What's new

[Chia sẻ] Kí sự sông Tương

Ngõ nhỏ làng quê Kinh Bắc với dàn hoa giấy nở rộ

7296342272_25016af180_b.jpg


Trường tiểu học Tân Hồng, đối diện là đầm Phù Lưu

7296341364_ebc905e9f9_c.jpg


Một điều hết sức thú vị là sông Tiêu Tương tuy “mù mờ” trong chính sử nhưng lại được thể hiện rất “đậm nét” qua các truyền thuyết, các câu chuyện cổ, các áng thơ văn, âm nhạc... của dân gian hay qua các tên đất, tên làng - những địa danh văn hoá mà nó đi qua. Đây chính là nguồn dữ liệu sống rất có giá trị trong thực tế để chúng tôi kiểm chứng những giả thuyết mà mình đã đặt ra.

Đầm Phù Lưu đây rồi.

7296340184_80ccdfbe8f_c.jpg


Một trong những câu chuyện được nhiều người kể và cho tới nay vẫn còn lưu lại khá đậm nét trong tâm thức dân gian, đó là chuyện tình chàng Trương Chi. Chuyện kể rằng: “Ngày xưa, có một chàng đánh cá nghèo tên là Trương Chi sống trên sông Tiêu Tương, trong một chiếc thuyền chài nhỏ. Hằng ngày, chàng vừa tung chài, kéo lưới, vừa ca hát say sưa. Gần khúc sông nơi chàng thường đánh cá có lâu đài của quan Thừa tướng. Nàng Mỵ Nương con gái quan Thừa tướng hằng ngày nghe tiếng hát của chàng mà đem lòng yêu say đắm. Cho đến một ngày, chàng Trương Chi chuyển tới đánh cá ở một khúc sông khác. Mỵ Nương vì nhớ mong tiếng hát của chàng mà sinh ốm tương tư. Thừa tướng cho mời biết bao thầy thuốc tài giỏi trong vùng tới cứu chữa cho con gái yêu, thế nhưng chẳng thầy thuốc nào chữa khỏi được bệnh cho nàng. Biết được uẩn khúc trong lòng Mỵ Nương, quan Thừa tướng cho người tìm Trương Chi đưa về dinh của mình. Hằng ngày, Thừa tướng giao cho chàng nhiệm vụ sắc thuốc và hát cho Mỵ Nương nghe. Gặp mặt chàng đánh cá xấu xí và nghèo khổ, Mỵ Nương thất vọng và từ đó khỏi bệnh.
Chàng Trương Chi lại trở về với dòng Tiêu Tương thơ mộng. Từ đó, đến lượt chàng thầm yêu trộm nhớ nàng Mỵ Nương xinh đẹp. Ôm mối tình vô vọng, giận cho duyên phận hẩm hiu, chàng nhảy xuống sông tự vẫn. Hồn chàng sau khi chết nhập vào cây bạch đàn.
Quan Thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn về, sai người tiện một bộ ấm chén uống trà rất đẹp. Lạ kỳ thay, mỗi khi rót nước vào chén, người ta lại thấy thấp thoáng hình bóng chàng đánh cá xấu xí trong lòng chén nước. Mỵ Nương cầm chiếc chén trên tay, cảm động vì chuyện xưa, giọt nước mắt của nàng nhỏ vào trong chén. Và, chiếc chén bỗng tan ra thành nước"
 
Giữa đầm là Đền Đầm, con đường nhỏ dẫn vào Đền Đầm đi qua tượng đài Liệt Sỹ.

7296340566_4886ca73f9_c.jpg


Cổng Đền, sát bên là đầm sen thơm ngát

7296339216_b5dae33faa_c.jpg


7296339972_a2856a8f94_c.jpg


7296339600_c80c8f3f93_c.jpg


Nghỉ ngơi, chụp ảnh một lát tôi quay ra và đi tiếp về phía Nam về ghé qua Đền Đô
 
Cổng Đền Đô, vì là chiều chủ nhật nên khá nhiều khách thập phương ghé thăm Đền và thắp hương tưởng nhớ các vị vua đời Lý.
Bản thân cũng đã nhiều lần ghé vào với lại thấy có vẻ hơi xô bồ nên tôi chỉ ghé chụp 1 tấm ảnh rồi theo đường làng Đình Bảng xuyên ra đường 1A cũ.

7296334462_ed7cc11f96_c.jpg


Chốt hạ phát cuối ở bức tường đá (trông có vẻ giống bản chiếu rời đô của vua Lý Công Uẩn)

7296333380_e77e5bca3d_c.jpg


--

Theo các thư tịch cổ (như Đại Nam nhất thống chí, Việt sử lược, Đại Việt sử ký toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục...) Kinh Bắc là nơi dân cư đông đúc, kinh tế phát triển, giao thông thuận lợi (chủ yếu là đường thuỷ dựa trên hệ thống các sông ngòi ở phía bắc sông Hồng). Nhà Hán mở con đường bộ từ Hồ Nam qua Ngũ Lĩnh đến Quảng Tây và kéo dài xuống phía nam sang đất Việt ta đến lưu vực sông Thương. Sau đó con đường này được kéo dài đến Long Biên, rồi đến Tống Bình (Hà Nội bây giờ). Đây chính là con đường bộ từ phương bắc sang nước ta, chạy qua đất Vũ Ninh, dựa theo bờ sông Tiêu Tương(1). Thời phong kiến, con đường này là con đường đi sứ giữa nước ta với Trung Quốc, được gọi là Quan lộ. Đồng thời, đây cũng là con đường quân sự, con đường giao lưu kinh tế, văn hoá quan trọng của các lộ phía bắc nước ta. Thời Pháp thuộc, Quan lộ được nắn thẳng và mở rộng thành Quốc lộ 1. Cho tới ngày nay, đây vẫn là một huyết mạch quan trọng hàng đầu trong hệ thống giao thông của nước ta.

Gần như song song với Quốc lộ 1, sông Tiêu Tương tiếp tục chảy giữa các làng Quan họ, qua Lim, Xuân Ổ, Võ Cường, ... rồi đổ về sông Cầu để từ đó theo dòng Lục Đầu mà ra biển.

Tại Phù Lưu, chúng tôi đã khảo sát một chứng cứ quan trọng, chính yếu tố này đã minh chứng cho nguyên nhân dẫn đến “cái chết” của dòng Tiêu Tương, đó là đầm Phù Lưu. Theo tài liệu Lịch sử truyền thống làng Xuân Ổ thì đầm làng Phù Lưu là dấu tích của sông Đuống. Vào thế kỷ XV, do Hồ Quý Ly cho đào lòng sông để uốn thẳng dòng chảy, sông Đuống đổi dòng, từ đấy sông Tiêu Tương bị mất nguồn nước và bị bồi lấp dần. Chứng cứ này về thời điểm lịch sử thì đáng tin vì việc nắn dòng sông Đuống là có thật. Tuy nhiên, về vị trí địa lý có đúng như đã dẫn ở đây hay không thì còn phải tìm hiểu thêm.
Ngày nay, sông Tiêu Tương đã bị lấp gần hết, có chỗ bồi thành ruộng, có đoạn đắp thành đường. Chỉ còn đây đó một vài khúc sông còn sót lại và được gọi là ao, đầm... Nhưng, dòng sông đẹp gắn với những truyền thuyết và mạch nguồn văn hoá cổ truyền của vùng đất Kinh Bắc xưa vẫn còn sống động trong lòng văn hoá dân gian. Điều gì đã khiến cho con sông này trở nên hấp dẫn đến vậy? Đó chính là sức sống mãnh liệt của các giá trị văn hoá dân gian và sự cuốn hút của một dòng sông đã đi vào huyền thoại.

Như vậy, sông Tiêu Tương không chỉ là một dòng sông mang đầy ắp những yếu tố huyền thoại mà còn là một dòng sông chứa đựng trong nó rất nhiều những yếu tố lịch sử. Rõ ràng, mối quan hệ giữa sông Tiêu Tương với văn hoá Kinh Bắc là một mối quan hệ lịch sử văn hoá hết sức chặt chẽ: Sông Tiêu Tương góp phần kiến tạo nên văn hoá Kinh Bắc và chính văn hoá Kinh Bắc đã lưu giữ lại dòng sông huyền thoại trong tiềm thức của người dân Kinh Bắc. Có thể nói, sông Tiêu Tương đã đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình thành nên các địa danh văn hoá ở Kinh Bắc và chính những địa danh văn hoá này đã cấu thành vùng văn hoá Kinh Bắc rực rỡ trong suốt hàng nghìn năm qua.

Cám ơn các bạn đã theo dõi và xin gặp lại trong một chuyến đi tới (Sông Đáy)
 
Vừa phượt độp với bác vừa được nghe sử hay quá , hay là bác làm bộ ký sự " Các dòng sông Bắc Bộ " đi , em khoái xem ký sự của bác lắm .
 
Cám ơn anh Hà, em cũng ước ao lang thang cùng Surly qua tất cả các con sông, nhất là sông Lam quê anh đấy ạ
 
Bài cảm nhận, với những dẫn chú rất hay và bổ ích, cảm ơn bác đã chia sẻ. Hôm nào vào đây em dẫn bác đi lại chín cửa sông Cửu Long nhé :)
 
Nhất định rồi anh Thắng, mong được đạp xe cùng các anh dưới tán dừa và những điệu hò, đờn ca tài tử quá :)
 
Cảm ơn bài ký sự của anh, em là một đứa con miền bắc nhưng theo gia đình vào miền nam lập nghiệp từ bé nên ít có điều kiện để về thăm quê hương, nhờ bài viết của anh mà những hồi ức ngày bé ở quê trở lên sinh động hơn. Hy vọng có dịp được gặp gỡ anh.
@ Anh Victorphung : vụ 9 cửa sông chừng nào có cho em biết với nhé.
 

Hỏi Phượt

Forum statistics

Threads
59,131
Bài viết
1,173,898
Members
191,953
Latest member
i9betcpro
Back
Top