What's new

Kazakhstan

Khám phá bí ẩn của những hình vẽ khổng lồ trên đất ở Kazakhstan

Nếu có cơ hội đến du lịch Kazakhstan, đừng bỏ qua việc tìm hiểu về những bí ẩn của những hình vẽ khổng lồ trên đất.
BPO - Năm 2014, các nhà khảo cổ trong khi đang điều tra trên Google Earth đã phát hiện ra 50 hình vẽ khổng lồ trên đất ở Kazakhstan. Tuy nhiên, từ đó tới nay mới chỉ có rất ít thông tin về cách thức, thời gian cũng như lý do vì sao những hình vẽ này lại được dựng nên.

3206608101_322907495_574_574.jpg

Đó là lý do vì sao hai nhà khoa học đến từ đại học Pittsburgh là Shalkar Adambekov và Ronald Laporte đang tiến hành kêu gọi đào sâu nghiên cứu, đồng thời chuẩn bị hồ sơ đề nghị chứng nhận di sản thế giới cho những hình vẽ này.

Những hình vẽ trên đất ở Kazakhstan có rất nhiều hình dạng và kích thước khác nhau: hình vòng tròn, chữ thập, hình vuông và một hình chữ vạn. Không giống như những dòng Nazca nổi tiếng ở Peru, những hình vẽ này được tạo nên bằng cách đắp các mô đất nổi – các dòng Nazca được tạo thành bằng những đường rãnh đào xuống đất.

Điều đáng chú ý nhất của những hình vẽ này chính là những người tạo ra chúng. Những hình vẽ được cho là có niên đại ít nhất 3.000 năm, song kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng hình vẽ cổ xưa nhất trong số này có thể có tuổi thọ lên tới 7.000. Trong thời gian này, các cộng đồng người Kazakhstan chủ yếu sống theo lối du mục, do đó lý do họ tạo nên những hình vẽ đáng kinh ngạc này vẫn còn là một bí ẩn.

Nurgali Arystanov đến từ Đại sứ quán Kazakhstan ở Mỹ gần đây đã gửi đi một bức thư báo, trong đó có một vài thông tin cập nhật về những hình vẽ này. Trong thư, Arystanov cho biết những hình vẽ có thể sánh ngang với các điểm khảo cổ nổi tiếng như kim tự tháp Ai Cập hay Stonehenge.

Mặc dù, những hình vẽ chỉ được công bố vào năm 2014, song trên thực tế, chúng đã được phát hiện từ năm 2007 bởi Dmitry Dey, Irina Shevnina và Andrey Logvin.

Hình vẽ lớn nhất là hình vuông Ushtogaysky. Kích thước và độ chính xác hình học của chúng hết sức đáng kinh ngạc. Kích thước của hình vuông này là 8ha, được tạo thành bởi 101 mô đất. Mô đất thứ 101 được đặt ở chính giữa, mỗi bên của nó có 15 thùng gỗ và mỗi nửa đường chéo lại đặt 10 thùng gỗ. Hình chữ vạn 3 lớp Torgay cũng là một hình rất lớn, với đường kính lên tới 90m, song hình vẽ này không được bảo quản tốt lắm.

Hiện tại, những hình vẽ trên đất này được cho là phục vụ mục đích linh thiêng hoặc tôn giáo – có thể là dành cho tang lễ. Cũng có ý kiến cho rằng những hình vẽ này là biểu tượng của một số gia đình và bộ lạc cụ thể, và có thể được tạo ra bởi những người thuộc nền văn hóa Hun-Sarmatia.

Laporte, giáo sư danh dự ngành dịch tễ học đã trực tiếp chuẩn bị hồ sơ đề nghị công nhận các hình vẽ trên đất ở Kazakhstan là di sản thế giới. “Chúng ta vẫn còn biết quá ít về chúng,” ông nhận xét. “Tổ tiên của chúng ta đã dành rất nhiều thời gian để tạo nên chúng, nên chắc hẳn chúng phải phục vụ một mục đích quan trọng nào đó trong cuộc sống của họ. Hiểu thêm về những hình vẽ này là rất quan trọng trong việc hiểu thêm về lịch sử của chúng ta, đặc biệt là những người Kazakhstan du mục – tại sao họ lại dành nhiều năm trời quay trở lại đây nhiều lần để xây dựng nên những công trình này? Đối với lịch sử của loài người, những hình vẽ này có ý nghĩa rất quan trọng, nhưng có điều vẫn chưa được điều tra nghiên cứu."

3206608102_491649718_574_574.jpg

Adambekov cho biết: “Điều này rất quan trọng đối với Kazakhstan, bởi những hình vẽ này đã có từ rất lâu, và vì tính chất du mục của tổ tiên người Kazakhstan tại đây, những hình vẽ này không hề được xây dựng chắc chắn. Chúng có thể trở thành điểm thu hút của Kazakhstan, do đó chúng có vai trò rất quan trọng đối với quốc gia này cũng như lịch sử của nó.”

Ông cũng cho biết việc mở rộng nghiên cứu có thể dẫn tới những phát hiện khác tương tự như 50 hình vẽ này, bởi đất nước Kazakhstan quá rộng lớn và ít người sinh sống.“Những hình vẽ đã bị giấu kín suốt hàng nghìn năm. Không hề có một truyền thuyết nào nói về sự tồn tại của chúng. Thường thì những thứ to lớn và nổi tiếng phải có truyền thuyết kể lại, song trong trường hợp này thì không hề có. Do đó, diện tích rộng lớn của đất nước này có thể còn ẩn chứa nhiều phát hiện khác. Có thể không phải trong vùng này, mà ở tại các vùng khác của Kazakhstan. Còn rất nhiều điều khác cần chúng ta khám phá,” Adambekov nói.
Còn rất nhiều điều thú vị về đất nước Kazakhstan mà bạn có thể khám phá, hãy du lịch đến Kazakhstan ngay!
 
Bạn có biết nguồn gốc thật sự của quả táo?

Almaty – Kazakhstan quê hương của quả táo
Nếu có cơ hội đi tour du lịch Kazakhstan, đừng bỏ lỡ tìm hiểu câu chuyện về nguồn gốc thật sự của quả táo nhé!
Có lẽ ai cũng biết đến quả táo – một trong những loài cây ăn quả lâu đời nhất trong nền nông nghiệp trồng trọt khắp thế giới hàng ngàn năm nay, được hình tượng hóa trong nhiều câu chuyện thần thoại, cổ tích xuyên suốt lịch sử các nền văn hóa phương Tây. Điển hình nổi tiếng nhất có thể nhắc đến chính là quả táo vàng dành cho người đẹp nhất gắn với hình tượng nữ thần tình yêu và sắc đẹp trong thần thoại Hy lạp. Nhưng ít có ai biết rằng hình tượng quả táo của phương Tây ấy lại bắt nguồn từ châu Á.

3206613262_784880812_574_574.jpg

Aphrodite cùng với quả táo vàng khắc dòng chữ “Dành cho người đẹp nhất” bằng tiếng Hy lạp​

Vào thế kỷ thứ 4 trước Công nguyên, Alexander Đại đế tình cờ phát hiện ra quả táo khi đi ngang qua vùng đất của những kẻ lang bạt – Kazakhstan theo đúng như tên gọi của nó, trên đường chinh phạt Ba Tư và đưa tận tay trái táo đến Hy Lạp – một trong những cái nôi sản sinh ra nền văn hóa châu Âu. Nhờ đó mà hình tượng trái táo được đưa vào nền văn hóa châu Âu và biết đến rộng rãi.

Nơi mà Alexander Đại đế phát hiện ra trái táo , thành phố Almaty – từng được biết đến dưới cái tên Alma-ata nghĩa là Người cha của những trái táo theo tiếng Kazakh, được mệnh danh là nơi khởi nguồn của loài táo từ hàng trăm năm trước.

3206613263_1322920564_574_574.jpg

Quả táo – biểu tượng của thành phố khởi nguồn của loài cây ăn quả này​

Carl Friedrich von Ledebour – 1 nhà sinh vật học người Estonia, là nhà khoa học đầu tiên vô tình bước vào khu rừng táo dại khổng lồ phong phú ngự trên dãy núi Thiên Sơn và tình cờ rằng nhờ những quả táo dại ấy mà Thiên Sơn được đưa vào danh sách di sản thế giới của UNESCO năm 2013 với sự hỗ trợ từ chính phủ Trung Quốc.

3206613265_798417000_574_574.jpg

Dãy núi Thiên Sơn với khu rừng táo dại bạt ngàn trù phú​

Victor Vitkovich – tác giả cuốn sách Một chuyến du lịch vòng quanh Uzbekistan thời Xô Viết được xuất bản năm 1954, đã từng khen ngợi tinh tế rằng nơi này là một khu vườn kì diệu đến mức những trái táo và lê treo lơ lửng trên nhánh cây dường như đang mời gọi để được nếm thử.

3206613266_460456425_574_574.jpg

Những trái táo đầy sự cuốn hút và mời gọi​
 
Last edited:
Tết cổ truyền của người Kazakhstan có gì đặc biệt?

Nếu một lần được đến với đất nước Kazakhstan, hãy cùng trải nghiệm tết cổ truyền ở nơi đây.
đi tour du lịch Kazakhstan ngay nào!
Nauryz là tên gọi tết cổ truyền của người Kazakhstan , đây là một trong những lễ hội lớn nhất của cư dân vùng Trung Á. Hằng năm cứ vào khoảng ngày 22 tháng 02 người dân nơi đây lại tất bật chuẩn bị cho những nghi thức chào đón năm mới. Nauryz là một lễ hội truyền thống có nguồn gốc từ hàng trăm năm của người Hồi giáo. Việc tổ chức lễ hội nhằm bày tỏ lòng tôn sùng tự nhiên của tổ tông nghìn đời người du mục. Người dân Kazakhstan tin rằng trong những ngày này, họ sẽ thoát khỏi sự lạnh lẽo của mùa đông và được tận hưởng sự sung túc, ấm no cũng như sự nhân lên về số lượng gia súc mà họ đang sở hữu.

3207237203_1970800576_574_574.jpg

Để nghi lễ được diễn ra trang trọng và đúng nghi thức, mỗi gia đình người Kazakhstan thường dành thời gian để chuẩn bị thật chu đáo, từ cách bày trí, những món ăn chính đến cả trang phục. Trong lễ hội, mỗi gia đình thường chuẩn bị những bữa tiệc theo phong tục bao gồm 7 món ăn truyền thống chính.

3207237204_1530117819_574_574.jpg

Khi tiệc bắt đầu mọi người sẽ cùng nhau thưởng thức những món ăn truyền thống với hị vọng trong năm ngày nào cũng được sung túc, cuộc sống đủ đầy ngày nào cũng vui vẻ và hạnh phúc như những ngày tết. Nauryz theo phong tục được tổ chức trong 3 ngày, khá giống với tết cổ truyền của người Việt trong 3 ngày tết mọi người viếng thăm người thân, họ hàng… cùng chúc cho nhau một năm mới vạn sự bình an, phú quý an khang.

Điểm đặc biệt nhất của lễ hội chính là vào ngày đầu tiên sẽ có một cô gái cầm theo Jigit trình diễn những nghi thức. Hình ảnh này mang ý nghĩa biểu tượng thể hiện sự chuyển giao giữa mùa đông với mùa xuân. Kết thúc nghi lễ là sự mở đầu những trò chơi dân gian với sự tham gia của tất cả mọi người từ già đến trẻ.

Mặc dù là một lễ hội có ý nghĩa lớn với người dân nhưng trong thời kì Kazakhstan gia nhập Liên bang Xô Viết, Nauryz bị xem là một lễ hội cổ hủ và bị cấm tổ chức. Do đó, từ năm 1926 đến năm1988, người dân Kazakhstan không còn được tận hưởng không khí lễ hội tuyệt với này khi mùa xuân đến. Tuy nhiên, người dân luôn luôn ghi nhớ và ghi dấu lễ hội như một phần trong cuộc sống của họ. Chính vì thế sau khi tách ra khỏi Liên bang Xô Viết, chính phủ Kazakhstan đã tuyên bố Nauryz chính là lệ hội truyền thống của đất nước và được tổ chức trang trọng hằng năm kể từ năm 2001.

3207237206_1026454815_574_574.jpg

Ngoài ngày tết cổ truyền Nauryz, thì Kazakhstan cũng giống như tất cả các quốc gia Hồi giáo khác trên thế giới, đều tổ chức hai lễ hội truyền thống hằng năm là Uraza Ait và Kurban Ait. Vào những ngày lễ này những công dân theo đạo Hồi thường quyên góp tiền cho các thánh đường hồi giáo và giúp đỡ các tín đồ gặp khó khăn. Trong suốt lễ hội Kurban Ait, mọi người sẽ chọn những con gia súc tốt nhất để giết thịt và bày mâm cổ.

Ở Kazakhstan ngoài tết Nauryz thì những nghi lễ của đạo Hồi được tổ chức nhiều nhất so với các tôn giáo khác. Ngày tết đón năm mới đã trở thanh lễ hội lớn nhất trong năm nơi diễn ra và lưu giữ nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa của người Kazakh.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,668
Bài viết
1,171,081
Members
192,337
Latest member
inhopcartong
Back
Top