What's new

Khám phá Sơn Đoòng-Thấy yêu thêm khúc ruột Miền Trung

Cái tên Sơn Đoòng đối với những người hay đi và thích đi phượt có sức hút rất kỳ lạ. Đó là vì nó mới được phát hiện và công bố chính thức năm ngoái. Đó là vì nó to nhất thế giới. Đó là vì nó hầu như chưa có phượt gia nào đặt chân đến ngoài nhóm hỗn hợp của Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh (British Cave Royal Association-BCRA) và những người dân địa phương như anh Hồ Khanh. Điểm cuốn hút của nó còn là các bức ảnh, thông tin được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng với lời khẳng định chưa khám phá hết cái hang này, chưa biết hết về cái hang này và nhiều điều còn đang phải cần thời gian và tiền bạc để làm rõ hơn=)).

Trong bối cảnh đó, bạn thử nghĩ xem nếu bạn là một trong những phượt tử đầu tiên được đặt chân đến đây, được cắt rừng, lội suối, vượt dốc vượt đèo, được khám phá cái hang này thì cảm giác thỏa mãn sẽ như thế nào? Sẽ thấy yêu hơn dải đất Miền Trung nắng gió mà còn nhiều bí hiểm với những kỳ quan thiên nhiên chưa được biết tới. Và trên hết, thấy yêu hơn, tự hào hơn về đất nước Việt Nam mình.

Đoàn chúng tôi đi có đúng 20 người. Ngoài người dẫn đường, hậu cần và Kiểm lâm thì có thể kể là 12 phượters, trong đó có những người đây là chuyến đi đầu tiên. Mỗi người một cảm nhận, một quan tâm, một mong muốn trong chuyến đi này. Và cũng thật khác nhau trong cách mà họ chia sẻ thông tin về chuyến đi để đời, thám hiểm hang Sơn Đoòng và rừng Quốc gia Phong Nha-Kẻ Bàng.

Vì tiếp sau đây còn có thể có nhiều đoàn đi nữa nên tôi cũng muốn chia sẻ lại những cảm nhận và kinh nghiệm của mình trong chuyến đi này ngõ hầu giúp ích được thêm các thông tin mà mọi người cần. Đây hoàn toàn là những trải nghiệm cá nhân và có thể rất khác với các thành viên khác trong đoàn rất mong mọi người nhiệt tình bổ xung, chỉnh sửa. Tôi cũng cố gắng viết nhanh, tập hợp ảnh và thông tin cho topic được liền mạch:))

Qua đây, tôi cũng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình đến bác Big và Cơ quan của bác đã giúp tổ chức công tác xin phép, hậu cần, hướng dẫn thông tin chu đáo, tận tình. Nếu các đoàn tiếp theo có bác đứng ra tổ chức, tôi nghĩ chắn chắn sẽ thành công không kém gì đoàn chúng tôi đã đi. Tôi cũng xin được cám ơn tất cả các thành viên trong đoàn. Họ là cảm hứng cho những bức ảnh tôi chụp, là nguồn động viên khi mệt mỏi. Họ đã giúp đỡ, chia sẻ các kinh nghiệm cá nhân của mình và các bức ảnh trong toàn bộ quá trình thám hiểm:L.

Tôi cũng xin phép nói rõ, các hình ảnh minh họa cho câu chuyện của mình được lấy từ nguồn ảnh tôi chụp. Tôi cũng xin phép sử dụng những hình ảnh của thành viên khác để làm rõ hơn câu chuyện. Trường hợp tôi dùng ảnh của các thành viên khác tôi sẽ chú thích rõ để các bác biết.



Điểm bắt đầu của hành trình. Ảnh bác Big

DSC06791.jpg


Từ trái qua phải: An QB, Bác Dugia, Bác BM, Big, Tenten, vợ bác Dugia, V. cô gái QB-bạn An QB, Hachip, Homeless, Mèo hoang, Sami, Hai anh dẫn đường, Bác Quang, Anh dẫn đường và Hồ Khanh. Ngoài ra còn 4 anh Kiểm lâm vào rừng cắm trại đợi đoàn từ hôm trước.

Nhưng thực ra, đối với tôi chuyến đi đã bắt đầu từ trước đó rất lâu rồi...
 
Last edited:
Nói đến mẹ Suốt thì ai cũng biết. Mẹ nổi tiếng qua bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu làm năm 1968, chỉ trước khi mẹ hy sinh một thời gian ngắn. Nhưng thực sự mẹ đã nổi tiếng từ trước đó rất lâu. Những năm 1963-1965 mẹ chèo đò ngang đưa bộ đội và tiếp tế từ bên bờ bắc Nhật Lệ (Bảo Ninh) sang bờ nam vào Đồng Hới. Hình ảnh hiếm hoi của mẹ còn lại đến ngày nay là thước phim tài liệu được quay năm 1965 cho thấy hình ảnh một người phụ nữ cầm chèo chính con thuyền nan vượt sông. Ngoài ra còn một người nữa cầm chèo mũi thuyền hiện còn sống là ông Lại Tấn Chuyên.

Mẹ được phong Anh hùng Lao động ngành giao thông vận tải trong Đại hội Anh hùng-Chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966. Sau đó mẹ già yếu nên địa phương muốn để mẹ nghỉ nên thực tế sau khi được phong Anh hùng mẹ đã không còn chèo đò nữa. Chiến tranh ác liệt, leo thang, chính mẹ lại muốn quay lại tiếp tục chèo đò tiếp dù cấp trên chưa thông. Mẹ đã tìm gặp Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình khi đó để đề đạt nguyện vọng của mình. Sau thì cũng được chấp nhận. Vừa được thỏa ước nguyện, trên đường quay lại với dòng sông thì mẹ Suốt đã bị bom bi Mỹ ném và không qua khỏi. Đó là ngày 21.08.1968.

Tôi có một thông tin ngoài lề mà ít báo chí đề cập đến như này: Khi mẹ mất, có công nhận mẹ là Liệt sĩ không? Vì lúc đó mẹ không ở trong biên chế của đơn vị chiến đấu hay phục vụ chiến đấu nào và cũng không phải đang thực hiện nhiệm vụ. Thứ nữa, mẹ bị bom mỹ ném và mất như rất nhiều người dân Quảng Bình khác sống ở vùng chiến sự trong chiến tranh. Do đó việc công nhận Liệt sĩ cho mẹ đã được cân nhắc mãi. Vì mẹ là Anh hùng, lại nổi tiếng nên cuối cùng thì với lý do vì mẹ lên tỉnh xin đi phục vụ chiến đấu mà gặp bom Mỹ nên trường hợp này được đặc cánh công nhận Liệt sĩ. Tất nhiên mẹ hoàn toàn xứng đáng và không ai có thể tị nạnh với người đã mất nên chi tiết này hiện nay ít được nhắc đến.

IMG_8391.jpg


Tôi chụp một tấm ảnh kỷ niệm bên tượng đài người mẹ Anh hùng Liệt sĩ


IMG_8394.jpg

Nhưng số phận những người con và cháu của mẹ giờ ra sao, tôi sẽ kể tiếp ở bài sau...
 
Nói đến mẹ Suốt thì ai cũng biết. Mẹ nổi tiếng qua bài thơ Mẹ Suốt của Tố Hữu làm năm 1968, chỉ trước khi mẹ hy sinh một thời gian ngắn. Nhưng thực sự mẹ đã nổi tiếng từ trước đó rất lâu. Những năm 1963-1965 mẹ chèo đò ngang đưa bộ đội và tiếp tế từ bên bờ bắc Nhật Lệ (Bảo Ninh) sang bờ nam vào Đồng Hới.

Câu chuyện về Mẹ Suốt thì em được nghe lại khác nhiều.

Trên thực tế thì thời chống Mỹ, quân đội miền Bắc hoàn toàn đi trong rừng núi Trường Sơn, làm gì có đoàn quân chính quy
nào đi ra sát bờ biển để mà phải băng ngang qua cửa sông Nhật Lệ ? Đi ra sát biển là làm mồi cho quân Mỹ. Ở sát biển
hầu như chỉ là dân quân địa phuơng thôi. Do đó hình ảnh mẹ chèo đò cho "quân đi rầm rập ngày đêm" chỉ là trong thơ
Tố Hữu mà thôi.

Chuyện em được nghe kể khi ở Đồng Hới khác rất nhiều so với những gì sách báo nói.

Nhưng thôi, chẳng biết cái nào đúng cái nào không, lại mất đi một hình tượng đẹp.
 
Câu chuyện về Mẹ Suốt thì em được nghe lại khác nhiều.

Trên thực tế thì thời chống Mỹ, quân đội miền Bắc hoàn toàn đi trong rừng núi Trường Sơn, làm gì có đoàn quân chính quy
nào đi ra sát bờ biển để mà phải băng ngang qua cửa sông Nhật Lệ ? Đi ra sát biển là làm mồi cho quân Mỹ. Ở sát biển
hầu như chỉ là dân quân địa phuơng thôi. Do đó hình ảnh mẹ chèo đò cho "quân đi rầm rập ngày đêm" chỉ là trong thơ

Em cũng có thắc mắc giống bác. Nhưng chắc cũng phải có lý do nào đó, ko nhẽ cụ Tố Hữu xây dựng hình tượng Mẹ Suốt dựa trên ...
 
BM nghĩ Mẹ Suốt chủ yếu đưa đón lực lượng bộ đội địa phương, cán bộ dân vận, địch vận...chứ không phải lực lượng chính qui. Theo Wikipedia (độ tin cậy!?) Mẹ đưa đón ước tính 1400 lượt mỗi năm dưới tầm bom đạn! Vậy cũng đủ khắc họa hình tượng anh hùng của Mẹ!
@Homeless man: Cụ tăng tốc nhé, cứ như cà phê phin thế này!?:T
 
Chuyện dân gian không phải là chính sử. Hơn nữa ngay cả chính sử, do làm tròn để xây dựng hình tượng, điển hình dẫn đến méo mó nên cũng chả biết tin theo nguồn nào. Thôi thì bác Chitto đã nói vậy, mình cũng xin cung cấp thêm một số thông tin để các bác cùng xem xét xem cái nào đúng, cái nào chưa hợp lý.

1. Mẹ Suốt tên thật là Nguyễn Thị Suốt (1906-1968). Mẹ mất ngày nào? Có chỗ nói 21.08.1968. Chỗ khác nói là ngày 11.10.1968. Mình tỉ mẩn tra lịch âm thì ngày này là ngày 20.08 Mậu Thân. Chắc một bên nói lịch âm, một bên nói lịch dương.

2. Mẹ có chở bộ đội (quân) không? Chở khi nào? Mẹ Suốt đi ở và lấy chồng sau Cánh mạng tháng Tấm khi đã trên dưới 40 tuổi. Mẹ là vợ lẽ ông Trần Bạo. Sau 1954, ông tham gia Hợp tác xã đánh cá còn bà làm nghề chèo đò sau cũng là một Hợp tác xã. Được giao một con đò ngang chở khoảng 20-30 người và thêm hai người chèo phụ (ông Chuyên và ông Đề). Công việc là chèo đò đưa bà con, học sinh, bộ đội (địa phương), liên lạc...với giá vé 2 xu/người. Ngoài ra còn phục vụ hai tàu hải quân trực chiến trên sông Nhật Lệ.

Năm 1964, sau Sự kiện Vịnh Bắc Bộ, Mỹ bắt đầu đem quân đánh phá miền Bắc. Miền đất Quảng Bình là một trong những trọng điểm đánh phá của máy bay và hải quân Mỹ, với mục đích nhằm ngăn chặn việc chi viện của miền Bắc cho lực lượng cách mạng miền Nam. Lúc đó, Mẹ đã 60 tuổi nhưng vẫn xung phong nhận công việc chèo đò chở cán bộ, thương binh và vũ khí qua sông, giữ vững thông tin liên lạc giữa hai bờ. Kể từ đó, trong suốt những năm 1964 - 1966, bà vẫn giữ vững nhiệm vụ của mình, đã chèo hàng trăm lượt ngay cả những lúc máy bay Mỹ ném bom oanh tạc ác liệt. Bà được những người cán bộ và bà con gọi với tên quen thuộc Mẹ Suốt. Tổng cộng ước tính mỗi năm mẹ Suốt qua lại đến 1400 chuyến.

3. Sao Mẹ nổi tiếng? Là do bài thơ Mẹ Suốt làm ngày 04.11.1965 của Tố Hữu và Đoạn quay Mẹ chèo đò trong bộ phim phóng sự do Xưởng phim QĐND sản xuất tháng 12-1965: “Mỹ muốn chơi với lửa, Mỹ sẽ thiêu thân” chiếu rộng rãi trong cả nước và trên thế giới lúc bấy giờ.

4. Mẹ được phong Anh hùng khi nào? Trong Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua toàn quốc năm 1966 tổ chức ở miền Bắc, mẹ Suốt được mời tham dự. Ngày 1 tháng 1 năm 1967, Mẹ được phong tặng danh hiệu Anh hùng ngành Giao thông vận tải trong chống Mỹ cứu nước.

5. Mẹ Suốt có mấy người con? Có nơi nói 2 gái 1 trai. Tôi thì thấy nêu mẹ có 6 con, 3 gái và 3 trai: Trần Thanh Bình, Trần Văn Hà, Trần Hùng (Hai người đầu đã ky sinh) và Trần Thị Thái, Trần Thị Loan, Trần Thị Huế.

He he các cụ ạ, còn nhiều thông tin trái ngược nhau chả biết thế nào nhưng em dừng cái này ở đây:D.
 
@Homeless man: Cụ tăng tốc nhé, cứ như cà phê phin thế này!?:T

Là em câu giờ đợi ảnh của cụ, he he...
........................................................................................................


Từ bến thuyền xưa nhìn ra dòng sông Nhật Lệ, nơi ngày xưa những chuyến thuyền nan chở khách, chở quân qua sông của mẹ Suốt đã qua lại hàng ngàn lần. Sông nước thanh bình, hai bờ như xích lại gần nhau hơn. Vậy mà trong chiến tranh, chính tại bến sông này biết bao nhiêu người đã hy sinh. Tìm hiểu thêm tôi cũng biết con thuyền ngày xưa của mẹ cũng không còn. Chẳng ai nghĩ đến việc bảo tồn nó cho con cháu mai sau. Gần đây, Quảng Bình cũng định phục chế lại một cái thuyền giống cái ngày xưa để ở bến bên Bảo Ninh, nhưng không biết đã làm chưa.


IMG_8388.jpg


Một con thuyền nhỏ bé, cô đơn trên khúc sông vắng.
Để có sự thanh bình ấy, biết bao người đã ngã xuống trong đó có Mẹ Suốt và Một người con trai của mình.



IMG_8393.jpg


Có rất nhiều công sở đẹp nằm dọc theo đường mang tên Mẹ Suốt
 
Sau khi báo cáo với Mẹ Suốt là chúng tôi đã đến, mấy anh em chạy xuôi theo dòng sông hướng về phía cây cầu Nhật Lệ. Cầu Nhật Lệ nối thẳng với con đường cùng tên và đường Trần Hưng Đạo. Do phải kiếm chỗ đổ xăng nên chúng tôi chưa nên cầu ngay. Thành phố Đồng hới nhỏ xinh và sạch sẽ. Nhiều đoạn đường dài là công sở chứ không chia nhỏ mở tiệm kinh doanh như ở các thành phố lớn khác.


IMG_8395.jpg


Đường Mẹ Suốt-Một trong những con đường đẹp của Đồng Hới.
Đường một đầu qua chợ Đồng Hới sau đó chạy dọc sông và hướng về cầu Nhật Lệ


IMG_8397.jpg


IMG_8398.jpg


Bưu điện tỉnh Quảng Bình
 
Sau khi lấy xăng, chúng tôi quay lại đừng Nhật Lệ để qua cầu sang bãi biển. Chỗ này đường rộng rãi, nhà cửa xây cất đẹp. Các giải phân cách được trồng hoa, cây cảnh và cắt tỉa cẩn thận. Khung cảnh như này rất ra dáng một đô thị. Những người mới đến Đồng Hới lần đầu như tôi cũng cảm nhận được mức độ phát triển và tốc độ đô thị hóa nơi đây. Tất nhiên đây là những con phố đẹp nhất, tiêu biểu nhất của thành phố nhưng nó cũng hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho thành phố non trẻ này.

IMG_8400.jpg


IMG_8402.jpg


IMG_8403.jpg


Xa xa, thấp thoáng bóng cây cầu bắc qua sông để đến với bãi tắm đẹp và nguyên sơ​
 
Cầu Nhât Lệ nối từ Thành phố Đồng Hới sang xã Bảo Ninh, Quảng Bình. Cầu được thiết kế có chiều dài 655 m, rộng 9 m, nhịp thông thuyền cao 7 m. Cầu được xây dựng bằng bêtông dự ứng lực, có 3 nhịp đúc. Cầu Nhật Lệ sẽ được khởi công ngày 16.06.2002 vào dịp kỷ niệm 45 năm ngày Bác Hồ về thăm Quảng Bình. Cầu khánh thành sau hai năm xây dựng: 02.09.2004. Với cây cầu này, người dân có thể tiếp cận bãi biển Nhật Lệ một cách dễ dàng.



IMG_8405.jpg


IMG_8406.jpg


IMG_8407.jpg



 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
55,665
Bài viết
1,170,951
Members
192,318
Latest member
diendandientu
Back
Top