Chào các Phượt members !
Tình cờ kiếm được trang này thấy nhiều người cùng sở thích nên vào đây Post một bài cũ nhưng cũng còn hay vì chắc chắn là nhiều Phượt members chưa 1 lần đến đây nên mọi người xem và hy vọng có dịp được phượt cùng nhau
KHÁM PHÁ VƯỜN QUỐC GIA NON TRẺ PHƯỚC BÌNH
Việt Nam mảnh đất của đa dạng sinh học nhất nhì Đông Nam Á với gần 30 Vườn quốc gia được thành lập ở Việt Nam cho thấy đa dạng sinh học của chúng ta đã được nhà nước quan tâm và phát triển nhằm bảo tồn các giá trị nguồn gen cho tương lai. Nhằm giới thiệu đến độc giả của Tuổi trẻ, thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam xin giới thiệu cùng các thành viên Phượt về Vườn quốc gia non trẻ Phước Bình.
Sau hơn 2 năm kể từ ngày thành lập thành lập Vườn quốc gia Phước Bình nằm ở vị trí từ 11độ 58’32” đến 12 độ 10’00” vĩ độ Bắc. Từ 108 độ 41’00” đến 108 độ 49’05” kinh độ Đông, thuộc tỉnh Ninh Thuận. Trong đó 80% diện tích rừng tự nhiên.Vườn quốc gia Phước Bình đại diện hệ sinh thái vùng núi cao của tỉnh, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động, thực vật. Tiếp giáp với Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Diện tích rừng nguyên sinh ở đây chủ yêu là rừng Khộp, tổ thành của các loài thực vật thuộc họ Dầu Dipterocaparceae và rừng thường xanh giáp với vùng núi cao Lâm Đồng. Cùng với VQG Bidup Núi Bà nơi đây tạo ra 1 trong các vùng chim đặc trưng của Việt Nam. Với 327 loài, thuộc 94 họ, 28 bộ trong đó có 50 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm: 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài bò sát và lưỡng cư và 29 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN năm 2006 gồm: 14 loài thú, 12 loài chim. Còn thực vật ở đây thì ôi thôi …vô cùng phong phú theo thống kê chưa chính thức hiện nay Vườn có khoảng 2.025 loài, 156 họ, 584 chi.
1. Khoảng 60km đi từ Phan Rang chúng ta có cơ hội khám phá sự kỳ bí của Vườn quốc gia này với những đỉnh núi cao ngất đấy mây mù dăng khắp khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi.
2. Con đường vào Vườn ngoằn ngoèo, uốn lượn với hàng trăm những chiếc ổ voi hay những rãnh nước sâu do nhưng cơn mưa lớn tạo thành. Đây thật sự là một thử thách với những người thích lái xe địa hình offroad.
3. Hai bên đường là những cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn quí hiếm trải dài theo các dãy núi trùng điệp như bất tận một màu xanh.
4. Xe chúng tôi dừng lại ở một hẻm núi bên cạnh thác nước rất đẹp bắt nguồn từ những cánh rừng nguyên sinh và một dòng sông nhỏ đục ngàu sau những cơn mưa rừng, một bãi đá tuyệt đẹp trải dài dọc bờ sông thật lãng mạn cho những người đang yêu tình tự.
5. Cư dân đầu tiên của rừng xanh chảo đón tôi là một nàng Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster đang phơi nắng trên một cành cây khô giúp điều hoà thân nhiệt. Màu xanh của loài này là một vũ khí lợi hại để chúng tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù.
6. Còn chàng Nhông hàng rào Calotes versicolor thì chuyển sắc màu từ vàng sang đỏ rực như đang khoe mẽ với cô nàng Nhông cái lẳng lơ bên dưới. Đe dọa kẻ thù và hấp dẫn bạn tình trong mùa giao phối bằng cách thay đổi màu sắc là tập tính thường thấy của động vật bò sát.
Tình cờ kiếm được trang này thấy nhiều người cùng sở thích nên vào đây Post một bài cũ nhưng cũng còn hay vì chắc chắn là nhiều Phượt members chưa 1 lần đến đây nên mọi người xem và hy vọng có dịp được phượt cùng nhau
KHÁM PHÁ VƯỜN QUỐC GIA NON TRẺ PHƯỚC BÌNH
Việt Nam mảnh đất của đa dạng sinh học nhất nhì Đông Nam Á với gần 30 Vườn quốc gia được thành lập ở Việt Nam cho thấy đa dạng sinh học của chúng ta đã được nhà nước quan tâm và phát triển nhằm bảo tồn các giá trị nguồn gen cho tương lai. Nhằm giới thiệu đến độc giả của Tuổi trẻ, thành viên website Sinh vật rừng Việt Nam xin giới thiệu cùng các thành viên Phượt về Vườn quốc gia non trẻ Phước Bình.
Sau hơn 2 năm kể từ ngày thành lập thành lập Vườn quốc gia Phước Bình nằm ở vị trí từ 11độ 58’32” đến 12 độ 10’00” vĩ độ Bắc. Từ 108 độ 41’00” đến 108 độ 49’05” kinh độ Đông, thuộc tỉnh Ninh Thuận. Trong đó 80% diện tích rừng tự nhiên.Vườn quốc gia Phước Bình đại diện hệ sinh thái vùng núi cao của tỉnh, chứa đựng giá trị cao về cảnh quan tự nhiên, đa dạng sinh học với nhiều nguồn gen động, thực vật. Tiếp giáp với Vườn quốc gia Bi Doup – Núi Bà tạo thành khu vực bảo tồn thiên nhiên rộng lớn. Diện tích rừng nguyên sinh ở đây chủ yêu là rừng Khộp, tổ thành của các loài thực vật thuộc họ Dầu Dipterocaparceae và rừng thường xanh giáp với vùng núi cao Lâm Đồng. Cùng với VQG Bidup Núi Bà nơi đây tạo ra 1 trong các vùng chim đặc trưng của Việt Nam. Với 327 loài, thuộc 94 họ, 28 bộ trong đó có 50 loài quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam 2000, bao gồm: 23 loài thú, 14 loài chim, 13 loài bò sát và lưỡng cư và 29 loài nằm trong sách đỏ thế giới IUCN năm 2006 gồm: 14 loài thú, 12 loài chim. Còn thực vật ở đây thì ôi thôi …vô cùng phong phú theo thống kê chưa chính thức hiện nay Vườn có khoảng 2.025 loài, 156 họ, 584 chi.
1. Khoảng 60km đi từ Phan Rang chúng ta có cơ hội khám phá sự kỳ bí của Vườn quốc gia này với những đỉnh núi cao ngất đấy mây mù dăng khắp khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi.
2. Con đường vào Vườn ngoằn ngoèo, uốn lượn với hàng trăm những chiếc ổ voi hay những rãnh nước sâu do nhưng cơn mưa lớn tạo thành. Đây thật sự là một thử thách với những người thích lái xe địa hình offroad.
3. Hai bên đường là những cánh rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn quí hiếm trải dài theo các dãy núi trùng điệp như bất tận một màu xanh.
4. Xe chúng tôi dừng lại ở một hẻm núi bên cạnh thác nước rất đẹp bắt nguồn từ những cánh rừng nguyên sinh và một dòng sông nhỏ đục ngàu sau những cơn mưa rừng, một bãi đá tuyệt đẹp trải dài dọc bờ sông thật lãng mạn cho những người đang yêu tình tự.
5. Cư dân đầu tiên của rừng xanh chảo đón tôi là một nàng Ô rô vảy Acanthosaura lepidogaster đang phơi nắng trên một cành cây khô giúp điều hoà thân nhiệt. Màu xanh của loài này là một vũ khí lợi hại để chúng tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù.
6. Còn chàng Nhông hàng rào Calotes versicolor thì chuyển sắc màu từ vàng sang đỏ rực như đang khoe mẽ với cô nàng Nhông cái lẳng lơ bên dưới. Đe dọa kẻ thù và hấp dẫn bạn tình trong mùa giao phối bằng cách thay đổi màu sắc là tập tính thường thấy của động vật bò sát.