What's new

Kathmandu to Kailash: Ký sự xuyên Hy Mã Lạp Sơn.

Nhân duyên với Kailash tự thuở nào?

Tôi bắt đầu có vài khái niệm về Tây Tạng cách đây khoảng mười năm. Có lẽ những thông tin đầu tiên lại xuất phát từ cuốn sách “Suối nguồn tươi trẻ” của Peter Kelder. Tôi vẫn khá kiên trì tập luyện năm thức tập của Tây Tạng theo hướng dẫn trong sách này và hẳn nhiên cảm nhận được sự tăng cường sức mạnh về thể xác cũng như tinh thần. Từ đó tôi để ý đến hai chữ Tây Tạng nhiều hơn. Vậy là “Con đường mây trắng” của Anagarika Govinda do Tiến sĩ Nguyễn Tường Bách dịch, “Người Tây Tạng nghĩ về cái chết” (Bardo Thodol), “Trong vòng tay Sambala”, “Chúng ta thoát thai từ đâu” của Erono Mundasep và rất nhiều cuốn sách viết về Tây Tạng, Ấn Độ, bắt đầu chiếm nhiều chỗ trong tủ sách của tôi.

Giáo sư Spalding với cuốn “Hành Trình về Phương Đông” đã làm “đảo lộn” suy nghĩ của tôi về con người và vũ trụ. Ông thường xuyên đề cập đến những vị Tôn Sư ngoài trăm tuổi vẫn đang ẩn tu trên những ngọn núi tuyết phủ trong dãy Hy Mã Lạp Sơn. Còn Govinda và Mundasep đều viết nhiều về một ngọn Núi Thiêng, nơi được xem là Núi Tu-Di trên quả địa cầu, là “tâm điểm của mọi xứ sở”, nơi trú xứ của Thần Shiva, của các vị Thiền Phật và Bồ Tát. Một ngọn núi mà theo Govinda là “không có núi nào có thể sánh”. Ngọn Núi Thiêng đó có tên là Kailash, mà trong tác phẩm của mình cũng như các bản dịch, anh Nguyễn Tường Bách gọi là Ngân Sơn.

Ước mơ gần như “hoang tưởng” được đến chiêm ngưỡng ngọn Núi Thiêng, nơi là “trung tâm của thế giới” có lẽ bắt đầu manh nha và lớn dần trong tôi từ những ngày tháng đó.

Và rồi, điều cần đến phải đến. Đầu tháng 6 năm 2010 tôi được gặp anh Nguyễn Tường Bách nhân dịp anh từ Đức về Việt Nam chịu tang bố. Tôi nhớ đã gặp anh tại nhà một người bạn thân của anh. Tôi vốn rất hâm mộ anh Bách sau khi đọc khá nhiều tác phẩm anh viết và dịch; vẫn mong một ngày được gặp anh. Trước đó, khi biết tin bố anh vừa mất, tôi chủ động google, tìm trên các diễn đàn được địa chỉ email của anh. Tôi gửi email chia buồn và anh cũng sớm phúc đáp với lời cảm ơn chân thành. Cuộc sống vốn diệu kỳ vậy đó. Biết tôi mê anh Bách, anh Trần Sỹ Chương, một người anh của tôi đã tạo điều kiện để tôi được gặp anh. Tôi còn nhớ khi vừa vào nhà anh Thu, cúi chào và giới thiệu tên mình, anh đã hỏi “hóa ra Tuấn này là Tuấn đã email cho anh à?”. Nhân duyên cho chuyến hành hương chiêm bái Kailash (Ngân Sơn) hẳn đã nảy mầm từ hôm ấy.

Topic đã được gởi đăng bởi BDK
 
Last edited by a moderator:
Trạng thái kỳ lạ của anh Nhân lúc nửa đêm

Đêm qua, hóa ra không chỉ có mỗi mình băn khoăn về việc “tiến” hay “lùi”. Anh Nhân kể rằng anh cũng đã hỏi Tsering là xác suất anh có thể đi tiếp là bao nhiêu. Anh ta trả lời 50/50. Hỏi tiếp tại sao thì anh ta bảo phải đợi xem sau đêm nay tình trạng sức khỏe của anh thế nào mới nói được. Anh hỏi thêm rằng vậy có nên đi không thì Tsering khuyên là “không nên vì quá nguy hiểm”. Do đó, anh Nhân cũng chưa thể quyết ngay sau cuộc họp dù khao khát Kora của anh hẳn ít ai sánh được. Anh đã nhấn mạnh với Tsering rằng đây là cơ hội cuối cùng anh có thể Kailash Kora. Sau chuyến đi này dù “thắng” hay “thua” thì anh cũng khó mà quay lại Ngân Sơn thêm lần nữa vì vấn đề tuổi tác và sức khỏe. Anh đã ấp ủ giấc mơ Ngân Sơn từ mười hai năm trước, lúc anh đến Ai Cập để tìm về điểm cực âm của trái đất (?). Ngay thời điểm đó anh đã mơ một ngày sẽ đến điểm cực dương trên quả địa cầu. Nhưng khác với nhiều người, điểm cực dương “của riêng anh” lại nằm ở khu vực Ngân Sơn linh thiêng này chứ không phải là Everest. Nghĩa là một điểm cực dương hội đủ hai yếu tố vật lý và tâm linh. Thật trùng hợp, mình cũng đã có ý nghĩ giống hệt anh. (*)

Khoảng một giờ sáng anh chợt thức giấc trong một trạng thái tinh thần kỳ lạ. Anh như nhận được một lời “mặc khải” (**) rằng anh chắc chắn sẽ đi được. Về sau anh vẫn kể lại chuyện này trong niềm kính sợ. Có người tò mò hỏi thêm rằng “trạng thái” lúc đó như thế nào? Anh bảo là không thể diễn tả bằng ngôn từ được. Chỉ biết rằng ngay sau khoảnh khắc đó, anh cảm thấy hoàn toàn thanh thản và quyết định sáng mai sẽ lên đường, không hề gợn chút băn khoăn, do dự. Anh Nhân gần 60 tuổi, bị hỏng một mắt, con mắt còn lại cũng chỉ còn 10% thị lực. Nghĩa là thị lực của anh bằng 5 % so với người bình thường. Nhưng cuối cùng anh cũng đã hoàn thành ba ngày Kora quanh núi thiêng Kailash. Dù khó nói rằng anh là một “minh chứng” sống động cho câu “núi chọn người chứ không phải người chọn núi” nhưng quả thật, cùng với một số anh chị lớn tuổi khác, anh chính là một nguồn cổ vũ động viên lớn lao cho những người cao tuổi có ước nguyện Kora. Hãy lên đường và để “núi chọn” xem mình sẽ đi tới đâu. Sẽ có những “dấu hiệu” báo cho bạn biết rằng lúc nào cần dừng lại. Ôi Ngân Sơn linh thiêng và từ bi… Con xin tạ ơn Người!

(*) : Xin xem lại post 4, những đoạn in đậm.
(**): Chữ anh Nhân dùng.
 
Ước gì được đặt chân đến Kailash. Theo dõi bài viết của anh thật sự rất rung động, và thêm phần ngưỡng mộ nhưng xen lẫn nỗi lo sợ, hoang mang. Thật phúc báu cho những ai đã được đến Kailash và đặc biệt nhiệm mầu cho những ai đi trọn vòng Kora. Ước mơ được 1 lần trong đời được đến Kailash, cảm ơn anh Tuấn freedom đã truyền ngọn lửa này ạ
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,718
Bài viết
1,135,993
Members
192,478
Latest member
hi88ftop
Back
Top