What's new

[Chia sẻ] Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đường link những chuyến đi trước:

1. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, bản Dù 05-12-2009: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ơn-Phú-Thọ
2. Khám phá rừng quốc gia Xuân Sơn - Phú Thọ, Bến Thân 30-01-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page2
3. Hà giang - Lũng Tám - Phó Bảng - Lao Sang - chợ phiên Đồng Văn - Lũng Phìn -Mậu Duệ - Du Già 27-03-2010: https://www.phuot.vn/threads/4624-Hà...h-yêu-x/page8
4. Tà Xùa - Hang Chú - Pa Cư Sáng 09-07-2010: https://www.phuot.vn/threads/6777-Kh...ú-Thọ/page6
5. Mù Căng Chải - Chế Tạo - Bản Mù - Làng Nhì - Phình Hồ, cung đương thử thách tay lái và thần kinh thép 3-9-2010: https://www.phuot.vn/threads/10897-C...��n-kinh-thép
6. Hành hương về Tây Yên Tử, lên Ngọa Vân Am chiêm nghiệm Phật Pháp 09-10-2010: https://www.phuot.vn/threads/11904-H...m-Phật-Pháp
7. Hoàng Su Phì - Pờ Ly Ngài - Nàng Đôn - bản Pá - rẽ mây lên đỉnh núi Tây Côn Lĩnh 10-12-2010: https://www.phuot.vn/threads/14030-H...ây-Côn-Lĩnh
8. Hồi ức những chiến binh offroad Cò Nòi - Sông Mã - Điện Biên Đông 08-11-2007: https://www.phuot.vn/threads/14276-H...-năm-2007
9. Nào cùng offroad lên Hồng Ngài, Y Tý - tận hưởng cuộc sống giữa lưng trời 10-02-2011: https://www.phuot.vn/threads/15424-N...g-trời.
10. Vãn cảnh chùa Hồ Thiên, tham vấn thiền sư Thích Đạt Ma Trí Thông 10-04-2011: https://www.phuot.vn/threads/17368-Vãn-cảnh-chùa-Hồ-Thiên-tham-vấn-thiền-sư-Thích-Đạt-Ma-Trí-Thông
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Tiếp tục rong ruổi trên con đường tuyệt đẹp

IMG_6475.jpg


Hoang sơ một cách thuần khiết.

IMG_6476.jpg


Khó mà dùng lời lẽ để diễn tả được cảm giác của chúng tôi lúc này, ngất ngây tuyệt vời.

IMG_6477.jpg
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đoạn sông Đà này, hai bên bờ toàn đá

IMG_6478.jpg


Rất nhiều chuối rừng mọc hai bên đường

IMG_6479.jpg


Một xoáy nước nguy hiểm.

IMG_6480.jpg


Đá ngầm

IMG_6481.jpg


Còn 2 km nữa là đến Nậm Là, nơi có trạm kiểm soát biên phòng Kẻng Mỏ

IMG_6483.jpg


Sát biên giới rồi

IMG_6484.jpg
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đến đây thì có lẽ sẽ có một số người thắc mắc là tại sao lại có những biển báo "Khu vực biên giới" và "Vành đai biên giới" để làm gì, theo pháp luật thì việc cư trú và đi lại tại những khu vực này có gì đặc biệt?

Tôi xin giới thiệu toàn văn thông tư số Số: 179/2001/TT-BQP của Bộ quốc phòng quy định về vấn đề này như sau:

BỘ QUỐC PHÒNG
__________

Số: 179/2001/TT-BQP

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
____________________________________​

Hà Nội, ngày 22 tháng 01 năm 2001​

THÔNG TƯ
hướng dẫn thực hiện Nghị định số 34/2000/NĐ-CP Ngày 18-8-2000 về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
__________________________________​


Ngày 18-8-2000, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 34/2000/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Nghị định 34/CP), trong đó tại Điều 26 Nghị định số 34/CP quy định "Bộ Quốc phòng phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định này".
Sau khi đã thống nhất với các Bộ, ngành liên quan, Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện cụ thể như sau:

I. KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI, VÙNG CẤM

1. Xác định khu vực biên giới, vành đai biên giới và vùng cấm.
a) Khu vực biên giới.
Khu vực biên giới đất liền quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 34/CP bao gồm các xã, phường, thị trấn có địa giới hành chính tiếp giáp với đường biên giới quốc gia trên đất liền (sau đây gọi tắt là xã biên giới và được ghi trong phụ lục số 1 kèm theo Thông tư này).
b) Vành đai biên giới.
Việc xác định vành đai biên giới căn cứ vào tình hình quốc phòng, an ninh trật tự, kinh tế, địa hình và yêu cầu quản lý bảo vệ biên giới ở từng địa phương để quy định cho phù hợp.
Trường hợp đặc biệt do địa hình, yêu cầu quản lý, bảo vệ biên giới ở những khu vực nhất định, nếu có quy định khác với điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định số 34/CP thì Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Vùng cấm.
Trong khu vực biên giới ở những nơi cần thiết, quan trọng, hoặc từng thời điểm cần thiết để đảm bảo cho an ninh, quốc phòng, kinh tế thì xác định vùng cấm. Vùng cấm có thể xác lập trong vành đai biên giới hoặc ngoài vành đai biên giới thuộc khu vực biên giới.
Vùng cấm thuộc lĩnh vực quản lý của ngành nào thì ngành chức năng đó thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự và Ban Giám đốc Công an tỉnh để báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh trình Chính phủ quyết định.
Vùng cấm được quản lý, bảo vệ theo quy định của pháp luật hiện hành và quy chế quản lý, bảo vệ do cơ quan quyết định vùng cấm ban hành.
Khi xác định vùng cấm nếu cần di dời dân phải thông báo trước và thực hiện đền bù theo quy định của pháp luật.
d) Căn cứ vào tình hình cụ thể ở từng địa phương, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng chủ trì phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh thống nhất với Bộ Quốc phòng, Bộ Công an để xác định phạm vi "vành đai biên giới", "vùng cấm" và báo cáo Chính phủ.
Quyết định xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" phải lập thành hồ sơ, có sơ đồ và đánh dấu trên thực địa bằng các biển báo.
2. Các loại biển báo "khu vực biên giới", "vành đai biên giới" và "vùng cấm" làm theo mẫu thống nhất bằng xi măng cốt thép mác 200, cắm ở những nơi cần thiết, dễ nhận biết. Trên biển báo viết bằng ba thứ tiếng thành 03 dòng: Dòng thứ nhất viết bằng chữ Việt Nam, dòng thứ hai viết bằng chữ của nước tiếp giáp tương ứng, dòng thứ ba viết bằng chữ Anh. Quy cách, kích thước biển báo, chữ của biển báo theo phụ lục số 2a, 2b, 2c kèm theo Thông tư này.
3. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng phối hợp với Ban Giám đốc Công an, Bộ chỉ huy Quân sự, Ban Biên giới tỉnh và các ngành chức năng tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh:
a) Tiến hành khảo sát lại "vành đai biên giới", "vùng cấm" và vị trí cắm biển báo các khu vực đã được xác định theo các Nghị định số 427/HĐBT ngày 12/12/1990 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Lào; Nghị định số 42/HĐBT ngày 29/01/1992 của Hội đồng Bộ trưởng về Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Campuchia; Nghị định số 99/HĐBT ngày 27/3/1992 của Hội đồng Bộ trưởng ban hành Quy chế khu vực biên giới Việt Nam - Trung Quốc; nếu còn phù hợp với Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này thì giữ nguyên, nếu không còn phù hợp thì phải điều chỉnh lại theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.
b) Những nơi trước đây chưa xác định "vành đai biên giới", "vùng cấm" theo các Nghị định 427/HĐBT, Nghị định 42/HĐBT, Nghị định 99/HĐBT nêu trên thì thực hiện theo Nghị định 34/CP và hướng dẫn của Thông tư này.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

II. CƯ TRÚ, ĐI LẠI VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG KHÁC TRONG
KHU VỰC BIÊN GIỚI, VÀNH ĐAI BIÊN GIỚI


1. Cư trú trong khu vực biên giới.
a) Ngoài những người quy định tại điểm a, điểm c khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP, những người được Công an tỉnh cấp giấy phép cho cư trú ở khu vực biên giới quy định tại điểm b khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP gồm:
- Những người đến xây dựng vùng kinh tế mới theo kế hoạch và quy hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh biên giới.
- Những người đến khu vực biên giới để đoàn tụ với gia đình (cha mẹ, vợ, chồng hoặc con) hiện có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới.
- Cán bộ, công nhân, viên chức của các cơ quan, cơ sở kinh tế, tổ chức, đơn vị lực lượng vũ trang đã đăng ký hộ khẩu tập thể ở khu vực biên giới, nay nghỉ hưu, thôi việc muốn ở lại cư trú khu vực biên giới thì phải chuyển đăng ký hộ khẩu thường trú theo quy định của pháp luật.
Những người đang cư trú hợp pháp ở khu vực biên giới (có hộ khẩu thường trú ở khu vực biên giới) đã được cấp chứng minh nhân dân biên giới, khi chuyển chỗ ở khỏi khu vực biên giới phải đến cơ quan Công an nơi cấp để đổi giấy chứng minh nhân dân và chuyển hộ khẩu đến nơi cư trú mới theo quy định của pháp luật.
b) Những người đến làm ăn, sinh sống ở khu vực biên giới trước khi Nghị định 34/CP có hiệu lực nhưng chưa được Công an tỉnh cấp giấy phép, chưa đăng ký hộ khẩu thì Đồn biên phòng phối hợp với Công an xã, phường, thị trấn, chính quyền sở tại tiến hành kiểm tra, xem xét. Nếu đủ điều kiện được cư trú ở khu vực biên giới thì hướng dẫn làm thủ tục chuyển đến nơi cư trú mới và phải đăng ký hộ khẩu theo quy định của pháp luật.
Trường hợp họ thuộc diện cấm cư trú ở khu vực biên giới như quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 34/CP thì Bộ đội biên phòng thống nhất với cơ quan Công an tham mưu cho chính quyền sở tại có biện pháp giáo dục, vận động yêu cầu họ rời khỏi khu vực biên giới.
2. Ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới.
a) Công dân Việt Nam ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 34/CP. Những người không có chứng minh nhân dân phải có giấy tờ do Công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú cấp, trong giấy phải ghi rõ nơi cư trú, mục đích, lý do ra, vào đi lại hoạt động trong khu vực biên giới. Phải xuất trình giấy tờ khi cán bộ, chiến sĩ Bộ đội biên phòng, Công an xã, phường, thị trấn biên giới đang làm nhiệm vụ yêu cầu. Nếu nghỉ qua đêm phải trình báo, đăng ký tạm trú với Công an phường, xã, thị trấn nơi tạm trú theo đúng quy định về đăng ký và quản lý hộ khẩu. Hết hạn tạm trú phải rời khỏi khu vực biên giới, nếu có nhu cầu lưu lại thì phải đến nơi đã đăng ký tạm trú để xin gia hạn.
b) Người nước ngoài ra, vào, hoạt động trong khu vực biên giới phải có giấy tờ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 34/CP, khi đến địa điểm ghi trong giấy phép phải trình báo với Đồn biên phòng hoặc chính quyền sở tại và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an, chính quyền địa phương.
Người nước ngoài đi trong tổ chức Đoàn cấp cao quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 34/CP là Đoàn từ cấp Bộ trưởng và tương đương trở lên đến khu vực biên giới, cơ quan chủ quản phải cử cán bộ đi cùng và thông báo cho Bộ đội biên phòng, Công an cấp tỉnh nơi đến biết ít nhất 24 giờ trước khi đến.
c) Việc đi lại, hoạt động, tạm trú của nhân dân trong khu vực biên giới hai nước tiếp giáp thực hiện theo Hiệp định về Quy chế biên giới và thoả thuận giữa hai nước.
3. Ra, vào, cư trú, hoạt động trong vành đai biên giới.
a) Chỉ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP mới được cư trú trong vành đai biên giới; những người không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 4 nói trên khi được phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới phải tuân thủ theo các quy định trong Nghị định 34/CP, hết thời gian cho phép phải rời khỏi vành đai biên giới. Trong thời gian đi lại, hoạt động ở vành đai biên giới phải chịu sự kiểm tra, kiểm soát và hướng dẫn của Bộ đội biên phòng.
b) Trường hợp hết thời gian cho phép đi lại, hoạt động trong vành đai biên giới nhưng chưa giải quyết xong công việc, nếu có nhu cầu chính đáng cần phải lưu lại thì đến nơi đã khai báo tạm trú để đăng ký gia hạn tạm trú theo quy định và thông báo cho Đồn biên phòng sở tại biết.
4. Hoạt động trong các khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và khu kinh tế khác được mở ra cho hoạt động của người, phương tiện Việt Nam và nước ngoài liên quan đến khu vực biên giới thực hiện theo Quy chế riêng của Chính phủ đối với khu vực đó.
Các hoạt động có liên quan đến vành đai biên giới phải thực hiện theo các quy định của Nghị định 34/CP như sau:
a) Nếu là người, phương tiện Việt Nam (trừ những người quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 34/CP khi đi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 11 Nghị định 34/CP và phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.
b) Nếu là người, phương tiện nước ngoài khi vào vành đai biên giới phải thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 11 Nghị định 34/CP. Nếu đi cùng với người của cơ quan, tổ chức Việt Nam thì đại diện cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm xuất trình giấy tờ, phải trực tiếp trình báo Đồn biên phòng hoặc Uỷ ban nhân dân sở tại, nếu nghỉ qua đêm phải đăng ký tạm trú theo quy định của pháp luật và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Bộ đội biên phòng, Công an.
5. Quy hoạch dân cư và các hoạt động phát triển kinh tế xã hội và xây dựng các công trình ở khu vực biên giới.
a) Việc xây dựng khu dân cư, điểm họp chợ biên giới, bến bãi neo đậu của các loại phương tiện; xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, thuỷ điện các xí nghiệp, nông, lâm trường, trạm, trại, khu kinh tế liên doanh, khu du lịch, dịch vụ và các khu kinh tế khác có liên quan đến đường biên giới quốc gia phải được quy hoạch và thống nhất với Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, Ban Giám đốc công an tỉnh trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các hoạt động nêu tại điểm a trên đây thực hiện theo các quy định trong Nghị định 34/CP, các quy định khác của pháp luật Việt Nam và Hiệp định về quy chế biên giới mà Việt Nam đã ký kết với các nước tiếp giáp.
c) Các chủ dự án thực hiện các công trình nêu tại điểm a của mục này liên quan đến đường biên giới quốc gia phải thông báo cho Đồn biên phòng và Uỷ ban nhân dân huyện sở tại biết ít nhất 7 ngày trước khi tiến hành.
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

III. QUẢN LÝ, BẢO VỆ KHU VỰC BIÊN GIỚI

1. Để quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội; chống buôn lậu, gian lận thương mại; Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Thủ tướng Chính phủ thành lập các trạm kiểm soát liên hợp cố định hoặc lưu động ở những nơi cần thiết trên các trục đường giao thông từ nội địa ra, vào khu vực biên giới. Thành phần bao gồm Bộ đội biên phòng, Công an, Hải quan, Quản lý thị trường, Thuế vụ.
a) Tại trạm kiểm soát liên hợp các cơ quan thực hiện nhiệm vụ theo chức năng chuyên ngành. Uỷ ban nhân dân tỉnh chỉ định cơ quan chủ trì và ban hành quy chế phối hợp hoạt động của các cơ quan đó.
b) Tại trạm kiểm soát liên hợp, Bộ đội biên phòng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát đối với người, phương tiện ra, vào hoạt động ở khu vực biên giới, khu du lịch, dịch vụ, thương mại, khu kinh tế cửa khẩu và các khu kinh tế khác theo chức năng, nhiệm vụ của Bộ đội biên phòng được pháp luật quy định.
c) Cán bộ, chiến sĩ, nhân viên hoạt động tại trạm kiểm soát liên hợp phải mặc trang phục, đeo phù hiệu, biển kiểm soát theo quy định của từng ngành.
2. Tư lệnh Bộ đội biên phòng căn cứ tình hình cụ thể của từng địa bàn, chỉ đạo Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng các tỉnh tổ chức các trạm kiểm soát cố định để kiểm soát việc ra vào vành đai biên giới hoặc các đội tuần tra, kiểm soát lưu động để kiểm soát việc ra vào khu vực biên giới.
3. Để quản lý bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự an toàn ở khu vực biên giới theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 34/CP, Bộ đội biên phòng được quyền hạn chế hoặc tạm dừng qua lại ở cửa khẩu và các hoạt động trong vành đai biên giới, khu vực biên giới theo quy định tại Nghị định 02/1998/NĐ-CP ngày 06 tháng 01 năm 1998 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng, Thông tư 2866/1998/TT-BQP ngày 12-9-1998 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thi hành Nghị định số 02/1998/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bộ đội biên phòng và Điều ước quốc tế về biên giới mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.
4. Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh căn cứ chỉ đạo của tư lệnh Bộ đội biên phòng và Uỷ ban nhân dân tỉnh phối hợp với Ban giám đốc Công an tỉnh, chỉ đạo Đồn biên phòng phối hợp với Công an các huyện, thị xã biên giới tiến hành kiểm tra việc cư trú, đi lại, hoạt động trong khu vực biên giới. Thường xuyên trao đổi tình hình về an ninh, trật tự, tình hình các đối tượng và người nước ngoài đến khu vực biên giới. Hướng dẫn nhân dân thực hiện việc khai báo, đăng ký tạm trú, tạm vắng và chấp hành nội quy bến bãi khi vào khu vực biên giới.
5. Trong khu vực Biên giới Bộ đội biên phòng phối hợp, hiệp đồng với các lực lượng, các ngành chức năng để quản lý, bảo vệ tài nguyên, môi trường, rừng quốc gia, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN


1. Thông tư này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
2. Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt nội dung Nghị định 34/CP và các văn bản hướng dẫn thi hành tới các cấp, các ngành ở địa phương, tuyên truyền phổ biến sâu rộng tới quần chúng nhân dân quán triệt để tổ chức thực hiện thống nhất.
3. Việc lập dự toán ngân sách để thực hiện công tác quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới đất liền nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 25 Nghị định 34/CP, Bộ Quốc phòng và Bộ Tài chính có Thông tư hướng dẫn riêng.
4. Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng giúp Bộ Quốc phòng theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Nghị định 34/CP và Thông tư này. Hàng năm tiến hành sơ kết và báo cáo kết quả tổ chức thực hiện về Bộ Quốc phòng./.



BỘ TRƯỞNG

(Đã ký)

Phạm Văn Trà
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đến 12h38 thì chúng tôi tới Trạm kiểm soát biên phòng Kẻng Mỏ

IMG_6485.jpg


Trạm biên phòng đơn sơ ghép bằng gỗ và lợp tôn

IMG_6487.jpg


Tôi vào trình giấy giới thiệu và trao chút quà tặng cho anh Gia, trạm trưởng trạm kiểm soát.

IMG_6486.jpg


Các anh hết sức vui vẻ tiếp chúng tôi và chỉ dẫn đường đi ra mốc 16, 17 và tình hình khu vực này.

IMG_6491.jpg


Chụp ảnh lưu niệm cùng "Người lái đò sông Đà" Lò Văn Tình, dân tộc Thái, quê ở 3 Tè, anh ngồi bên cạnh là Đại úy Phiến, anh này tửu lượng phải nói là kinh khủng, sát thủ cho chúng tôi một trận mê tơi tối hôm đó.

IMG_6490.jpg
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Ngồi chơi nói chuyện đến hơn 1h30 chiều thì chúng tôi xin phép các anh biên phòng đi lên mốc 16 chơi.

Xung quanh đồn có rất nhiều máy thi công của các doanh nghiệp lên thi công kè cột mốc và làm đường tuần tra biên giới.

IMG_6489.jpg


Đi qua trạm biên phòng một đoạn thì có một ngã ba, đi thẳng là lên mốc 19, rẽ trái qua cây cầu treo là đi mốc 16, 17

Cây cầu treo chắc cũng mới được làm, rất chắc chắn, tuy nhiên chỉ đi vừa một chiếc xe máy và khá cao so với mặt sông, khi đi qua thì tốt nhất là chỉ nên nhìn thẳng, chớ có nhìn xuống mà chóng mặt.

IMG_6492.jpg


Cầu rất hẹp và dài

IMG_6497.jpg


Ở đây có một ngã ba sông có hai màu, xanh và vàng

IMG_6499.jpg


Cái ngã ba sông này có thể nhìn thấy trên bản đồ và đều là đường phân thủy tự nhiên của biên giới Việt Trung, nhánh bên phải đục ngầu chính là dòng Nậm Là, nhánh bên trái màu xanh là thượng nguồn sông Đà.

IMG_6500.jpg


Đứng trên cầu treo nhìn về phía thượng lưu sẽ thấy rõ ngã ba sông.

IMG_6501.jpg


Phía hạ lưu, nơi hai dòng chảy hòa vào nhau.

IMG_6504.jpg
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Đax gần 2h chiều mà chưa có cái gì bỏ vào bụng, chúng tôi quyết định dừng chân ăn trưa với lương khô và xúc xích mang theo ngay trên cầu.

IMG_6505.jpg


Bữa trưa đơn giản có vậy thôi.

IMG_6506.jpg


Thưởng thức cảm giác tự do tự tại tuyệt vời.

IMG_6508.jpg


Ăn uống nghỉ ngơi xong, chúng tôi lại lên đường đi tới mốc 16 và 17, một con đường hoang sơ và đẹp đến xúc động.

IMG_6510.jpg
 
Last edited:
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Các bác BP làm nghiêm thế mà sao lâm tặc vẫn ngang nhiên hoành hành nhỉ
 
Re: Ka Lăng - Thu Lũm - Coòng Khà, cắt rừng đến với tộc người La Hủ bản Là Si

Những cây số cuối cùng đến thượng nguồn sông Đà chìm trong rừng cây cổ thụ.

IMG_6512.jpg


Con đường được trải một lớp lá khô dày rất thơ mộng.

IMG_6513.jpg


Rất nhiều chuối rừng mọc bên đường.

IMG_6514.jpg


Hầu như không có người qua lại ở đây

IMG_6515.jpg


Vẫn còn rất nhiều cây to ở đây.

IMG_6515.jpg


Ngon tre tua tủa như dây thép gai.

IMG_6518.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,254
Bài viết
1,174,627
Members
192,010
Latest member
phucdoi1123
Back
Top