What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Ảnh đẹp, người viết cũng rất biết cách để người khác " phải " theo dõi topic của mình, thực sự là đã bị lôi cuốn vào cuộc hành trình này rồi, mà càng xem càng thấy thú vị.. Cảm ơn anh đã chia sẻ những điều tuyệt vời như thế này, mong được xem nhiều hơn nữa các cuộc hành trình sau nữa của anh. Cơ mà nếu là lần sau, anh nhớ tường thuật trực tiếp nhé, vụ này ủ mưu 1 năm mà câu chuyện vẫn còn hấp dẫn như vầy :)
 
Góp thêm vài hình ảnh để cùng bạn nhớ về những ngày đầy ấn tượng quanh núi Kailash.

Chuẩn bị đến Tu viện Dirapuk
7543718814_d8a9efa575_c.jpg


Do được xếp loại sức khỏe kém nên đành phải sử dụng Quyền trợ giúp
7543717900_094a6908af_c.jpg


Đối vói người địa phương thì như đi trẩy hội
7543716796_53807cec75_c.jpg


Chuẩn bị và chăm sóc chu đáo cho bạn đường
7543697212_a01b914125_c.jpg


Tia nắng sớm thúc giục lên đường tiếp
7543715048_87510106b0_c.jpg
 
Sa mạc tuyết trắng...

10-KoraDay23-1.jpg

Tạm biệt dấu chân Ngài Milarepa được một lúc thì đường đi đã ngập tuyết tự bao giờ. Lần đầu tiên mình thấy tuyết. Lại dậy lên “Nỗi nhớ mùa đông” (Lệ Quyên hát nhé;)). Lần nữa xin phép các bạn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”.:)) Nhớ mùa đông nên cũng nhớ luôn mùa xuân, hạ và thu. Mình hứa là sẽ kể ngắn, rất ngắn, chỉ vài chuyện cỏn con thôi kẻo loãng cái topic Ngân Sơn của các bạn. Cũng chỉ vì thấy tuyết mà lại nhớ lan man đến nhiều chuyện như vầy. (Hy vọng rằng vài hôm sau đọc lại không thấy “xấu hổ” quá đến nỗi phải xóa đi…Thôi kệ, lỡ gõ rồi thì cứ post chơi :help).

Mới ngày nào, ngồi cạnh bà bên bếp lửa hồng ấm áp giữa mùa đông lạnh giá, mình thầm ước được đi xa, thật xa, đến những thành phố lớn để thấy những tòa nhà cao tầng rồi thì “chết cũng thỏa mãn”. Sau này thấy Sài Gòn cũng “thường thôi quê Bác” lại không muốn chết nữa mà muốn được đi xa hơn. Con người vốn luôn “tham lam” vậy đó.

Xuân qua, Hạ tới, Thu về rồi Đông sang. Bốn mùa cứ thế trôi đi. Mùa xuân mình vẫn thích theo cha ra đồng. Tiết trời ấm áp dễ chịu. Mình vừa phụ cha việc đồng áng vừa được câu cá, bẫy én, móc cua… Có những ngày én bay ngợp cánh đồng. Lũ trẻ tụi mình tha hồ mà gỡ bẫy.

Đầu Hạ mình thường đi hái củi với bà nội trên những ngọn núi phía trước nhà. Vừa chặt củi vừa nhìn sang ngọn đồi bên kia, nơi mẹ đang dạy học; lòng băn khoăn liệu mẹ có về sớm hơn không. Cuối Hạ mình lang thang cùng các em vượt hết núi gần, núi xa để hái Sim. Mùa Sim chín là mùa đáng nhớ nhất của tuổi học trò. Ba tháng hè luôn đầy ắp những kỷ kiệm khó quên. Bây giờ gần như tất cả các ngọn núi gần xa đều đã được nhà nước “giao đất” cho từng hộ gia đình nên trẻ con chẳng còn cơ hội nào có được những cảm giác như tụi mình ngày đó. Cuối Hạ cũng là lúc dòng Sông Giăng cạn gần tới đáy. Dù vậy, mình cùng cha vẫn phải ra đây tắm và giặt giũ vì giếng nước trước nhà đã khô cạn từ lâu. Nhanh thật, mới đầu Hạ (năm học lớp 4) mình còn tranh thủ giờ ra chơi bơi qua sông ăn trộm Lạc của xã láng giềng, về đến giữa dòng thì nghe tiếng súng chỉ thiên của các anh dân quân bắn dọa đùng đùng. Lúc đó, thấy sông sao mà rộng thế, hốt hoảng bơi mãi chẳng đến bờ. Bây giờ muốn trộm khoai thì chẳng cần bơi nữa, lội một lát là tới bốt dân quân.
 
Last edited:
Em vừa xem một buổi phỏng vấn Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa XII trong chường trình Talk Vietnam của đài truyền hình Việt Nam. Buổi nói chuyện rất thú vị, nhân đây post lên cho mọi người cùng nghe ^^

[video=youtube;WuOB0bIuiEo]http://www.youtube.com/watch?v=WuOB0bIuiEo&feature=related[/video]​
 
Tuyết và "Nỗi nhớ mùa đông"

10-KoraDay24-1.jpg

Mùa Thu gió lộng là mùa thả diều trên núi hoặc giữa cánh đồng. Giữa Thu cũng là mùa tựu trường. Sau ba tháng hè không hề đụng đến sách vở; nay lại nhốn nháo đi mượn sách giáo khoa cũ của các anh chị lớp trước để lại, hồi hộp chuẩn bị cho buổi tựu trường. Cuối Thu quê mình thường có nhiều mưa bão. Lâu lâu lại có một trận lũ lớn cuốn trôi cả mấy chục nóc nhà. Nước Sông Giăng dâng cao và hung dữ. Gỗ trên rừng bị cuốn trôi lềnh bềnh trên mặt sông. Nhiều bè gỗ, nứa của những kẻ ngược nguồn (1) cũng trôi theo dòng xoáy chẳng hiểu sẽ về đến nơi đâu. Những lúc đó mình vẫn nghĩ một ngày sẽ đến tận thượng nguồn sông Giăng cho thỏa chí. Lạ lắm, tụi trẻ con lúc nào cũng vui vẻ, hớn hở khi lũ về. Vì thấy đâu đâu cũng đầy nước, ra trước nhà là có thể nhảy ùm xuống tắm. Thích nhất là lúc nước mới lên, cá rất nhiều. Hẳn là cá đồng cũng có mà cá từ ao hồ người ta nuôi tràn ra ngoài cũng nhiều. Cứ mang rứa (2) ra đồng một vài giờ là đủ bữa trưa, bữa tối.

10-KoraDay24A-1.jpg

Và rồi cuối cùng Mùa Đông cũng đến. Gió lạnh thổi buốt thịt da. Nhiệt độ thấp nhất có năm xuống đến 7 độ. Mình nghe nói ở nhiều nước có tuyết. Với mình khái niệm “tuyết” lúc đó còn mơ hồ lắm. Ai mà có thể tưởng tượng ra nổi “tuyết” là thứ chi chi. Mãi sau này khi biết sử dụng Internet mình mới thấy hình ảnh của tuyết. Thật lạ lẫm nhưng cũng đẹp mê hồn. Nghe nói những cộng đồng dân cư ở những khu vực quanh năm tuyết phủ như người Eskimo còn có tới cả hơn trăm từ để phân biệt các loại tuyết. Vậy mà chỉ mỗi một từ tuyết chung chung mình còn chẳng thể hình dung ra nổi. Năm nào đông về mình xũng để ý dự báo thời tiết, đặc biệt khu vực đỉnh Mẫu Sơn, nơi gần như duy nhất tại Việt Nam xuất hiện tuyết trong những năm gần đây. Trước đó chỉ có thể thấy được những hình ảnh tuyết ở các nước Châu Âu, Bắc Mỹ, Bắc Cực hoặc Trung Quốc…Mình vẫn mơ một ngày lên đỉnh Mẫu Sơn để ngắm tuyết, chuyện này tưởng dễ nhưng hóa ra cũng chẳng đơn giản tí nào, dẫu Mẫu Sơn nằm trong lãnh thổ Việt Nam. Cũng như ước mơ tới thượng nguồn sông Giăng chưa kịp thì mình “đột ngột” đến được thượng nguồn năm con sông lớn bậc nhất Châu Á và cả thế giới. Chưa kịp sắp xếp để lên đỉnh Mẫu Sơn ngắm tuyết rơi thì bây giờ mình lại may mắn được ở giữa sa mạc tuyết mênh mông tại lưng núi Kailash linh thiêng này. Không chỉ được ngắm tuyết mà còn được hòa mình vào trong tuyết, được sờ, nếm, ngồi và nằm trên tuyết. Dưới chân tuyết ngập đường dày cả mấy tấc. Trên trời những bông hoa tuyết hình sao năm cánh vẫn phả vào người lạnh ngắt. Gió thổi mang những cánh tuyết bay ngập trắng giữa trời…
 
Re: Sa mạc tuyết trắng...

Đọc đoạn này em cũng muốn “Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ”... Mà em cũng chưa bao giờ thấy tuyết... nghe anh kể chuyện lại ước ao được nhìn thấy tuyết...
 
Last edited:
Mưa tuyết khu vực gần Đèo Dolma

Gửi các anh chị và các bạn một video quay ở khu vực gần tới Đèo Dolma. Lúc này tình trạng sức khỏe mình vẫn còn khá ổn, dù có thở hơi gấp và nói chuyện hơi “lắp bắp” một tí; cứ nhắc mãi tuyết, tuyết, tuyết…Mong các bác đừng cười...:D. Xin đính chính: “tất cả 22 thành viên nay còn lại 12 thành viên” tiếp tục lên đường chứ không phải "chỉ còn lại 10 thành viên". Chắc bị “ảo giác” vì hội chứng độ cao nên nhớ nhầm đó. Cao độ 5500 m thì cũng do mình tự ước tính nhưng cũng khá gần đúng.

[video=youtube_share;hLSDdS2eqVE]http://youtu.be/hLSDdS2eqVE[/video]​

Lúc này mình đã tăng tốc để đuổii kịp Thầy Viên Định. Phía trước mình có khoảng ba người và phía sau cũng chỉ mỗi hai người địa phương. Khá nhiều đoạn đoạn nhìn trước và sau chẳng thấy người nào...
 
Last edited:
Góp thêm ít lửa cho chặng đường thêm ấm áp nhé bạn...

Khởi hành sớm từ Tu viện bắt đầu ngày thứ hai.
7647915752_5b7ff533cf_c.jpg


Bạn cũng có thể dùng quyền trợ giúp nếu cảm thấy không đủ sức khỏe
7647919272_4a8c6eb75d_c.jpg


Nhưng với những đoạn khó khăn, hiểm trở vẫn phải tự leo là chính
7647915204_84960d273b_c.jpg


Càng lên cao ta càng thấy gần với trời hơn, thoát vòng tục lụy...
7647918296_e3270282b5_c.jpg


Cùng song hành với người địa phương
7647917514_a502ea2d20_c.jpg
 
Vài hình ảnh vượt qua DOLMA LA, chỉ tiếc lúc này bạn hướng dẫn viên bắt buộc mình phải xuống dốc ngay để tránh gió lùa gây sốc độ cao.
7543705032_8ba5873263_c.jpg


không kịp nhìn ngắm thưởng thức cảnh quan, vội vàng quay một vòng chụp bốn phương tám hướng rồi đi tiếp
7543704056_95531f0496_c.jpg


nhiều người cũng kịp mang theo những lá cờ gửi lời cầu kinh giăng theo gió.
7667597632_d629cf5dab_c.jpg


7543699480_347250437b_c.jpg


7543700632_243fa4da8a_c.jpg
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,671
Bài viết
1,171,013
Members
192,333
Latest member
Phanduchoa
Back
Top