuất quá thô sơ, lạc hậu.
- Dân trí thấp: 90% không biết chữ, 55% không nói được tiếng phổ thông.
- Nhiều tệ nạn: nghiện rượu, tảo hôn, hủ tục,…

3. Tình hình chính trị
- Là xã biên giới Việt – Trung.
- Trước năm 2009, cùng với xã Hua Bum thuộc sự quản lý của đồn biên phòng 305, BCH bộ đội biên phòng tỉnh Lai Châu.
- 2009 – nay: thuộc sự quản lý của đồn 307 – đồn mới thành lập, còn rất nhiều khó khăn.

4. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội
- Kinh tế vẫn chủ yếu là tự cung tự cấp.
Nguyên nhân:
+ Đường xá khó khăn: đường ô tô vào trung tâm xã mới hoàn thành năm 2010.
+ 8/14 bản chưa có đường dân sinh, hoàn toàn phải đi bộ đường rừng.
+ Trình độ phát triển thấp, PTSX lạc hậu,…
- Chưa có điện lưới, 10 – 20% hộ gia đình có điện nước (chạy bằng máy).
- Thu nhập bình quân đầu người: ~ 1 triệu VNĐ/ người/năm.
Hỗ trợ của Nhà nước: 10kg gạo/hộ/ tháng (tháng giáp hạt).

5. Tình hình giáo dục – đào tạo
5.1. Cơ sở vật chất
- Chưa có trường cấp 3
- Có 1 trường cấp 2 nội trú xây dựng kiên cố tại Khoang Thèn.
- 2 trường tiểu học: trường số 1 và số 2 Pa Vệ Sủ
+ 10/14 điểm trường cấp 1 tại bản là trường tạm, lớp ghép lợp tranh, vách nứa, không có nhà vệ sinh.
+ Dụng cụ hỗ trợ học tập gần như không có.
- Khu tập thể giáo viên: 80% là lán trại tạm bợ.

5.2. Trường tiểu học số 1 Pa Vệ Sủ
a) Gồm 6 điểm trường/ 7 bản:
- Pá Củng: không có lớp, học sinh học tại điểm A Mại, đi bộ ~ 2 -3km đường rừng.
- Phí Chi B, A Mại, Chà Gá, Khoang Thèn: lớp ghép, tranh tre vách nứa, không có nhà vệ sinh.
+ Phí Chi B, Chà Gá, Khoang Thèn: không có đường dân sinh, phải đi bộ lên bản.
- Pá Hạ, Phí Chi A: lớp học bán kiên cố.
b) Thông tin về học sinh tại trường tiểu học số 1:
- Số lớp: 24.
- Số học sinh: 202 em
+ Lớp 1: 53 hs/ 6 lớp
+ Lớp 2: 42 hs/ 5 lớp
+ Lớp 3: 52 hs/ 6 lớp
+ Lớp 4: 34 hs/ 4 lớp
+ Lớp 5: 24 hs/ 3 lớp

6. Một số hình ảnh khảo sát của TNV CLB Tình Nguyện Trẻ tại xã Pa Vệ Sủ
Người thực hiện: Trần Thị Ánh Nguyệt
Thời gian: 22.1.2011 – 28.1.2011
Sđt: 0975 870 405 __Email: [email protected]
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Theo dõi Topic của Bác, thật sự muốn được như Bác nhưng mà khó hihi. Chờ các chuyến đi của Bác nữa.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Em đọc một hơi từ trưa tới giờ! Đã quá!

Coi hết topic hình đẹp quá chừng... Em thích nhất tấm này, nếu có thể thì mong anh battramdao cho em xin file có độ phân giải lớn hơn chút để làm hình nền :D Nếu có wattermark thì để ở góc hen anh! :)
IMG_7300.jpg
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si


Nhìn chú bé con cởi truồng đi học yêu thế. Tuy nhiên thế này là văn minh hơn bà con ở Là si rất nhiều rồi. Thực ra thì ở những khu vực như Là Si, vì quá khó khăn do bà con ở sâu và rất phân tán trong rừng, công tác điều tra dân số cũng không thể chính xác được. Qua phỏng vấn thì được biết Tỷ lệ trẻ em tử vong dưới 1 tuổi là rất cao nhưng khi đã qua 1 tuổi thì các em lại rất khỏe mạnh và khả năng chống chịu bệnh tật lại rất tốt.

Món ruồi vàng thì sau khi bị đốt mấy hôm thì sẽ có hiện tượng ngứa nhưng tuyệt đối không được gãi và giữ vệ sinh thì sẽ khỏi ngay. Đến hôm nay thì những vết ruồi vàng đốt trên người tôi đã gần như bay hết chẳng còn dấu tích gì nữa.

@adg: cho mình email mình sẽ gửi ảnh cho bạn.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Rút kinh nghiệm những topic trước vừa đọc, vừa chờ đến sốt ruột nên khi bác Battramdao quẳng cho cái link chuyến này em cứ kệ :D. Hôm nay đoán chừng công trình cũng xong xuôi nên xách dép lội vào xem thế nào, kết quả là mất toi cả buổi làm để ngồi phượt chuột Ka Lăng - Thu Lũm rồi thơ thẩn Là Si cùng bác í, nhưng ngẫm ra thì cũng đáng. Rất cám ơn bác Battramdao đã giúp mở mang được những kiến thức về dân tộc học mà thời sinh viên cũng chỉ được nghe các thầy kể lại qua sách vở :)
Thế lại đi đâu nữa nào?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,765
Bài viết
1,137,637
Members
192,660
Latest member
college123bb
Back
Top