What's new

[Tổng hợp] Kể chuyện Tây Nguyên

attachment.php

Hoa dã quỳ Đơn Dương (Lâm Đồng)

Đã từ lâu, tôi muốn viết về Tây Nguyên, viết cho chính mình, cho tình cảm của mình với vùng đất cao nguyên này. Tôi viết những gì tôi đã tìm hiểu, cả qua sách, báo, qua mạng và qua những lần lang thang Tây Nguyên. Tôi cũng không biết có hoàn tất được topic không, nhưng cứ viết vậy, gọi là chút chia sẻ.

Tây Nguyên là vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, hiện có năm tỉnh, theo thứ tự từ Bắc vào Nam là Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Cách ghi tên như vừa rồi được xem là tên chính thức trong các văn bản hành chính, còn câu chuyện về tên gọi và các tên khác của từng tỉnh, tôi sẽ kể lần lượt sau.

Như những câu chuyện thường kể về các vùng đất, phần đầu tiên là lịch sử ...
 
Last edited:
A đầu tư quá ạ, cả thông tin lẫn hình ảnh đều chân thực. Hết dịch e sẽ đi tây nguyên theo câu chuyện a kể :D
 
Đến Đà Lạt qua đèo nào?

Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, đến Đà Lạt nói chung phải qua đèo. Mình sẽ kể đường chính đến Đà Lạt theo các hướng và con đèo tương ứng.

Đường đèo phổ biến nhất là đèo Prenn (1), theo đường 20/cao tốc lên. Ngay chân đèo là một đường đèo khác là đèo Mimosa (2), con đèo này hầu như chỉ được nhắc tới khi đèo Prenn có chuyện.
Cũng liên quan đến đèo Prenn, có một con đường men theo đèo, là đường qua khu resort hồ Tuyền Lâm, vòng vèo chán chê rồi lên Dinh III. Con đường này qua một khu rừng được đặt tên là rừng Ái Ân, nhưng giờ ít người biết đến cái tên này.
Đi từ Sài Gòn hay Bình Thuận lên, thuận đường thì sẽ qua hai cái đèo này để lên Đà Lạt.

Một con đèo khác cũng thuận đường từ Sài Gòn lên là đèo Tà Nung (3). Đèo này không có tên chính thức, qua vùng Tà Nung để đến Đà Lạt. Có một con đường men theo đèo Tà Nung theo hướng Phi Tô vòng lên Păng Tiêng.
Đèo Tà Nung cũng là đèo thuận tiện để đi từ Đak Nông, Đak Lak lên Đà Lạt.

Về hướng Ninh Thuận, có đèo Đran (4), nối Cầu Đất với Đran. Đran cách Ninh Thuận bằng đèo Sông Pha hay còn gọi là đèo Ngoạn Mục.

Đèo phổ biến thứ năm là đèo Khánh Lê (5). Đèo mới được mang tên là Khánh Lê gần đây thôi, còn trước kia không có tên chính thức, như đèo Hòn Giao, đèo Bidoup, đèo K'Long Lanh (Long Lanh), đèo Khánh Lê, đèo Khánh Vĩnh, đèo Omega, .. Đèo đi qua dãy Hòn Giao, nối Lạc Dương với Khánh Hòa.

Đó là 5 đèo chính và 2 tuyến phụ men theo đèo.

Nhiều quá hen. Chưa hết đâu.

Có một đường đèo rất dài là cung đường từ Krông Nô qua Đankia, qua Cổng Trời Đưng K'nớ. Đó là con đường có từ rất lâu, sau bị bỏ cho hư hại. Đó chính là 722 huyền thoại. Cách đây chừng 8-10 năm, phượt thủ phía Nam đều chọn đây là cung đường thử thách.
Một đường đèo khác thì chưa hoàn toàn hình thành, nhưng cũng là đèo rất dài là đường từ MĐ'rak qua Cư Yang Sin đến Đankia.

Không tính đường đèo thứ 7 kể trên đang làm, bạn đã đi được mấy trong số 6 đường đèo trên?
Cám ơn vì thông tin này. Mình chỉ mới đi được 3 đèo thôi (Prenn, D'ran, Khánh Lê).
 
Chúng ta đều biết là Đà Lạt bị vỡ quy hoạch. Cụ thể, quy hoạch Đà Lạt bị vỡ từ khi nào?


Năm 1923, Giám đốc Quy hoạch kiến trúc Đông Dương Ernest Hébrard hoàn thành Đồ án quy hoạch thị trấn Đà Lạt, quy mô từ 30.000 dân và tối đa 50.000 dân. Với quy hoạch của Hébrard, Đà Lạt được xây dựng. Năm 1923, Đà Lạt có khoảng 1.500 dân, đến năm 1944 thì có hơn 25.000 dân.

Giai đoạn 1954-1956, đã có 1,2 triệu người di dân từ phía Bắc vào phía Nam, và chính quyền Việt Nam Cộng hòa đưa khoảng 700.000 người lên Tây Nguyên, trong đó có hơn 30.000 người lên Đà Lạt. Đà Lạt vỡ quy hoạch của Hebrard. Năm 1956, dân số Đà Lạt gần 59.000 người.
Đây là lần thứ nhất vỡ quy hoạch của Đà Lạt.

Giai đoạn 1956-1960 là giai đoạn Đà Lạt bùng nổ. Bộ Công chánh Việt Nam Cộng hòa làm lại quy hoạch Đà Lạt, mở rộng Đà Lạt lên 80.000 người, gấp đôi quy hoạch của Hebrard.
Đến năm 1965, Đà Lạt có khoảng 73.000 người, tiệm cận mức quy hoạch của Bộ Công chánh.

Giai đoạn 1965-1970, Đà Lạt vỡ quy hoạch lần 2, đến năm 1970, Đà Lạt có khoảng 89.000 người. Năm 1974, Đà Lạt có hơn 105.000 người.

Đó là những 2 lần vỡ quy hoạch đầu tiên, và . Sau 1975, Chính phủ không đưa ra một quy hoạch cụ thể cho Đà Lạt. Nên có thể nói là không còn gì để vỡ.
Năm 2018, dân số Đà Lạt vượt 400.000 dân.

Nguồn: Địa chí Đà Lạt. Số liệu trước 1975 Địa chí Đà Lạt dẫn nguồn của Bộ Công chánh Việt Nam Cộng hòa.
"Sau 1975, Chính phủ không đưa ra một quy hoạch cụ thể cho Đà Lạt. Nên có thể nói là không còn gì để vỡ.
Năm 2018, dân số Đà Lạt vượt 400.000 dân." Nhìn Đà Lạt ngày nay thì hiểu, thành phố cao nguyên mà... ngập lụt đến cả mét nước!
 
Một số hình ảnh về Đà Lạt xưa

31. Giáo Hoàng Học Viện, thập niên 60

Dalat_GHHV1.jpg


32. Chợ Đà Lạt, năm 1961

Old_Dalat25.jpg


33. Đường phố Đà Lạt, năm 1961

Old_Dalat27.jpg


34. Thác Ponggour năm 1968

Old_Dalat33.jpg


35. Trung tâm Đà Lạt năm 1968

Old_Dalat34.jpg


36. Đà Lạt, 1969

Old_Dalat36.jpg


37. Lycee Yersin, thập niên 60

Old_Dalat37.jpg


38. Khu Hòa Bình, 1968

Old_Dalat44.jpg


39. Sân bay Liên Khương, 1968

Old_Dalat46.jpg


40. Sân bay Liên Khương, 1968

Old_Dalat47.jpg
Có thể xin vài tấm hình làm tư liệu không bạn?
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
36,750
Bài viết
1,136,909
Members
192,578
Latest member
newtottaax
Back
Top